Quyết định 2272/QĐ-BTP năm 2012 công bố bổ sung thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp
Số hiệu: | 2272/QĐ-BTP | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Lê Hồng Sơn |
Ngày ban hành: | 08/08/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2272/QĐ-BTP |
Hà Nội, ngày 8 tháng 8 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp và Cục trưởng Cục Đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố bổ sung kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ tư pháp, Cục trưởng Cục Đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM MỚI ĐƯỢC BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2272/QĐ-BTP ngày 8 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT |
Tên TTHC |
Cơ quan thực hiện |
A. TTHC cấp trung ương (13 thủ tục) |
||
1 |
Đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay |
Cục Hàng không Việt Nam |
2 |
Đăng ký thay đổi nội dung cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã đăng ký |
Cục Hàng không Việt Nam |
3 |
Sửa chữa sai sót về đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay |
Cục Hàng không Việt Nam |
4 |
Xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay |
Cục Hàng không Việt Nam |
5 |
Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp là tàu bay trong trường hợp đã cầm cố, thế chấp |
Cục Hàng không Việt Nam |
6 |
Cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay |
Cục Hàng không Việt Nam |
7 |
Đăng ký thế chấp tàu biển |
Cục Hàng hải Việt Nam |
8 |
Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp tàu biển đã đăng ký |
Cục Hàng hải Việt Nam |
9 |
Sửa chữa sai sót về đăng ký thế chấp tàu biển |
Cục Hàng hải Việt Nam |
10 |
Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp là tàu biển trong trường hợp đã đăng ký thế chấp |
Cục Hàng hải Việt Nam |
11 |
Xóa đăng ký thế chấp tàu biển |
Cục Hàng hải Việt Nam |
12 |
Cung cấp thông tin về thế chấp tàu biển |
Cục Hàng hải Việt Nam |
13 |
Cấp tài khoản đăng ký trực tuyến cho khách hàng thường xuyên |
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm |
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh (09 thủ tục) |
||
1 |
Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh |
2 |
Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh |
3 |
Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh |
4 |
Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh |
5 |
Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh |
6 |
Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh |
7 |
Xóa đăng ký thế chấp |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh |
8 |
Sửa chữa sai sót nội dung đăng ký thế chấp do lỗi của người thực hiện đăng ký |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh |
9 |
Cung cấp thông tin về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh |
C. Thủ tục hành chính cấp huyện (09 TTHC) |
||
1 |
Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện
|
2 |
Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện |
3 |
Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện |
4 |
Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện |
5 |
Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện |
6 |
Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện |
7 |
Xóa đăng ký thế chấp |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện |
8 |
Sửa chữa sai sót nội dung đăng ký thế chấp do lỗi của người thực hiện đăng ký |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện |
9 |
Cung cấp thông tin về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất |
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. Thẩm quyền giải quyết TTHC thuộc Cơ quan Trung ương (13 TTHC)
1. Đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ tại Cục Hàng không Việt Nam;
- Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay với các thông tin được lưu giữ trong Sổ Đăng bạ tàu bay Việt Nam để quyết định việc đăng ký;
- Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm ghi các thông tin liên quan đến đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam (Trong trường hợp từ chối thực hiện việc đăng ký, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký biết và nêu rõ lý do);
- Nhận kết quả tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay theo mẫu tại Phụ lục 01 (01 bản chính);
- Hợp đồng cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay (01 bản chính);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Số lượng hồ sơ: một (01) bộ
Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn yêu cầu đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay (Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30/3/2012)
Lệ phí (nếu có): Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay được xác định theo giá trị khoản giao dịch đảm bảo tính bằng đồng Việt Nam:
Danh mục |
Đơn vị tính |
Mức thu (đồng) |
- Giá trị giao dịch dưới 2,1 tỷ đồng |
Lần |
1.800.000 |
- Giá trị giao dịch từ 2,1 tỷ đồng đến 70 tỷ đồng |
Lần |
5.400.000 |
- Giá trị giao dịch từ 70 tỷ đồng đến 280 tỷ đồng |
Lần |
10.000.000 |
- Giá trị giao dịch trên 280 tỷ đồng |
Lần |
18.000.000 |
- Trường hợp không xác định được cụ thể giá trị giao dịch |
Lần |
18.000.000 |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển, có hiệu lực ngày 15/5/2012;
- Thông tư số 169/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, có hiệu lực ngày 01/01/2011.
2. Đăng ký thay đổi nội dung cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã đăng ký
Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ tại Cục Hàng không Việt Nam;
- Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã đăng ký với các thông tin được lưu giữ trong Sổ Đăng bạ tàu bay Việt Nam để quyết định việc đăng ký;
- Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm ghi các thông tin liên quan đến đăng ký thay đổi nội dung cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã đăng ký vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã cấp (Trong trường hợp từ chối thực hiện việc đăng ký, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký biết và nêu rõ lý do);
- Nhận kết quả tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã đăng ký (01 bản chính);
- Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay (01 bản chính) hoặc văn bản chứng minh nội dung thay đổi (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã cấp (01 bản chính);
- Danh mục các hợp đồng cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã đăng ký (01 bản chính) đối với trường hợp thay đổi tên của bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp hoặc thay đổi bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp trong nhiều giao dịch bảo đảm đã đăng ký;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký thay đổi ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã đăng ký (Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30/3/2012)
Lệ phí (nếu có): 550.000 đồng/1 lần
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã đăng ký
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển, có hiệu lực ngày 15/5/2012;
- Thông tư số 169/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, có hiệu lực ngày 01/01/2011.
