Quyết định 2077/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh An Giang giai đoạn 2008 - 2020
Số hiệu: | 2077/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh An Giang | Người ký: | Huỳnh Thế Năng |
Ngày ban hành: | 04/11/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2077/QĐ-UBND |
Long Xuyên, ngày 04 tháng 11 năm 2010 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khoáng sản;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2009/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng nhân dân Tỉnh khoá VII, kỳ họp thứ 15 về Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh An Giang giai đoạn 2008 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh An Giang giai đoạn 2008 - 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
a) Khoáng sản là nguồn tài nguyên có hạn, không thể tái tạo được (trừ cát sông có thể tái tạo), thuộc sở hữu Nhà nước, do nhà nước thống nhất quản lý. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh cần phải có quy hoạch, kế hoạch khai thác đạt hiệu quả cao, sử dụng phải tiết kiệm; khi chưa khai thác phải được bảo vệ để dự trữ lâu dài, đảm bảo quản lý được nguồn tài nguyên của tỉnh;
b) Thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản phải kết hợp chặt chẽ với an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái lâu bền, phù hợp với việc sử dụng tài nguyên đất đai lãnh thổ. Khai thác khoáng sản phải đồng thời phục hồi đất, không gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nơi khai thác; phải giữ gìn bảo vệ góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của kinh tế - xã hội tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung;
c) Căn cứ vào diện phân bố, qui mô các mỏ khoáng, ý nghĩa kinh tế khoáng sản, điều kiện hạ tầng và mối quan hệ phát triển với các ngành công nghiệp khác, cần xác định mục tiêu của ngành công nghiệp khai khoáng trong giai đoạn 2008-2020 là: đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón, hóa chất trong tỉnh;
d) Công nghiệp khai khoáng phát triển trên cơ sở kết hợp cả qui mô lớn, vừa, nhỏ, bán cơ giới, cơ giới, có công nghệ ngày càng thích ứng với thực hành bảo vệ môi trường và gìn giữ cảnh quan, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản tập trung trên địa bàn tỉnh;
đ) Sự phát triển công nghiệp khai khoáng An Giang không tách rời quy hoạch phát triển công nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, vì vậy đối với các nguyên liệu khoáng nếu mua từ các địa phương trong nước có lợi hơn việc khai thác trong tỉnh thì phải hạn chế tối đa việc khai thác và tiến tới đóng cửa mỏ.
- Hoạt động khai thác khoáng sản sẽ dừng lại ở mức đáp ứng các nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội trong tỉnh.
- Song song với việc khai thác là bảo vệ và phát triển cảnh quan môi trường cho chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.
a) Hoạt động khai thác khoáng sản sẽ dừng lại ở mức đáp ứng các nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội trong tỉnh.
- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn là cơ sở pháp lý cho các ngành chức năng của Nhà nước quản lý cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác các mỏ khoáng sản nhằm sử dụng một cách có hiệu quả, đúng mục đích và phát triển bền vững ngành công nghiệp vật liệu xây dựng; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong việc xin cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác và chế biến các mỏ khoáng sản trong từng giai đoạn từ nay đến năm 2020;
- Tất cả các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn đã được quy hoạch đều phải được thăm dò, hoặc khảo sát chi tiết, đánh giá trữ lượng, chất lượng đảm bảo khi khai thác có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên khoáng sản. Trên cơ sở nhu cầu sử dụng nguyên liệu từ khoáng sản cho các công trình trong tỉnh, tham mưu UBND tỉnh đầu tư thăm dò, khai thác và cho phép khai thác theo hình thức thí điểm đấu thầu (đấu giá) đến đấu thầu (đấu giá) quyền khai thác khoáng sản để rút kinh nghiệm, càng về sau chỉ áp dụng đấu thầu từ thăm dò đến khai thác cho từng giai đoạn quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh;
- Công tác quy hoạch thăm dò phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây dựng thông thường trong từng thời kỳ cụ thể: từ 2008- 2015, từ 2016- 2020 theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang;
- Khai thác, chế biến đạt hiệu quả cao nhất các loại tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản vật liệu xây dựng đang là thế mạnh của tỉnh. Công nghiệp khai khoáng của tỉnh chủ yếu nhằm tự cung cấp nguồn nguyên liệu cho địa phương; các khoáng sản có tiềm năng lớn và việc khai thác chúng không làm tổn hại lớn đến môi trường sẽ được quy hoạch khai thác đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho xây dựng và chế biến ngoài tỉnh;
- Tăng cường năng lực, trình độ, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường và sinh thái.
