Quyết định 23/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
Số hiệu: 23/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Nguyễn Tấn Hưng
Ngày ban hành: 18/04/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 23/2007/QĐ-UBND

Đồng Xoài, ngày 18 tháng 4 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 13/2005/TT-BXD ngày 05/8/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 216/TTr-SXD ngày 02/4/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Giám đốc các Sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với quy định này không còn hiệu lực./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Tấn Hưng

 

QUY ĐỊNH

VỀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-UBND ngày 18/4/2007 của UBND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là QSHCTXD) theo quy định của Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ và Thông tư số 13/2005/TT-BXD ngày 05/8/2005 của Bộ Xây dựng đối với công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Các công trình xây dựng được tạo lập hợp pháp tại tỉnh Bình Phước thông qua đầu tư xây dựng, mua bán, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi hoặc thông qua các hình thức tạo lập khác theo quy định của pháp luật đều được cấp giấy chứng nhận QSHCTXD, trừ các trường hợp sau:

1. Công trình xây dựng thuộc sở hữu toàn dân (trừ công trình xây dựng thuộc sở hữu toàn dân của các doanh nghiệp đã được Nhà nước giao vốn để quản lý);

2. Công trình xây dựng đã có quyết định hoặc thông báo giải tỏa, phá dỡ hoặc đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

3. Công trình xây dựng nằm trong khu vực cấp xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng;

4. Công trình xây dựng trái phép chưa được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và công trình xây dựng đang tranh chấp chưa được cấp có thẩm quyền giải quyết;

5. Công trình xây dựng mà Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước, các Tổ chức quốc tế có cam kết khác.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức trong nước, tổ chức ngoài nước có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật (viết tắt là tổ chức).

2. Cá nhân trong nước; người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài có công trình xây dựng được tạo lập hợp pháp trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo quy định của pháp luật (viết tắt là cá nhân).

Điều 3. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận

1. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước thực hiện việc cấp giấy chứng nhận QSHCTXD cho tổ chức (bao gồm tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài).

Sở Xây dựng là cơ quan chủ trì làm đầu mối tổng hợp, tham mưu trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận, tổ chức hệ thống lưu trữ; hướng dẫn quy trình, kiểm tra đôn đốc trong quá trình thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cũng như vướng mắc cho UBND tỉnh và Bộ Xây dựng để giải quyết theo thẩm quyền.

2. UBND các huyện, thị xã (gọi tắt là UBND cấp huyện) cấp giấy chứng nhận QSHCTXD cho cá nhân (bao gồm cá nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài). Giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan trực thuộc liên quan, bố trí đủ lực lượng và trang thiết bị cần thiết đáp ứng nhu cầu cấp giấy chứng nhận theo nhiệm vụ được giao cho phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.

Điều 4. Bản sao các giấy tờ về tạo lập công trình xây dựng

Bản sao các giấy tờ tạo lập công trình xây dựng quy định tại chương II của Quy định này không phải có công chứng hoặc chứng thực. Khi nộp hồ sơ, người đề nghị cấp giấy phải đem theo bản gốc để cơ quan tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Trong trường hợp người đề nghị cấp giấy nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực thì khi nộp hồ sơ không phải mang bản chính để đối chiếu.

Điều 5. Cấp giấy chứng nhận QSHCTXD trong trường hợp có sự thay đổi về hành lang lộ giới

Đối với các công trình xây dựng trước đây không vi phạm hành lang lộ giới nhưng nay vi phạm hành lang lộ giới theo quy định mới (hành lang lộ giới được mở rộng) thì vẫn cấp giấy chứng nhận QSHCTXD nhưng trên giấy chứng nhận có ghi chú rõ phần vi phạm hành lang lộ giới.

Chương II

ĐIỀU KIỆN VÀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CHO TỔ CHỨC

MỤC 1: ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Điều 6. Điều kiện áp dụng

Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng phải có các điều kiện sau đây:

1. Là tổ chức có đủ tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Có công trình xây dựng được tạo lập hợp pháp tại Việt Nam thông qua đầu tư xây dựng, mua bán, nhận tặng cho, nhận thừa kế, đổi hoặc thông qua các hình thức tạo lập khác theo quy định của pháp luật.

