Quyết định 226/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035 - Hợp phần Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện sau các trạm 110kV
Số hiệu: 226/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Trần Ngọc Căng
Ngày ban hành: 23/03/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 226/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 23 tháng 03 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2016 - 2025, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2035 - HỢP PHẦN QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN SAU CÁC TRẠM 110KV

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực;

Căn cứ Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 4813/TT-BCT ngày 08/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035 - Hợp phần Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110kV;

Căn cứ Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 03/3/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương và Dự toán Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh. Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 471/TTr-SCT ngày 16/3/2017 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035 - Hợp phần Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện sau các trạm 110kV,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035 - Hợp phần Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện sau các trạm 110kV, với các nội dung chính như sau:

I. Định hướng phát triển

1. Định hướng chung

- Phát triển lưới điện phân phối phải gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đảm bảo chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được nâng cao.

- Phát triển, hoàn thiện lưới điện trong tỉnh nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu tổn thất điện năng.

- Xây dựng các đường dây tải điện có dự phòng cho phát triển lâu dài trong tương lai, sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung trên một hàng cột để giảm diện tích chiếm đất. Đối với khu vực thành phố, các trung tâm phụ tải lớn, sơ đồ lưới điện phải có độ dự trữ và tính linh hoạt cao hơn; thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện tại các thành phố, thị xã, hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường.

2. Tiêu chí phát triển lưới điện trung áp

a) Cấu trúc lưới điện:

- Kết cấu lưới trung áp là đường dây nối lưới 22kV 3 pha 3 dây.

- Đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu đô thị và hộ phụ tải quan trọng được thiết kế mạch vòng, vận hành hở. Đối với lưới khu vực nông thôn được thiết kế hình tia.

- Các đường trục trung áp mạch vòng (vận hành hở) trong thành phố, thị xã thị trấn, các khu đô thị mới ở chế độ làm việc bình thường chỉ mang tải từ 60-70% công suất so với công suất mang tải cực đại cho phép, để đảm bảo an toàn cấp điện khi sự cố.

- Đường dây trung áp 3 pha: được xây dựng đến trung tâm các khu dân cư lớn để tạo điều kiện cho việc phát triển tiểu thủ công nghiệp và những phụ tải khác cần đến điện áp 3 pha. Đồng thời việc xây dựng đường dây 3 pha còn có ý nghĩa về việc cân bằng phụ tải giữa các pha của hệ thống.

- Đường dây trung áp 1 pha: được xây dựng đến những phụ tải xa của các cụm dân cư không cần đến điện áp 3 pha (chủ yếu là ánh sáng sinh hoạt). Đường dây 1 pha được xây dựng nhằm mục đích giảm vốn đầu tư ban đầu của công trình và đảm bảo cấp điện cho người dân trong vùng.

- Sử dụng dạng đường dây hỗn hợp trung áp và hạ áp xen kẽ dọc theo các tuyến đường có dân cư sinh sống nhằm giảm hành lang tuyến và vốn đầu tư.

- Cáp ngầm quy hoạch ở các khu vực nội ô thành phố, thị xã, thị trấn, khu vực đông dân cư, các nhánh rẽ trung áp cấp điện cho các trạm biến áp chuyên dùng của khách hàng hoặc trong những điều kiện không thể đi được bằng đường dây nổi. Tuy nhiên, quy hoạch cáp ngầm hạn chế do chi phí đầu tư cao và điều kiện thi công vận hành phức tạp, chỉ thực hiện khi cần thiết.

b) Tiết diện dây dẫn:

- Khu vực nội thành, nội thị, khu đô thị mới, khu du lịch, khu công nghiệp:

+ Đường trục chính: tiết diện dây dẫn trục chính trung áp khu vực thành phố, thị xã tối thiểu tương đương dây AC-300, các khu vực còn lại tối thiểu tương đương dây AC-185.

+ Các nhánh rẽ: tiết diện dây dẫn nhánh rẽ trung áp khu vực thành phố, thị xã tối thiểu tương đương dây AC-95, các khu vực còn lại tối thiểu tương đương dây AC-70.