b) Song song với việc khai thác là bảo vệ và phát triển cảnh quan môi trường cho chiến lược phát triển du lịch của tỉnh
- Khai thác tài nguyên khoáng sản phải kết hợp với bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác;
- Các mỏ khoáng sản trước khi đưa vào khai thác phải có phương án tổng thể từ giai đoạn thăm dò, khai thác, sử dụng đến giai đoạn kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ), phục hồi môi trường và tái sử dụng diện tích mỏ phải đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương nơi có mỏ;
- Khắc phục ngay tình trạng các khu mỏ chưa thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường và không xem xét cấp giấy phép đối với các khu mỏ không thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường trong khai thác khoáng sản đối với các khu mỏ xin cấp, gia hạn, chuyển nhượng giấy phép trong thời gian tới.
4. Nội dung quy hoạch (chi tiết trong Danh mục kèm theo)
a) Đối với cát san lấp và xây dựng
- Giới hạn khu vực khai thác theo khoảng cách đến bờ an toàn phải được tính toán trên cơ sở khoa học tương ứng với độ sâu khai thác theo từng khu vực mỏ;
- Đối với các thân cát ở khu vực giáp ranh tỉnh Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ không được khai thác với khoảng cách từ ranh giới tỉnh (theo bản đồ địa hình) đến ranh giới mỏ khai thác là 50m;
- Trữ lượng cát có thể đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đến năm 2020 khoảng 102.529.767 m3, trong đó trữ lượng cát san lấp là 85.166.486 m3, cát xây dựng là 17.431.281 m3.
- Các khu vực ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác trong giai đoạn 2008 đến hết năm 2015: đối với các khu vực nổi cồn, các khu vực bãi cạn ven bờ lồi của đoạn sông cong cần ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác.
b) Đối với sét
Với trữ lượng tài nguyên dự báo của 07 thân sét và 02 mỏ sét đã được thăm dò, phê duyệt trữ lượng, tổng trữ lượng sét làm gạch ngói hoặc sản phẩm khác của tỉnh là 59.085.681 m3. Được thực hiện như sau:
- Giai đoạn 2008- 2015: thăm dò, khai thác và chế biến 06 khu vực gồm: An Nông- Lạc Quới, Vĩnh Thạnh Trung, Hoà Bình Thạnh (2), Vĩnh Hội Đông, Núi Tà Pạ và Đông Nam núi Giài lớn;
- Giai đoạn 2016- 2020 thăm dò, khai thác và chế biến 05 khu vực gồm: An Nông- Lạc Quới, Vĩnh Thạnh Trung, Hoà Bình Thạnh (3), Thị trấn An Phú, Đa Phước.
Việc xem xét cấp phép thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản sét phải được cân đối giữa lợi ích từ sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Khuyến khích đầu tư, sản xuất và sử dụng gạch không nung nhằm tiết kiệm nguyên liệu sét gạch ngói theo chủ trương của Chính phủ.
c) Đối với than bùn làm nguyên liệu phân bón
Với trữ lượng tài nguyên dự báo của 04 đầm và dãi than bùn của tỉnh là 7.632.430 tấn.
Việc khai thác, chế biến phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và công nghệ khai thác chế biến đáp ứng mục tiêu hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nhất là nông nghiệp quanh vùng khai thác.
d) Nguyên liệu phụ gia sản xuất gạch không nung
Với trữ lượng tài nguyên dự báo là 633.600 tấn. Do đặc điểm của nguyện liệu này phân bố sâu (từ 4- 5m) và nằm dưới lớp sét gạch ngói, vì vậy việc thăm dò, khai thác phải được đánh giá chi tiết, đồng bộ nhằm thu hồi tối đa, có hiệu qủa 2 loại khoáng sản.
đ) Đá xây dựng
Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo là 42.875.341 m3 phân bố ở 04 khu vực: núi Giài Lớn (đá Andezit), Tà Pạ (đá cát kết), Nam núi Cô Tô (đá Granitoid), núi Bà Đội (Granit).