MỤC 2: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG LẦN ĐẦU

Điều 7. Hồ sơ áp dụng

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận QSHCTXD của tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận QSHCTXD (theo mẫu số 1 đính kèm).

2. Bản sao các giấy tờ sau:

a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy phép xây dựng; trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp mua, bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật kèm theo giấy chứng nhận QSHCTXD của bên chuyển quyền sở hữu.

c) Biên lai nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

3. Bản vẽ sơ đồ công trình xây dựng: Bản vẽ sơ đồ phải thể hiện được vị trí trên thửa đất, hình dáng và ghi tên cấp công trình, diện tích, công suất của từng hãng mục công trình. Trong trường hợp có những hạng mục xây dựng nhiều tầng thì vẽ sơ đồ mặt bằng các tầng và ghi diện tích sàn xây dựng của từng tầng.

Bản vẽ sơ đồ công trình xây dựng phải do các tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng thực hiện hoặc do cơ quan được giao cấp giấy chứng nhận thực hiện.

(Đối với công trình đã lập hồ sơ hoàn công trước đây thì không phải lập lại hồ sơ mà hồ sơ hoàn công đó được sử dụng để cấp giấy chứng nhận QSHCTXD).

Điều 8. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình

1. Tổ chức đề nghị cấp giấy (gọi là chủ sở hữu) gửi đơn và hồ sơ đề nghị cấp giấy tới Sở Xây dựng.

Đối với công trình xây dựng nằm trong khu công nghiệp đã được UBND tỉnh giao cho Ban Quản lý các Khu công nghiệp quản lý, thì trước khi nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng phải được kiểm tra và xác nhận của Ban Quản lý các Khu công nghiệp, thời gian không quá 5 ngày làm việc (đơn xin cấp giấy chứng nhận QSHCTXD không phải xác nhận ở UBND xã).

2. Sở Xây dựng:

a) Kiểm tra hồ sơ đã nhận; đối chiếu giấy tờ trong hồ sơ với bản gốc; hướng dẫn hoàn tất hồ sơ (nếu chưa đủ giấy tờ theo quy định). Nếu đủ giấy tờ thì ghi biên nhận, nhận hồ sơ và hẹn ngày trao giấy chứng nhận.

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, tổ chức đo vẽ hoặc kiểm tra kết quả đo vẽ do chủ sở hữu gửi đến.

c) Trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc ngày hoàn tất việc đo vẽ hoặc hoàn tất việc kiểm tra đo vẽ, Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận và trình UBND tỉnh ký giấy chứng nhận. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì trong thời gian 10 ngày, Sở Xây dựng trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản để người đề nghị cấp giấy biết rõ lý do.

d) Trong thời gian 10 ngày làm việc, UBND tỉnh xem xét, ký giấy chứng nhận và chuyển lại cho Sở Xây dựng để giao cho chủ sở hữu.

e) Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận, Sở Xây dựng phải thông báo cho tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận biết để nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

3. Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Xây dựng, tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận phải nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

4. Trước khi nhận giấy chứng nhận, chủ sở hữu phải nộp biên lai thu các khoản thuế, lệ phí và các giấy tờ gốc về công trình xây dựng cho Sở Xây dựng để lưu hồ sơ và ký vào sổ đăng ký QSHCTXD.

MỤC 3: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP LẠI, CẤP ĐỔI VÀ XÁC NHẬN THAY ĐỔI SAU KHI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Điều 9. Trường hợp được cấp lại giấy chứng nhận

Trường hợp giấy chứng nhận đã được cấp có thẩm quyền cấp bị mất thì chủ sở hữu được cấp lại giấy chứng nhận mới sau khi đã có văn bản thông báo cho UBND cấp xã nơi có công trình xây dựng biết về việc mất giấy, có xác nhận của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi mất giấy. Đối với khu vực đô thị thì phải đăng tin ba lần liên tục trên Báo Bình Phước, đối với khu vực nông thôn thì phải niêm yết thông báo về việc mất giấy chứng nhận tại trụ sở UBND xã trong thời hạn 15 ngày.

1. Thành phần hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu số 02 của quy định này), trong đó nêu rõ lý do mất giấy và cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời khai của mình và được UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND xã) xác nhận.

b) Giấy tờ xác nhận về việc mất giấy chứng nhận và biên lai xác nhận đã đăng tin trên Báo Bình Phước (công trình xây dựng ở đô thị) hoặc thông báo việc mất giấy được niêm yết tại UBND xã (công trình xây dựng ở nông thôn).