3. Sửa chữa sai sót về đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ tại Cục Hàng không Việt Nam;
- Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra hồ sơ sửa chữa sai sót và đánh giá nội dung kê khai trong hồ sơ để quyết định việc sửa chữa sai sót;
- Cục Hàng không Việt Nam cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã cấp cho người yêu cầu đăng ký và ghi các nội dung đã được sửa chữa vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam (Trong trường hợp từ chối thực hiện việc sửa chữa sai sót, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký biết và nêu rõ lý do);
- Nhận kết quả tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót về đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay theo Phụ lục 06 (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay do cơ quan đăng ký cấp có sai sót (01 bản chính);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc sửa chữa sai sót ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn yêu cầu sửa chữa sai sót về đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay (Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30/3/2012)
Lệ phí (nếu có): không phải nộp lệ phí (nếu do lỗi của người thực hiện đăng ký)
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển, có hiệu lực ngày 15/5/2012;
- Thông tư số 169/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, có hiệu lực ngày 01/01/2011.
4. Xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ tại Cục Hàng không Việt Nam;
- Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra hồ sơ xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay và đánh giá nội dung kê khai trong hồ sơ để quyết định việc xóa đăng ký;
- Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã cấp cho người yêu cầu đăng ký và ghi nội dung xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam (Trong trường hợp từ chối xóa đăng ký, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký biết và nêu rõ lý do);
- Nhận kết quả tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã cấp (01 bản chính);
- Văn bản đồng ý xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay của bên nhận cầm cố tàu bay, nhận thế chấp tàu bay hoặc văn bản chứng minh nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên cầm cố, bên thế chấp;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc xóa đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay (Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30/3/2012)
Lệ phí (nếu có): không quy định cụ thể
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển, có hiệu lực ngày 15/5/2012;
- Thông tư số 169/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, có hiệu lực ngày 01/01/2011.
5. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp là tàu bay trong trường hợp đã cầm cố, thế chấp
Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ tại Cục Hàng không Việt Nam;
- Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp là tàu bay và đánh giá nội dung kê khai trong hồ sơ để quyết định việc đăng ký. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm ghi các thông tin liên quan đến đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp là tàu bay vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam (Trong trường hợp từ chối thực hiện việc đăng ký, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký biết và nêu rõ lý do);
- Cục Hàng không Việt Nam cấp cho người yêu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp là tàu bay, đồng thời thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm là tàu bay cho các bên cùng nhận cầm cố, cùng nhận thế chấp trong trường hợp tàu bay được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự;
- Nhận kết quả tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp là tàu bay (01 bản chính);
- Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là tàu bay (01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Giấy chứng nhận đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã cấp (01 bản chính).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp là tàu bay ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp là tàu bay (Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30/3/2012)
Lệ phí (nếu có): 1.800.000 đồng/1 lần
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp là tàu bay
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển, có hiệu lực ngày 15/5/2012;
- Thông tư số 169/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, có hiệu lực ngày 01/01/2011.
6. Cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ tại Cục Hàng không Việt Nam;
- Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra Đơn yêu cầu cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay và đánh giá nội dung kê khai trên đơn yêu cầu để quyết định việc cung cấp thông tin;
- Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc tra cứu thông tin lưu trữ trong Sổ Đăng bạ tàu bay Việt Nam và cấp Văn bản cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay cho người yêu cầu cung cấp thông tin (Trong trường hợp từ chối thực hiện việc cung cấp thông tin, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu cung cấp thông tin biết và nêu rõ lý do);
- Nhận kết quả tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ: Đơn yêu cầu cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay (01 bản chính)
Số lượng hồ sơ: 01 đơn
Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận đơn yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ. Trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết đơn yêu cầu cung cấp thông tin thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng không Việt Nam
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn yêu cầu cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay (Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30/3/2012)
Lệ phí (nếu có): 500.000 đồng/1 lần
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển, có hiệu lực ngày 15/5/2012;
- Thông tư số 169/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không, có hiệu lực ngày 01/01/2011.
