Quyết định 2144/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch phát triển sản xuất vùng nguyên liệu Cam vàng gắn với nhà máy chế biến nước hoa quả đóng hộp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: 2144/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đức Quyền
Ngày ban hành: 12/06/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

Y BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2144/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 12 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÙNG NGUYÊN LIỆU CAM VÀNG GẮN VỚI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NƯỚC HOA QUẢ ĐÓNG HỘP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 4833/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 90/TTr-SNN&PTNT ngày 08/5/2015; trên cơ sở đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1502/SKHĐT-KTNN ngày 05/6/2015 về việc báo cáo kết quả thẩm định Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch phát triển sản xuất vùng nguyên liệu Cam vàng gắn với nhà máy chế biến nước hoa quả đóng hộp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch phát triển sản xuất vùng nguyên liệu Cam vàng gắn với nhà máy chế biến nước hoa quả đóng hộp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:

I. Tên dự án: Quy hoạch phát triển sản xuất vùng nguyên liệu Cam vàng gắn với nhà máy chế biến nước hoa quả đóng hộp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

II. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa.

III. Chủ đầu tư: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.

IV. Mục tiêu của dự án quy hoạch

- Hình thành được vùng sản xuất Cam vàng với quy mô lớn nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, từng bước nâng cao chất lượng và sản lượng để mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.

- Từng bước đưa Cam vàng trở thành thương hiệu, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung và thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng được vùng trồng Cam vàng phát triển ổn định, lâu dài gắn với xây dựng nhà máy chế biến và công tác tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

V. Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch

1. Phạm vi quy hoạch: Trên địa bàn các huyện Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Bá Thước, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Thạch Thành.

2. Thời kỳ quy hoạch: Thời kỳ 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030.

VI. Nhiệm vụ quy hoạch

- Phân tích đánh giá tình hình sản xuất cam tại vùng quy hoạch;

- Phân tích nhu cầu tiêu thụ cam trên địa bàn tỉnh, trong nước, trong khu vực và trên thế giới;

- Phân tích, dự báo những yếu tố tác động đến vùng quy hoạch;

- Quy hoạch vùng nguyên liệu cam gắn với xây dựng nhà máy chế biến Cam vàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Đề xuất danh mục các dự án ưu tiên đầu tư;

- Xây dựng các giải pháp phát triển Cam vàng (sử dụng đất, giống, khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực...); giải pháp về chính sách khuyến khích phát triển cam; giải pháp để quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch.

VII. Nội dung Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch phát triển sản xuất vùng nguyên liệu Cam vàng gắn với nhà máy chế biến nước hoa quả đóng hộp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH

II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

Phần thứ nhất: Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng quy hoạch

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Vị trí địa lý vùng quy hoạch.

2. Khí hậu thời tiết: Nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng, lượng mưa, các yếu tố thời tiết khí hậu khác, đánh giá chung về thời tiết khí hậu của vùng so sánh với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây Cam vàng.

3. Yêu cầu đất đai đối với sự phát triển cây Cam vàng

3.1. Quỹ đất cho vùng sản xuất Cam vàng ở Thanh Hóa: Quỹ đất phân theo loại đất sử dụng; quỹ đất phân theo độ dốc, tầng dày; quỹ đất phân theo nguồn gốc.

3.2. Đánh giá tính thích hợp của đất đối với cây Cam vàng

II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng của vùng quy hoạch.

2. Dân số và lao động.

3. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN VÙNG QUY HOẠCH

1. Thuận lợi.

2. Khó khăn.

Phần thứ hai: Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ cây cam trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ CÂY CAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

1. Diện tích, năng suất, sản lượng cam tại Thanh Hóa: Diện tích, năng suất, sản lượng sản xuất cam tại Thanh Hóa trong 5 năm gần đây (2011 - 2015); cơ cấu chủng loại giống cam.

2. Tình hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Tình hình sơ chế, bảo quản, chế biến, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,...

3. Tình hình ứng dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất cam tại Thanh Hóa.

3.1. Về sử dụng các tiến bộ kỹ thuật.

3.2. Về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

4. Tình hình hệ thống kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất cam của tỉnh: Hệ thống thủy lợi; hệ thống giao thông trục chính nội vùng; hệ thống điện và các công trình phụ trợ khác.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

1. Đánh giá kết quả đạt được.

2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.

Phần thứ ba: Quy hoạch vùng trồng Cam vàng gắn với nhà máy chế biến nước hoa quả đóng hộp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VÙNG QUY HOẠCH

1. Tình hình sản xuất và nhu cầu tiêu thụ cam trên thế giới và trong nước

2. Dự báo các yếu tố tác động đến vùng quy hoạch.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Quan điểm quy hoạch.

2. Mục tiêu quy hoạch

- Mục tiêu chung.

- Mục tiêu cụ thể.

III. QUY HOẠCH VÙNG TRỒNG CAM VÀNG GẮN VỚI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NƯỚC HOA QUẢ ĐÓNG HỘP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

1. Quy hoạch vùng sản xuất Cam vàng gắn với nhà máy chế biến nước hoa quả đóng hộp.

1.1. Phương án quy hoạch về diện tích vùng Cam vàng.

a) Phương án quy hoạch diện tích Cam vàng theo mức độ thích nghi.

b) Đánh giá mức độ khai thác và sử dụng quỹ đất có khả năng phát triển sản xuất Cam vàng.

c) Đề xuất phương án quy hoạch vùng Cam vàng chất lượng cao gắn với nhà máy chế biến nước hoa quả đóng hộp.

1.2. Phương án quy hoạch về lựa chọn xác định giống Cam vàng.

2. Quy hoạch mạng lưới tiêu thụ Cam vàng.

2.1. Xác định quy mô sản lượng Cam vàng.

2.2. Phương án tiêu thụ Cam vàng gắn với nhà máy chế biến nước hoa quả đóng hộp.

3. Quy hoạch kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển vùng nguyên liệu Cam vàng.

3.1. Quy hoạch hệ thống giao thông vận tải.

3.2. Quy hoạch hệ thống thủy lợi.

3.3. Trung tâm giống.

III. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

Phần thứ tư: Các giải pháp thực hiện Quy hoạch

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về đất đai

2. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến nông

3. Giải pháp thị trường tiêu thụ và xúc tiến thương mại

4. Giải pháp về tổ chức sản xuất

5. Giải pháp về cơ chế, chính sách đối với vùng quy hoạch

6. Giải pháp về vốn đầu tư.

7. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.

II. HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Hiệu quả kinh tế.

2. Hiệu quả xã hội, môi trường.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

2. Kiến nghị.

VIII. Sản phẩm của dự án: Số lượng báo cáo thuyết minh và bản đồ theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT .

IX. Thời gian thực hiện: Hoàn thành và trình phê duyệt trong Quý IV năm 2015.

X. Nguồn kinh phí: Do Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn chịu trách nhiệm chi trả.

Điều 2. Trách nhiệm của các sở

Sở Nông nghiệp và PTNT căn cứ nội dung Đề cương nhiệm vụ được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này để triển khai thực hiện các bước tiếp theo, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật.

Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm giải quyết các công việc liên quan đến đơn vị mình; đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian và đúng quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nông nghiệp và PTNT; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa; Thủ trưởng các ngành, đơn vị, Tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ (để thực hiện);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền