Quyết định 22/2000/QĐ-UB về Quy chế phân cấp quản lý về tổ chức và cán bộ, công chức nhà nước tỉnh Cần Thơ
Số hiệu: | 22/2000/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cần Thơ | Người ký: | Lê Nam Giới |
Ngày ban hành: | 10/03/2000 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2000/QĐ-UB |
Cần Thơ, ngày 10 tháng 03 năm 2000 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY CHẾ PHÂN CẤP QUẢN LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC TỈNH CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21-06-94;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26-02-1998;
Căn cứ Quyết định số 203-QĐ/TU ngày 17-07-1999 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cần Thơ ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ;
Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản ”Quy chế phân cấp quản lý về tổ chức và cán bộ, công chức nhà nước tỉnh Cần Thơ”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1661/QĐ.UBT.93 ngày 13-08-1993 của UBND tỉnh Cần Thơ “về ban hành quy chế phân cấp quản lý tổ chức và công chức - viên chức Nhà nước tỉnh Cần Thơ”; Quyết định số 48/1999/QĐ.UBT ngày 28-04-1999 của UBND tỉnh Cần Thơ “ về phân cấp thẩm quyền ký quyết định lương và công nhận hết thời gian tập sự, thử việc đối với công chức”.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, Chủ tịch UBND thị xã Vị Thanh, Chủ tịch UBND huyện, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC TỈNH CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2000/QĐ-UB ngày 10-3-2000 của UBND tỉnh Cần Thơ )
1- Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý về tổ chức và cán bộ, công chức;
2- Nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tổ chức và cán bộ, công chức;
3- Xây dựng tổ chức vững mạnh, nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức của cán bộ, công chức;
4- Tăng cường đoàn kết nhất trí, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và các chỉ tiêu, kế hoạch của cơ quan, đơn vị, địa phương đề ra.
Điều 5. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh:
1- Quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia tách, giải thể và quản lý:
a. Các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh .
b. Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức Hội).
c. Doanh nghiệp nhà nước .
2- Quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia tách, giải thể:
a.Các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện.
b.Chấp thuận cho thành lập Ban vận động các tổ chức quần chúng và thành lập các tổ chức quần chúng trong tỉnh Cần Thơ.
c. Cấp giấp phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ... của các cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành đóng trên địa bàn tỉnh.
1- Quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia tách, giải thể và quản lý:
a. Trường mầm non, trường mẫu giáo, Nhà trẻ, Trường tiểu học, Trường trung học cơ sở, Trường phổ thông dân tộc bán trú, nội trú (trước khi thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia tách, giải thể phải có thỏa thuận bằng văn bản của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo).
b.Các trạm, trại, đơn vị sự nghiệp tham khảo ý kiến Sở chuyên ngành và thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
2- Trực tiếp quản lý các phòng, Ban, các đơn vị sự nghiệp, kinh tế, tổ chức Hội thuộc UBND thành phố, UBND thị xã, UBND huyện (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện).
3- Quản lý UBND thị trấn, phường, xã (sau đây gọi chung là UBND cấp xã).
Điều 9. Chủ tịch UBND tỉnh quản lý cán bộ, công chức bao gồm các chức danh sau đây:
1- Giám đốc, phó Giám đốc Sở; Trưởng, Phó các cơ quan Ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên UBND cấp huyện.
2- Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng doanh nghiệp nhà nước .
3- Chánh Văn phòng, Trưởng ban chuyên môn thuộc UBND thành phố Cần Thơ.
4- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc:
-Trung tâm Đại học tại chức.
-Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Cần Thơ.
-Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật tỉnh Cần Thơ.
-Trường Công nhân Kỹ thuật tỉnh Cần Thơ.
-Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cần Thơ.
5- Chủ tịch, Phó Chủ tịch tổ chức Hội cấp tỉnh.
6- Quản lý hành chính nhà nước theo lãnh thổ các chức danh: Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước, Trưởng, Phó các cơ quan, đơn vị thuộc hệ Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh Cần Thơ.
Điều 10. Chủ tịch UBND cấp huyện quản lý các chức danh cán bộ, công chức sau đây:
1- Chánh, Phó Văn phòng, Trưởng, Phó phòng, Ban chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện (trừ các danh nêu tại khoản 3, điều 9, Chương III - Quy chế này), Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã.
2- Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND cấp huyện quản lý.
3- Trưởng, Phó (hoặc Chủ tịch, Phó Chủ tịch) các tổ chức Hội cấp huyện.
4- Trưởng, Phó ( hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc) các đơn vị sự nghiệp cấp huyện kinh phí hoạt động do ngành dọc quản lý và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thì cấp huyện và cấp Sở chuyên ngành quản lý song trùng. Riêng tổ chức và nhân sự Trung tâm Y tế huyện thực hiện theo Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 03-01-1998 của Chính phủ và Quyết định số 2911/1998/QĐ.UBT ngày 24-10-1998 của UBND tỉnh Cần Thơ.
5- Các chức danh cán bộ, công chức còn lại thuộc cơ quan, đơn vị nào do Thủ trưởng trực tiếp của cơ quan, đơn vị đó quản lý.
1- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Trưởng, Phó ban, Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc Bệnh viện (trừ Giám đốc Bệnh viện Đa khoa), Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm, Trưởng, Phó đoàn nghệ thuật, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các Trường Trung học chuyên nghiệp, Phổ thông trung học và các chức danh tương đương khác...trực thuộc Sở, Ban, ngành tỉnh.
2- Các chức danh cán bộ, công chức còn lại thuộc đơn vị nào do Thủ trưởng trực tiếp của đơn vị đó quản lý.
Điều 12. Bổ nhiệm, phê phán, miễn nhiệm, kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức:
1- Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm, phê chuẩn, miễn nhiệm, kỷ luật hành chính đối với các chức danh cán bộ, công chức:
a. Các chức danh cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh quy định tại khoản 1,2,3,4,5 Điều 9 Chương III Quy chế này.
b. Quyết định kỷ luật hành chính đối với công chức thộc ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, ngạch chuyên chính và tương đương.
2-Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định bổ nhiệm, phê chuẩn, miễn nhiệm, kỷ luật hành chính đối với các chức danh cán bộ, công chức:
a. Chánh, Phó Văn phòng, Trưởng, Phó Phòng, Ban, Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm và các chức danh tương đương khác thuộc UBND cấp huyện (trừ chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế; Chánh Văn phòng, trưởng ban chuyên môn thuộc UBND thành phố Cần Thơ).
. Các chức danh cán bộ, công chức nêu trên trước khi bổ nhiệm, miễn nhiệm, Chủ tịch UBND cấp huyện tham khảo ý kiến Giám đốc Sở chuyên ngành và đề nghị thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
b. Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã; các chức danh ở tổ chức Hội cấp huyện thực hiện phê chuẩn và thi hành kỷ luật hành chính.
c. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Nhà trẻ, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường mầm non, Trường mẫu giáo, Trường tiểu học,Trường Trung học cơ sở, Trường Phổ thông trung học bán trú, nội trú, Trường chuyên nghiệp dạy nghề ( riêng đối với Trường bán công dân lập thực hiện theo quy chế Bộ Giáo dục - Đào tạo) thuộc UBND cấp huyện quản lý.
d. Các chức danh cán bộ, công chức còn lại.
đ. Các chức danh cán bộ, công chức nêu tại khoản 2a, 2c, Điều 12, Chương III- Quy chế này, thuộc ngạch chuyên viên và tương đương khi vi phạm kỷ luật từ hình thức hạ ngạch lương trở lên Chủ tịch UBND cấp huyện báo cáo Ban Tổ chức chính quyền tỉnh; sau khi có ý kiến thống nhất của Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền bằng văn bản thì Chủ tịch UBND huyện ra quyết định kỷ luật.
e. Chủ tịch UBND huyện xét thấy việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước của ngành dọc cấp trên chưa hợp lý hoặc không thống nhất trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật các chức danh cán bộ, công chức Trưởng, Phó Phòng, Ban và tương đương...thì Chủ tịch UBND huyện cùng Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành đó và Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
3- Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật hành chính đối với các chức danh cán bộ, công chức:
a. Trưởng, Phó Phòng, Ban, Giám đốc, Phó Giám đốc Bệnh viện, Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm, Chi cục trưởng, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường nghiệp vụ, dạy nghề, Trưởng, Phó đoàn nghệ thuật và các chức danh tương đương khác trực thuộc Sở (trừ các chức danh cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh tại điểm 1c, Điều 12, Chương III- Quy chế này). Trước khi bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật hành chính có thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
b. Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh, các huyện thực hiện theo Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 03-01-1998 của Chính phủ và Quyết định số 2911/1998/QĐ.UBT ngày 24-10-1998 của UBND tỉnh Cần Thơ.
c. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông trung học trực thuộc Sở đóng trên địa bàn thành phố, thị xã, huyện; trước khi bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật phải có thỏa thuận bằng văn bản với Chủ tịch UBND huyện đó và gởi quyết định về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh để theo dõi.
d. Các chức danh cán bộ, công chức còn lại.