7. Đăng ký thế chấp tàu biển
Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký;
- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển với các thông tin được lưu giữ trong Sổ Đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam tại khu vực để quyết định việc đăng ký;
- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực có trách nhiệm ghi các thông tin liên quan đến đăng ký thế chấp tàu biển vào Sổ Đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam tại khu vực (Trong trường hợp từ chối thực hiện việc đăng ký, Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký biết và nêu rõ lý do);
- Nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký hoặc qua đường bưu điện sau khi người yêu cầu đăng ký có biên lai chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký hoặc qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp tàu biển theo Phụ lục 11 (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp tàu biển (01 bản chính);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Số lượng hồ sơ: một (01) bộ hồ sơ
Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn yêu cầu đăng ký thế chấp tàu biển (Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30/3/2012)
Lệ phí (nếu có): 80.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển, có hiệu lực ngày 15/5/2012;
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
8. Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp tàu biển đã đăng ký
Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký;
- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung thế chấp tàu biển đã đăng ký với các thông tin được lưu giữ trong Sổ Đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam tại khu vực để quyết định việc đăng ký;
- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực có trách nhiệm ghi các thông tin liên quan đến đăng ký thế chấp tàu biển vào Sổ Đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam tại khu vực, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển đã cấp (Trong trường hợp từ chối thực hiện việc đăng ký, Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký biết và nêu rõ lý do);
- Nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký hoặc qua đường bưu điện sau khi người yêu cầu đăng ký có biên lai chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký hoặc qua đường bưu điện
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp tàu biển đã đăng ký theo Phụ lục 13 (01 bản chính);
- Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp tàu biển (01 bản chính) hoặc văn bản chứng minh nội dung thay đổi (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển đã cấp (01 bản chính);
- Danh mục các hợp đồng thế chấp tàu biển đã đăng ký (theo Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này) (01 bản chính) đối với trường hợp thay đổi tên của bên nhận thế chấp hoặc thay đổi bên nhận thế chấp trong nhiều hợp đồng thế chấp tàu biển đã đăng ký;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Số lượng hồ sơ: một (01) bộ hồ sơ
Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp tàu biển đã đăng ký (Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30/3/2012)
Lệ phí (nếu có): 60.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung thế chấp tàu biển đã đăng ký
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển, có hiệu lực ngày 15/5/2012;
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
9. Sửa chữa sai sót về đăng ký thế chấp tàu biển
Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi thực hiện đăng ký;
- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực kiểm tra hồ sơ sửa chữa sai sót và đánh giá nội dung kê khai trong hồ sơ để quyết định việc sửa chữa sai sót;
- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển đã cấp cho người yêu cầu đăng ký và ghi các nội dung đã được sửa chữa vào Sổ Đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam tại khu vực (Trong trường hợp từ chối thực hiện việc sửa chữa sai sót, Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký biết và nêu rõ lý do);
- Nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký hoặc qua đường bưu điện.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót về đăng ký thế chấp tàu biển theo Phụ lục 16 (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển do cơ quan đăng ký cấp có sai sót (01 bản chính);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Số lượng hồ sơ: một (01) bộ hồ sơ
Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn yêu cầu sửa chữa sai sót về đăng ký thế chấp tàu biển (Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30/3/2012)
Lệ phí (nếu có): không phải nộp lệ phí (nếu do lỗi của người thực hiện đăng ký)
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển, có hiệu lực ngày 15/5/2012;
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
10. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp là tàu biển trong trường hợp đã đăng ký thế chấp
Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký;
- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực kiểm tra, xác minh hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp là tàu biển trong trường hợp đã đăng ký thế chấp với các thông tin được lưu giữ trong Sổ Đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam tại khu vực, đánh giá nội dung kê khai trong hồ sơ để quyết định việc đăng ký. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực có trách nhiệm ghi các thông tin liên quan đến đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp là tàu biển trong trường hợp đã đăng ký thế chấp vào Sổ Đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam tại khu vực (Trong trường hợp từ chối thực hiện việc đăng ký, Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký biết và nêu rõ lý do);
- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp cho người yêu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp là tàu biển, đồng thời thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản thế chấp là tàu biển cho các bên cùng nhận thế chấp trong trường hợp tàu biển được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự;
- Nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký hoặc qua đường bưu điện sau khi người yêu cầu đăng ký có biên lai chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp là tàu biển theo Phụ lục 17 (01 bản chính);
- Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng tàu biển (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển đã cấp (01 bản chính);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Số lượng hồ sơ: một (01) bộ hồ sơ
Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp là tàu biển (Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30/3/2012)
Lệ phí (nếu có): 70.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp là tàu biển
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển, có hiệu lực ngày 15/5/2012;
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
11. Xóa đăng ký thế chấp tàu biển
Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký;
- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực kiểm tra, xác minh hồ sơ xóa đăng ký thế chấp tàu biển với các thông tin được lưu giữ trong Sổ Đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam tại khu vực, đánh giá nội dung kê khai trong hồ sơ để quyết định việc xóa đăng ký. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực có trách nhiệm ghi các thông tin liên quan đến xóa đăng ký thế chấp tàu biển vào Sổ Đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam tại khu vực (Trong trường hợp từ chối thực hiện việc xóa đăng ký, Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký biết và nêu rõ lý do);
- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực cấp cho người yêu cầu đăng ký Giấy chứng nhận xóa đăng ký thế chấp tàu biển, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển đã cấp;
- Nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký hoặc qua đường bưu điện sau khi người yêu cầu đăng ký có biên lai chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp tàu biển theo Phụ lục 19 (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển đã cấp (01 bản chính);
- Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp tàu biển của bên nhận thế chấp tàu biển hoặc văn bản chứng minh nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên thế chấp;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Số lượng hồ sơ: một (01) bộ hồ sơ
Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp tàu biển (Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30/3/2012)
Lệ phí (nếu có): 20.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận xóa đăng ký thế chấp tàu biển
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển, có hiệu lực ngày 15/5/2012;
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
12. Cung cấp thông tin về thế chấp tàu biển
Trình tự thực hiện:
- Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký;
- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực kiểm tra Đơn yêu cầu cung cấp thông tin về thế chấp tàu biển và đánh giá nội dung kê khai trên đơn yêu cầu để quyết định việc cung cấp thông tin;
- Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực thực hiện việc tra cứu thông tin lưu trữ trong Sổ Đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam tại khu vực và cấp Văn bản cung cấp thông tin về thế chấp tàu biển cho người yêu cầu cung cấp thông tin (Trong trường hợp từ chối thực hiện việc cung cấp thông tin, Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu cung cấp thông tin biết và nêu rõ lý do);
- Nhận kết quả tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký hoặc qua đường bưu điện sau khi người yêu cầu đăng ký có biên lai chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay (01 bản chính)
Số lượng hồ sơ: một (01) đơn
Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực nơi tàu biển đó đăng ký
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn yêu cầu cung cấp thông tin về thế chấp tàu biển (Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30/3/2012)
Lệ phí (nếu có): 30.000 đồng/trường hợp
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản cung cấp thông tin về thế chấp tàu biển
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển, có hiệu lực ngày 15/5/2012;
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
13. Cấp tài khoản đăng ký trực tuyến cho khách hàng thường xuyên
Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp
- Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm xem xét, quyết định cấp tài khoản đăng ký trực tuyến cho khách hàng thường xuyên là người yêu cầu đăng ký và cấp Mã số khách hàng thường xuyên cho người yêu cầu đăng ký;
- Tổ chức, cá nhân nhận Văn bản thông báo kết quả cấp tài khoản của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm qua đường bưu điện.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ:
- Văn bản yêu cầu cấp tài khoản đăng ký trực tuyến (01 bản);
- Bản sao có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn một trong các loại giấy tờ sau đây: Chứng minh nhân dân, Chứng minh sỹ quan, Chứng minh quân đội, Giấy chứng nhận cảnh sát nhân dân, Giấy chứng minh an ninh nhân dân hoặc Giấy chứng nhận công nhân, nhân viên trong lực lượng công an nhân dân (nếu người đề nghị cấp tài khoản là cá nhân); Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định thành lập (nếu người đề nghị cấp tài khoản là tổ chức).
