Quyết định 2217/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Số hiệu: | 2217/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc | Người ký: | Nguyễn Văn Trì |
Ngày ban hành: | 06/07/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giáo dục, đào tạo, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2217/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 06 tháng 7 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 397/TTr-SGDĐT ngày 16/6/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo quyết định này các thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Có danh mục của TTHC bị hủy bỏ, bãi bỏ kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết đinh số 2217/QĐ-UBND ngày 06/7/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp tỉnh |
||
1. |
Thủ tục Cấp bản sao bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông |
Sở Giáo dục & Đào tạo |
2. |
Thủ tục Chỉnh sửa nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. |
Sở Giáo dục & Đào tạo |
B. Thủ tục hành chính cấp huyện |
||
1. |
Thành lập hoặc cho phép thành lập Trường Tiểu học |
UBND cấp huyện |
2. |
Cho phép hoạt động giáo dục đối với Trường Tiểu học |
UBND cấp huyện |
3. |
Sáp nhập, chia tách Trường Tiểu học |
UBND cấp huyện |
4. |
Giải thể Trường Tiểu học |
UBND cấp huyện |
5. |
Thành lập hoặc cho phép thành lập Trường Trung học cơ sở |
UBND cấp huyện |
6. |
Cho phép hoạt động giáo dục đối với Trường Trung học cơ sở |
UBND cấp huyện |
7. |
Sáp nhập, chia tách Trường Trường Trung học cơ sở |
UBND cấp huyện |
8. |
Giải thể Trường Trường Trung học cơ sở |
UBND cấp huyện |
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1. Thủ tục: Cấp bản sao bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận một cửa Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ). Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp: + Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn; + Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. - Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện: Nếu chưa đầy đủ, hợp lệ thì công chức gửi trả lại hồ sơ cho người gửi và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận một cửa Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc. - Trường hợp cá nhân là người nhận hộ thì phải có giấy ủy quyền và kèm theo chứng minh thư nhân dân của mình. - Trường hợp cá nhân gửi hồ sơ xin cấp và nhận bản sao bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông qua đường bưu điện thì cá nhân phải trả lệ phí cước bưu điện cho cơ quan cấp bản sao bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. |
Cách thức thực hiện |
Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Bộ phận một cửa Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc. |
Thành phần, số lượng hồ sơ |
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: + Thông tin (đơn) cấp bản sao bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông (tự viết) + Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác (hoặc bản sao có chứng thực); + Bản chính Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông (nếu có); b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết |
-Ngay trong ngày hoặc trong ngày làm việc tiếp theo nếu tiếp nhận yêu cầu sau 03 (ba) giờ chiều. - Trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện: 03 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ do bưu điện chuyển đến. |
Cơ quan thực hiện TTHC |
a) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc. |
Đối tượng thực hiện TTHC |
Cá nhân |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Không |
Phí, lệ phí |
3.000đ/1 bản sao. (Nghị quyết số 158/2014/NQ-HĐND ngày 22/12/2014 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân) |
Kết quả của việc thực hiện TTHC |
Bản sao bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC |
Những người sau đây có quyền yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc: a) Người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ; b) Người đại diện hợp pháp, người được uỷ quyền hợp pháp của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ; c) Cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người thừa kế của người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ đã chết. (Theo Điều 33 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.). |
Căn cứ pháp lý của TTHC |
- Luật Giáo dục năm 2005; - Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định 07/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20/11/2014; Nghị định 123/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; - Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; - Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân - Thông tư 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 Thông tư liên tịch quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch. - Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân. - Nghị quyết số 158/2014/NQ-HĐND ngày 22/12/2014 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân. |
2. Thủ tục: Chỉnh sửa nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp (hoặc qua đường bưu điện) tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ). Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp: + Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn; + Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. - Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Nếu chưa đầy đủ, hợp lệ thì công chức gửi trả lại hồ sơ cho người gửi và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận Một cửa Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc. - Trường hợp cá nhân là người nhận hộ thì phải có giấy ủy quyền và kèm theo chứng minh thư của mình. - Trường hợp cá nhân nộp hồ sơ xin chỉnh sửa và nhận bản sao qua đường bưu điện thì cá nhân phải trả cước phí bưu điện cho cơ quan cấp bản sao. |
Cách thức thực hiện |
Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận Một cửa Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc. |
Thành phần, số lượng hồ sơ |
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ (có xác nhận của nhà trường hoặc địa phương). - Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa; - Quyết định cho phép thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; - Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn; - Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết |
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
Đối tượng thực hiện TTHC |
Cá nhân |
Cơ quan thực hiện TTHC |
a) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc. |
Kết quả của việc thực hiện TTHC |
- Bản sao bằng tốt nghiệp đã được chỉnh sửa . - Quyết định chỉnh sửa nội dung bằng tốt nghiệp. |
Phí, lệ phí |
