Quyết định 22/QĐ-UB năm 1985 quy định tạm thời về xử lý các vi phạm chế độ bảo hiểm giao thông vận tải do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 22/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Nguyễn Võ Danh |
Ngày ban hành: | 28/01/1985 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/QĐ-UB |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 1 năm 1985 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VIỆC XỬ LÝ CÁC VI PHẠM CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM GIAO THÔNG VẬN TẢI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30-6-1983;
- Căn cứ Quyết định số 314/CP ngày 01-10-1980 của Hội đồng Chính phủ cho phép thực hiện chế độ bảo hiểm hành khách và bảo hiểm phương tiện vận tải;
- Căn cứ Quyết định số 204/TC ngày 22-12-1980 của Bộ Tài chánh ban hành bản quy tắc bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trong nước trên các phương tiện vận tải công cộng;
- Căn cứ Thông tư số 2292/TT/GTVT-TC ngày 08-8-1983 của Liên bộ Giao thông vận tải – Tài chính hướng dẫn thêm về việc thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn hành khách.
- Tiếp theo Chỉ thị số 18/CT-UB ngày 19-5-1984 của UBND Thành phố về việc bảo hiểm tai nạn hành khách và trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện giao thông vận tải trong phạm vi thành phố;
- Theo đề nghị của chi nhánh Bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (công văn số 486 ngày 15-12-1984);
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành bản quy định tạm thời về việc xử lý các vi phạm chế độ bảo hiểm giao thông.
Điều 2.- Bản quy định này được thi hành trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày ký.
Điều 3.- Các đồng chí Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố, Sở Tài chánh, Chi nhánh Bảo hiểm thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ VIỆC XỬ LÝ CÁC VI PHẠM CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ-UB ngày 28-01-1985 của Ủy ban nhân dân Thành phố)
Nhằm chấp hành chủ trương của Nhà nước đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ bảo hiểm tai nạn hành khách và bảo hiểm trách nhiệm dân sự trên địa bàn thành phố theo đúng Quyết định số 314/CP ngày 01-10-1980 của HĐCP về bảo hiểm tai nạn hành khách và trách nhiệm dân sự, Quyết định số 213/QĐ-LB ngày 27-01-1984 của Liên bộ Giao thông vận tải – Nội vụ về việc lập lại trật tự an toàn giao thông, Quyết định số 284/TC ngày 22-12-1980 của Bộ Tài chánh ban hành quy tắc bảo hiểm tai nạn hành khách; Chỉ thị số 18/CT-UB ngày 19-5-1984 của UBND. TP về việc triển khai công tác bảo hiểm giao thông trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo xây dựng quỹ dự trữ bảo hiểm đầy đủ để kịp thời đáp ứng yêu cầu bồi thường của người dân khi tai nạn giao thông xảy ra, đồng thời góp phần đẩy mạnh cuộc vận động lập lại trật tự an toàn giao thông trong cả nước. Nay UBND.TP ban hành những quy định về việc xử lý các vi phạm chế độ bảo hiểm giao thông như sau:
I.- NGUYÊN TẮC CHUNG :
Điều 1.- Tất cả các cơ quan (kể cả cơ quan Trung ương đặt tại thành phố và cơ quan ngoại giao), các xí nghiệp, công, nông, lâm trường, các hợp tác xã, tư nhân (gọi tắt là đơn vị vận tải) phải thực hiện bảo hiểm hành khách và bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo chế độ bảo hiểm Nhà nước và Chỉ thị số 18/CT-UB ngày 19-5-1984 của UBND.TP cho tất cả các loại xe cơ giới từ 3 bánh trở lên và tất cả các tàu, thuyền, đò có động cơ tại Chi nhánh Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2.- Chi nhánh Bảo hiểm Thành phố được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm vào việc bồi thường và đề phòng hạn chế các tai nạn giao thông. Các đơn vị vận tải có nghĩa vụ đóng nộp phí bảo hiểm về trách nhiệm dân sự và thu phí bảo hiểm tai nạn hành khách trong giá vé sau đó chuyển lại cho Chi nhánh Bảo hiểm.
Điều 3.- Đơn vị vận tải hoặc cá nhân nào không tham gia bảo hiểm hoặc đóng nộp và chuyển nộp phí bảo hiểm không đầy đủ, không đúng kỳ hạn sẽ bị xem như vi phạm chế độ chính sách chung của Nhà nước, Vi phạm quy tắc trật tự an toàn giao thông và phải bị xử lý theo luật lệ hiện hành cũng như theo những điều trong bản quy định này.
II.- HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM :
Điều 4: Trường hợp chủ phương tiện không nộp hoặc nộp không đầy đủ kịp thời phí bảo hiểm tai nạn hành khách cho cơ quan bảo hiểm sẽ bị xử lý như sau:
A) PHẠT VI CẢNH BẰNG TIỀN:
1- Mức phạt 30đ : Các phương tiện xe lam, cyclo máy và các xe từ 10 chỗ ngồi trở xuống nếu nộp phí bảo hiểm chậm trễ không quá 2 tháng.