Giữ nguyên hiện trạng khai thác đối với loại khoáng sản này, thời hạn khai thác sẽ thực hiện theo Đề án sắp xếp và chuyển đổi nghề cho lao động nghề đá do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
a) Về quản lý nhà nước về khoáng sản làm VLXD
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản cho người dân, đặc biệt đối với những vùng, khu vực có mỏ khoáng sản và hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Tăng cường công tác hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản đúng Luật khoáng sản, bảo vệ môi trường và quy định có liên quan của UBND tỉnh;
- Kinh tế hoá việc thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, từng bước áp dụng quy chế đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản;
- Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, tổ chức công bố rộng rãi, công khai Quy hoạch để các ngành, địa phương, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư biết và triển khai thực hiện; Định kỳ cập nhập, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch khoáng sản làm VLXD cho phù hợp với thực tế;
- Thực hiện nghiêm quy định về cấp phép khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD, chỉ cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm VLXD sau khi có đầy đủ kết quả thăm dò hoặc khảo sát, đánh giá (đối với trường hợp không bắt buộc phải thăm dò) và khắc phục tình trạng khai thác không có thiết kế, dự án cải tạo phục hồi môi trường, chống lãng phí và thất thoát tài nguyên;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời những trường hợp vi phạm quy hoạch; Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ việc thăm dò, khai thác mỏ khoáng sản, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật, đảm bảo không chồng chéo với các quy hoạch khác;
- Từng bước hoàn thiện các văn bản quy định pháp lý liên quan đến quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản: Quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp; Quy chế đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; Quy định cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp với quy định của pháp luật;
- Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản từ tỉnh đến huyện đủ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
b) Về chính sách
- Thực hiện việc đầu thầu (đấu giá) thăm dò, khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn để thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có năng lực, có công nghệ tiên tiến tham gia thăm dò, khai thác khoáng sản;
- Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD thông thường và than bùn;
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản làm VLXD thông thường và than bùn, hướng tới tập trung một đầu mối, thông thoáng và thuận tiện hơn;
- Khuyến khích các Doanh nghiệp đầu tư về thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên khoáng sản và hạn chế tác động đến môi trường; ưu tiên cấp phép khai thác đối với những khu vực cần khai thông dòng chảy như những khu cồn nổi, dãy cát bồi tụ đẩy trục dòng chảy ép bờ, những bãi bồi trên các nhánh sông; Ưu tiên các dự án có áp dụng kỹ thuật, công nghê tiên tiến trong khai thác, chế biến, làm ra sản phẩm có giá trị và hiệu qủa kinh tế- xã hội cao, không tác động môi trường, cảnh quan.
c) Về kỹ thuật và công nghệ
- Thực hiện tham vấn ý kiến chính quyền địa phương và nhân dân khu vực thực hiện thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Sau khi được cấp phép khai thác phải công bố với với chính quyền địa phương và nhân dân khu vực về vị trí khai thác, khoảng cách xa bờ, số lượng thiết bị khai thác (đối với khai thác cát sông);
- Định kỳ hàng năm sau mùa lũ kiểm tra diễn biến đường bờ, đáy sông, chất lượng và trữ lượng cát để điều chỉnh vị trí, độ sâu, số lượng thiết bị khai thác cho phù hợp. Sau 5 năm cần đo lại địa hình đáy sông trên toàn bộ sông Tiền và sông Hậu, khoan khảo sát đánh giá lại toàn bộ tài nguyên cát sông và điều chỉnh kế hoạch cấp phép khai thác cát sông trong giai đoạn sau cho phù hợp;
- Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại vào khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD để nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất gạch ngói, đá xây dựng; nghiên cứu phương án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Quy định cụ thể về diện tích, quy mô mỏ phù hợp cho từng dự án đầu tư khai thác và sản xuất sét gạch ngói nhằm tránh lãng phí tài nguyên và đất nông nghiệp;
- Đầu tư thoả đáng cho công tác thăm dò trước khi khai thác nhằm nâng cao độ tin cậy về trữ lượng, chất lượng mỏ để giảm thiểu rủi ro khi khai thác, chế biến;
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình công nghệ thăm dò, khai thác và phục hồi môi trường các mỏ khoáng sản sau khi kết thúc khai thác.
d) Giải pháp về huy động vốn đầu tư
Tiến hành công bố rộng rãi danh mục, trữ lượng các mỏ đã được quy hoạch thăm dò, khai thác trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư thăm dò và khai thác khoáng sản phục vụ công nghiệp VLXD.