Trong trường hợp Văn bản yêu cầu cấp tài khoản đăng ký trực tuyến được nộp trực tiếp tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thì tổ chức, cá nhân chỉ phải nộp bản sao không có chứng thực và xuất trình bản gốc một trong các loại giấy tờ xác định tư cách pháp lý nêu trên để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: Không quy định cụ thể
Thời hạn giải quyết: Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm xem xét, cấp tài khoản và thông báo kết quả cấp tài khoản cho các tổ chức, cá nhân bằng phương thức trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu cấp tài khoản đăng ký trực tuyến hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thông báo tài khoản đăng ký trực tuyến cho người yêu cầu đăng ký của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 08 - Đơn yêu cầu đăng ký khách hàng thường xuyên (ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011)
Lệ phí (nếu có): 300.000 đồng/năm
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án ;
- Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
II. Thẩm quyền giải quyết TTHC thuộc Cơ quan cấp tỉnh (09 TTHC)
14. Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
Trình tự thực hiện:
- Bên thế chấp là tổ chức trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh).
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
- Trong trường hợp hồ sơ đúng thẩm quyền và hợp lệ và người nộp hồ sơ đã nộp lệ phí đăng ký thì cán bộ đăng ký ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ; thực hiện vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chứng nhận đăng ký thế chấp vào Đơn yêu cầu đăng ký và ghi nội dung đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; vào Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả và Giấy biên nhận thu lệ phí đăng ký. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
- Giấy phép xây dựng đối với các tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được phê duyệt trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận hoặc tài sản đó không thuộc diện phải xin cấp phép xây dựng, không phải lập dự án đầu tư (01 bản sao có chứng thực);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
Thời hạn giải quyết:
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nêu trên không tính thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thời gian thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01/ĐKTC - Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011)
Lệ phí (nếu có): - Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);
- Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm: 80.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
15. Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất
Trình tự thực hiện:
- Bên thế chấp là tổ chức trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh).
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
- Trong trường hợp hồ sơ đúng thẩm quyền và hợp lệ và người nộp hồ sơ đã nộp lệ phí đăng ký thì cán bộ đăng ký ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ; thực hiện vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chứng nhận đăng ký thế chấp vào Đơn yêu cầu đăng ký và ghi nội dung đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; vào Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả và Giấy biên nhận thu lệ phí đăng ký. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.
Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.
Thành phần hồ sơ:
* Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó đã được chứng nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
* Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó đã hình thành, nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản uỷ quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu;
- Hồ sơ đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Nghị định số 88/2009/NĐ-CP).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nêu trên không tính thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thời gian thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01/ĐKTC - Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011)
Lệ phí (nếu có): - Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);
- Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm: 80.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
16. Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất
Trình tự thực hiện
- Bên thế chấp là tổ chức trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh).
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
- Trong trường hợp hồ sơ đúng thẩm quyền và hợp lệ và người nộp hồ sơ đã nộp lệ phí đăng ký thì cán bộ đăng ký ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ; thực hiện vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chứng nhận đăng ký thế chấp vào Đơn yêu cầu đăng ký và ghi nội dung đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; vào Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả và Giấy biên nhận thu lệ phí đăng ký. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.
Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.
Thành phần hồ sơ:
* Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất được tạo lập trên đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất không hình thành pháp nhân mới mà chủ sở hữu tài sản đó đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thế chấp bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thuê (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
* Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất được tạo lập trên đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất không hình thành pháp nhân mới mà tài sản đó đã hình thành, nhưng chủ sở hữu tài sản chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu;
- Hồ sơ đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Nghị định số 88/2009/NĐ-CP .
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nêu trên không tính thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thời gian thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký nộp tại Ủy ban nhân dân xã hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã hoặc do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01/ĐKTC - Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011)
Lệ phí (nếu có): - Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);
- Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm: 80.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
17. Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
Trình tự thực hiện
- Bên thế chấp là tổ chức trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh).