Các phương tiện thủy bộ kinh doanh chuyên chở hành khách khác, nếu nộp phí bảo hiểm chậm trễ không quá một (01) tháng.
2- Mức phạt 50đ : Các phương tiện xe lam, cyclo máy và các xe từ 10 chỗ ngồi trở xuống nếu nộp phí bảo hiểm trễ quá 2 tháng, hoặc được nhắc nhở nhiều lần mà vẫn không chịu nộp.
Các phương tiện thủy bộ kinh doanh chuyên chở hành khách nếu nộp phí bảo hiểm chậm trễ quá hai (02) tháng hoặc được nhắc nhở nhiều lần mà vẫn không chịu nộp.
B) XỬ PHẠT HÀNH CHÁNH THEO THÔNG TƯ LIÊN BỘ GTVT-TC SỐ 2292/TT/GTVT/TC NGÀY 8-8-1984:
1. Đối với đơn vị vận tải: Đơn vị vận tải chuyển nộp phí bảo hiểm không đầy đủ, không đúng kỳ hạn thì từ ngày nộp chậm thứ 11 trở đi phải chịu phạt mỗi ngày 0,06% số chi phí chưa nộp đầy đủ.
2. Cơ quan bảo hiểm: Cơ quan bảo hiểm thanh toán tiền hoa hồng chậm hoặc thiếu cho các đơn vị vận tải cũng chịu nộp phạt theo quy định như đối với đơn vị vận tải.
3. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần:
Trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần chế độ thu phí bảo hiểm tai nạn hành khách thì ngoài việc phải chịu phạt theo quy định trên, Thủ trưởng đơn vị và người có lỗi phải chịu kỷ luật hành chính hoặc có thể phải phạt trừ tiền thưởng xí nghiệp, của cá nhân vi phạm xem như một hành động phạm tới chế độ chính sách chung của Nhà nước.
Điều 5. Trường hợp chủ phương tiện không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự hoặc giấy chứng nhận không còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền theo các mức như sau:
1. Mức phạt 30đ : Các phương tiện vận tải (thủy bộ) có giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng đã hết hiệu lực mà thời gian hết hiệu lực chưa quá một (01) tháng.
2. Mức phạt 50đ : Các phương tiên vận tải (thủy bộ) không có giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc có nhưng đã hết hiệu lực quá một (01) tháng.
Điều 6.- Các phương tiện vi phạm ngoài việc xử phạt như trên tùy từng trường hợp còn có thể bị thu ô phiếu kiểm soát lái xe.
III.- NGUYÊN TẮC VÀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ :
Điều 7.- Tiến hành xử lý vi phạm theo phương châm : không xử lý hoặc xử lý nhẹ những người vi phạm nhưng thấy được những thiếu sót của mình và sửa chữa ngay. Xử lý nghiêm khắc với những người cố vi phạm, vi phạm nhiều lần mà không chịu sửa chữa.
Điều 8.- Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự khi làm nhiệm vụ phát hiện những phương tiện vi phạm chế độ bảo hiểm giao thông có quyền phạt vi cảnh bằng tiền tại chỗ từ 30đ đến 50đ theo đúng quy định này. Ngoài việc phạt tiền còn được quyền xử lý tại chỗ thu một ô phiếu kiểm soát lái xe của lái xe vi phạm.
Kiểm soát viên giao thông vận tải thành phố, quận, huyện có giấy ủy nhiệm và mang phù hiệu khi phát hiện những phương tiện vi phạm chế độ bảo hiểm giao thông có quyền phạt vi cảnh bằng tiền tại chỗ từ 30đ đến 50đ như lực lượng cảnh sát.
Cán bộ của Chi nhánh Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh có giấy uỷ quyền của đơn vị, khi phát hiện những đơn vị vận tải, hợp tác xã, vi phạm quy định nộp phí bảo hiểm tai nạn hành khách có quyền lập biên bản và xử phạt hành chính theo đúng quy định này.
Điều 9.- Tất cả các tiền nộp phạt về bảo hiểm trách nhiệm dân sự và tai nạn hành khách đã quy định ở trên được theo dõi quản lý chặt chẽ và phải nộp vào ngân sách thành phố (sau khi trừ lại 10% trích thưởng cho các đơn vị thực hiện) vào ngày 25 mỗi tháng.
Nhằm khuyến khích các đơn vị và cá nhân có tinh thần tích cực trong công tác, Sở Tài chính trích lại trong tổng số tiền nộp để thưởng cho đơn vị hoặc cá nhân đó.
