Quyết định 2142/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: 2142/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Đặng Quốc Vinh
Ngày ban hành: 02/08/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2142/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 02 tháng 08 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 17/11/2014;

Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thphát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định s92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ vphê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKH ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét đề nghị của SLao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 725/TTr-LĐTBXH ngày 20/6/2016, sau khi có ý kiến thống nhất của các Sở, ngành liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Mục tiêu chung:

- Phát triển hệ thống mạng lưới trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo hướng đồng bộ, tập trung, tinh gọn, cơ cấu hợp lý cả về trình độ và ngành nghề đào tạo; gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp và thị trường lao động; đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, góp phần phục vụ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Chất lượng đào tạo một số ngành nghề đạt trình độ tương đồng với các địa phương phát triển trong nước và các nước phát triển trong khu vực; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, phổ cập nghề cho người lao động; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bn vững và đảm bảo an sinh xã hội.

- Làm cơ sở cho việc hoạch định các chủ trương, chương trình, kế hoạch, dự án và chính sách đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp cho thời kỳ dài hạn, 05 năm và hàng năm của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2016 - 2020:

- Đầu tư, nâng cấp Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức và Trường Cao đẳng nghề Công nghệ thành trường chất lượng cao; nâng cấp Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh thành Trường Cao đang nghề Hà Tĩnh; tiếp tục rà soát, sáp nhập một số trung tâm công lập hoạt động kém hiệu quả vào trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm GDNN công lập đóng trên cùng địa bàn; cấp phép đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho một s doanh nghiệp; mở rộng ngành nghề, nâng cao quy mô đào tạo của các cơ sgiáo dục nghề nghiệp; chấm dứt hoạt động dạy nghề của các đơn vị không phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 24 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (26 cơ sở đào tạo).

- Tổng shọc viên tuyển mới giai đoạn 2016 - 2020 là 100.000 người. Trong đó trình độ cao đẳng 10.000 ni, chiếm 10%; trình độ trung cấp 25.000 người, chiếm 25%; trình độ sơ cấp 65.000 người, chiếm 62%. Tỷ lệ học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chiếm từ 40% đến 45% trong tổng số học sinh tốt nghiệp THCS và THPT. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 70%.

b) Giai đoạn 2021 - 2030:

- Tái cấu trúc mạnh mẽ cơ sgiáo dục nghề nghiệp; tập trung vào các trường cao đẳng và trung cấp, đào tạo đa cấp trình độ, đa ngành nghề; đẩy mạnh hoạt động liên kết đào tạo của các trường trung cấp, cao đng; thu hút đầu tư thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài tại Khu kinh tế Vũng Áng; nâng cấp một số trung tâm giáo dục nghề nghiệp thành trường trung cp tại một shuyện, thị xã có khu kinh tế trọng điểm và nhu cầu đào tạo ln như: Thị xã Kỳ Anh, huyện Hương Sơn; thành lập mới trung tâm giáo dục nghề nghiệp tại một sđịa phương mới chia tách. Đến năm 2030, toàn tỉnh có 28 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (30 cơ sđào tạo).

- Đào tạo mới cho khoảng 120.000 người; trong đó số được đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 45%, đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác chiếm 55%.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quy mô tuyển sinh

1.1. Quy mô tuyển sinh đến năm 2020:

Tập trung tăng nhanh quy mô đào tạo; mở rộng ngành nghề đào tạo trên một số lĩnh vực và các cụm ngành chyếu, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh trong giai đoạn tới như: Sắt thép; sản phẩm từ thép; chế biến thực phẩm; công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ; dệt may; xây dựng...

Đến năm 2020, có trên 100 nghề và nhóm nghề được các cơ sở đào tạo trên địa bàn tổ chức tuyển sinh; trong đó: Trình độ cao đẳng nghề được đào tạo với 64 nghề, trình độ trung cấp nghề 68 nghề, trình độ sơ cấp nghề 73 nghề.

Tổng quy mô tuyển sinh đạt 27.000 người/năm. Trong đó:

- Trình độ cao đẳng: 3.200 người, chiếm 12%; trung cấp: 6.800 người, chiếm 25%; trình độ sơ cấp và đào tạo theo chương trình giáo dục nghề nghiệp khác: 17.000 người, chiếm 63%.

- Lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 6.350 người, chiếm 24%; công nghiệp - xây dựng: 8.700 người, chiếm 32%; thương mại - dịch vụ: 11.950 người, chiếm 44%.