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
- Trong trường hợp hồ sơ đúng thẩm quyền và hợp lệ và người nộp hồ sơ đã nộp lệ phí đăng ký thì cán bộ đăng ký ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ; thực hiện vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chứng nhận đăng ký thế chấp vào Đơn yêu cầu đăng ký và ghi nội dung đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; vào Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả và Giấy biên nhận thu lệ phí đăng ký. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.
Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.
Thành phần hồ sơ:
* Trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở của tổ chức, cá nhân mua của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sau đây gọi là Nghị định số 71/2010/NĐ-CP), mà người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
- Giấy phép xây dựng đối với các tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được phê duyệt, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận hoặc tài sản đó không thuộc diện phải xin cấp phép xây dựng, không phải lập dự án đầu tư (01 bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản uỷ quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
* Trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở của tổ chức, cá nhân mua của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
- Văn bản chứng minh sự thỏa thuận giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản về việc đất được dùng để tạo lập tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
- Giấy phép xây dựng đối với các tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được phê duyệt, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận hoặc tài sản đó không thuộc diện phải xin cấp phép xây dựng, không phải lập dự án đầu tư (01 bản sao có chứng thực);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản uỷ quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nêu trên không tính thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thời gian thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01/ĐKTC - Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011)
Lệ phí (nếu có): - Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);
- Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm: 80.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
18. Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký
Trình tự thực hiện
- Bên thế chấp là tổ chức trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh).
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
- Trong trường hợp hồ sơ đúng thẩm quyền và hợp lệ và người nộp hồ sơ đã nộp lệ phí đăng ký thì cán bộ đăng ký ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ; thực hiện vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chứng nhận nội dung đăng ký thay đổi vào Đơn yêu cầu đăng ký và chỉnh lý nội dung đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; vào Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định của pháp luật
- Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả và Giấy biên nhận thu lệ phí đăng ký. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.
Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký (01 bản chính);
- Hợp đồng về việc thay đổi trong trường hợp các bên thoả thuận bổ sung, rút bớt tài sản thế chấp, thoả thuận rút bớt, bổ sung, thay thế một trong các bên ký kết hợp đồng thế chấp (01 bản chính) hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi tên, thay đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi một trong các bên ký kết hợp đồng thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nêu trên không tính thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thời gian thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 02/ĐKTĐ - Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011)
Lệ phí (nếu có): - Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);
- Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm: 60.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
19. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp
Trình tự thực hiện
- Bên thế chấp là tổ chức trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh).
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
- Trong trường hợp hồ sơ đúng thẩm quyền và hợp lệ và người nộp hồ sơ đã nộp lệ phí đăng ký thì cán bộ đăng ký ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ; thực hiện vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chứng nhận đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp vào Đơn yêu cầu đăng ký và ghi việc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp vào Sổ Địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai; thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản thế chấp cho các bên cùng nhận thế chấp đã đăng ký trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
- Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả và Giấy biên nhận thu lệ phí đăng ký. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.
Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (01 bản chính);
- Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nêu trên không tính thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thời gian thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 04/ĐKVB - Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011)
Lệ phí (nếu có): - Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);
- Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm: 70.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
20. Xóa đăng ký thế chấp
Trình tự thực hiện
- Bên thế chấp là tổ chức trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh).
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
- Trong trường hợp hồ sơ đúng thẩm quyền và hợp lệ và người nộp hồ sơ đã nộp lệ phí đăng ký thì cán bộ đăng ký ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ; thực hiện vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chứng nhận xóa đăng ký thế chấp vào Đơn yêu cầu đăng ký và xoá đăng ký trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xoá đăng ký trong Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định của pháp luật.
- Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả và Giấy biên nhận thu lệ phí đăng ký. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.
Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
- Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên thế chấp (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nêu trên không tính thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thời gian thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 03/XĐK - Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011)
Lệ phí (nếu có): - Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);
- Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm: 20.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
21. Sửa chữa sai sót nội dung đăng ký thế chấp do lỗi của người thực hiện đăng ký
Trình tự thực hiện
* Trường hợp người thực hiện đăng ký tự phát hiện trong hồ sơ địa chính có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình thì người thực hiện đăng ký phải kịp thời báo cáo Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xem xét, quyết định việc chỉnh lý thông tin trong hồ sơ địa chính và gửi văn bản thông báo về việc chỉnh lý thông tin đó cho người yêu cầu đăng ký theo địa chỉ ghi trên đơn yêu cầu đăng ký.
* Trong trường hợp phát hiện nội dung chứng nhận đăng ký không chính xác, không đầy đủ hoặc không có nội dung chứng nhận trên Đơn yêu cầu đăng ký, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp một bộ hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi đã thực hiện đăng ký để thực hiện việc sửa chữa sai sót.
- Bên thế chấp là tổ chức trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh).
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất khi nhận được yêu cầu sửa chữa sai sót do người yêu cầu đăng ký phát hiện thì chứng nhận vào Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót và cấp văn bản đính chính thông tin sai sót về nội dung đăng ký trên Đơn yêu cầu đăng ký nếu có sai sót trên Đơn yêu cầu đăng ký; thực hiện đính chính thông tin sai sót về nội dung đăng ký trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai nếu có sai sót trên Giấy chứng nhận
- Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.
Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu nội dung đăng ký thế chấp đã ghi trên Giấy chứng nhận đó có sai sót (01 bản chính);
- Đơn yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan đăng ký nếu phần chứng nhận nội dung đăng ký có sai sót (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu sửa chữa sai sót là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nêu trên không tính thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thời gian thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 05/SCSS - Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011)
Lệ phí (nếu có): không phải nộp lệ phí (nếu do lỗi của người thực hiện đăng ký)
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký) hoặc văn bản đính chính thông tin sai sót về nội dung đăng ký trên Đơn yêu cầu đăng ký nếu có sai sót trên Đơn yêu cầu đăng ký (do cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký cấp) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
22. Cung cấp thông tin về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Trình tự thực hiện:
- Người có yêu cầu cung cấp thông tin phải nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
- Giải quyết việc cung cấp thông tin: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ cung cấp thông tin; Thu phí và cung cấp thông tin nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ; Xác nhận bằng văn bản về độ tin cậy của nội dung thông tin khi người sử dụng thông tin có yêu cầu
- Nhận kết quả cung cấp thông tin tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc qua đường bưu điện.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Thành phần hồ sơ:
Một trong những giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu thông tin (Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin dưới hình thức tra cứu, trích lục bản đồ địa chính, trích sao Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai);
- Văn bản đề nghị cung cấp thông tin (Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin dưới hình thức tổng hợp thông tin đất đai hoặc sao thông tin hồ sơ địa chính vào thiết bị nhớ của máy tính);
- Hợp đồng cung cấp thông tin (Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin dưới hình thức tổng hợp thông tin đất đai).
Số lượng hồ sơ: Không quy định cụ thể
Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp tra cứu thông tin thì phải cung cấp ngay trong ngày nhận được phiếu yêu cầu;
- Trường hợp trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính hoặc sao thông tin vào thiết bị nhớ của máy tính thì phải cung cấp thông tin trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu yêu cầu hoặc văn bản đề nghị;
- Trường hợp cung cấp thông tin dưới hình thức tổng hợp thông tin đất đai từ hồ sơ địa chính thì thời hạn cung cấp thông tin xác định theo thoả thuận giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và người có yêu cầu cung cấp thông tin.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản cung cấp thông tin (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký nếu người sử dụng thông tin có yêu cầu).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 01/TTĐĐ: Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin (ban hành kèm theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007);
- Mẫu số 02/TTĐĐ: Hợp đồng cung cấp thông tin đất đai (ban hành kèm theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007).
Lệ phí (nếu có):
- Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);
- Phí cung cấp thông tin: 30.000 đồng/trường hợp.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
III. Thẩm quyền giải quyết TTHC thuộc Cơ quan cấp huyện (09 TTHC)
23. Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
Trình tự thực hiện:
- Bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện).
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
- Trong trường hợp hồ sơ đúng thẩm quyền và hợp lệ và người nộp hồ sơ đã nộp lệ phí đăng ký thì cán bộ đăng ký ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ; thực hiện vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chứng nhận đăng ký thế chấp vào Đơn yêu cầu đăng ký và ghi nội dung đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; vào Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả và Giấy biên nhận thu lệ phí đăng ký. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
- Giấy phép xây dựng đối với các tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được phê duyệt trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận hoặc tài sản đó không thuộc diện phải xin cấp phép xây dựng, không phải lập dự án đầu tư (01 bản sao có chứng thực);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
Thời hạn giải quyết:
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nêu trên không tính thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thời gian thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký nộp tại Ủy ban nhân dân xã hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã hoặc do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01/ĐKTC - Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011)
Lệ phí (nếu có): - Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);
- Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm: 80.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
24. Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất
Trình tự thực hiện:
- Bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện).
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
- Trong trường hợp hồ sơ đúng thẩm quyền và hợp lệ và người nộp hồ sơ đã nộp lệ phí đăng ký thì cán bộ đăng ký ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ; thực hiện vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chứng nhận đăng ký thế chấp vào Đơn yêu cầu đăng ký và ghi nội dung đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; vào Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả và Giấy biên nhận thu lệ phí đăng ký. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.
Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Thành phần hồ sơ:
* Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó đã được chứng nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
* Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó đã hình thành, nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản uỷ quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu;
- Hồ sơ đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Nghị định số 88/2009/NĐ-CP).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nêu trên không tính thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thời gian thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký nộp tại Ủy ban nhân dân xã hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã hoặc do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01/ĐKTC - Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011)
Lệ phí (nếu có): - Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);
- Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm: 80.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
25. Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất
Trình tự thực hiện
- Bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện).
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
- Trong trường hợp hồ sơ đúng thẩm quyền và hợp lệ và người nộp hồ sơ đã nộp lệ phí đăng ký thì cán bộ đăng ký ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ; thực hiện vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chứng nhận đăng ký thế chấp vào Đơn yêu cầu đăng ký và ghi nội dung đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; vào Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả và Giấy biên nhận thu lệ phí đăng ký. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.
Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Thành phần hồ sơ:
* Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất được tạo lập trên đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất không hình thành pháp nhân mới mà chủ sở hữu tài sản đó đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thế chấp bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thuê (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
* Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất được tạo lập trên đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất không hình thành pháp nhân mới mà tài sản đó đã hình thành, nhưng chủ sở hữu tài sản chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu;
- Hồ sơ đề nghị chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Nghị định số 88/2009/NĐ-CP .
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nêu trên không tính thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thời gian thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký nộp tại Ủy ban nhân dân xã hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã hoặc do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01/ĐKTC - Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011)
Lệ phí (nếu có): - Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);
- Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm: 80.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
26. Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
Trình tự thực hiện
- Bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện).
