Quyết định 22/2016/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Số hiệu: | 22/2016/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Long | Người ký: | Nguyễn Văn Quang |
Ngày ban hành: | 04/07/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2016/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 04 tháng 7 năm 2016 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị;
Căn cứ Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và được đăng công báo tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22 /2016/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 7 năm 2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý đường đô thị.
2. Quy định này áp dụng với mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi tham gia các hoạt động có liên quan đến hệ thống đường đô thị trên địa bàn tỉnh.
3. Việc quản lý và khai thác sử dụng các đường phố có chức năng đặc biệt trên địa bàn tỉnh (phố đi bộ, phố ẩm thực, chợ đêm...) sẽ được thực hiện theo các quy định riêng của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện bao gồm Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã bao gồm Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh.
3. Cơ quan quản lý đường bộ: Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
4. Công trình đường bộ trong đô thị gồm: đường bộ (gồm lòng đường và hè đường), nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, cầu vượt, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dãi phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác trong đô thị.
1. Đường đô thị trên địa bàn tỉnh theo sự phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh được quản lý thống nhất, đồng bộ theo quy hoạch được phê duyệt.
2. Khi sử dụng hoặc tạm thời sử dụng một phần đường đô thị vào mục đích khác phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải có giải pháp không làm hư hỏng kết cấu mặt đường, vỉa hè, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người đi bộ và các phương tiện giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
3. Việc cấp phép thi công phải được thực hiện theo quy định hiện hành.
4. Đường ngoài phạm vi đô thị theo quy định nhưng nằm trong ranh giới khu đô thị, khu đô thị mới, được thống nhất quản lý như đường đô thị.
5. Khi đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo đường đô thị phải đảm bảo đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác, tránh lãng phí.
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
Điều 4. Phân công, phân cấp quản lý đường đô thị
1. Sở Xây dựng
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị. Các nội dung quản lý chung bao gồm: về quy hoạch, thiết kế, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị liên quan đến hệ thống đường đô thị trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức lập, thẩm định quy hoạch giao thông đô thị trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đối với những quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh; đề nghị Bộ Xây dựng đóng góp ý kiến đối với những quy hoạch giao thông đô thị cần lấy ý kiến theo quy định của pháp luật.
c) Hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch giao thông đô thị và nội dung quy hoạch giao thông trong đồ án quy hoạch đô thị.
d) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan kiểm tra việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị theo quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
e) Chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định danh mục đường phố có chức năng đặc biệt (phố đi bộ, phố ẩm thực, chợ đêm…).
f) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) cho Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Giao thông vận tải
a) Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông với các tuyến đường đô thị thuộc thẩm quyền hoặc ủy quyền quản lý theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2010/NĐ-CP), Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 100/2013/NĐ-CP). Thực hiện công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ trong đô thị gồm:
+ Quốc lộ được uỷ quyền quản lý qua đô thị.
+ Đường tỉnh qua đô thị.
+ Đường trong đô thị theo Phụ lục được ban hành kèm theo Quy định này.
b) Xem xét chấp thuận sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông thuộc thẩm quyền quản lý (tại Điểm a Khoản 2 Điều 3 của Quy định này) theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25 của Nghị định số 11/2010/NĐ- CP và thực hiện theo Khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP .
c) Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch về đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo, bảo trì và phát triển đường giao thông đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh.
d) Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc quản lý, xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo trì đường bộ trong đô thị.
e) Hàng năm lập kế hoạch, danh mục các công trình, dự toán kinh phí đầu tư xây dựng, bảo trì, duy tu sửa chữa, nâng cấp, chỉnh trang đường đô thị do Sở quản lý gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
f) Chấp thuận và tổ chức cấp phép thi công các công trình thiết yếu có liên quan đến đường đô thị do Sở quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 12, Khoản 3 Điều 13, Khoản 1 Điều 14, Điều 35 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT); Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công và cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ mình quản lý theo quy định tại Điều 26, Điều 27 của Thông tư số 50/2015/TT- BGTVT.
g) Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông đô thị theo phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
h) Tổ chức lập quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt sau khi có văn bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải; Thống kê các đường đã đấu nối và lập kế hoạch xử lý phù hợp với quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt. Xem xét, thống nhất thiết kế và phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào quốc lộ.
k) Phối hợp với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý đường đô thị; Chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của Thanh tra Giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trong đô thị; Tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) cho Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
a) Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn vốn để phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng đường đô thị, quản lý, sửa chữa, bảo trì và phát triển đường đô thị hàng năm.