1.2. Quy mô tuyển sinh đến năm 2030:

Đến năm 2030, có trên 118 nghề và nhóm nghề được các cơ sở đào tạo trên địa bàn tổ chức tuyển sinh; trong đó: Trình độ cao đẳng nghề được đào tạo với 86 nghề, trình độ trung cấp ngh105 nghề, trình độ sơ cp nghề 73 nghề. Tng quy mô tuyển sinh đạt 30.000 người/năm. Trong đó:

- Trình độ cao đẳng 4.000 người, chiếm 13%; trung cấp 8.000 người, chiếm 27%; trình độ sơ cấp và đào tạo theo cơng trình giáo dục nghề nghiệp khác 18.000 người, chiếm 60%.

- Lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp: 6.050 người, chiếm 20%; công nghiệp - xây dựng: 9.790 người, chiếm 33%; thương mại - dịch vụ: 14.160 ngưi, chiếm 47%.

2. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

2.1. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2020:

- Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được cấu trúc theo hướng tăng quy mô đào tạo, giảm đầu mối; hạn chế thành lập mi các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; nâng cấp trường trung cấp có đủ điều kiện thành trường cao đẳng và nâng cấp trung tâm giáo dục nghề nghiệp lên trường trung cấp tại một số địa bàn trọng điểm kinh tế của tỉnh khi có nhu cầu; tại các huyện, thành phố, thị xã đã có trường cao đẳng hoặc trường trung cấp công lập, không thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp trực thuộc UBND cp huyện; sáp nhập các cơ sở đào tạo cùng đóng trên một địa bàn, cùng chức năng, có nguồn lực đầu tư hạn chế và chưa phát huy tt hiệu quả. Cụ thể:

+ Thành lập Trường Cao đẳng nghề trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.

+ Sáp nhập Trung tâm Dạy chữ, Dạy nghề Hội người mù vào Trung tâm Dạy nghề - Giới thiệu và Giải quyết việc làm cho người tàn tật Hà Tĩnh; sáp nhập Trung tâm Dạy nghề - Hướng nghiệp và GDTX thị xã Hồng Lĩnh vào Trường Trung cấp Kỹ nghệ Hà Tĩnh;

+ Chấm dứt hoạt động dạy nghề tại Trung tâm Dạy nghề - Hướng nghiệp và GDTX thành ph Hà Tĩnh và sáp nhập vào Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và GDTX tỉnh.

- Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 24 đơn vị (26 cơ sở đào tạo), cụ thể như sau:

+ Theo loại hình cơ sở đào tạo, gồm: 07 trường cao đẳng (08 cơ sở đào tạo), 04 trường trung cấp, 04 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;

+ Theo hình thức sở hữu, gồm: Cơ sở công lập trực thuộc Trung ương: 02 đơn vị; cơ sở công lập trực thuộc UBND tnh và Sở, ngành cấp tỉnh: 06 đơn vị; cơ sở công lập trực thuộc UBND cấp huyện: 10 đơn vị; cơ sở trực thuộc các tổ chức hội, đoàn thể: 02 đơn vị; cơ sở trực thuộc doanh nghiệp: 01 đơn vị; cơ sở tư thục: 03 đơn vị.

+ Theo địa bàn, gồm: Thành phố Hà Tĩnh có 08 cơ sở; thị xã Kỳ Anh có 03 cơ sở; thị xã Hồng Linh có 02 cơ sở; huyện Thạch Hà có 04 cơ sở; huyện Can Lộc có 02 cơ sở; 07 huyện còn lại gồm: Cẩm Xuyên, Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ, Lộc Hà, Nghi Xuân, mỗi huyện có 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

2.2. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030:

- Tái cu trúc mạnh mẽ cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tập trung vào các trường cao đẳng, trung cấp, đào tạo đa cấp trình độ, đa ngành nghề; đẩy mạnh hoạt động liên kết đào tạo; thu hút đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề có yếu tố nước ngoài; nâng cấp trung tâm giáo dục nghề nghiệp tại một số địa phương có các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh thành trường trung cấp. Cụ thể:

+ Thành lập Trường Cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh vi nước ngoài tại Khu kinh tế Vũng Áng;

+ Thành lập mới Trường Trung cấp tại huyện Hương Sơn trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Hương Sơn;

+ Thành lập mới Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp tại huyện Kỳ Anh.

- Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 26 đơn vị (28 cơ sở đào tạo), cụ thể như sau:

+ Theo loại hình cơ sở đào tạo, gồm: 07 trường cao đẳng (09 cơ sở đào tạo), 05 trường trung cấp, 04 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;

+ Theo hình thức sở hữu, gồm: Cơ sở công lập trực thuộc Trung ương: 02 đơn vị; cơ sở công lập trực thuộc UBND tỉnh và Sở, ngành cấp tnh: 06 đơn vị; cơ sở công lập trực thuộc UBND cấp huyện: 11 đơn vị; cơ sở trực thuộc các tổ chức hội, đoàn thể: 02 đơn vị; cơ sở trực thuộc doanh nghiệp: 01 đơn vị; Cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài: 01 đơn vị; cơ sở tư thục: 03 đơn vị.