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
- Trong trường hợp hồ sơ đúng thẩm quyền và hợp lệ và người nộp hồ sơ đã nộp lệ phí đăng ký thì cán bộ đăng ký ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ; thực hiện vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chứng nhận đăng ký thế chấp vào Đơn yêu cầu đăng ký và ghi nội dung đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; vào Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả và Giấy biên nhận thu lệ phí đăng ký. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.
Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Thành phần hồ sơ:
* Trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở của tổ chức, cá nhân mua của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (sau đây gọi là Nghị định số 71/2010/NĐ-CP), mà người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
- Giấy phép xây dựng đối với các tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được phê duyệt, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận hoặc tài sản đó không thuộc diện phải xin cấp phép xây dựng, không phải lập dự án đầu tư (01 bản sao có chứng thực);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản uỷ quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
* Trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở của tổ chức, cá nhân mua của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai hoặc hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính);
- Văn bản chứng minh sự thỏa thuận giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản về việc đất được dùng để tạo lập tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
- Giấy phép xây dựng đối với các tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc dự án đầu tư đã được phê duyệt, trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận hoặc tài sản đó không thuộc diện phải xin cấp phép xây dựng, không phải lập dự án đầu tư (01 bản sao có chứng thực);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản uỷ quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nêu trên không tính thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thời gian thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký nộp tại Ủy ban nhân dân xã hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã hoặc do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01/ĐKTC - Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011)
Lệ phí (nếu có): - Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);
- Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm: 80.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
27. Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký
Trình tự thực hiện
- Bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện).
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
- Trong trường hợp hồ sơ đúng thẩm quyền và hợp lệ và người nộp hồ sơ đã nộp lệ phí đăng ký thì cán bộ đăng ký ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ; thực hiện vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chứng nhận nội dung đăng ký thay đổi vào Đơn yêu cầu đăng ký và chỉnh lý nội dung đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; vào Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định của pháp luật
- Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả và Giấy biên nhận thu lệ phí đăng ký. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.
Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký (01 bản chính);
- Hợp đồng về việc thay đổi trong trường hợp các bên thoả thuận bổ sung, rút bớt tài sản thế chấp, thoả thuận rút bớt, bổ sung, thay thế một trong các bên ký kết hợp đồng thế chấp (01 bản chính) hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi tên, thay đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi một trong các bên ký kết hợp đồng thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nêu trên không tính thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thời gian thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký nộp tại Ủy ban nhân dân xã hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã hoặc do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 02/ĐKTĐ - Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011)
Lệ phí (nếu có): - Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);
- Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm: 60.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
28. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp
Trình tự thực hiện
- Bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện).
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
- Trong trường hợp hồ sơ đúng thẩm quyền và hợp lệ và người nộp hồ sơ đã nộp lệ phí đăng ký thì cán bộ đăng ký ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ; thực hiện vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chứng nhận đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp vào Đơn yêu cầu đăng ký và ghi việc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp vào Sổ Địa chính và Sổ theo dõi biến động đất đai; thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản thế chấp cho các bên cùng nhận thế chấp đã đăng ký trong trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
- Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả và Giấy biên nhận thu lệ phí đăng ký. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.
Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (01 bản chính);
- Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nêu trên không tính thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thời gian thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký nộp tại Ủy ban nhân dân xã hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã hoặc do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 04/ĐKVB - Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011)
Lệ phí (nếu có): - Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);
- Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm: 70.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
29. Xóa đăng ký thế chấp
Trình tự thực hiện
- Bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện).
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.
- Trong trường hợp hồ sơ đúng thẩm quyền và hợp lệ và người nộp hồ sơ đã nộp lệ phí đăng ký thì cán bộ đăng ký ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ; thực hiện vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chứng nhận xóa đăng ký thế chấp vào Đơn yêu cầu đăng ký và xoá đăng ký trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xoá đăng ký trong Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định của pháp luật.
- Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả và Giấy biên nhận thu lệ phí đăng ký. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.
Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính);
- Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên thế chấp (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nêu trên không tính thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thời gian thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký nộp tại Ủy ban nhân dân xã hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã hoặc do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 03/XĐK - Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011)
Lệ phí (nếu có): - Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);
- Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm: 20.000 đồng/hồ sơ
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
30. Sửa chữa sai sót nội dung đăng ký thế chấp do lỗi của người thực hiện đăng ký
Trình tự thực hiện
* Trường hợp người thực hiện đăng ký tự phát hiện trong hồ sơ địa chính có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của mình thì người thực hiện đăng ký phải kịp thời báo cáo Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) xem xét, quyết định việc chỉnh lý thông tin trong hồ sơ địa chính và gửi văn bản thông báo về việc chỉnh lý thông tin đó cho người yêu cầu đăng ký theo địa chỉ ghi trên đơn yêu cầu đăng ký.
* Trong trường hợp phát hiện nội dung chứng nhận đăng ký không chính xác, không đầy đủ hoặc không có nội dung chứng nhận trên Đơn yêu cầu đăng ký, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người yêu cầu đăng ký nộp một bộ hồ sơ yêu cầu sửa chữa sai sót đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi đã thực hiện đăng ký để thực hiện việc sửa chữa sai sót.
- Bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện).