b) Kiểm tra, phân bổ kinh phí quản lý, đầu tư xây dựng, bảo trì đường đô thị trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; Hướng dẫn, kiểm tra việc thanh quyết toán kinh phí thực hiện.
c) Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan xây dựng mức thu phí sử dụng hè phố, lòng đường đối với một số vĩa hè, lòng đường để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Hướng dẫn việc thu phí và quản lý phí sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường theo quy định pháp luật.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn cho công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển các công trình xây dựng đường đô thị theo quy hoạch phát triển đô thị. Ưu tiên đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật trọng điểm theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Là cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường tại các đô thị trên địa bàn tỉnh; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh lập đề án đặt tên đường đô thị mới đầu tư theo quy hoạch để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua theo quy định.
6. Sở Công Thương
Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị liên quan, kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện đồng bộ các công trình điện (trên không và ngầm) xây dựng mới, cải tạo nâng cấp được xây dựng trên các tuyến đường đô thị hoạt động đúng theo quy định của pháp luật về hoạt động điện lực.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan Báo, Đài tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy định này và các quy định về bảo vệ đường đô thị trên các phương tiện thông tin đại chúng.
8. Công an tỉnh
Chỉ đạo lực lượng trong ngành duy trì trật tự an toàn giao thông trong đô thị, phân công cho Công an cấp huyện, xã quản lý trật tự an toàn giao thông tránh chồng chéo trong quản lý xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông theo quy định.
9. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Thực hiện công tác quản lý, đầu tư xây dựng phát triển, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì đối với các công trình giao thông đô thị trên phạm vi địa bàn quản lý (trừ các công trình thuộc danh mục do Sở Giao thông vận tải quản lý).
b) Hàng năm lập kế hoạch, danh mục các công trình, dự toán kinh phí đầu tư xây dựng, bảo trì, duy tu sửa chữa, nâng cấp, chỉnh trang đường đô thị do địa phương quản lý gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện.
c) Cân đối ngân sách tại địa phương cho công tác xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, vận hành và phát triển các công trình đường đô thị; Đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình xây dựng đường đô thị theo quy định của luật ngân sách.
d) Quản lý việc sử dụng hè phố, lòng đường, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị trên địa bàn được phân cấp quản lý; Có biện pháp chống lấn chiếm hè phố, lòng đường, bảo đảm an toàn giao thông; Trên cơ sở chiều rộng mặt cắt đường, loại đường phố, khả năng thông xe... quy định danh mục tuyến phố được phép đỗ xe.
đ) Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, nghiên cứu phân công quản lý đường bộ cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
e) Chấp thuận và tổ chức cấp phép thi công các công trình thiết yếu có liên quan đến đường đô thị do địa phương quản lý (trừ các tuyến đường do Sở Giao thông vận tải quản lý tại Điểm a Khoản 2 Điều 3 của Quy định này) theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ; có ý kiến bằng văn bản đối với hướng tuyến, vị trí các tuyến đường trên địa bàn quản lý phù hợp theo quy hoạch giao thông đô thị được duyệt.
f) Xem xét chấp thuận sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông trên địa bàn quản lý (trừ các tuyến đường do Sở Giao thông vận tải quản lý tại Điểm a Khoản 2 Điều 3 của Quy định này) theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 25 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP .
g) Chủ trì phối hợp với các ngành: điện lực, viễn thông, cấp thoát nước… trong việc cấp phép xây dựng, bảo trì, duy tu sửa chữa, nâng cấp, chỉnh trang các công trình hạ tầng kỹ thuật theo phân cấp một cách đồng bộ, tránh lãng phí.
h) Chỉ đạo các phòng, ban và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý đường bộ trong phạm vi đô thị theo thẩm quyền được phân cấp; Phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan thực hiện công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
i) Lập cơ sở dữ liệu về đường đô thị và báo cáo tình hình quản lý đường đô thị trên địa bàn quản lý theo định kỳ 06 tháng (trước ngày 30 tháng 6), 01 năm (trước ngày 31 tháng 12) hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu gửi về Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng.
10. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng đường đô thị trên địa bàn theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Quản lý và chấp thuận việc sử dụng tạm thời hè phố trên địa bàn theo quy định. Chịu trách nhiệm báo cáo trước Ủy ban nhân dân cấp huyện về chấp thuận cho sử dụng tạm thời hè phố trong phạm vi cấp xã quản lý.
c) Phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan thực hiện công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý và sử dụng đường đô thị trên địa bàn theo quy định pháp luật.
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm, sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật.
1. Thủ trưởng các sở, ban ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; các tổ chức và cá nhân có liên quan trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm được giao có nhiệm vụ hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy định này.
