Quyết định 2121/QĐ-BTC năm 2013 về công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
Số hiệu: 2121/QĐ-BTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 28/08/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2121/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI CHÍNH

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 86/2013/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 02 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, gồm:

1. 01 thủ tục hành chính mới (Phụ lục số 1 kèm theo).

2. 01 thủ tục hành chính thay thế (Phụ lục số 2 kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ;
- Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp);
- Như Điều 3;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCHQ (68).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

PHỤ LỤC SỐ 1

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2121/QB-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính)

STT

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Ngành, lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

1.

Thủ tục đánh giá lại, gia hạn Doanh nghiệp ưu tiên

Hải quan

Tổng cục Hải quan

 

PHỤ LỤC SỐ 2

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2121/QĐ-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính)

STT

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Ngành, lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Ghi chú

1.

Thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên (B-BTC-174362-TT)

Hải quan

Tổng cục Hải quan

Thay thế TTHC số TT 1 - Phụ lục (ban hành kèm theo Quyết định số 1781/QĐ-BTC ngày 26/7/2011)

 

Tên thủ tục: Thủ tục đánh giá lại, gia hạn Doanh nghiệp ưu tiên.

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên.

+ Bước 2: Tổng cục Hải quan thẩm định điều kiện doanh nghiệp ưu tiên.

+ Bước 3: Tổng cục Hải quan quyết định gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên.

- Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

1. Đơn đề nghị gia hạn chế độ ưu tiên.

2. Báo cáo tình hình, thống kê số liệu xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp trong 02 năm gần nhất: 01 bản chính;

Thời gian thống kê là trọn năm, từ ngày 01/01 đến 31/12 của năm. Đối với năm đang thực hiện: nếu mới thực hiện được từ 6 tháng trở xuống thì lấy số liệu của 2 năm trở về trước; nếu đã thực hiện trên 6 tháng thì lấy số liệu các tháng đã thực hiện và dự tính số liệu cả năm (theo mẫu 02 /DNUT ban hành kèm theo Thông tư số 86/2013/TT-BTC ngày 27/6/2013).

3. Báo cáo chấp hành pháp luật 02 năm gần nhất (nếu bị xử lý vi phạm thì nêu rõ số lần, hành vi, hình thức xử phạt, mức xử phạt, cấp xử phạt, tình hình chấp hành quyết định xử phạt): Nộp 01 bản chính;

4. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 02 năm gần nhất: Nộp 01 bản sao có xác nhận của doanh nghiệp;

5. Bản kết luận kiểm toán và thanh tra (nếu có) gần nhất (không quá 01 năm): Nộp 01 bản sao có xác nhận của doanh nghiệp, xuất trình bản chính;

6. Bản tự phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp;

7. Bản tự đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp; quy trình tác nghiệp nội bộ, trong đó mô tả đầy đủ quy trình tác nghiệp nghiệp vụ của tất cả các bộ phận liên quan trong chuỗi cung ứng (như bộ phận liên quan tới thủ tục xuất nhập khẩu: logistic, kế toán, mua hàng, bán hàng, quản lý chất lượng sản phẩm);

8. Các giấy tờ khác mà doanh nghiệp thấy cần thiết cung cấp cho cơ quan hải quan, hỗ trợ cơ quan hải quan trong quá trình thẩm định (như các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng nhận quốc tế và quốc gia, các tiêu chuẩn quản lý áp dụng).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Thời gian xem xét, đánh giá lại không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc. Trường hợp đến ngày hết hiệu lực của Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên mà thủ tục đánh giá lại, công nhận lại chưa hoàn thành thì doanh nghiệp vẫn được áp dụng đầy đủ mọi chế độ ưu tiên.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

+ Doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Hải quan.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Kiểm tra sau thông quan.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Hải quan.

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan thuế nội địa.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên

- Phí, lệ phí: không có.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu 02/DNUT: Báo cáo tình hình, thống kê số liệu xuất khẩu, nhập khẩu 02 năm

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;

+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

+ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;

+ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;

+ Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

+ Thông tư số 86/2013/TT-BTC ngày 27/6/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện.