đ) Các giải pháp bảo vệ môi trường
- Xây dựng quy chế ký quỹ môi trường bắt buộc đối với các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn. Có những chế tài mạnh để bắt buộc các doanh nghiệp phải nộp quỹ đúng theo quy định.
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát môi trường. Thành lập bộ phận chuyên trách, có đầy đủ điều kiện trang thiết bị và nhân lực để theo dõi và quản lý môi trường.
- Hình thành quỹ bảo vệ môi trường để chi cho các hoạt động kiểm tra, nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, hoặc hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Ưu tiên thực hiện các Dự án khai thác khoáng sản có phương án tái tạo cảnh quan, phục hồi môi trường và sử dụng hiệu qủa diện tích được phép khai thác cho mục đích khác sau khi đóng cửa mỏ.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy hoạch, xác định các khu vực đấu giá quyền thăm dò- khai thác khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy hoạch; đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, sở Xây dựng xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây thông thường và than bùn trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của tỉnh và trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội cần tiến hành tham mưu UBND tỉnh rà soát, cập nhật trình Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn cho phù hợp với thực tế;
c) Tổ chức công bố rộng rãi, công khai Quy hoạch để các ngành, địa phương, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư biết và triển khai thực hiện; tổ chức rà soát quy hoạch khoáng sản với các quy hoạch khác đảm bảo phù hợp và đồng bộ;
d) Chủ trì và hướng dẫn UBND huyện, thị, thành phố và các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hành động theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
đ) Tổ chức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản;
e) Tổ chức thẩm định hồ sơ về việc cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế và các đề án đóng cửa mỏ;
g) Tổ chức thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
h) Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản theo quy định của pháp luật;
i) Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin, tư liệu về thăm dò khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt và định kỳ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường;
k) Tổ chức rà soát, tham mưu UBND tỉnh thu hồi các khu mỏ hoặc diện tích mỏ không nằm trong vùng được quy hoạch thăm dò, khai thác.
2. Sở Công thương có trách nhiệm
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng):
- Chủ trì tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, quy định an toàn trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
b) Chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán khoáng sản không có nguồn gốc khai thác, chế biến hợp pháp;
c) Xây dựng kế hoạch hành động chi tiết theo chức năng nhiệm vụ được giao.
3. Sở Xây dựng có trách nhiệm
a) Hướng dẫn thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy trình công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
b) Tổ chức thẩm định hồ sơ các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
c) Xây dựng kế hoạch hành động chi tiết theo chức năng nhiệm vụ được giao.
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
đ) Theo dõi, tổng hợp báo cáo cho UBND tỉnh về tình hình đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan đến hoạt động khoáng sản thực hiện công tác xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực khoáng sản.
b) Cùng với UBND cấp huyện và các ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cho các hoạt động khoáng sản.
5. Công an tỉnh có trách nhiệm
a) Giúp UBND tỉnh giám sát chặt chẽ việc lưu thông, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn; phát hiện, báo cáo và đề xuất giải pháp xử lý về các vấn đề liên quan về hoạt động khoáng sản với các cơ quan quản lý nhà nước;
b) Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về môi trường của các đơn vị hoạt động khoáng sản.
6. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh có trách nhiệm
a) Quản lý tài nguyên khoáng sản chưa khai thác thuộc khu vực đất sử dụng vào mục đích Quốc phòng trên địa bàn tỉnh theo các uy chế của Quân khu 9 và Bộ Quốc phòng;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xem xét cấp giấy phép hoạt động khoáng sản tại các khu vực đất sử dụng vào mục đích Quốc phòng trên địa bàn Tỉnh.
7. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm
Phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát, thanh tra, kiểm tra các phương tiện vận chuyển khoáng sản quá khổ, quá tải gây hư hỏng, xuống cấp, ắch tắt cho các tuyến thủy, đường bộ trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Lao động thương binh và Xã hội có trách nhiệm
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với tổ chức, cá nhân khai thác, chế biến khoáng sản;
b) Phối hợp với Sở Công thương, Công an tỉnh kiểm tra các hoạt động liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
c) Chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản theo quy định của Bộ Luật lao động.