3.000đ/1 bản. (Nghị quyết số 158/2014/NQ-HĐND ngày 22/12/2014 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân). |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Không |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC |
Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp sau đây: Sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người học được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận việt thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh theo quy định của pháp luật. (Theo Điều 25 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân). |
Căn cứ pháp lý của TTHC |
- Luật Giáo dục năm 2005; -Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định 07/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; -Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20/11/2014; Nghị định 123/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; - Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; -Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân - Thông tư 158/2015/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2015 Thông tư liên tịch quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch. - Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân. - Nghị quyết số 158/2014/NQ-HĐND ngày 22/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân. |
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
1. Thủ tục: Thành lập hoặc cho phép thành lập Trường Tiểu học
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật Bước 2: Cán bộ UBND xã nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ) Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn; - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến UBND huyện và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: UBND xã; tổ chức; cá nhân nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Cách thức thực hiện |
Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ |
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đề án thành lập trường; - Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trường; - Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm Hiệu trưởng; - Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập trường; - Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết |
40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Cơ quan thực hiện Thủ tục hành chính |
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
Đối tượng thực hiện TTHC |
- Tổ chức - Cá nhân |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Không |
Phí, lệ phí |
Không |
Kết quả của việc thực hiện TTHC |
Quyết định hành chính |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện Thủ tục hành chính |
Trường Tiểu học được thành lập khi có đủ các điều kiện sau: a) Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thuận lợi cho trẻ em đến trường nhằm đảm bảo thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học; b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường; chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính. (Theo khoản 1 điều 9 Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học) |
Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính |
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 năm 2005 của Quốc hội; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009; - Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học. |
2. Thủ tục: Cho phép hoạt động giáo dục đối với Trường Tiểu học
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật Bước 2: Tổ chức, cá nhân, nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ) Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn; - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Tổ chức, cá nhân, nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Cách thức thực hiện |
Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ |
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục; - Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; - Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện quy định tại yêu cầu cho phép hoạt động giáo dục. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết |
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Cơ quan thực hiện Thủ tục hành chính |
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Giáo dục & Đào tạo thuộc UBND cấp huyện; b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền (nếu có): Không c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính |
- Tổ chức - Cá nhân |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Không |
Phí, lệ phí |
Không |
Kết quả của việc thực hiện TTHC |
Quyết định hành chính |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện Thủ tục hành chính |
Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau: a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường; b) Địa điểm xây dựng trường đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động; c) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; d) Có tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với cấp học; e) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục; g) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục; h) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường (Theo khoản 2 điều 9 Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học) |
Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính |
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 năm 2005 của Quốc hội; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009; - Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học. |
3. Thủ tục: Sáp nhập, chia, tách Trường Tiểu học
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ) Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn; - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến UBND huyện và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: UBND xã; tổ chức; cá nhân nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Cách thức thực hiện |
Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ |
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đề án về sáp nhập, chia, tách trường; - Tờ trình về Đề án sáp nhập, chia, tách trường; - Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan; - Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc sáp nhập, chia, tách trường; b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết |
40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính |
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
Đối tượng thực hiện TTHC |
- Tổ chức - Cá nhân |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Không |
Phí, lệ phí |
Không |
Kết quả của việc thực hiện TTHC |
Quyết định hành chính |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện Thủ tục hành chính |