. Các chức danh nêu tại khoản 3a, 3b, 3c, 3d, Điều 12, Chương III- Quy chế này, thuộc ngạch lương chuyên viên và tương đương nếu vi phạm kỷ luật từ hình thức hạ ngạch lương trở lên. Giám đốc Sở, Trưởng Ban, ngành tỉnh báo cáo về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh; sau khi có ý kiến bằng văn bản của Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành tỉnh ra quyết định kỷ luật ( thực hiện theo Thông tư 05/1999/TT-TCCP ngày 27-03-1999 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ).
Điều 13. Điều động, thuyên chuyển biệt phái cán bộ và tuyển dụng công chức:
1- Chủ tịch UBND tỉnh quyết định điều động, tiếp nhận, thuyên chuyển cán bộ, công chức trong và ngoài tỉnh theo yêu cầu công tác gồm các chức danh:
a. Các chức danh cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh tại khoản 1, 2, 3, 4, Điều 9, Chương III-Quy chế này.
b. ủy quyền cho Trưởng ban Tổ chức Chính quyền tỉnh quyết định điều động, tiếp nhận, thuyên chuyển công tác trong và ngoài tỉnh đối với các chức danh cán bộ, công chức cấp Trưởng, Phó Phòng, Ban và tương đương trở xuống.
c. Việc tuyển dụng công chức của Sở, Ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và phải qua kỳ thi tuyển công chức theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức.
. Trường hợp cán bộ, viên chức từ cơ quan công an, quân đội, doanh nghiệp nhà nước chuyển công tác sang các cơ quan quản lý nhà nước, nếu tuyển dụng trước ngày 23-05-1993, phải qua sát hạch trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để xếp vào ngạch công chức theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức; tuyển dụng sau ngày 23-05-1993 phải qua thi tuyển công chức theo quy định hiện hành.
2- Chủ tịch UBND huyện quyết định điều động, thuyên chuyển, biệt phái đối với cán bộ, công chức từ cơ quan này sanh cơ quan khác trong phạm vi huyện theo yêu cầu công tác và trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn chức danh công chức, biên chế được phân bổ hàng năm (riêng các chức danh cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của huyện nêu tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 10, Chương III - Quy chế này, trước khi điều động, thuyên chuyển, biệt phái...trao đổi với Giám đốc Sở quản lý ngành và đề nghị thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng ban ban Tổ chức chính quyền tỉnh).
3- Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành tỉnh quyết định điều động, thuyên chuyển, biệt phái công chức theo yêu cầu công tác, nhưng phải bảo đảm phù hợp tiêu chuẩn chức danh công chức trong phạm vi nội bộ Sở, Ban, ngành tỉnh gồm các chức danh sau:
a. Giám đốc, Phó Giám đốc Bệnh viện; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng; Trưởng, Phó phòng, Ban và các chức danh tương đương khác thuộc thẩm quyền quản lý của Sở, Ban, ngành tỉnh... Trước khi điều động, thuyên chuyển, biệt phái công tác phải có văn bản thỏa thuận của Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
b. Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố, thị xã thực hiện theo Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 03-01-1998 của Chính phủ và Quyết định sơ 2911/1998/QĐ.UBT ngày 24-10-1998 của UBND tỉnh Cần Thơ.
c. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông trung học trực thuộc Sở quản lý đóng trên địa bàn thành phố, thị xã, huyện nào thì trước khi điều động, thuyên chuyển, biệt phái công tác, có sự thỏa thuận bằng văn bản của Chủ tịch UBND huyện đó.
d. Các chức danh cán bộ, công chức còn lại thuộc Sở, Ban, ngành nào do Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành đó quyết định.
Điều 14. Bổ nhiệm và ngạch công chức nhà nước khi hết thời gian tập sự, thử việc:
Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện quyết định công nhận hết thời gian tập sự và bổ nhiệm chính thức cho công chức vào ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống ( Đối với dạng hợp đồng thử việc trong chỉ tiêu biên chế, chỉ ra thông báo hợp đồng dài hạn khi kết thúc thời gian thử việc, không ra quyết định bổ nhiệm chính thức), kể cả quyết định chấm dứt hợp đồng nếu xét thấy người tập sự không đạt tiêu chuẩn và gởi Quyết định (bản chính) về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh để theo dõi ( thời gian công nhận hết tập sự, thử việc căn cứ theo Thông tư 04/1999/TT-TCCP ngày 20-03-1999 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ).
CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG, HƯU TRÍ, NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH MỘT LẦN
Điều 15. Chính sách tiền lương:
1- Chủ tịch UBND tỉnh giao Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh căn cứ vào hướng dẫn của Nhà nước xếp lại lương cho cán bộ, công chức ( do thay đổi nhiệm vụ hoặc do điều động cán bộ từ cơ quan Đảng, Đoàn thể, Quân đội, Công an, doanh nghiệp nhà nước sang) và lập danh sách nâng bậc lương hàng năm đối với ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống ( kể cả các chức danh cơ quan, đơn vị đang hợp đồng trong bảng lương, hưởng lương từ ngân sách) gửi về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh ra quyết định xếp lương và nâng bậc lương hàng năm và gửi Quyết định (bản chính) về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh để theo dõi.
. Riêng cán bộ , công chức được điều động công tác ở tổ chức Hội hay những tổ chức Hội cấp tỉnh được giao chỉ tiêu biên chế, giao Trưởng ban Ban tổ chức chính quyền tỉnh quyết định xếp lương và nâng bậc lương hàng năm theo quy định từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống.
2- Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh có trách nhiệm lập danh sách xếp lương và nâng bậc lương hàng năm đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương theo đề nghị của Sở, Ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện trình UBND tỉnh quyết định.
3- Đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh lập danh sách trình Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ quyết định.
4- Giao Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ vào hướng dẫn của Nhà nước thực hiện việc xếp lại lương cho cán bộ, công chức (do thay đổi nhiệm vụ, hoặc do điều động, thuyên chuyển từ các cơ quan Đảng, Đoàn thể, Công an, Quân đội, doanh nghiệp nhà nước sang) và lập danh sách nâng bậc lương hàng năm ( kể cả cán bộ, công chức điều động công tác ở các tổ chức Hội thuộc UBND cấp huyện quản lý ), đối với ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống ( kể cả các chức danh cơ quan, đơn vị đang hợp đồng trong bảng lương, hưởng lương từ ngân sách) gởi về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh; sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định xếp lại lương, quyết định nâng bậc lương hàng năm và gởi quyết định (bản chính) về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh để theo dõi.
5- Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định xếp và nâng bậc sinh hoạt phí đối với cán bộ đảm nhận theo 04 chức danh chuyên môn ở xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23-01-1998 của Chính phủ (Địa chính, Tư pháp, Tài chính- Kế toán, Văn phòng UBND), sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh và gởi quyết định nâng bậc sinh hoạt phí (bản chính) về Ban Tổ chức chính quyền tỉnh để theo dõi.
Điều 16. Chính sách hưu trí, nghỉ việc hưởng chính sách một lần:
1- Chủ tịch UBND tỉnh quyết định nghỉ hưu, nghỉ việc hưởng chính sách một lần gồm các chức danh cán bộ, công chức:
a. Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, Trưởng, Phó Ban, ngành tỉnh; Chánh, Phó Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.
b. Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp Nhà nước .
c. Chủ tịch, Phó Chủ tịch (hoặc cấp trưởng, cấp phó), là cán bộ, công chức được điều động, biệt phái sang công tác ở các tổ chức Hội cấp tỉnh.
d. Các chức danh cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh nêu ở khoản 3, 4 Điều 9, Chương III-Quy chế này.
2- Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Trưởng ban Ban Tổ chức chính quyền tỉnh quyết định nghỉ hưu, nghỉ việc hưởng chính sách một lần các chức danh cán bộ, công chức cơ quan hành chính sự nghiệp ( trừ các chức danh cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh) ở các Sở, Ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; kể cả cán bộ, công chức được điều động, biệt phái sang công tác ở các tổ chức Hội và các chức danh cán bộ thị trấn, phường, xã trong tỉnh Cần Thơ.
Thông tư 05/1999/TT-TCCP hướng dẫn thực hiện Nghị định 97/1998/NĐ-CP về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức Ban hành: 27/03/1999 | Cập nhật: 16/12/2009
Thông tư 04/1999/TT-TCCP hướng dẫn Nghị định 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Ban hành: 20/03/1999 | Cập nhật: 19/02/2013
Nghị định 09/1998/NĐ-CP năm 1998 sửa đổi Nghị định 50/CP của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn Ban hành: 23/01/1998 | Cập nhật: 08/12/2009
Nghị định 01/1998/NĐ-CP về hệ thống tổ chức y tế địa phương Ban hành: 03/01/1998 | Cập nhật: 10/02/2011