- Khu vực ngoại thành, ngoại thị và nông thôn:

+ Đường trục: sử dụng dây nhôm lõi thép, tiết diện đường trục ≥ 120 mm2.

+ Đường nhánh chính: cấp điện 3 pha, 1 pha cho xã, thôn, xóm dùng dây nhôm lõi thép có tiết diện ≥ 70 mm2.

c) Gam máy biến áp phân phối:

- Khu vực thành phố, thị xã, đô thị mới, thị trấn, sử dụng các máy biến áp 3 pha, chuẩn hóa gam công suất MBA về 03 gam cơ bản 100 kVA, 250 kVA và 400 kVA, thực hiện đầu tư sâu các trạm biến áp đến phụ tải nhằm giảm bán kính cấp điện cho lưới hạ áp.

- Đối với khu vực có mật độ phụ tải thấp (nông thôn, miền núi, hải đảo,...) sử dụng máy biến áp 1 pha công suất 15, 25; 37,5; 50 kVA, trừ trường hợp yêu cầu bắt buộc phải cấp nguồn điện 3 pha. Các trạm chuyên dùng của khách hàng theo quy mô phụ tải sẽ được thiết kế với gam máy thích hợp.

d) Tổn thất điện áp lưới trung áp:

- Trong chế độ vận hành bình thường điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối được phép dao động so với điện áp danh định như sau: tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện là ±5%; tại điểm đấu nối với nhà máy điện là +10% và-5%.

- Trong chế độ sự cố đơn lẻ hoặc trong quá trình khôi phục vận hành ổn định sau sự cố, cho phép mức dao động điện áp tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố trong khoảng +5% và - 10% so với điện áp danh định.

- Trong chế độ sự cố nghiêm trọng hệ thống truyền tải hoặc khôi phục sự cố, cho phép mức dao động điện áp trong khoảng ±10% so với điện áp danh định.

e) Độ tin cậy cung cấp điện: đảm bảo việc cung cấp điện liên tục, hạn chế tối đa số lần và thời gian mất điện của khách hàng sử dụng điện, nhất là các sự cố gây mất điện kéo dài trên 05 phút nhằm đạt được các yêu cầu về chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối (SAIDI); chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối (SAIFI) và chỉ tiêu về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối (MAIFI).

f) Giảm tổn thất điện năng: đảm bảo giảm tổn thất điện năng của lưới điện phân phối bao gồm giảm tổn thất điện năng kỹ thuật gây ra do bản chất vật lý của đường dây dẫn điện, trang thiết bị trên lưới điện phân phối và giảm tổn thất điện năng phi kỹ thuật gây ra do ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình quản lý kinh doanh điện, đường dây chuyển tải đi xa.

3. Tiêu chí phát triển lưới điện hạ áp

- Cấp điện áp: 220/380 V.

- Dây dẫn hạ áp được chọn loại cáp nhôm hoặc đồng vặn xoắn ABC trong xây dựng lưới mới; với lưới cải tạo có thể sử dụng dây nhôm bọc AV trong trường hợp có thể tận dụng lại được.

- Khu vực thành phố, thị xã: Dây dẫn dùng dây cáp vặn xoắn ruột nhôm nổi (ABC), loại 4 ruột chịu lực, trục chính tiết diện 95mm2, nhánh rẽ tiết diện 50 mm2, trường hợp dây dẫn đầy tải thì kéo thêm dây ABC thứ 2, thứ 3 cho phù hợp, bán kính cấp điện không vượt quá 400 m.

- Khu vực nông thôn: Dây dẫn dùng dây cáp vặn xoắn ruột nhôm nổi (ABC), loại 4 ruột chịu lực, trục chính tiết diện ≥ 70 mm2, nhánh rẽ tiết diện 50mm2, bán kính cấp điện không vượt quá 700 m.

- Tiết diện dây dẫn được lựa chọn phù hợp với mật độ phụ tải của từng khu vực và thỏa mãn điều kiện tổn thất điện áp nhỏ hơn 5,0%.

- Dây dẫn vào nhà sử dụng dây đồng bọc vặn xoắn. Tiết diện 6 và 11 mm2.