+ Theo địa bàn, gồm: Thành phố Hà Tĩnh có 8 cơ sở; thị xã Kỳ Anh có 04 cơ sở; thị xã Hồng Lĩnh có 02 cơ sở; huyện Thạch Hà có 04 cơ sở; huyện Can Lộc có 02 cơ sở; huyện Hương Sơn có 01 trường trung cấp, 7 huyện còn lại gồm: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Lộc Hà, Nghi Xuân, mỗi huyện có 01 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

3. Quy hoạch phát trin đội ngũ giáo viên trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp

3.1. Đội ngũ giáo viên đến năm 2020:

Để đm bảo quy mô đào tạo theo quy hoạch, đến năm 2020 tổng số giảng viên, giáo viên dạy nghề cơ hữu tại các cơ sở giáo dục nghnghiệp là 940 người; tỷ lệ 20 HV/01 GV. Trong đó:

- Trình độ tiến sĩ 03 người, chiếm 0,3%; thạc sĩ 230 người, chiếm 24,5%; đại học 650 người, chiếm 69,1%; cao đẳng 32 người, chiếm 3,4%; trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật 25 người, chiếm 2,7%.

- Phấn đấu 80% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, tin học. 50% nhà giáo dạy các ngành nghề trọng điểm khu vực và quc tế đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định.

- Có 50% nhà giáo thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao về công nghệ mới, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm, khi sdoanh nghiệp kiến thức hội nhập quốc tế.

3.2. Đội ngũ giáo viên đến năm 2030:

Tổng số giảng viên, giáo viên dạy nghề cơ hữu tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 1.240 người; tỷ lệ 18 HV/01 GV. Trong đó:

- Trình độ tiến sĩ 05 người, chiếm 0,4%; thạc sĩ 330 người, chiếm 26,8%; đại học 865 người, chiếm 69,6%; cao đẳng 30 người, chiếm 2,2%; trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật 10 người, chiếm 0,9%.

- Phấn đấu trên 90% nhà giáo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, knăng nghề, nghiệp vụ sư phạm, tin học. 80% nhà giáo dạy các ngành nghề trọng điểm quc gia, quốc tế đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định.

- Có 80% nhà giáo thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao về công nghệ mới, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm, khi sự doanh nghiệp và kiến thức hội nhập quốc tế.

4. Cơ sở vật chất

- Giai đoạn t 2016 - 2020: Tng diện tích đất quy hoạch cho các cơ sở dạy nghề khoảng 764.100 m2. Tổng diện tích xây dựng 152.436 m2. Trong đó: Diện tích phòng học lý thuyết: 38.115 m2; phòng, xưởng thực hành: 99.175 m2; thư viện: 7.356 m2; phòng làm việc và nhà hiệu bộ: 7.789 m2.

- Giai đoạn từ 2021 - 2030: Tổng diện tích đất quy hoạch cho các cơ sở dạy nghề khoảng 901.800 m2. Tổng diện tích xây dựng 181.152 m2. Trong đó: Diện tích phòng học lý thuyết: 42.850 m2; phòng, xưng thực hành: 118.750 m2; thư viện: 8.751 m2; phòng làm việc và nhà hiệu bộ: 10.801 m2.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Đi mới việc quản lý, tổ chức thực hiện:

- Tiếp tục sắp xếp, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực dạy nghề; tăng cường trách nhiệm chđạo, điều hành và hiệu quả thực hiện của các cấp.

- Thực hiện chặt chẽ các quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thcác cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng hạn chế tối đa việc thành lập mới trường cao đẳng, trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập; chthành lập mới tại các địa phương chưa có cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc thành lập mới các trường cao đẳng, trung cấp công lập trên cơ sở nâng cấp, sáp nhập các cơ sgiáo dục nghề nghiệp hiện có; khuyến khích thành lập mới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Thực hiện đúng các quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và xếp hạng cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng cưng tự kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và kiểm định chương trình đào tạo giáo dc nghề nghiệp.

- Hướng dn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ, tiến đến giao quyn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Từng bước tái cấu trúc lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng giảm đầu mối, tăng quy mô tuyển sinh; các trường cao đẳng, trung cấp đào tạo đa cấp trình độ, đa ngành nghề; tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và trên thế giới một sngành nghề yêu cầu lực lượng lao động có cht lượng cao mà các cơ sở đào tạo trong tỉnh chưa đáp ứng.