 

Mẫu 02/DNUT

Tên công ty: ….

Mã số thuế: ….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH, THỐNG KÊ SỐ LIỆU XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 02 NĂM.
(Từ ngày ….. tháng …. năm … đến ngày … tháng … năm …)

 

I/ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

1) Các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chính:

2) Đại lý làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp (tên, địa chỉ):

3) Các hình thức thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

4) Các ngân hàng thanh toán, tên, số hiệu tài khoản tại ngân hàng:

5) Phần mềm kế toán doanh nghiệp đang sử dụng:

6) Áp dụng chế độ kiểm soát tài chính nội bộ: Có: □ Chưa: □

7) Tình hình chấp hành quy định của pháp luật về kế toán (02 năm gần nhất)

8) Tình hình chấp hành pháp luật (02 năm gần nhất) theo quy định tại Điều 3 Thông tư ..../.../TT-BTC.

II/ THỐNG KÊ SỐ LIỆU XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

STT

Năm báo cáo

Số liệu hàng hóa XK

Số liệu hàng hóa NK

Số tiền thuế đã nộp

Tổng số tiền thuế đã nộp

Lợi nhuận sau thuế

Ghi chú

Tên hàng chính

Xuất xứ

Kim ngạch (USD)

Tên hàng chính

Kim ngạch
(USD)

Thuế XK

Thuế NK

Thuế GTGT

Thuế TTĐB

Thuế TNDN

1

20...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

20...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

20...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Trường hợp có hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác, số liệu xuất nhập khẩu phải tách riêng kim ngạch)

 


Người lập

(ký, ghi rõ họ tên)

… ngày, … tháng … năm …
Giám đốc
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Tên thủ tục: Thủ tục công nhận Doanh nghiệp ưu tiên (B-BTC-174362-TT).

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.

+ Bước 2: Tổng cục Hải quan thẩm định điều kiện doanh nghiệp ưu tiên.

+ Bước 3: Tổng cục Hải quan và doanh nghiệp tiến hành ký bản ghi nhớ.

+ Bước 4: Tổng cục Hải quan quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên.

- Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

1. Văn bản đề nghị: 01 bản chính (theo mẫu 01/DNUT ban hành kèm theo Thông tư 86/2013/TT-BTC ngày 27/6/2013) trong đó doanh nghiệp tự xác định, đề nghị loại doanh nghiệp ưu tiên;

2. Báo cáo tình hình, thống kê số liệu xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp trong 02 năm gần nhất: 01 bản chính;

Thời gian thống kê là trọn năm, từ ngày 01/01 đến 31/12 của năm. Đối với năm đang thực hiện: nếu mới thực hiện được từ 6 tháng trở xuống thì lấy số liệu của 2 năm trở về trước; nếu đã thực hiện trên 6 tháng thì lấy số liệu các tháng đã thực hiện và dự tính số liệu cả năm (theo mẫu 02/DNUT ban hành kèm theo Thông tư 86/2013/TT-BTC ngày 27/6/2013).

3. Báo cáo chấp hành pháp luật 02 năm gần nhất (nếu bị xử lý vi phạm thì nêu rõ số lần, hành vi, hình thức xử phạt) mức xử phạt, cấp xử phạt, tình hình chấp hành quyết định xử phạt): Nộp 01 bản chính;

4. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán 02 năm gần nhất: Nộp 01 bản sao có xác nhận của doanh nghiệp;

5. Bản kết luận kiểm toán và thanh tra (nếu có) gần nhất (không quá 01 năm): Nộp 01 bản sao có xác nhận của doanh nghiệp, xuất trình bản chính;

6. Bản tự phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp;

7. Bản tự đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp; quy trình tác nghiệp nội bộ, trong đó mô tả đầy đủ quy trình tác nghiệp nghiệp vụ của tất cả các bộ phận liên quan trong chuỗi cung ứng (như bộ phận liên quan tới thủ tục xuất nhập khẩu: logistic, kế toán, mua hàng, bán hàng, quản lý chất lượng sản phẩm);

8. Các giấy tờ khác mà doanh nghiệp thấy cần thiết cung cấp cho cơ quan hải quan, hỗ trợ cơ quan hải quan trong quá trình thẩm định (như các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng nhận quốc tế và quốc gia, các tiêu chuẩn quản lý áp dụng).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Thời gian xem xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. Đối với các trường hợp phức tạp, doanh nghiệp lớn thì có thể gia hạn một lần nhưng không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Hải quan.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Kiểm tra sau thông quan.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Hải quan.