II. Mục tiêu

1. Phát triển đồng bộ lưới điện truyền tải và phân phối trên địa bàn Tỉnh đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương với tốc độ tăng trưởng GRDP trong giai đoạn 2016 - 2020 là 6-7 %/năm; giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2035 là 7,5 %/năm.

2. Đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy đảm bảo phát triển kinh tế chính trị và an sinh xã hội.

III. Quy hoạch phát triển lưới điện

Quy mô, tiến độ xây dựng các hạng mục công trình lưới điện trung, hạ áp theo các giai đoạn quy hoạch như sau:

1. Lưới điện trung áp:

a) Giai đoạn 2016 - 2020:

- Xây dựng mới đường dây trung áp với tổng chiều dài là 473,4 km; cải tạo nâng tiết diện dây dẫn với tổng chiều dài là 299,7 km; xây dựng tuyến đường dây cáp ngầm với tổng chiều dài 11,2 km.

- Xây dựng mới trạm biến áp với tổng công suất 16.245,5 KVA; cải tạo, nâng dung lượng máy biến áp với tổng công suất là 157.917 KVA.

b) Giai đoạn 2021 - 2025:

- Xây dựng mới đường dây trung áp với tổng chiều dài là 375,7 km; cải tạo nâng tiết diện dây dẫn với tổng chiều dài là 346,4 km; xây dựng tuyến đường dây cáp ngầm với tổng chiều dài 4,8 km.

- Xây dựng mới trạm biến áp với tổng công suất 11.900 KVA; cải tạo, nâng dung lượng máy biến áp với tổng công suất là 188.335 KVA.

c) Định hướng giai đoạn 2026 - 2030:

- Xây dựng mới đường dây trung áp với tổng chiều dài là 231,3 km; cải tạo nâng tiết diện dây dẫn với tổng chiều dài là 145 km; xây dựng tuyến đường dây cáp ngầm với tổng chiều dài 4,0 km.

- Xây dựng mới trạm biến áp với tổng công suất 26.011 KVA; cải tạo, nâng dung lượng máy biến áp với tổng công suất là 244.777 KVA.

d) Định hướng giai đoạn 2031 - 2035:

- Xây dựng mới đường dây trung áp với tổng chiều dài là 185 km; cải tạo nâng tiết diện dây dẫn với tổng chiều dài là 116 km; xây dựng tuyến đường dây cáp ngầm với tổng chiều dài 5,0 km.

- Xây dựng mới trạm biến áp với tổng công suất 39.016 KVA; cải tạo, nâng dung lượng máy biến áp với tổng công suất là 367.166 KVA.

2. Lưới điện hạ áp:

a) Giai đoạn 2016 - 2020:

- Xây dựng mới 962,2 km đường dây hạ áp; cải tạo 107,9 km.

- Lắp đặt mới 23.245 công tơ các loại.

b) Giai đoạn 2021 - 2025:

- Xây dựng mới 346,2 km đường dây hạ áp; cải tạo 63,4 km.

- Lắp đặt mới 20.782 công tơ các loại.

c) Định hướng giai đoạn 2026 - 2030:

- Xây dựng mới 282 km đường dây hạ áp; cải tạo 76 km.

- Lắp đặt mới 21.137 công tơ các loại.

d) Định hướng giai đoạn 2031 - 2035:

- Xây dựng mới 170 km đường dây hạ áp; cải tạo 54 km.

- Lắp đặt mới 22.206 công tơ các loại.

Tổng hợp khối lượng xây dựng lưới điện trung áp, hạ áp giai đoạn 2016- 2025 chi tiết trong Phụ lục 1; sơ đồ nguyên lý và bản đồ địa lý lưới điện phân phi tại Bản vẽ số 515003Q- 01÷15 trong Tập 3 - Hồ sơ quy hoạch.

3. Nhu cầu sử dụng đất cho các công trình điện:

Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng khi xây dựng các công trình lưới điện tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 là 3.352.421 m2; trong đó:

- Diện tích đất xây dựng vĩnh viễn để xây dựng các trạm biến áp và móng cột là 47.249 m2.

- Diện tích đất hành lang an toàn lưới điện là 3.305.172 m2.

4. Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch: 3.145 tỷ đồng.