- Hưng dẫn xây dựng, phê duyệt quy chế hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Điều lệ trường cao đng, Điều lệ trường trung cấp và Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương ban hành.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp giữa các cấp, ngành và các địa phương.

2. Giải pháp về các điều kiện đảm bảo chất lượng:

2.1. Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý để thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; đào tạo chuyển đi một sgiáo viên dạy văn hoá dư thừa sang hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở các nghề tương ứng.

- Củng c, phát triển Khoa sư phạm tại Trường Cao đẳng nghề Việt Đức đủ năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưng kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề trên địa bàn tnh. Thành lập bộ phận bồi dưỡng giáo viên thuộc Trường Đại học Hà Tĩnh; lựa chọn một số cán bộ quản lý, giáo viên có năng lực và kinh nghim làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các cơ sở giáo dục - đào tạo nói chung và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói riêng khi có nhu cầu.

- Thực hiện tốt các quy định về chế độ làm việc, chính sách ưu đãi, phụ cấp đặc thù của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tôn vinh các nhà giáo đạt thành tích xuất sắc hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

- Huy động các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, nông dân sản xuất giỏi tham gia giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghnghiệp.

2.2. Về chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy

- Đi với các nghề trọng điểm, căn cứ chương trình được Bộ ban hành các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng, ban hành bộ giáo trình tương ứng, các nghề không được quy hoạch nghề trọng điểm, các cơ sở đào tạo căn cứ quy định vchuẩn đầu ra xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp.

- Mời đại diện doanh nghiệp tham gia hội đồng xây dựng và phê duyệt chương trình tại các cơ sở dạy nghề; lấy ý kiến của doanh nghiệp trước khi phê duyệt và ban hành chương trình dạy nghề một số ngh liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sdụng chương trình đào tạo các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế; tiếp nhận có chọn lọc các chương trình đào tạo được chuyn giao từ các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

- Căn cứ quy định về định mức kinh tế kỹ thuật được ban hành, xây dựng định mức chi phí đào tạo, trước hết cho các nghề được quy hoạch nghề trọng điểm.

2.3. Về chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo

- Tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất và thiết bị theo ngành, nghề đào tạo; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo tối thiểu cho các nghề đào tạo.

- Đối với các ngành, nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, các cơ sở đào tạo thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị đào tạo theo chuẩn đầu ra do cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương quy định.

3. Giải pháp về quản lý chất lượng:

- Coi trọng quản lý chất lượng đầu ra đồng thời với quản lý quá trình đào tạo và chuẩn hóa các điu kiện đảm bảo chất lượng giáo dục nghnghiệp. Công khai hóa và chia sẻ các thông tin về hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo, kể cả các kết quả kiểm tra, thanh tra và xử lý sai phạm;

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải thường xuyên thực hiện tự kiểm định và mi các trung tâm kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện kiểm định tại đơn vị, bao gồm kiểm định chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp. Các cơ sgiáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp của đơn vị theo hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá và chịu sự đánh giá định kỳ của các tổ chức kiểm định chất ợng giáo dục nghề nghiệp.

4. Tăng cường xã hội hoá trong giáo dục nghề nghiệp:

- Ngân sách nhà nước, nguồn lực đầu tư của các địa phương giữ vai trò chủ đạo để thực hiện quy hoạch; thu hút các nguồn vốn ODA, FDI; tiếp tục lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác để phát triển giáo dục nghề nghiệp.

- Từng bước thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo nghề theo lộ trình chung để đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

- Thực hiện việc chuyển từ cơ chế cp kinh p chi thường xuyên hàng năm theo dự toán cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng đầu ra không phân biệt hình thức sở hữu, trước hết thực hiện đi với một sngành nghề trọng điểm, đáp ứng nhu cầu cho các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; các ngành nghnặng nhọc, độc hại, khó tuyển sinh nhưng thị trường lao động còn thiếu.

- Khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước để nâng cao cht lượng giáo dục nghnghiệp.

- Xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích các tchức, cá nhân đầu tư phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

5. Tăng cường sự gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp vi doanh nghiệp:

- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động để gắn kết việc đào tạo nghề nghiệp với sử dụng lao động; chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành lập bộ phận quan hệ doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu lao động qua đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp và gii thiệu việc làm cho người lao động sau khi học nghề.

- Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc tổ chức đào tạo nghề nghiệp tại doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp; tăng cường hình thức đào tạo nghề nghiệp theo hợp đồng đặt hàng giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, đảm bảo cho người học sau khi kết thúc khóa học có việc làm.

- Huy động sự tham gia của các chuyên gia giỏi tại doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình giáo dục nghề nghiệp; huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình giảng dạy, thực hành, thực tập của học sinh, sinh viên; tham gia đánh giá năng lực, kỹ năng nghcũng như thái độ của học sinh, sinh viên.

6. Giải pháp về hợp tác quốc tế:

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài trong việc xây dng cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thu hút một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp uy tín đầu tư, liên kết đào tạo nghề nghiệp.

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; tổ chức tham quan học hỏi các mô hình đào tạo tiên tiến trong và ngoài nước.

- Hợp tác với các cơ sở đào tạo nước ngoài có trình độ đào tạo tiên tiến để từng bước tiếp thu, chuyển giao chương trình, công nghệ đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Tổ chức công bcông khai Quy hoạch đã được phê duyệt; phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan của tỉnh, căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu và định hướng phát triển của quy hoạch này, tổ chức xây dựng các chương trình, đề án và dự án đầu tư phù hợp, đồng thời đề ra các giải pháp đồng bộ nhm phát huy tối đa các nguồn lực phục vụ sự phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp vi các Sở, ngành Iiên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc kiện toàn, sáp nhập, chia, tách, thành lập, cho phép thành lập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Ngoài mục tiêu về số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy hoạch tại Quy hoạch này, nếu các nhà đầu tư, doanh nghiệp... có các dự án thành lập mới các trường cao đẳng, trung cấp... phù hợp và nhm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xem xét, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, định kỳ tổ chức đánh giá và đề xuất điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bn chđạo về sắp xếp, sáp nhập, chia, tách các trường cao đẳng, trung cấp theo quy hoạch này.

- Đề xuất cơ chế, chính sách trong việc đào tạo nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cho miền núi và cử tuyển. Phối hợp với Sở Nội vụ xác định slượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên, chỉ đạo công tác bồi dưng đội ngũ cán bộ giáo viên.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phi hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản pháp quy có liên quan đến cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư thành lập mới các trường Cao đng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

- Phối hợp xây dựng kế hoạch đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư, thành lập, nâng cp các cơ sở giáo dục nghnghiệp theo quy hoạch của tỉnh đã được phê duyệt; thm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư phát triển cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo quy định của nhà nước.

4. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tham mưu đề xuất, cân đối các nguồn tài chính chi cho công tác giáo dục nghề nghiệp, phân bổ nguồn một cách hợp lý, chđạo các trường mua sắm thiết bị phục vụ công tác giáo dục nghnghiệp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và theo phân kỳ đầu tư có trọng điểm.

- Tham mưu bố trí nguồn kinh phí thường xuyên để thực hiện kế hoạch hàng năm.

5. Sở Nội vụ:

- Xây dựng kế hoạch, chính sách đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên một cách đồng bộ, thu hút một bộ phận chuyên gia, kỹ sư giỏi các doanh nghiệp tham gia công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp vi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các S, ngành liên quan trong việc tham mưu thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, kiện toàn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh.

6. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương:

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Đào tạo nghề cho lao đng nông thôn; phối hợp thực hiện việc gắn kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả lao động qua đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tnh, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thxã:

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức triển khai Quy hoạch một cách có hiệu quả, đặc biệt là các chủ trương, chính sách về xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.

- Rà soát, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện có, chịu trách nhiệm tổ chức việc thực hiện quy hoạch.

- Chịu trách nhiệm về quy mô tuyển sinh, đào tạo và bố trí sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo, của tất cả số người học, ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn quản lý. Đảm bảo người tốt nghiệp các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp có việc làm tại địa phương.

- Bố trí quỹ đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng để xây dựng mới hoc mở rộng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch, ưu tiên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xã hội hóa; đảm bảo tiêu chí vdiện tích đất tối thiểu đối vi từng loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành ph, thị xã và Thủ trưng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động - Thư
ơng binh và xã hội;
- Tổng cục Dạy nghề;
- Đ/c Bí thư T
nh ủy, đ/c PBT TT Tỉnh ủy,
- TT HĐNĐ tỉnh;
- Chủ tịch, c
ác PCT UBND tỉnh;
- Chánh VP, c
ác PVP UBND tnh;
- Luu: VT, VX
1.
- Gửi:
+ Bản giấy: TP không nhận được bản điện tử;
+ Bản điện tử: Các thành phầ
n khác.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Quốc Vinh