2. Thủ trưởng các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đường đô thị phải thực hiện theo quy định này và các quy định về quản lý giao thông đô thị được quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP , Nghị định số 100/2013/NĐ-CP , Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT , Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị, Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, các cá nhân, tổ chức có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng bằng văn bản để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG, CẦU TRONG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG DO SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quy định phân công, phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được ban hành tại Quyết định số 22 /2016/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
STT |
Tên đường |
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Địa điểm |
Chiều dài (m) |
Ghi chú |
I |
ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH LONG |
|||||
1 |
Lê Thái Tổ |
Giáp đường Nguyễn Huệ |
Giáp cầu Lộ |
Phường 2 |
680 |
|
2 |
3/2 |
Giáp cầu Lộ |
Giáp đường 1/5 |
Phường 1 |
720 |
|
3 |
Trưng Nữ Vương |
Giáp đường Tô Thị Huỳnh |
Giáp cầu Phạm Thái Bường |
Phường 1 |
905 |
|
4 |
Hưng Đạo Vương |
Giáp đường Phan Bội Châu |
Giáp đường 2/9 |
Phường 1 |
900 |
|
5 |
2/9 |
Giáp cầu Thiềng Đức |
Giáp đường Mậu Thân |
Phường 1, Phường 3 |
1.015 |
|
6 |
Mậu Thân |
Giáp đường 2/9 |
Giáp đường Phó Cơ Điều |
Phường 3 |
1.565 |
|
7 |
Trần Phú |
Giáp cầu Lầu |
Giáp cầu chợ Cua |
Phường 4 |
2.400 |
|
8 |
Phạm Thái Bường |
Giáp cầu Phạm Thái Bường |
Giáp ngã tư Đồng quê |
Phường 4 |
2.450 |
|
9 |
30/4 |
Giáp đường 1/5 |
Giáp cầu Lầu |
Phường 1 |
520 |
|
10 |
1/5 |
Giáp đường Phan Bội Châu |
Giáp đường 30/4 |
Phường 1 |
340 |
|
11 |
Lê Văn Tám |
Giáp đường Tô Thị Huỳnh |
Giáp đường 19/8 |
Phường 1 |
380 |
|
12 |
Nguyễn Thị Út |
Giáp đường Hưng Đạo Vương |
Giáp đường Trần Văn Ơn |
Phường 1 |
310 |
|
13 |
Nguyễn Du |
Giáp cầu Kinh Cụt |
Giáp đường 2/9 |
Phường 1 |
420 |
|
14 |
Lý Thường Kiệt |
Giáp đường Nguyễn Văn Trổi |
Giáp đường 2/9 |
Phường 1 |
340 |
|
15 |
Lưu Văn Liệt |
Cầu Cái Cá |
Đường Lê Thái Tổ |
Phường 2 |
320 |
|
16 |
Tô Thị Huỳnh |
Giáp đường Phan Bội Châu |
Giáp cầu Cái Cá |
Phường 1 |
432 |
|
17 |
Phan Bội Châu |
Giáp đường 1/5 |
Giáp đường Tô Thị Huỳnh |
Phường 1 |
250 |
|
18 |
8/3 |
Giáp đường 14/9 |
Giáp cầu Long Thanh |
Phường 5 |
2.100 |
|
19 |
Hoàng Thái Hiếu |
Giáp đường 1/5 |
Giáp đường Lê Văn Tám |
Phường 1 |
540 |
|
20 |
Nguyễn Thị Minh Khai |
Giáp đường 30/4 |
Giáp đường Nguyễn Du |
Phường 1 |
740 |
|
21 |
19/8 |
Giáp đường Lê Văn Tám |
Giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai |
Phường 1 |
270 |
|
22 |
Trần Văn Ơn |
Giáp đường Nguyễn Thị Út |
Giáp đường Nguyễn Văn Bé |
Phường 1 |
300 |
|
23 |
14/9 |
Ranh Phường 5, thành phố Vĩnh Long và xã Thanh Đức, huyện Long Hồ |
Giáp cầu Thiềng Đức |
Phường 5 |
2400 |
Trùng với Đường tỉnh 902 |
24 |
Lê Lai |