(Ước tính trong giai đoạn 2016 - 2025 tổng vốn đầu tư xây mới, cải tạo các công trình lưới điện lưới điện trung, hạ áp)

Trong đó:

- Lưới trung áp: 1.906 tỷ đồng

- Lưới hạ áp: 1.239 tỷ đồng

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Công Thương có trách nhiệm:

- Chỉ đạo đơn vị Tư vấn hoàn thiện Quy hoạch theo đúng các nội dung được phê duyệt trong Quyết định này và gửi hồ sơ Quy hoạch đã hoàn thiện về UBND tỉnh, Sở Công Thương, Công ty Điện lực Quảng Ngãi để quản lý và thực hiện.

- Tổ chức công bố Quy hoạch, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Quy hoạch phát triển các công trình điện trên địa bàn theo Luật Điện lực, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan và có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, báo cáo UBND tỉnh về tình hình hiện quy hoạch đã được duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để xem xét, giải quyết các vướng mắc (nếu có) trong quá trình thực hiện Quy hoạch theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện.

2. Công ty Điện lực Quảng Ngãi, chủ đầu tư các dự án lưới điện trung, hạ áp căn cứ vào nội dung được duyệt, cân đối nguồn vốn và đưa vào kế hoạch hằng năm để triển khai thực hiện quy hoạch theo tiến độ; các đơn vị điện lực, chủ đầu tư phải tuân thủ đúng cấu trúc lưới điện, quy mô và cấp điện áp được phê duyệt; tuân thủ Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy định hệ thống điện điện phân phối đã được ban hành.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường bố trí dự trữ quỹ đất và tiến hành thủ tục bổ sung quy hoạch sử dụng đất đối với phần đất để xây dựng các công trình lưới điện trung, hạ áp đã được phê duyệt.

4. UBND các huyện, thành phố phối hợp quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt, bố trí quỹ đất cho các công trình điện theo quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Ngãi và Thủ trưởng các sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Tổng Công ty Điện lực Miền Trung;
- VPUB: CVP, TH, CBTH;
- Lưu: VT, CNXD (ttrung141)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2016-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 226/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Huyện, thành ph

Khối lượng xây dựng

Đường dây trung áp xây dựng mới (km)

Đường dây trung áp cải tạo
(km)

Trạm phân phối xây dựng mới

Trạm phân phối nâng công suất (kVA)

Lưới hạ áp

3 pha

2 pha

Cáp ngầm

Số trạm

kVA

Xây dựng mới (km)

Cải tạo (km)

Công tơ

A

Giai đoạn 2016-2020

354,20

119,20

11,20

299,70

772,00

157.917,00

16.245,50

962,20

107,90

23.245,00

1

TP. Quảng Ngãi

42,2

 

1,2

40,4

86,0

26.080,0

1.046,0

31,4

 

3.651,0

2

Huyện Bình Sơn

81,2

4,2

 

122,6

174,0

42.675,0

2.050,0

151,8

 

2.912,0

3

Huyện Sơn Tịnh

38,6

4,8

5,3

10,8

54,0

14.935,0

1.775,0

69,2

2,2

1.348,0

4

Huyện Tư Nghĩa

6,9

 

 

3,1

60,0

14.400,0

1.910,0

79,4

20,1

1.907,0

5

Huyện Nghĩa Hành

20,0

2,6

 

 

34,0

6.855,0

220,0

94,4

 

3.355,0

6

Huyện Mộ Đức

3,2

1,4

 

4,0

65,0

16.001,5

2.215,0

58,4

17,7

2.086,0

7

Huyện Đức Phổ

26,4

 

 

39,7

68,0

14.790,0

4.353,5

228,9

36,7

2.062,0

8

Huyện Trà Bồng

3,0

29,9

 

 

29,0

2.972,5

210,0

32,0

3,0

532,0

9

Huyện Tây Trà

7,9

11,6

 

4,7

28,0

1.850,0

403,5

32,0

8,1

612,0

10

Huyện Sơn Hà

70,7

16,9

 

22,7

63,0

7.699,0

1.034,0

65,8

 

1.438,0

11

Huyện Sơn Tây

6,9

20,6

 

 

28,0

1.370,0

300,0

33,3

2,7

800,0

12

Huyện Minh Long

2,5

1,7

 