Để theo dõi quản lý chặt chẽ số tiền nộp phạt, Sở Tài chính thống nhất phát hành biên lai phại tiền và biên bản xử lý vi phạm chế độ bảo hiểm tai nạn hành khách để cung cấp cho các đơn vị được quyền xử phạt đã ghi trong quy định này và hướng dẫn cách thu nộp tiền vào ngân sách thành phố.
VI.- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH :
Điều 10.- Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố, Sở Tài chính, Sở Văn hoá Thông tin, Chi nhánh Bảo hiểm thành phố cần kết hợp để phổ biến rộng rãi bản quy định này trong và ngoài ngành giao thông vận tải, trong các cơ quan đơn vị quản lý tàu xe cơ giới, trong cán bộ và nhân dân địa phương.
Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm chỉ thị những đơn vị vận tải phải nghiêm chỉnh thực hiện chế độ bảo hiểm giao thông và tổ chức mạng lưới kiểm soát viên giao thông để tiến hành công tác kiểm tra.
Công an thành phố có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng cảnh sát nhân dân, cảnh sát giao thông thủy bộ các cấp kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chế độ bảo hiểm giao thông của các phương tiện vận tải.
Sở Tài chính và Ngân hàng các cấp có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc thu nộp phí bảo hiểm của các đơn vị vận tải và việc nộp tiền phạt vào ngân sách thành phố.
Điều 11.- Bản quy định này có hiệu lực thi hành trong toàn thành phố kể từ ngày ký.
Chỉ thị 18/CT-UB năm 2004 về tiếp tục tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm Ban hành: 03/12/2004 | Cập nhật: 28/08/2020
Chỉ thị 18/CT-UB năm 1999 về bảo đảm an toàn cho người và phương tiện nghề cá hoạt động trên biển Ban hành: 16/09/1999 | Cập nhật: 28/06/2014
Chỉ thị 18/CT-UB năm 1998 về xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn trong tỉnh Bến Tre Ban hành: 13/07/1998 | Cập nhật: 17/07/2014
Chỉ thị 18/CT-UB năm 1996 về tổ chức triển khai chế độ kế toán hộ kinh doanh do tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 10/08/1996 | Cập nhật: 16/05/2013
Chỉ thị 18/CT-UB năm 1995 thực hiện bảo hiểm phương tiện cơ giới đang hoạt động trên địa bàn Lào Cai và bảo hiểm công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Ban hành: 07/08/1995 | Cập nhật: 28/04/2018
Chỉ thị 18/CT-UB năm 1994 về quản lý và sử dụng con dấu Ban hành: 14/10/1994 | Cập nhật: 24/06/2014
Chỉ thị 18/CT-UB năm 1993 về giáo dục quốc phòng trong học sinh, sinh viên do tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 17/08/1993 | Cập nhật: 02/05/2018
Chỉ thị 18/CT-UB năm 1992 thực hiện Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 27/04/1992 | Cập nhật: 16/07/2009
Chỉ thị 18/CT-UB năm 1988 về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát quản lý thị trường (thi hành Thông tri 35/TT-TU của Thành ủy và Chỉ thị 01/CT-UB của UBND thành phố) do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 28/05/1988 | Cập nhật: 29/10/2009
Chỉ thị 18/CT-UB năm 1990 thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội tuổi già cho người lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 14/04/1990 | Cập nhật: 26/08/2009
Chỉ thị 18/CT-UB năm 1991 về việc tiếp tục giải quyết những tồn đọng về chính sách sau các cuộc chiến do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 07/06/1991 | Cập nhật: 05/09/2009
Chỉ thị 18/CT-UB năm 1989 về xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội năm 1990 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 29/06/1989 | Cập nhật: 01/08/2009
Chỉ thị 18/CT-UB năm 1985 về củng cố các Trường Giáo dục lao động công nông nghiệp và công tác xét duyệt bắt buộc giáo dục lao động tập trung do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 27/03/1985 | Cập nhật: 15/09/2009
Chỉ thị 18/CT-UB năm 1987 về việc lưu thông hàng hóa giá cả và quản lý thị trường hiện nay do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 28/05/1987 | Cập nhật: 11/11/2009
Chỉ thị 18/CT-UB năm 1981 về việc đón nhận thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 21/04/1981 | Cập nhật: 12/09/2009
Chỉ thị 18/CT-UB năm 1984 về việc bảo hiểm tai nạn hành khách và trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện giao thông vận tải trong phạm vi TP. Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 19/05/1984 | Cập nhật: 22/05/2009
Chỉ thị 18/CT-UB năm 1977 về việc đẩy mạnh cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 19/04/1977 | Cập nhật: 27/08/2009
Chỉ thị 18/CT-UB về những công tác cấp bách cần làm ngay trong năm 1978 để đưa việc quản lý kinh tế tài chánh của thành phố vào nền nếp do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 05/05/1978 | Cập nhật: 22/05/2009