Giáp đường Tô Thị Huỳnh |
Giáp đường Hoàng Thái Hiếu |
Phường 1 |
412 |
|
25 |
Nguyễn Chí Thanh |
Giáp bờ sông Cổ Chiên |
Giáp đường 14/9 |
Phường 5 |
640 |
|
26 |
Võ Thị Sáu |
Giáp đường 3/2 |
Giáp đường Nguyễn Thị Minh Khai |
Phường 1 |
360 |
|
27 |
Nguyễn Văn Nhã |
Giáp đường 1/5 |
Giáp đường Hưng Đạo Vương |
Phường 1 |
230 |
|
28 |
Hùng Vương |
Giáp đường Nguyễn Công Trứ |
Giáp đường 2/9 |
Phường 1 |
765 |
|
29 |
Phạm Hùng |
Giáp cầu Cái Cam |
Giáp ngã ba Long Châu (đường Nguyễn Huệ) |
Phường 2, Phường 9 |
2.630 |
|
30 |
Nguyễn Huệ |
Giáp ngã ba Long Châu (đường Phạm Hùng) |
Giáp cầu Tân Hữu |
Phường 2 |
1.700 |
|
31 |
Đinh Tiên Hoàng |
Giáp cầu Tân Hữu |
Ranh Phường 8, thành phố Vĩnh Long và xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ |
Phường 8 |
1.937 |
|
32 |
Võ Văn Kiệt |
Giáp đường Nguyễn Huệ |
Giáp Quốc lộ 53 (đường Phan Văn Đáng) |
Phường 2, Phường 9 |
2.000 |
|
33 |
Trần Đại Nghĩa |
Giáp cầu Hưng Đạo Vương |
Giáp Quốc lộ 57 (đường Trần Phú) |
Phường 4 |
2.416 |
|
34 |
Lê Minh Hữu |
Giáp đường Phạm Thái Bường |
Giáp đường Trần Phú |
Phường 4 |
478 |
|
II |
ĐƯỜNG TỈNH |
|
|
|
|
|
1 |
901 |
UBND xã Tích Thiện |
Km 25 + 250 ĐT 902 |
|
50km |
Đoạn qua đô thị |
2 |
902 |
Cầu Thiềng Đức (thành phố Vĩnh Long) |
Km 32 + 950 ĐT 902 |
|
33km |
Đoạn qua đô thị |
3 |
903 |
Km 11 + 320 Quốc lộ 53 |
Km 19 + 600 ĐT 902 |
|
15km |
Riêng đoạn qua thị trấn Cái Nhum do Uỷ ban nhân dân huyện Mang Thít quản lý |
4 |
904 |
Km 13 + 550 Quốc lộ 53 |
Km 65 + 700 Quốc lộ 54 |
|
26km |
Đoạn qua đô thị |
5 |
905 |
Km 2054 + 110 Quốc lộ 1 |
Km 13 + 100 ĐT 904 |
|
15km |
Đoạn qua đô thị |
6 |
906 |
Km 26 + 700 Quốc lộ 53 |
Km 83 + 700 Quốc lộ 54 |
|
17km |
Đoạn qua đô thị |
7 |
907 |
Km 2 + 600 ĐT 909 |
Km 71 + 000 Quốc lộ 54 |
|
91km |
Đoạn qua đô thị |
8 |
908 |
Km 2049 + 200 Quốc lộ 1 |
Km 33 + 600 Quốc lộ 54 |
|
29km |
Đoạn qua đô thị |
9 |
909 |
Km 8 + 500 ĐT 902 |
Km 62 + 035 Quốc lộ 54 |
|
39km |
Đoạn qua đô thị |
10 |
910 |
Km 2063 + 525 Quốc lộ 54 cũ - Thị xã Bình Minh) |
Cách điểm đầu khoảng 400m |
|
400m |
Đoạn qua đô thị |
III. CẦU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH LONG
TT |
Tên cầu |
Chiều dài (m) |
Ghi chú |
1 |
Phạm Thái Bường |
45 |
|
2 |
Lộ |
40 |
|
3 |
Lầu |
46 |
|
4 |
Mậu Thân |
26 |
|
5 |
Cái Cá |
44 |
|
6 |
Thiềng Đức |
117 |
|
7 |
Kè |
30 |
|
8 |
Cái Sơn Bé |
44 |
|
9 |
Bình Lữ |
30 |
|
10 |
Tân Hữu |
30 |
|
11 |
Hưng Đạo Vương |
44,42 |
|
Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 23/09/2015 | Cập nhật: 02/10/2015
Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 12/12/2013 | Cập nhật: 19/12/2013
Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Ban hành: 03/09/2013 | Cập nhật: 05/09/2013
Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Ban hành: 24/02/2010 | Cập nhật: 27/02/2010
Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 30/06/2009 | Cập nhật: 02/07/2009
Thông tư 04/2008/TT-BXD hướng dẫn quản lý đường đô thị do Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 20/02/2008 | Cập nhật: 22/02/2008