 

12,0

1.054,5

 

24,4

 

286,0

13

Huyên Ba Tơ

41,0

25,5

 

51,7

59,0

5.164,5

728,5

57,4

17,4

1.385,0

14

Huyện Lý Sơn

3,7

 

4,7

 

12,0

2.070,0

 

3,8

 

871,0

B

Giai đoạn 2021-2025

306,30

69,40

4,8

4,80

346,40

773,00

188.335

11.900

346,20

63,50

1

Thành phố Quảng Ngãi

62,8

 

4,8

1,0

94,0

33.630,0

1.965,0

37,9

 

3.848,0

2

Huyện Bình Sơn

70,3

3,0

 

118,6

171,0

42.570,0

 

59,6

 

3.076,0

3

Huyện Sơn Tịnh

20,4

3,3

 

 

36,0

21.370,0

777,0

33,4

0,9

1.424,0

4

Huyện Tư Nghĩa

25,6

 

 

6,9

62,0

17.170,0

1.640,0

11,1

9,0

2.013,0

5

Huyện Nghĩa Hành

29,0

5,1

 

27,4

58,0

9.690,0

1.893,5

59,8

5,5

1.429,0

6

Huyện Mộ Đức

19,0

0,5

 

13,5

54,0

14.760,0

1.570,0

13,2

10,7

2.198,0

7

Huyện Đúc Phổ

9,6

 

 

21,5

84,0

18.740,0

2.440,0

10,3

21,6

2.176,0

8

Huyện Trà Bông

14,1

7.4

 

15,1

27,0

3.856,5

250,0

15,6

4,0

488,0

9

Huyện Tây Trà

5,0

4,6

 

27,6

21,0

1.645,0

130,0

17,5

3,5

474,0

10

Huyện Sơn Hà

10,7

29,6

 

 

67,0

13.366,0

656,0

29,0

 

1.340,0

11

Huyện Sơn Tây

4,0

10,6

 

38,6

27,0

2.463,0

328,5

26,8

 

752,0

12

Huyện Minh Long

10,0

4,3

 

17,5

15,0

849,5

 

17,6

 

284,0

13

Huyên Ba Tơ

23,0

1,0

 

58,7

44,0

6.085,0

250,0

10,8

8,3

1.101,0

14

Huyện Lý Sơn

2,8

 

 

 

13,0

2.140,0

 

3,6

 

179,0

TỔNG CỘNG (A+B)

660,3

188,7

16,0

646,0

1.545

346.252

28.146

1.308,3

171,3

44.027,0

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ KÈM THEO HỒ SƠ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH QUẢNG NGÃI ĐƯỢC PHÊ DUYỆT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 226/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

TÊN BẢN VẼ

KÍ HIỆU

1

Bản đồ lưới điện phân phối thành phối Quảng Ngãi

515003Q-01

2

Bản đồ lưới điện phân phối huyện Bình Sơn

515003Q-02

3

Bản đồ lưới điện phân phối huyện Sơn Tịnh

515003Q-03

4

Bản đồ lưới điện phân phối huyện Tư Nghĩa

515003Q-04

5

Bản đồ lưới điện phân phối huyện Nghĩa Hành

515003Q-05

6

Bản đồ lưới điện phân phối huyện Mộ Đức

515003Q-06

7

Bản đồ lưới điện phân phối huyện Đức Phổ

515003Q-07

8

Bản đồ lưới điện phân phối huyện Trà Bồng

515003Q-08

9

Bản đồ lưới điện phân phối huyện Tây Trà

515003Q-09

10

Bản đồ lưới điện phân phối huyện Sơn Hà

515003Q-10

11

Bản đồ lưới điện phân phối huyện Sơn Tây

515003Q-11

12

Bản đồ lưới điện phân phối huyện Minh Long

515003Q-12

13

Bản đồ lưới điện phân phối huyện Ba Tơ

515003Q-13

14

Bản đồ lưới điện phân phối huyện Lý Sơn

515003Q-14

15

Sơ đồ nguyên lý các xuất tuyến trung áp liên kết sau các trạm biến áp 110kV tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016- 2025

515003Q-15