9. Cục Thuế tỉnh
a) Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản thực hiện các quy định của pháp luật về thuế, các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác trong hoạt động khoáng sản;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan giám át chặt chẽ sản lượng khai thác, chế biến khoáng sản theo giấy phép của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản; Thanh tra, kiểm tra, thu, truy thu thuế, các lạoi phí, lệ phí đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
10. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí cho các dự án, đề án, quy hoạch về hoạt động khoáng sản;
b) Tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng.
11. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quy hoạch đã được phê duyệt thực hiện
a) Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khoáng sản;
b) Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;
c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
d) Xây dựng kế hoạch hành động chi tiết theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Điều 3. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh An Giang giai đoạn 2008- 2020 được điều chỉnh trong phạm vi sau:
1. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn nhằm phù hợp với quy định tại khoản d, Điều 3b, Luật Khoáng sản.
2. Việc triển khai và tổ chức thực hiện nội dung Quy hoạch nêu trên trong giai đoạn thời gian từ 2010 - 2020.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
CÁC VÙNG QUY HOẠCH THĂM DÒ KHAI THÁC VÀ PHÂN KỲ THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHO TỪNG LOẠI KHOÁNG SẢN DÙNG LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(kèm theo Quyết định số 2077/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2010 của UBND tỉnh An Giang)
STT |
Tên vùng quy hoạch |
Số hiệu trên bản đồ |
Diện tích (ha) |
Trữ lượng, tài nguyên dự báo (tấn, m3) |
Phân kỳ thực hiện |
|
Giai đoạn 2010-2015 |
Giai đoạn 2016-2020 |
|||||
|
Nguyên liệu phụ gia sản xuất gạch không nung |
|
|
|
Không có số liệu |
Không có số liệu |
Di-2 |
60 |
633.600 |
x |
x |
||
|
Nguyên liệu phân bón |
|
1.251 |
7.632.430 |
278.167 |
683.267 |
Tb-3 |
394,0 |
965.250 |
|
x |
||
3 |
An Lạc - Núi Tô |
Tb-7 |
638,0 |
3.730.600 |
x |
x |
Tb-8.1 |
77,0 |
1.032.496 |
x |
|
||
Tb-8.2 |
142,0 |
1.904.084 |
|
x |
||
|
Sét gạch ngói |
|
1.233,69 |
59.085.681 |
9.484.851 |
24.470.291 |
6 |
An Nông – Lạc Quới |
Sgn-1 |
257,0 |
31.022.100 |
x |
x |
7 |
Vĩnh Thạnh Trung |
Sgn-8 |
300,0 |
2.250.000 |
x |
x |
Sgn-10.2 |
266,0 |
10.739.015 |
x |
|
||
Sgn-10.3 |
208,0 |
10.745.261 |
|
x |
||
Sgn-12.1 |
76,0 |
1.520.000 |
x |
|
||
11 |
Thị trấn An Phú |
Sgn-12.2 |
31,0 |
620.000 |
|
x |
Sgn-12.3 |
83,0 |
1.660.000 |
|
x |
||
Sgn-13 |
3,39 |
143.931 |
x |
|
||
Sgn-14 |
9,3 |
385.380 |
x |
|
||
|
Cát xây dựng |
|
826 |
17.431.281 |
6.982.611 |
8.090.090 |
15 |
An Cư - Xuân Tô (cát núi) |
Cxd-2 |
117 |
4.680.000 |
x |
x |
16 |
Vĩnh Xương |
Cxd-11.1 |
351,0 |
7.204.391 |
x |
|
17 |
Vĩnh Hòa |
Cxd-11.2 |
358,0 |
5.546.890 |
|
x |
|
Cát san lấp |
|
3.282,38 |
85.166.486 |
17.151.128 |
17.878.237 |
18 |
Khánh Hòa – Phú Hiệp |
Cxd-7.1 |
194,0 |
9.309.000 |
x |
|
19 |
Khánh Hòa – Hòa Lạc |
Cxd-7.2 |
107,0 |
2.397.450 |
|
x |
20 |
Phú Mỹ- Phú Bình |