2. Trình tự giải quyết:

Sau 30 ngày, kể từ ngày đăng tin cuối cùng trên báo Bình Phước hoặc sau thời hạn niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận tại trụ sở UBND xã, chủ sở hữu nộp hồ tại Sở Xây dựng để thực hiện việc cấp lại giấy chứng nhận theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận, đóng dấu cấp “cấp lại lần thứ….” Và trình UBND tỉnh ký giấy chứng nhận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, UBND tỉnh xem xét, ký giấy chứng nhận chuyển lại cho Sở Xây dựng để giao cho chủ sở hữu.

Điều 10. Cấp đổi giấy chứng nhận QSHCTXD (không thay đổi chủ sở hữu).

Trường hợp cấp giấy chứng nhận được cấp theo quy định của Quyết định này bị hư hỏng, rách nát hoặc giấy chứng nhận đã hết trang ghi những thay đổi thì được cấp đổi giấy chứng nhận.

1. Thành phần hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận (theo mẫu 02 của quy định này), trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp đổi.

b) Bản chính của giấy chứng nhận cũ được cấp có thẩm quyền cấp.

Chủ sở hữu là tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận tại Sở Xây dựng trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận, đóng dấu cấp “cấp lại lần thư ù… ” và trình UBND tỉnh ký giấy chứng nhận chuyển lại cho Sở Xây dựng để giao cho chủ sở hữu.

Điều 11. Cấp đổi giấy chứng nhận QSHCTXD do chuyển dịch một phần giấy chứng nhận QSHCTXD

Trường hợp cấp giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền mà chủ sở hữu có sự chuyển dịch một phần giấy chứng nhận QSCTXD như: mua bán nhận tặng cho, đổi thừa kế … hoặc thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật thì được cấp đổi giấy chứng nhận.

1. Thành phần hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận (theo mẫu 02 của quy định này), trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp đổi.

b) Bản chính của giấy chứng nhận cũ được cấp có thẩm quyền cấp.

c) Văn bản về giao dịch tương ứng có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật (như hợp đồng mua bán, nhận tặng cho, đổi, thừa kế…) hoặc bản án có hiệu lực thi hành và văn bản đã thi hành án.

d) Ngoài những hồ sơ nêu trên, bên nhận chuyển dịch là tổ chức phải nộp bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp.

e) Bản vẽ sơ đồ công trình xây dựng (theo hướng dẫn tại Khoản 3 Đ iều 8 của quy định này).

2. Trình tự giải quyết:

- Chủ sở hữu là tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận tại Sở Xây dựng trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận và trình UBND tỉnh ký giấy chứng nhận.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, UBND tỉnh xem xét, ký giấy chứng nhận chuyển lại cho Sở Xây dựng để giao cho chủ sở hữu.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận, Sở Xây dựng phải thông báo cho tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận biết để nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

- Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Xây dựng, tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận phải nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

- Trước khi nhận giấy chứng nhận, chủ sở hữu phải nộp biên lai thu các khoản thuế, lệ phí và các giấy tờ gốc về công trình xây dựng cho Sở Xây dựng để lưu hồ sơ và ký vào sổ đăng ký QSHCTXD.

* Lưu ý:

Trường hợp 1: Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do UBND tỉnh cấp lần đầu cho tổ chức theo Nghị định 95/2005/NĐ-CP , sau đó tổ chức có nhu cầu chuyển dịch QSHCTXD cho cá nhân thì thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận thuộc UBND huyện, thị xã, đồng thời ghi nội dung biến động vào giấy chứng nhận QSHCTXD của tổ chức (nếu cần kiểm tra lại hoặc đối chiếu với hồ sơ gốc thì liên hệ Sở Xây dựng để được cung cấp).

Trường hợp 2: Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do UBND huyện, thị xã cấp lần đầu cho cá nhân theo Nghị định 95/2005/NĐ-CP , sau đó cá nhân có nhu cầu chuyển dịch QSHCTXD cho tổ chức thì thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận thuộc UBND tỉnh đồng thời ghi nội dung biến động vào giấy chứng nhận QSHCTXD của cá nhân (nếu cần kiểm tra lại hoặc đối chiếu với hồ sơ gốc thì liên hệ UBND huyện, thị xã để được cung cấp).