+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan thuế nội địa.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên.

- Phí, lệ phí: không có.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Mẫu 01/DNUT: Văn bản đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên

+ Mẫu 02/DNUT: Báo cáo tình hình, thống kê số liệu xuất khẩu, nhập khẩu 02 năm

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp được xét chế độ ưu tiên theo quy định tại Thông tư 86/2013/TT-BTC phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện từ Điều 3 đến Điều 9 Thông tư 86/2013/TT-BTC, cụ thể:

+ Điều kiện về tuân thủ pháp luật

1. Thời hạn đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp là 24 (hai mươi bốn) tháng trở về trước, kể từ ngày Tổng cục Hải quan nhận được văn bản của doanh nghiệp đề nghị được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên.

2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp không vi phạm các pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý về một trong những hành vi dưới đây được coi là đáp ứng điều kiện tuân thủ pháp luật:

2.1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu không đúng quy định của pháp luật.

2.2. Bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

2.3. Quá 3 (ba) lần bị các cơ quan hải quan, cơ quan thuế xử lý hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn với mức xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền mỗi lần vượt quá thẩm quyền của Chi cục trưởng hoặc các chức danh tương đương theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2.4. Bị cơ quan hải quan xử lý hành chính về hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong kiểm tra hải quan, cung cấp thông tin, hồ sơ doanh nghiệp.

+ Điều kiện về thanh toán

Thực hiện thanh toán các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thanh toán thuế qua ngân hàng hoặc kho bạc.

+ Điều kiện về kế toán, tài chính

Áp dụng chuẩn mực kế toán được Bộ Tài chính chấp nhận. Mọi hoạt động kinh tế phải được phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán. Báo cáo tài chính hàng năm được công ty kiểm toán đủ điều kiện chấp nhận các nội dung trọng yếu và đánh giá hoạt động kinh doanh có hiệu quả, không có khoản nợ thuế quá hạn trong 2 (hai) năm liền kề năm xem xét.

+ Điều kiện về kim ngạch

1. Đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này: kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu đạt 200 (hai trăm) triệu USD/năm.

2. Đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này: kim ngạch xuất khẩu tối thiểu đạt 50 (năm mươi) triệu USD/năm.

3. Đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này, không quy định kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 1 và 2 Điều này là kim ngạch bình quân trong 2 (hai) năm xem xét.

+ Điều kiện về thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục thuế điện tử

1. Tại thời điểm cơ quan hải quan xem xét đánh giá, thẩm định, doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử với cơ quan hải quan, thủ tục thuế điện tử với cơ quan thuế.

2. Doanh nghiệp có hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu trao đổi dữ liệu điện tử giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan.

+ Điều kiện về độ tin cậy

1. Cơ quan hải quan xác định độ tin cậy về sự tuân thủ pháp luật trong tương lai của doanh nghiệp căn cứ vào các tiêu chí về bộ máy kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, cơ chế kiểm soát tài chính, việc hợp tác của doanh nghiệp với cơ quan hải quan, cơ quan quản lý thuế (theo bộ tiêu chí đánh giá của Tổng cục Hải quan).

2. Đối với doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 đến Điều 7 Thông tư này, nhưng cơ quan hải quan chưa có đủ cơ sở để xác định độ tin cậy về sự tuân thủ pháp luật trong tương lai của doanh nghiệp thì chưa công nhận doanh nghiệp ưu tiên.

