Quyết định 2130/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2016
Số hiệu: 2130/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh Người ký: Kim Ngọc Thái
Ngày ban hành: 26/11/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2130/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 26 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH NĂM 2016

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức hỗ trợ các loại vật tư, con giống, công trình xử lý chất thải để nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 520/TTr-SNN ngày 06 tháng 11 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2016, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục đích, yêu cầu

a) Hỗ trợ hộ chăn nuôi trực tiếp chăn nuôi heo, trâu, bò, gia cầm theo hình thức nông hộ; người làm dịch vụ phi giống nhân tạo gia súc (bao gồm trâu, bò, heo) về tinh gia súc và dụng cụ, đực giống gia súc, gia cầm giống bố mẹ hậu bị, đào tạo dẫn tinh viên, xử lý chất thải trong chăn nuôi. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ.

b) Kiểm soát, quản lý chặt chẽ con giống vật nuôi, xử lý tốt môi trường; góp phần thực hiện thành công Kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

c) Các chính sách được hỗ trợ đúng mục đích, đúng đối tượng, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch. Nguồn lực hỗ trợ được phát huy hiệu quả; quản lý, cấp phát kiểm soát nguồn kinh phí thực hiện chính sách chặt chẽ, không để sai sót, không bị thất thoát; việc thanh toán, quyết toán đúng quy định.

2. Nội dung thực hiện

a) Hỗ trợ hộ chăn nuôi phối giống nhân tạo gia súc:

- Hỗ trợ phối giống nhân tạo cho heo: Hỗ trợ 7.372 hộ nuôi heo sinh sản, số lượng 28.242 con nái, số liều tinh 136.701 liều.

- Hỗ trợ phối giống nhân tạo cho trâu: Hỗ trợ 25 hộ nuôi trâu sinh sản, số lượng 52 con nái, số liều tinh 190 liều.

- Hỗ trợ phối giống nhân tạo cho bò: Hỗ trợ 14.897 hộ nuôi bò sinh sản, số lượng 39.435 con nái, số liều tinh 77.749 liều.

b) Hỗ trợ hộ chăn nuôi mua con giống:

- Hỗ trợ mua heo đực giống: Hỗ trợ 134 hộ chăn nuôi, mua 233 con heo đực giống.

- Mua trâu đực giống: Hỗ trợ 06 hộ chăn nuôi, mua 06 con trâu đực giống.

- Mua bò đực giống: Hỗ trợ 283 hộ chăn nuôi, mua 283 con bò đực giống.

- Mua gà, vịt giống bố mẹ hậu bị: Hỗ trợ 111 hộ chăn nuôi, mua 22.200 con gà, vịt giống bố mẹ hậu bị.

c) Htrợ xây dựng công trình khí sinh học, làm đệm lót sinh học:

- Công trình khí sinh học: Hỗ trợ 8.444 hộ chăn nuôi xây dựng 8.444 công trình khí sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi.

- Đệm lót sinh học: Hỗ trợ 211 hộ chăn nuôi làm 211 đệm lót sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi.

d) Hỗ trợ đào tạo tập huấn kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc: 100 người

đ) Hỗ trợ mua bình chứa nitơ lỏng cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc: 100 bình cho 100 người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.

3. Kinh phí thực hiện

- Tổng kinh phí: 71.986.906.000 đồng (Bảy mươi mốt tỷ, chín trăm tám mươi sáu triệu, chín trăm lẻ sáu ngàn đồng).

- Nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương.

4. Tổ chức thực hiện

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các huyện, thị xã, thành phố.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định, công bố danh sách và giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc; các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi hoặc vật tư chăn nuôi cung cấp liều tinh, con giống và vật tư trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo Chi cục Thú y làm đầu mối kiểm tra chất lượng tinh gia súc và con giống vật nuôi, bình chứa Nitơ lỏng; tổ chức đào tạo, tập huấn phối giống nhân tạo gia súc theo Kế hoạch.

- Kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Sở Tài chính

Căn cứ khả năng ngân sách và các nguồn tài chính khác, tham mưu y ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch có hiệu quả; hướng dẫn cơ chế tài chính và thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ.

c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp rà soát, cung cấp danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi hoặc vật tư chăn nuôi cung cấp liều tinh, con giống và vật tư đảm bảo số lượng, đủ về số lượng cho người chăn nuôi trên địa bàn chủ động lựa chọn. Kết hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất chỉ định và giao chỉ tiêu cho cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc trên địa bàn. Xác nhận các hộ mua con giống, áp dụng kỹ thuật xử lý chất thải theo quy định.

- Thực hiện hỗ trợ đúng đối tượng, công khai danh sách các đối tượng được hưởng đến từng ấp, khóm, xã, phường, thị trấn; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện tại địa phương.

- Quản lý, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí được hỗ trợ; nghiệm thu thanh lý các hạng mục hỗ trợ trên địa bàn theo quy định.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh.

d) Hộ chăn nuôi

- Chăn nuôi đảm bảo vệ sinh phòng dịch, bảo vệ môi trường gn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác con đực giống ít nhất 24 tháng đối với heo và 48 tháng đối với trâu, bò; trừ trường hợp chết, loại thải hoặc thiên tai, dịch bệnh.

- Không sử dụng con đực heo, trâu, bò không đạt tiêu chuẩn để phối giống dịch vụ.

- Thực hiện các quy định và hướng dẫn của địa phương để được hưởng chính sách hỗ trợ.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- Cục Thú y;
- TT.TU,
TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- CVP, các PCVP.UBND tỉnh;
- Báo, Đài PT&TH TV;
- Chi cục Thú y, TT KN - KN;
- Các PNC, TT. TH - CB;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Kim Ngọc Thái