Trường hợp 3: Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thầm quyền cấp lần đầu theo Nghị định 95/2005/NĐ-CP , sau đó cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu chuyển dịch QSHCTXD cho cá nhân hoặc tổ chức nhưng chỉ chuyển dịch một phần thì phần của tổ chức sẽ do UBND tỉnh cấp đổi giấy chứng nhận và phần của cá nhân do UBND huyện, thị xã cấp đổi. Cơ quan cấp giấy chứng nhận lần đầu thu hồi giấy chứng nhận cũ để lưu giữ.

Điều 12. Xác nhận thay đổi công trình xây dựng sau khi được cấp giấy chứng nhận QSHCTXD

Trường hợp sau khi được cấp giấy chứng nhận mà chủ sở hữu sửa chữa, cải tạo làm thay đổi diện tích hoặc cấp, hạng công trình xây dựng thì được xác nhận thay đổi.

1. Thành phần hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị xác nhận thay đổi (theo mẫu 03 của quy định này).

b) Bản chính cấp giấy chứng nhận QSHCTXD.

c) Giấy phép xây dựng, sửa chữa do cơ quan có thẩm quyền cấp (kèm theo biên bản kiểm tra công trình hoàn thành), hoặc quyết định về việc chấp thuận thiết kế kỹ thuật và xây dựng công trình của UBND tỉnh (đối với tổ chức nước ngoài).

d) Bản vẽ sơ đồ công trình xây dựng (theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 8 của Quy định này).

2. Trình tự giải quyết:

Chủ sở hữu nộp hồ sơ đề nghị tại Sở Xây dựng. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng có trách nhiệm xác nhận việc thay đổi vào giấy chứng nhận và giao lại cho chủ sở hữu.

Điều 13. Xác nhận thay đổi chủ sở hữu khi được cấp giấy chứng nhận QSHCTXD của tổ chức

Trường hợp sau khi được cấp giấy chứng nhận QSHCTXD mà chủ sở hữu chuyển dịch toàn bộ QSHCTXD như mua, bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật, thì được xác nhận thay đổi.

1. Thành phần hổ sơ:

a) Đơn đề nghị xác nhận thay đổi (theo mẫu 03 của quy định này).

b) Bản chính giấy chứng nhận QSHCTXD.

c) Văn bản về giao dịch tương ứng có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật (như hợp đồng mua bán, nhận tặng cho, đổi, thừa kế…) hoặc bản án có hiệu lực thi hành và văn bản đã thi hành án.

e) Bản vẽ sơ đồ công trình xây dựng (theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 8 của quy định này.

2. Trình tự giải quyết:

a) Chủ sở hữu nộp hồ sơ đề nghị tại Sở Xây dựng. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng có trách nhiệm xác nhận việc thay đổi vào giấy chứng nhận và giao lại cho chủ sở hữu.

b) Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký giấy chứng nhận, Sở Xây dựng phải thông báo cho tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận biết để nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

3. Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Xây dựng, tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận phải nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

4. Trước khi nhận giấy chứng nhận, chủ sở hữu phải nộp biên lai thu các khoản thuế, lệ phí và các giấy tờ gốc về công trình xây dựng cho Sở Xây dựng để lưu hồ sơ và ký vào sổ đăng ký QSHCTXD.

Chương III

ĐIỀU KIỆN VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CHO CÁ NHÂN

MỤC 1: ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Điều 14. Điều kiện áp dụng

Cá nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng phải có các điều kiện sau đây:

1. Cá nhân trong nước là công dân Việt Nam đang sinh sống ở trong nước. Đối với người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài thì phải thuộc diện được tạo lập công trình xây dựng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Có công trình xây dựng được tạo lập hợp pháp tại Việt Nam thông qua đầu tư xây dựng, mua bán, nhận tặng cho, thừa kế, đổi hoặc thông qua các hình thức tạo lập khác theo quy định của pháp luật.