Cxd-7.3 |
33,0 |
615.360 |
x |
|
Cxd-8.1 |
112,0 |
80.000 |
x |
|
||
22 |
Bình Thủy – Tân Hòa |
Cxd-8.2 |
206,0 |
6.464.373 |
|
x |
23 |
Bình Thủy – Mỹ Hội Đông – Nhơn Mỹ |
Cxd-9.1 |
861,0 |
37.421.584 |
x |
x |
24 |
Mỹ Hòa Hưng – Long Giang |
Cxd-9.2 |
290,0 |
1.148.065 |
x |
|
25 |
TP Long Xuyên-Hòa Bình |
Cxd-10 |
300,0 |
7.391.000 |
|
x |
26 |
Tấn Mỹ - Mỹ Hiệp |
Cxd-12 |
669,0 |
6.228.217 |
x |
|
27 |
Mỹ Hiệp - Bình Phước Xuân |
Cxd-13 |
253,0 |
6.201.597 |
|
x |
28 |
Vĩnh Trường |
Cxd-14 |
150,0 |
5.413.602 |
x |
|
29 |
Chợ Vàm – An Phú |
Cxd-15 |
85,58 |
1.711.600 |
|
x |
30 |
Phước Hưng – Phú Hữu |
Cxd-16 |
21,8 |
784.638 |
|
x |
|
Đá xây dựng |
|
268 |
42.875.341 |
9.778.393 |
12.138.021 |
31 |
Andesit Núi Giài Lớn |
XD-1 |
140,0 |
15.700.000 |
x |
x |
XD-4 |
96,0 |
6.210.000 |
x |
x |
||
33 |
Granitoid Nam Núi Cô Tô |
XD-5 |
145,0 |
20.037.307 |
x |
x |
34 |
Granit Bà Đội |
XD-6 |
21,0 |
928.034 |
x |
|
Nghị quyết 24/2009/NQ-HĐND về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương tỉnh Sóc Trăng năm 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa VII, kỳ họp thứ 17 ban hành Ban hành: 10/12/2009 | Cập nhật: 10/05/2010
Nghị quyết 24/2009/NQ-HĐND điều chỉnh Nghị quyết 10/2006/NQ-HĐND do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV, kỳ họp thứ 18 ban hành Ban hành: 28/12/2009 | Cập nhật: 17/07/2012
Nghị quyết 24/2009/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung nghị quyết 26/2007/NQ-HĐND về lệ phí hộ tịch Ban hành: 15/12/2009 | Cập nhật: 24/09/2015
Nghị quyết 24/2009/NQ-HĐND Quy định tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 10/12/2009 | Cập nhật: 15/09/2015
Nghị quyết 24/2009/NQ-HĐND quy định mức thu, quản lý và sử dụng tiền dạy thêm học thêm địa bàn tỉnh Bắc Giang do Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang khóa XVI, kỳ họp thứ 16 ban hành Ban hành: 09/12/2009 | Cập nhật: 14/08/2010
Nghị quyết 24/2009/NQ-HĐND phê chuẩn Bảng giá đất năm 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XIV, kỳ họp thứ 18 ban hành Ban hành: 10/12/2009 | Cập nhật: 22/10/2012
Nghị quyết 24/2009/NQ-HĐND thông qua tổng biên chế hành chính Và quyết định biên chế sự nghiệp năm 2010 tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 12/12/2009 | Cập nhật: 21/07/2013
Nghị quyết 24/2009/NQ-HĐND về chủ trương vận động lập quỹ quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khóa VII, kỳ họp thứ 18 ban hành Ban hành: 08/12/2009 | Cập nhật: 06/03/2010
Nghị quyết 24/2009/NQ-HĐND về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2010 do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIII, kỳ họp thứ 19 ban hành Ban hành: 11/12/2009 | Cập nhật: 09/01/2010
Nghị quyết 24/2009/NQ-HĐND về Quy định tỷ lệ % để tính tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Bình Định do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định khóa X, kỳ họp thứ 16 ban hành Ban hành: 11/12/2009 | Cập nhật: 08/01/2010
Nghị định 07/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi Ban hành: 22/01/2009 | Cập nhật: 04/02/2009
Thông tư 01/2006/TT-BTNMT thực hiện Nghị định 160/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi Ban hành: 23/01/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi Ban hành: 27/12/2005 | Cập nhật: 20/05/2006