Việc sáp nhập, chia, tách trường Tiểu học phải đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Vì quyền lợi học tập của học sinh; 2. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; 3. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; 4. Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 5. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. (Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học). |
Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính |
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 năm 2005 của Quốc hội; có hiệu lực ngày 01/01/2006; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009; - Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học. |
4. Thủ tục: Giải thể Trường Tiểu học
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã; tổ chức; cá nhân lập biên bản, hồ sơ đề nghị giải thể trường Tiểu học. Bước 2: UBND cấp xã gửi hồ sơ đến Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND huyện. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ, ngày nghỉ). Bước 3: Công chức của phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết. Bước 4: Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện gửi thông báo kết quả về UBND cấp xã và cá nhân, tổ chức. |
Cách thức thực hiện |
Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ |
1. Thành phần hồ sơ, bao gồm: a) Trường Tiểu học giải thể trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục hoặc theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường, hồ sơ gồm: - Tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân hoặc chứng cứ vi phạm các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trường, - Quyết định thành lập đoàn kiểm tra; - Biên bản kiểm tra; - Tờ trình đề nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo. b) Trường Tiểu học giải thể trong trường hợp hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoặc mục tiêu và nội dung hoạt động ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập Trường Tiểu học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hồ sơ gồm: - Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục; - Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục; - Tờ trình đề nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo. 2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết |
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Cơ quan thực hiện Thủ tục hành chính |
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. |
Đối tượng thực hiện TTHC |
- Tổ chức - Cá nhân |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Không |
Phí, lệ phí |
Không |
Kết quả của việc thực hiện TTHC |
Quyết định hành chính |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện Thủ tục hành chính |
Trường Tiểu học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây: - Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của Trường Tiểu học; ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục; - Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ; - Mục tiêu và nội dung hoạt động ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập Trường Tiểu học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; - Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập Trường Tiểu học. (Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học). |
Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính |
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 năm 2005 của Quốc hội; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009; - Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Tiểu học. |
5. Thủ tục: Thành lập hoặc cho phép thành lập Trường Trung học cơ sở
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ) Bước 3: Công chức phòng GD&ĐT tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn; - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: UBND xã, tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Cách thức thực hiện |
Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ |
a)Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đề án thành lập trường; - Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường; - Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng; - Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường; - Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban cấp huyện (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết |
40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Cơ quan thực hiện Thủ tục hành chính |
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan có liên quan. |
Đối tượng thực hiện TTHC |
- Tổ chức - Cá nhân |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Không |
Phí, lệ phí |
Không |
Kết quả của việc thực hiện TTHC |
Quyết định hành chính |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện Thủ tục hành chính |
Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường Trung học cơ sở: a) Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường. (Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học). |
Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính |
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 năm 2005 của Quốc hội; có hiệu lực ngày 01/01/2006; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009; - Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học. |
6. Thủ tục: Cho phép hoạt động giáo dục đối với Trường Trung học cơ sở
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật Bước 2: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ) Bước 3: Công chức phòng GD&ĐT tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn; - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Cách thức thực hiện |
Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ |
1.Thành phần hồ sơ, bao gồm: a) Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục; b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường; c) Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện cho phép hoạt động giáo dục 2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết |
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Cơ quan thực hiện Thủ tục hành chính |
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan |
Đối tượng thực hiện TTHC |
- Tổ chức - Cá nhân |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Không |
Phí, lệ phí |
Không |
Kết quả của việc thực hiện TTHC |
Quyết định hành chính |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện Thủ tục hành chính |
Điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục: a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường; b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; c) Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên; d) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học; đ) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục; e) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục; g) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. (Theo khoản 2 Điều 9 - Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học). |
Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính |
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 năm 2005 của Quốc hội; có hiệu lực ngày 01/01/2006; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009; - Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học. |
7. Thủ tục: Sáp nhập, chia tách Trường Trung học cơ sở (THCS)
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật Bước 2: Tổ chức; cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. - Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ) Bước 3: Công chức phòng GD&ĐT tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ: - Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn; - Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định. Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn. Bước 5: Tổ chức; cá nhân nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Cách thức thực hiện |
Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ |
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đề án sáp nhập/chia tách trường; - Tờ trình về Đề án sáp nhập/chia tách trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường; - Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng; - Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc sáp nhập hoặc chia tách ; - Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban cấp huyện (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết |
40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Cơ quan thực hiện Thủ tục hành chính |
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan có liên quan |
Đối tượng thực hiện TTHC |
- Tổ chức - Cá nhân |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Không |
Phí, lệ phí |
Không |
Kết quả của việc thực hiện TTHC |
Quyết định hành chính |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện Thủ tục hành chính |
Trường THCS được sáp nhập/chia tách khi có đủ các điều kiện sau: a) Phù hợp với qui hoạch mạng lưới giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; b) Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; c) Bảo đảm an toàn và quyền lợi của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. (Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học). |
Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính |
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 năm 2005 của Quốc hội; có hiệu lực ngày 01/01/2006; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009; - Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học. |
8. Thủ tục: Giải thể Trường Trung học cơ sở (THCS)
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Phòng GD&ĐT tổ chức kiểm tra, đánh giá mức đô vi phạm hoặc xem xét đề nghị của tổ chức; cá nhân giải thể trường THCS. Bước 2: Phòng GD&ĐT gửi hồ sơ đến UBND cấp huyện. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ, ngày nghỉ). Bước 3: Công chức UBND cấp huyện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết. Bước 4: Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện gửi thông báo kết quả về nhà trường. |
Cách thức thực hiện |
Trực tiếp tại Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện. |
Thành phần, số lượng hồ sơ |
1. Thành phần hồ sơ, bao gồm: a) Trường THCS giải thể trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường hoặc theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường, hồ sơ gồm: - Tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân hoặc chứng cứ vi phạm về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường ; - Quyết định thành lập đoàn kiểm tra; - Biên bản kiểm tra; - Tờ trình đề nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo. b) Trường THCS giải thể trong trường hợp hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoặc mục tiêu, nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp, hồ sơ gồm: - Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục; - Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục; - Tờ trình đề nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo. 2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). |
Thời hạn giải quyết |
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Cơ quan thực hiện Thủ tục hành chính |
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan có liên quan |
Đối tượng thực hiện TTHC |
- Tổ chức - Cá nhân |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai |
Không |
Phí, lệ phí |
Không |
Kết quả của việc thực hiện TTHC |
Quyết định hành chính |
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện Thủ tục hành chính |
Trường Trung học cơ sở bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây: a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường; b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ; c) Mục tiêu, nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường. (Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học). |
Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính |
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 năm 2005 của Quốc hội; có hiệu lực ngày 01/01/2006; - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009; - Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học. |
Thông tư liên tịch 158/2015/TTLT-BTC-BTP quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch Ban hành: 12/10/2015 | Cập nhật: 27/10/2015
Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch Ban hành: 16/02/2015 | Cập nhật: 03/03/2015
Nghị quyết 158/2014/NQ-HĐND về mức thu và tỷ lệ phần trăm (%) được trích để lại cho cơ quan tổ chức thu lệ phí đăng ký cư trú trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 11/12/2014 | Cập nhật: 20/01/2015
Nghị quyết 158/2014/NQ-HĐND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 22/12/2014 | Cập nhật: 06/01/2015
Nghị quyết 158/2014/NQ-HĐND về mức hỗ trợ vốn Ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 10/12/2014 | Cập nhật: 03/01/2015
Nghị quyết 158/2014/NQ-HĐND quy định tỷ lệ phân chia nguồn thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô Ban hành: 16/07/2014 | Cập nhật: 09/10/2014
Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 07/02/2014 | Cập nhật: 13/02/2014
Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 14/05/2013 | Cập nhật: 16/05/2013
Nghị định 07/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục Ban hành: 09/01/2013 | Cập nhật: 10/01/2013
Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục Ban hành: 11/05/2011 | Cập nhật: 12/05/2011
Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 28/03/2011 | Cập nhật: 29/03/2011
Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 30/12/2010 | Cập nhật: 31/12/2010
Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010
Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục Ban hành: 02/08/2006 | Cập nhật: 12/08/2006