MỤC 2: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG LẦN ĐẦU ĐỐI VỚI CÁ NHÂN

Điều 15. Đối với cá nhân trong nước

1. Hồ sơ áp dụng đối với công trình xây dựng được tạo lập từ trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng QSHCTXD (theo mẫu 01 của quy định này).

b) Bản sao một trong các giấy tờ sau:

- Giấy phép xây dựng công trình xây dựng đối với trường hợp phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai cụ thể là:

+ Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai: Giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn xác nhận đất không có tranh chấp với trường hợp có một trong các loại giấy tờ sau:

Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.

Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.

Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.

Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền đất ở theo quy định của pháp luật.

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

+ Giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Đất đai: Là một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai mà trên giấy đó ghi tên người khác và giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan nhưng đến trước ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, kèm theo giấy xác nhận của UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.

+ Giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật Đất đai: Giấy tờ hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

c) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc tờ thanh lý, hóa giá nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước từ trước ngày 05/7/1994.

d) Giấy tờ về giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết.

e) Giấy tờ về nhà đất do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ nhưng nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định của Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI “về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo Xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991”; Nghị quyết số 775/2005/QH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội “quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo Xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991”;

f) Giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi hoặc thừa kế công trình xây dựng đã có chứng thực của công chứng hoặc chứng nhận của UBND từ cấp xã trở lên; giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề sở hữu công trình xây dựng đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp mua nhà, đất của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán, nay xây dựng trên đất đó thì phải có hợp đồng mua bán nhà đất đã được hai bên ký kết;

- Trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận có một trong các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản này nhưng không đứng tên trong các giấy tờ đó thì trong đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận phải có xác nhận của UBND cấp xã về việc tạo lập công trình xây dựng thông qua mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp ngường đề nghị cấp giấy không có một trong các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản này thì phải có giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã về công trình xây dựng không có tranh chấp về sở hữu và được xây dựng trước khi quy hoạch xây dựng đối với trường hợp đã có quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật về xây dựng.

g) Bản vẽ sơ đồ công trình xây dựng (theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 8 của Quy định này).

Trường hợp trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này đã có bản vẽ sơ đồ công trình xây dựng và trên thực tế không có thay đổi thì không phải đo vẽ lại.

2. Hồ sơ áp dụng đối với công trình xây dựng được tạo lập từ ngày quyết định này có hiệu lực thi hành:

a) Công trình được tạo lập thông qua xây dựng mới thì phải có giấy phép xây dựng. Trường hợp không phải xin phép xây dựng theo quy định của pháp luật thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất hoặc hợp đồng thuê đất.

b) Công trình được tạo lập thông qua việc mua bán, nhận tặng cho, đổi hoặc nhận thừa kế hoặc thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật kèm theo giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình của bên chuyển nhượng.

3. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

3.1 Người đề nghị cấp giấy (gọi là chủ sở hữu) gửi đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận QSHCTXD (theo mẫu) tới UBND xã. UBND xã phải đối chiếu các bản sao trong hồ sơ với các giấy tờ gốc về công trình xây dựng và xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận trong thời hạn 05 ngày làm việc, sau đó chủ sở hữu đem nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của UBND huyện, thị xã.

3.2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ (UBND cấp huyện):

a) Bộ phận một cửa của UBND tỉnh cấp huyện kiểm tra đơn và hồ sơ đã nhận, nếu không đủ giấy tờ theo quy định thì hướng dẫn chủ sở hữu nộp đủ theo quy định, nếu đủ giấy tờ theo quy định thì ghi giấy biên nhận hồ sơ, hẹn thời gian giao giấy chứng nhận và chuyển giao hồ sơ cho Phòng Hạ tầng kinh tế huyện hoặc phòng Quản lý đô thị thị xã (gọi tắt là Phòng Hạ tầng kinh tế huyện) trong thời gian 02 ngày làm việc.