+ Tự nguyện đề nghị được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên

1. Doanh nghiệp có yêu cầu được áp dụng chế độ ưu tiên, tự đối chiếu với các điều kiện, có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan xét, công nhận là doanh nghiệp ưu tiên và cam kết tuân thủ tốt các quy định của pháp luật.

2. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng các chương trình, kế hoạch, sắp xếp bộ máy, nhân sự, đầu tư phương tiện, thiết bị để đảm bảo đáp ứng đủ và duy trì được các điều kiện quy định đối với doanh nghiệp ưu tiên.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;

+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

+ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;

+ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;

+ Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;

+ Thông tư số 86/2013/TT-BTC ngày 27/6/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện.

 

Mẫu 01/DNUT

Tên công ty …..
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

V/v đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên

…., ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: Tổng cục Hải quan.

Tên công ty .............................................................................................................................

Mã số thuế: .............................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở: .........................................................................................................................

Số ĐT: ………………………………………………….; số FAX: ......................................................

E-mail: ....................................................................................................................................

Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đầu tư số: …….; ngày cấp: …….; cơ quan cấp:...............

Giấy chứng nhận đăng ký KD số: ….; ngày cấp: …….; cơ quan cấp: ........................................

Ngành nghề kinh doanh: ..........................................................................................................

Loại hình KD XK, NK: ..............................................................................................................

Mặt hàng KD XK, NK: ..............................................................................................................

Căn cứ điều kiện doanh nghiệp ưu tiên quy định tại các Điều 3 đến Điều 9 Thông tư số …./…./TT-BTC ngày ....tháng ....năm …. của Bộ Tài chính quy định về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện; Công ty ………. đã tự đánh giá, đối chiếu với quy định trên đây, nhận thấy có đủ điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên theo khoản ... Điều 2 Thông tư số...

Công ty ……………. xin đảm bảo và chịu trách nhiệm trước pháp luật là những tài liệu gửi kèm công văn này là trung thực, chính xác, cam kết chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và của Thông tư số ..../..../TT-BTC.

Đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định công nhận Công ty ……….. là doanh nghiệp ưu tiên./.

Hồ sơ gửi kèm:

- Theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;

- Danh sách các công ty con, chi nhánh hạch toán phụ thuộc (nếu có).

 

 

Nơi nhận:
- Tổng cục Hải quan;
- Lưu: …

GIÁM ĐỐC
(ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu 02/DNUT

Tên công ty: ….

Mã số thuế: ….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH, THỐNG KÊ SỐ LIỆU XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 02 NĂM.
(Từ ngày ….. tháng …. năm … đến ngày … tháng … năm …)

 

I/ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

1) Các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chính:

2) Đại lý làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp (tên, địa chỉ):

3) Các hình thức thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

4) Các ngân hàng thanh toán, tên, số hiệu tài khoản tại ngân hàng:

5) Phần mềm kế toán doanh nghiệp đang sử dụng:

6) Áp dụng chế độ kiểm soát tài chính nội bộ: Có: □ Chưa: □

7) Tình hình chấp hành quy định của pháp luật về kế toán (02 năm gần nhất)

8) Tình hình chấp hành pháp luật (02 năm gần nhất) theo quy định tại Điều 3 Thông tư ..../.../TT-BTC.

II/ THỐNG KÊ SỐ LIỆU XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

STT

Năm báo cáo

Số liệu hàng hóa XK

Số liệu hàng hóa NK

Số tiền thuế đã nộp

Tổng số tiền thuế đã nộp

Lợi nhuận sau thuế

Ghi chú

Tên hàng chính

Xuất xứ

Kim ngạch (USD)

Tên hàng chính

Kim ngạch
(USD)

Thuế XK

Thuế NK

Thuế GTGT

Thuế TTĐB

Thuế TNDN

1

20...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

20...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

20...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Trường hợp có hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác, số liệu xuất nhập khẩu phải tách riêng kim ngạch)

 


Người lập

(ký, ghi rõ họ tên)

… ngày, … tháng … năm …
Giám đốc
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)