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất khi nhận được yêu cầu sửa chữa sai sót do người yêu cầu đăng ký phát hiện thì chứng nhận vào Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót và cấp văn bản đính chính thông tin sai sót về nội dung đăng ký trên Đơn yêu cầu đăng ký nếu có sai sót trên Đơn yêu cầu đăng ký; thực hiện đính chính thông tin sai sót về nội dung đăng ký trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Sổ Địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai nếu có sai sót trên Giấy chứng nhận
- Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi xuất trình Phiếu hẹn trả kết quả. Trong trường hợp có thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về phương thức trả kết quả đăng ký thì thực hiện theo phương thức đã thỏa thuận.
Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Thành phần hồ sơ:
- Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu nội dung đăng ký thế chấp đã ghi trên Giấy chứng nhận đó có sai sót (01 bản chính);
- Đơn yêu cầu đăng ký có chứng nhận của cơ quan đăng ký nếu phần chứng nhận nội dung đăng ký có sai sót (01 bản chính);
- Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu sửa chữa sai sót là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính Văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại Giấy chứng nhận đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện ngay trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì việc đăng ký thế chấp được thực hiện trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký nêu trên không tính thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc thời gian thực hiện việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký nộp tại Ủy ban nhân dân xã hoặc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã hoặc do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 05/SCSS - Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011)
Lệ phí (nếu có): không phải nộp lệ phí (nếu do lỗi của người thực hiện đăng ký)
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Đơn yêu cầu sửa chữa sai sót (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký) hoặc văn bản đính chính thông tin sai sót về nội dung đăng ký trên Đơn yêu cầu đăng ký nếu có sai sót trên Đơn yêu cầu đăng ký (do cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký cấp) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
31. Cung cấp thông tin về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Trình tự thực hiện:
- Người có yêu cầu cung cấp thông tin phải nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
- Giải quyết việc cung cấp thông tin: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ cung cấp thông tin; Thu phí và cung cấp thông tin nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ; Xác nhận bằng văn bản về độ tin cậy của nội dung thông tin khi người sử dụng thông tin có yêu cầu
- Nhận kết quả cung cấp thông tin tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc qua đường bưu điện.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Thành phần hồ sơ:
Một trong các giấy tờ sau đây:
- Phiếu yêu cầu thông tin (Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin dưới hình thức tra cứu, trích lục bản đồ địa chính, trích sao Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai);
- Văn bản đề nghị cung cấp thông tin (Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin dưới hình thức tổng hợp thông tin đất đai hoặc sao thông tin hồ sơ địa chính vào thiết bị nhớ của máy tính);
- Hợp đồng cung cấp thông tin (Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin dưới hình thức tổng hợp thông tin đất đai).
Số lượng hồ sơ: Không quy định cụ thể
Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp tra cứu thông tin thì phải cung cấp ngay trong ngày nhận được phiếu yêu cầu;
- Trường hợp trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính hoặc sao thông tin vào thiết bị nhớ của máy tính thì phải cung cấp thông tin trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu yêu cầu hoặc văn bản đề nghị;
- Trường hợp cung cấp thông tin dưới hình thức tổng hợp thông tin đất đai từ hồ sơ địa chính thì thời hạn cung cấp thông tin xác định theo thoả thuận giữa Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và người có yêu cầu cung cấp thông tin.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản cung cấp thông tin (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký nếu người sử dụng thông tin có yêu cầu).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 01/TTĐĐ: Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin (ban hành kèm theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007);
- Mẫu số 02/TTĐĐ: Hợp đồng cung cấp thông tin đất đai (ban hành kèm theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007).
Lệ phí (nếu có):
- Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);
- Phí cung cấp thông tin: 30.000 đồng/trường hợp.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;
- Luật 13/2003/QH11 Đất đai;
- Luật 29/2004/QH11 Bảo vệ và phát triển rừng;
- Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Nghị quyết số 07/2007/QH12 ngày 12/11/2007 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;
- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;
- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;
- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.
- Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.
Nghị định 05/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật Ban hành: 02/02/2012 | Cập nhật: 06/02/2012
Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm Ban hành: 22/02/2012 | Cập nhật: 25/02/2012
Thông tư liên tịch 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất Ban hành: 18/11/2011 | Cập nhật: 03/12/2011
Thông tư liên tịch 69/2011/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên Ban hành: 18/05/2011 | Cập nhật: 27/05/2011
Thông tư 169/2010/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không Ban hành: 01/11/2010 | Cập nhật: 04/11/2010
Thông tư 22/2010/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án Ban hành: 06/12/2010 | Cập nhật: 14/12/2010
Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010
Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở Ban hành: 23/06/2010 | Cập nhật: 28/06/2010
Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm Ban hành: 23/07/2010 | Cập nhật: 28/07/2010
Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Ban hành: 19/10/2009 | Cập nhật: 22/10/2009
Thông tư 17/2009/TT-BTNMT về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Ban hành: 21/10/2009 | Cập nhật: 30/10/2009
Nghị định 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp Ban hành: 22/08/2008 | Cập nhật: 26/08/2008
Thông tư 09/2007/TT-BTNMT hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính Ban hành: 02/08/2007 | Cập nhật: 29/08/2007
Nghị định 84/2007/NĐ-CP bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai Ban hành: 25/05/2007 | Cập nhật: 02/06/2007
Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm Ban hành: 29/12/2006 | Cập nhật: 06/01/2007
Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng Ban hành: 03/03/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai Ban hành: 29/10/2004 | Cập nhật: 10/12/2012