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc ngày hoàn tất việc đo vẽ hoặc hoàn tất việc kiểm tra đo vẽ, Phòng Hạ tầng kinh tế huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận và trình UBND huyện ký giấy chứng nhận. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì trong thời gian 10 ngày, Phòng Hạ tầng kinh tế huyện trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản để người đề nghị cấp giấy biết rõ lý do.

d) Trong thời gian 10 ngày làm việc, UBND huyện xem xét, ký giấy chứng nhận và chuyển lại cho Phòng hạ tầng kinh tế huyện để giao cho chủ sở hữu.

e) Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận, Phòng Hạ tầng kinh tế huyện phải thông báo cho chủ sở hữu biết để nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

3.3 Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Phòng Hạ tầng kinh tế huyện, người đề nghị cấp giấy chứng nhận phải nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

3.4 Trước khi nhận giấy chứng nhận, chủ sở hữu phải nộp biên lai thu các khoản thuế, lệ phí vá các giấy tờ gốc về công trình xây dựng cho Phòng Hạ tầng kinh tế huyện để lưu hồ sơ và ký vào sổ đăng ký QSHCTXD.

Điều 16. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài

1. Hồ sơ áp dụng

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận QSHCTXD của người Việt Nam ở nước ngoài và ntgười nước ngoài bao gồm:

1.1 Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận QSHCTXD (theo mẫu 01 của quy định này)

1.2 Bản sao các giấy tờ sau:

a) Giấy tờ chứng minh đối tượng thuộc diện được tạo lập hợp pháp công trình xây dựng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

b) Đối với người Việt Nam ở nước ngoài thì phải có hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài. Trong trường hợp sử dụng hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài thì phải kèm giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận đăng ký công dân. Đối với người nước ngoài thì phải có hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài kèm theo visa lưu trú tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp.

c) Giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất.

d) Nếu công trình được tạo lấp thông qua mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua các hình thức tạo lấp hợp pháp khác theo quy định của pháp luất thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luất kèm theo giấy chứng nhận QSHCTXD của bên chuyển nhượng (nếu bên chuyển nhượng đã có giấy chứng nhận QSHCTXD) và biên lai nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

2. Trình tự giải quyết (theo quy định tại khoản 3 Điều 15 mục 2 chương III của quy định này)

MỤC 3: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP LẠI, CẤP ĐỔI VÀ XÁC NHẬN THAY ĐỔI SAU KHI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN

Điều 17. Điều kiện được cấp lại giấy chứng nhận

Trường hợp giấy chứng nhận đã được cấp có thẩm quyền cấp bị mất thì chủ sở hữu được cấp lại giấy chứng nhận mới sau khi đã có văn bản thông báo cho UBND cấp xã nơi có công trình xây dựng biết về việc mất giấy, có xác nhận của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi mất giấy. Đối với khu vự đô thị thì phải đăng tin ba lần liên tục trên báo Bình Phước, đối với khu vực nông thôn thì phải niêm yết thông báo về việc mất giấy chứng nhận tại trụ sở UBND xã trong thời hạn 15 ngày.

1. Hồ sơ áp dụng

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu số 02 của quy định này), trong đó nêu rõ lý do mất giấy và cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời khai của mình và được UBND xã xác nhận.

b) Giấy tờ xác nhận về việc mất giấy chứng nhận và biên lai xác nhận đã đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng (công trình xây dựng ở trên đô thị đăng tin trên Báo Bình Phước) hoặc thông báo việc mất giấy được niêm yết tại UBND xã (công trình xây dựng ở nông thôn).

2. Trình tự giải quyết:

Sau 30 ngày, kể từ ngày đăng tin cuối cùng trên Báo Bình Phước hoặc sau thời hạn niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận tại trụ sở UBND xã, chủ sở hữu nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện để thực hiện việc cấp lại giấy chứng nhận theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Hạ tầng kinh tế huyện kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận, đóng dấu cấp “cấp lại lần thứ..” và trình UBND huyện ký giấy chứng nhận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, UBND huyện xem xét, ký giấy xác nhận chuyển lại cho Phòng Hạ tầng kinh tế để giao cho chủ sở hữ.

Điều 18. Cấp đổi giấy chứng nhận QSHCTXD (không chuyển dịch chủ sỡ hữu).

Trường hợp giấy chứng nhận được cấp theo quy định của quyết định này bị hư hỏng, rách nát hoặc giấy chứng nhận đã hết trang ghi những thay đổi thì được cấp đổi giấy chứng nhận.

1. Thành phần hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận (theo mẫu số 02 của quy định này), trong đó nêu rõ lý do đề nghị cấp đổi.

b) bản chính của giấy chứng nhận cũ được cấp có thẩm quyền cấp.

2. Trình tự giải quyết:

Chủ sỡ hữu nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện để thực hiện việc cấp lại giấy chứng nhận theo quy định. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Hạ tầng kinh tế huyện kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận, đóng dấu cấp “cấp lại lần thứ…” và trình UBND huyện ký giấy chứng nhận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, UBND huyện xem xét, ký giấy chứng nhận chuyển lại cho Phòng Hạ tầng kinh tế để giao cho chủ sở hữu. Phòng Hạ tầng kinh tế huyện thu hồi giấy chứng nhận cũ để cắt góc và lưu hồ sơ.

Điều 19. Cấp đổi giấy chứng nhận QSHCTXD do chuyển dịch một phần giấy chứng nhận QSHCTXD

Trường hợp sau khi đã được cấp giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền mà chủ sở hữu có sự chuyển dịch một phần giấy chứng nhận QSHCTXD như: Mua, bán, nhận tặng cho, đổi, thừa kế… hoặc thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật thì được cấp đổi giấy chứng nhận.

1. Thành phần hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận (theo mẫu số 02 của quy định này) trong đó nêu rõ đề nghị cấp đổi.

b) Bản chính của giấy chứng nhận cũ được cấp có thẩm quyền cấp.

c) Bản vẽ sơ đồ công trình xây dựng (theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 8 của quy định này)

d) Văn bản về giao dịch tương ứng có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật (như hợp đồng mua bán, nhận tặng cho, đổi, thừa kế…) hoặc bản án có hiệu lực thi hành và văn bản đã thi hành án.

e) Ngoài nhưng hồ sơ như trên, bên nhận chuyển dịch là cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài thì bổ sung giấy tờ quy định như sau:

- Giấy tờ chứng minh đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 121 của Luật Đất đai năm 2003 hoặc thuộc diện được tạo lập hợp pháp nhà ở, công trình xây dựng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Đối với người Việt Nam ở nước ngoài thì phải có hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài thì phải kèm theo giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận đăng ký công dân.

- Đối với người nước ngoài thì phải có hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài kèm theo visa lưu trú tại Việt nam do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Trình tự giải quyết:

- Chủ sở hữ nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận tại UBND huyện. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Hạ tầng huyện kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận và trình UBND huyện ký giấy chứng nhận.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, UBND huyện xem xét, ký giấy chứng nhận chuyển lại cho Phòng Hạ tầng kinh tế huyện để giao cho chủ sở hữ.

- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận, Phòng Hạ tầng kinh tế huyện phải thông báo cho chủ sở hữ biết để nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

- Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Phòng Hạ tầng kinh tế huyện, chủ sở hữu đề nghị cấp cấp giấy chứng nhận phải nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

- Trước khi nhận giấy chứng nhận, chủ sở hữu phải nộp biên lai thu các khoản thuế, lệ phí vá các giấy tờ gốc về công trình xây dựng cho Phòng Hạ tầng kinh tế huyện để lưu hồ sơ và ký vào sổ đăng ký biến động QSHCTXD.

Điều 20. Xác nhận thay đổi công trình xây dựng sau khi cấp giấy chứng nhận

Trường hợp sau khi được cấp giấy chứng nhận mà chủ sở hữu sửa chữa, cải tạo làm thay đổi diện tích hoặc cấp, hạng mục công trình xây dựng thì được xác nhận thay đổi.

1. Thành phần hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị xác nhận thay đổi (theo mẫu số 03 của quy định)

b) Bản chính giấy chứng nhận.

c) Giấy phép xây dựng, sữa chữa được cấp có thẩm quyền cấp, kèm theo biên bản kiểm tra công trình xây dựng hoàn thành.

d) Bảøn vẽ sơ đồ công trình xây dựng (theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 8 của quy định này)

2. Trình tự giải quyết:

Chủ sở hưũ nộp hồ sơ đề nghị tại UBND huyện. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Hạ tầng kinh tế huyện kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận và trình UBND huyện ký xác nhận việc thay đổi vào giấy chứng nhận.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, UBND huyện xem xét, ký xác nhận việc thay đổi vào giấy chứng nhận và chuyển lại cho Phòng Hạ tầng kinh tế huyện giao cho chủ sở hữu.

Điều 21. Xác nhận thay đổi chủ sở hữu sau khi được cấp giấy chứng nhận QSHCTXD của cá nhân

Trường hợp sau khi được cấp giấy chứng nhận QSHCTXD mà chủ sở hữu chuyển dịch toàn bộ QSHCTXD như: Mua, bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật, thì được xác nhận thay đổi.

1. Thành phần hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị xác nhận thay đổi (theo mẫu số 03 của quy định này)

b) Bản chính giấy chứng nhận QSHCTXD

c) Văn bản về giao dịch tương ứng có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật (như hợp đồng mua bán, nhận tặng cho, đổi, thừa kế….) hoặc bản án có hiệu lực thi hành và văn bản đã thi hành án.

d) Ngoài những hồ sơ như trên, bên nhận chuyển dịch là cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài thì bổ sung giấy tờ quy định như sau:

- Giấy tờ chứng minh đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 121 của Luật Đất đai năm 2003 hoặc thuộc diện được tạo lập hợp pháp nhà ở, công trình xây dựng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Đối với người Việt Nam ở nước ngoài thì phải có hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài. Trong trường hợp sử dụng hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài thì phải kèm theo giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận đăng ký công dân.

- Đối với người nước ngoài thì phải có hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài kèm theo visa lưu trú tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Trình tự giải quyết:

a) Chủ sở hữu nộp hồ sơ đề nghị tại UBND huyện. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, Phòng Hạ tầng kinh tế huyện kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận và trình UBND huyện ký xác nhận việc thay đổi vào giấy chứng nhận.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, UBND huyện xem xét, ký xác nhận việc thay đổi vào giấy chứng nhận và chuyển lại cho phòng Hạ tầng kinh tế huyện để giao cho chủ sở hữu.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký giấy chứng nhận, Phòng Hạ tầng kinh tế huyện phải thông báo cho tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận biết để nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

3. Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Phòng Hạ tầng kinh tế huyện, chủ sở hữu đề nghị cấp giấy chứng nhận phải nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

4. Trước khi nhận giấy chứng nhận, chủ sở hữu phải nộp biên lai thu các khoản thuế, lệ phí và các giấy tờ gốc về công trình xây dựng cho Phòng Hạ tầng kinh tế huyện để lưu hồ sơ và ký vào sổ đăng ký QSHCTXD.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Quy trình thực hiện lưu trữ và quản lý hồ sơ cấp giấy chứng nhận

Được thực hiện theo quy định của Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ và Thông tư số 13/2005/TT-BXD ngày 05/8/2005 của Bộ Xây dựng.

Điều 23. Công tác kiểm tra, thanh tra và chế độ trách nhiệm báo cáo, giao ban đối với các cơ quan đơn vị cấp giấy chứng nhận

Được thực hiện theo quy định của Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ và Thông tư số 13/2005/TT-BXD ngày 05/8/2005 của Bộ Xây dựng.

Điều 24. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm của các sở, ngành liên quan

1. Các cơ quan được giao trách nhiệm cấp giấy chứng nhận QSHCTXD phải thực hiện đúng các quy định về trình tự, thủ tục và đúng các nội dung quy định cụ thểcủa bản quy định này.

2. Sở Xây dựng có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định này; tổng hợp, đề nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung quy định (nếu trong quá trình thực hiện cần phải sửa đổi, bổ sung)

b) Hướng dẫn thống nhất trong phạm vi tỉnh việc cấp, lưu trữ và quản lý hồ sơ có liên quan đến QSHCTXD.

3. Thủ trưởng các Sở, Ban ngành có liên quan thuộc UBND tỉnh có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để thực hiện tốt quy định này

Điều 25. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện - thị xã

1. Ban hành quy trình cụ thể về việc cấp giấy chứng nhận QSHCTXD, giao nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể trong việc thực thi nhiệm vụ của các cá nhân, cơ quan đơn vị trực thuộc thực hiện, chỉ đạo thực hiện cấp giấy chứng nhận QSHCTXD trên nguyên tắc một cửa theo quy định này.

2. Tổ chức triển khai thực hiện việc cấp giấy chứng nhận QSHCTXD trên địa bàn theo quy định này.

3. Căn cứ nhu cầu cấp giấy chứng nhận, lập kế hoạch, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ và đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận QSHCTXD./.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN