Quyết định 2068/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch phát triển phục hồi chức năng tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2015 - 2020
Số hiệu: 2068/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu Người ký: Lê Thị Ái Nam
Ngày ban hành: 01/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

Y BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BẠC LIÊU

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2068/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 01 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tchức Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 4039/QĐ-BYT ngày 06/10/2014 của Bộ Y tế về phê duyệt Kế hoạch quốc gia về phát triển phục hồi chức năng giai đoạn 2014 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 202/TTr-SYT ngày 14/10/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch số 45/KH-SYT ngày 08/7/2015 của Sở Y tế về phát triển phục hồi chức năng tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2015 - 2020 (Có kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và Bệnh viện Đa khoa cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Sở Y tế tổng hợp, báo cáo kết quả về UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.

2. Hàng năm, Sở Y tế xây dựng dự toán kinh phí để triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch, chuyển Sở Tài chính kiểm tra, báo cáo đề xuất nguồn theo quy định, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các Sở, ngành, các đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- CT, PCT. VHXH;
- Các Sở, ngành: TC; NV; LĐ-TBXH; TT-TT; BHXH;
- Trường CĐYT BL;
- BVĐK BL và cấp huyện;
- TTYT các huyện, thị xã, TP;
- Lưu: VT, (TN-QĐ. 14).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Lê Thị Ái Nam

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Thực hiện Luật Người khuyết tật của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa 12 Kỳ họp thứ VII thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011;

Căn cứ Quyết định số 4039/QĐ-BYT ngày 06 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch Quốc gia về phát triển Phục hồi chức năng giai đoạn 2014 - 2020;

Sở Y tế xây dựng Kế hoạch phát triển Phục hồi chức năng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2015 - 2020 với nhng nội dung cụ thể như sau:

I. Đặc điểm tình hình và thực trạng người khuyết tật

- Theo số liệu của Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cả nước có khoảng 6,7 triệu người tàn tật (chiếm khoảng 6,34% dân số cả nước), trong đó có khoảng 1,2 triệu trẻ em khuyết tật; người khuyết tật (NKT) sống ở vùng nông thôn chiếm 87,2% và ở đô thị chiếm 12,8%. Các dạng khuyết tật ở Việt Nam chủ yếu là tàn tật vận động (chiếm 29,41%), tàn tật thị giác (chiếm 13,84%), tàn tật ngôn ngữ (chiếm 7,08%), tàn tật thần kinh (chiếm 16,82%), tàn tật thính giác (chiếm 9,33%), tàn tật trí tuệ (chiếm 6,52%)...

- Theo báo cáo sliệu điều tra sơ bộ của các huyện và thành phố, đến nay toàn tỉnh Bạc Liêu có trên 12.000 đối tượng xã hội là NKT, trong đó có 4.688 là thương binh và nhiều nguyên nhân chủ yếu như: Bẩm sinh: 3.382 người, bệnh: 2.265 người ... sống rãi rác các nơi trong tỉnh. Những năm gần đây, số lượng NKT trong tỉnh Bạc Liêu có chiều hướng gia tăng do: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường, bệnh tật...

- Đời sống của đa số NKT đều dựa vào gia đình, người thân và được nhà nưc trợ cấp xã hội, có trên 30% NKT có hoạt động tạo thu nhập cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn phần đông NKT có mức sống thấp, đến nay đa số NKT được xóa nhà tạm bợ, được hỗ trợ học văn hóa để nâng cao trình độ học vấn nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn thấp.

- Thời gian qua, các cấp, các ngành, các tổ chức trong tỉnh Bạc Liêu không ngừng đy mạnh thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với NKT như: Trợ cấp xã hội hàng tháng cho hơn 12.000 NKT; trong đó, có hơn 1.000 đối tượng là nạn nhân nhiễm chất độc da cam/Dioxin với tổng kinh phí chi trả hơn 54 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh còn miễn học phí, hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình cho hơn 300 học sinh khuyết tật vươn lên học tốt, với tổng số tiền gần 500 triệu đồng. Đồng thời, vận động các tchức trong và ngoài nước tiến hành khám sàng lọc, can thiệp sớm cho trẻ em, hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh, tật sứt môi hở hàm ếch, dị tật về mắt và vận động tay chân cho 516 lượt trẻ em, với tổng kinh phí trên 8 tỷ đồng... Nhờ có sự quan tâm của các cấp, các ngành, cùng với sự chung tay góp sức của toàn xã hội đã tạo điều kiện cho NKT trong tỉnh có điều kiện thhiện, phát huy khả năng của bản thân, xóa bỏ rào cản, để tự tin hòa nhập cuộc sống cộng đồng.

- Bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như: Khâu tuyên truyn giáo dục về Luật Người Khuyết tật chưa phổ biến, các cấp các ngành thiếu quan tâm và chưa hỗ trợ lẫn nhau, hầu như còn khoán trng cho các ngành trực tiếp. Các dịch vụ công trình công cộng chưa tạo điều kiện cho NKT tiếp cận, do đó NKT khó có cơ hội tìm việc làm. Mặt khác, một số cán bộ tham mưu làm công tác trợ giúp NKT còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác và trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu nên trong việc thực hiện đem lại kết quả chưa cao.

- Người khuyết tật nói chung đều có nguyện vọng, mong muốn được bảo vệ, chăm sóc, được khám chữa bệnh, được phẫu thuật chỉnh hình, được cung cấp hoặc được hỗ trcác dụng cụ chỉnh hình, xe lăn, xe lắc... phục vụ đi lại, sinh hoạt hằng ngày; mong muốn được đối xử bình đẳng, được hòa nhập thực sự vào cộng đồng, được góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Thực tế hiện nay đã có rất nhiều hoạt động thiết thực để giúp đ, hỗ trợ NKT; tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập do nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn lực huy động còn hạn chế nên NKT, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa chưa được quan tâm đúng mức.

- Để khắc phục những tồn tại nêu trên và để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách trợ giúp NKT trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, Sở Y tế xây dựng Kế hoạch phát triển Phục hồi chức năng (PHCN) trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2015 - 2020.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở PHCN và nâng cao chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn trong tỉnh; tăng cường công tác phòng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm và cải thiện chất lượng cuộc sống của NKT về mọi mặt để NKT được hòa nhập và tham gia bình đẳng vào các hoạt động trong xã hội, phát huy tối đa năng lực của NKT.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng (PHCN) từ tỉnh đến cơ sở xã, phường, thị trấn trong tỉnh, củng cố cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị để nâng cao chất lượng dịch vụ PHCN. Phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu sau:

a) Tuyến xã: 90% số trạm y tế xã, phường, thị trấn có phân công cán bộ y tế phụ trách công tác PHCN, cán bộ này được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về PHCN;

b) Tuyến huyện: 100% bệnh viện đa khoa huyện có tổ chức PHCN (khoa, phòng, tổ PHCN), trong đó có bác sỹ (hoặc y sỹ), kỹ thuật viên được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành PHCN;

c) Tuyến tỉnh: Bệnh viện đa khoa tỉnh thành lập khoa PHCN độc lập và trang bị cơ bản đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị để điều trị và PHCN cho NKT.

2.2. Đẩy mạnh công tác PHCN dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ), chú trọng công tác phòng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật đcải thiện chất lượng cuộc sống của NKT về mọi mặt, phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu sau:

a) 100% các bệnh viện đa khoa có hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa khuyết tật, về PHCN và PHCNDVCĐ, góp phần nâng cao nhận thức về các nội dung này cho lãnh đạo các cấp và cộng đồng;

b) 50% các trạm y tế xã, phường, thị trấn có triển khai và duy trì chương trình PHCNDVCĐ;

c) 70% số trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật;

d) 80% NKT có nhu cầu được tiếp cận với các dịch vụ PHCN phù hợp để hòa nhập cộng đồng.

2.3. Nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên ngành PHCN trong tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu sau:

a) Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu có thành lập khoa hoặc bộ môn PHCN, có tổ chức đào tạo, đào tạo lại về PHCN cho cán bộ làm công tác PHCN trên địa bàn tỉnh;

b) 100% Trưởng khoa PHCN (hoặc liên khoa YHCT - PHCN) ở bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh viện đa khoa các huyện là bác sỹ có đào tạo về chuyên ngành PHCN.

c) 100% Trung tâm Y tế các huyện, thành phố có cán bộ phụ trách công tác PHCN và được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về PHCN.

III. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1. Công tác tuyên truyền

- Tchức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về Luật Người Khuyết tật và cấp, phát các loại ấn phẩm (tờ rơi, áp phích, ...) tuyên truyền tại cộng đồng, cơ quan, trường học về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về Kế hoạch phát triển Phục hồi chức năng tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2015 - 2020.

- Phbiến các biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích và khuyết tật do các nguy cơ khác gây ra; phòng chống phân biệt đối xử đối với NKT; nêu gương những tập thể, cá nhân tích cực trong công tác bảo trợ NKT và NKT tiêu biểu vươn lên trong cuộc sống.

- Vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài ủng hộ, trợ giúp NKT, đồng thời giúp NKT hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và phát huy vai trò trách nhiệm của mình để hòa nhập tốt vào đời sống xã hội.

2. Trgiúp chính sách xã hội cho NKT

- Phối hợp và đề xuất với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho NKT thuộc đối tượng Bảo trợ xã hội, người mù có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân phong.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để NKT nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, không tự lo được cuộc sống và có nhu cầu sống tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội; Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được các cơ quan y tế chuyên khoa tâm thn chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận mãn tính, có hành vi gây nguy hiểm cho cộng đồng; người nhiễm HIV... được xem xét, tiếp nhận nuôi dưỡng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội của tỉnh.

- Chủ trì và phối hợp với chính quyền địa phương đưa NKT đã hồi phục sức khoẻ, đủ điều kiện và tự nguyện xin về sống tại gia đình để ổn định cuộc sống.

3. Triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ)

- PHCNDVCĐ là biện pháp được thực hiện tại cộng đồng nhằm chuyển giao kiến thức về vấn đề khuyết tật, kỹ năng phục hồi và thái độ tích cực đến NKT, gia đình của họ và cộng đồng... nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội và hòa nhập cộng đồng cho NKT; Người khuyết tật được tạo điều kiện, hỗ trợ PHCNDVCĐ; gia đình NKT có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để NKT được PHCNDVCĐ; Khoa PHCN bệnh viện đa khoa tỉnh phối hợp với thoặc bộ phận PHCN của bệnh viện đa khoa các huyện có trách nhiệm tham gia hướng dẫn hoạt động chuyên môn về PHCNDVCĐ; y ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình PHCNDVCĐ; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện hoạt động PHCNDVCĐ.

- Để thực hiện tốt chương trình PHCNDVCĐ tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2015 - 2020 chúng ta cần phải thực hiện tốt những việc sau:

a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PHCNDVCĐ cho lãnh đạo các cấp, để từ đó chú trọng đầu tư đúng mức cho công tác PHCNDVCĐ, thông qua các hoạt động chính: Hội thảo, tập huấn, tham quan, học tập mô hình PHCNDVCĐ trong nước và ngoài nước;

b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng ngừa khuyết tật, PHCN và PHCNDVCĐ để mọi người biết cách chủ động phát hiện, phòng ngừa khuyết tật và những NKT được hưởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, PHCN cũng như các dịch vụ khác của cộng đồng:

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các biện pháp dự phòng và phục hồi chức năng cho NKT, đặc biệt là phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp sớm khuyết tật.

- Tổ chức các buổi nói chuyện và tư vấn về phòng ngừa khuyết tật, cách phát hiện sớm khuyết tật tại các cơ quan, tổ chức xã hội và tại cộng đồng, với sự hợp tác của các tổ chức xã hội như: Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Chữ Thập đỏ, các trường học...

- Phối hợp với các kênh tuyên truyền khác.

c) Thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành giữa Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, Sở Giáo dục & Đào tạo trong việc triển khai công tác PHCNDVCĐ.

- Tchức triển khai thực hiện các nội dung hướng dẫn PHCNDVCĐ, với sự tham gia của chính quyền địa phương, y tế cơ sở, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục & Đào tạo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

- Xây dựng hệ thống giám sát các hoạt động phòng ngừa khuyết tật và quản lý NKT tại các tuyến tỉnh, huyện và xã;

- Khảo sát, sàng lọc, phát hiện sớm NKT tại cộng đồng, chủ yếu là tại tuyến xã (thực hiện theo Đề án trợ giúp NKT của Ngành Y tế tỉnh Bạc Liêu).

+ Phổ biến các biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời để giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích và khuyết tật do các nguy cơ khác gây ra.

+ Phát hiện sớm các dấu hiệu, triệu chứng có nguy cơ dẫn đến khuyết tật để áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời hoặc chữa trị khi cần thiết.

+ Hướng dẫn kỹ năng tự chăm sóc trong sinh hoạt hàng ngày như: Kỹ năng vận động, giao tiếp,... chú ý những nhu cầu đặc biệt như: Khiếm thính, khiếm thị, thiểu năng trí tuệ.

+ Vận động các tchức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ phương tiện giả, dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

- Kiểm tra, đánh giá và báo cáo kết quả công tác PHCNDVCĐ.

d) Hoàn thiện và nhân rộng mô hình PHCNDVCĐ.

- Bổ sung nhiệm vụ PHCNDVCĐ cho Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe của các cấp để chỉ đạo công tác PHCNĐVCĐ tại địa phương;

- Tchức tập huấn cho cán bộ, cộng tác viên chương trình, nhân viên công tác xã hội, NKT và gia đình có NKT về PHCNDVCĐ;

- Khảo sát, khám phát hiện khuyết tật, phân loại và lập kế hoạch can thiệp sớm tại địa phương, chuyển tuyến điều trị và PHCN cho NKT theo quy định;

- Thực hiện PHCN tại nhà cho NKT, theo dõi định kỳ, hướng dẫn PHCN cho NKT, đánh giá sự tiến bộ của NKT, tư vấn và tạo điều kiện thuận lợi để NKT được tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, lao động và các hoạt động xã hội khác;

- Hỗ trợ thành lập và hỗ trợ các hoạt động của Câu lạc bộ cha mẹ trẻ khuyết tật, Hội NKT hoặc Câu lạc bộ NKT tại địa phương;

- Thực hiện lồng ghép các hoạt động PHCNDVCĐ với hoạt động của các chương trình y tế khác;

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá, hoàn thiện mô hình PHCNDVCĐ.

4. Xây dựng và phát triển mạng lưới PHCN

a) Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu đã thành lập khoa PHCN, tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng sở vật chất và trang thiết bị để phát triển toàn diện khoa PHCN của bệnh viện; bệnh viện đa khoa các huyện tiếp tục duy trì và củng cố bộ phận hoặc tổ PHCN. Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên khoa PHCN, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để tiến tới thành lập khoa PHCN độc lập; phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ PHCN tại các trạm y tế để triển khai công tác PHCN tại tuyến xã.

b) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực PHCN, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia thành lập bệnh viện PHCN của tỉnh, cung cấp các dịch vụ PHCN, đa dạng hóa các nguồn đầu tư, bên cạnh nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tranh thủ các nguồn đầu tư của các tchức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện tốt công tác PHCN cho NKT, người bị bệnh nghề nghiệp và các đối tượng khác có nhu cầu.

5. Đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học chuyên ngành PHCN

a) Các đơn vị cần tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực về PHCN cho đơn vị mình, bao gồm các chức danh chuyên môn như: Bác sỹ chuyên khoa PHCN, Y sỹ chuyên khoa PHCN, Cử nhân kỹ thuật y học, Cử nhân ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu, Kỹ thuật viên vật lý trị liệu, Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, Kỹ thuật viên ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu; Kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình...

b) Trường Cao đẳng Y tế củng cố và tăng cường hoạt động của Bộ môn hoặc tPHCN, trong đó chú trọng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn PHCN cho đội ngũ giáo viên; xây dựng và hoàn thiện các chương trình, tài liệu đào tạo về PHCN, về PHCNDVCĐ các cấp độ khác nhau; bổ sung, sửa đổi nội dung chương trình đào tạo và đào tạo liên tục về PHCN đáp ứng yêu cầu thực tiễn của tỉnh Bạc Liêu.

c) Các bệnh viện có trách nhiệm thực hiện công tác đào tạo liên tục, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho tuyến dưới theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức bản về PHCN cho các cán bộ y tế phụ trách công tác PHCN tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn, nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên, nhân viên công tác xã hội, cán bộ y tế trường học, giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo tại địa phương... về phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ em khuyết tật, thực hiện tốt nhiệm vụ PHCN tại trạm y tế và PHCNDVCĐ.

e) Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học phát triển chuyên ngành PHCN và PHCNDVCĐ trên địa bàn tỉnh.

6. Đầu tư trang thiết bị và svật chất

a) Các bệnh viện cần đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp khoa hoặc bộ phận PHCN, tăng cường triển khai, ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ và kỹ thuật y học cao trong chuyên ngành PHCN; từng bước triển khai chuyên ngành sâu về PHCN theo hướng PHCN riêng biệt cho từng loại bệnh.

b) Bảo đảm đầu tư đủ các trang thiết bị PHCN theo phân tuyến kỹ thuật, từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị, vật tư PHCN ở các bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và PHCN.

7. Triển khai PHCN sớm cho người bệnh

Khoa PHCN trong bệnh viện cần phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng, để tiến hành PHCN cho người bệnh ngay từ giai đoạn sau cấp cứu và trong quá trình nằm viện; ứng dụng các kỹ thuật chuyên sâu về PHCN, kết hợp PHCN với y học cổ truyền nhằm đáp ứng các yêu cầu về PHCN ngày càng cao của người bệnh và NKT.

8. Công tác chỉ đạo tuyến

a) Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các BVĐK huyện tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật PHCN và đào tạo cán bộ cho tuyến dưới, để triển khai tốt công tác PHCN trên địa bàn, nhằm tạo điều kiện để mọi người dân được tiếp cận và hưởng dịch vụ y tế có chất lượng, góp phần thực hiện công bng trong chăm sóc sức khỏe, giảm tình trạng quá tải ở tuyến trên.

b) Bệnh viện tuyến tỉnh (Khoa PHCN) có trách nhiệm thực hiện công tác PHCNDVCĐ trên địa bàn tỉnh.

9. Hợp tác quốc tế

Đy mạnh hợp tác quốc tế về PHCN, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tchức quc tế đhuy động nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn.

10. Kim tra, giám sát và thi đua, khen thưởng

a) Sở Y tế tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát về công tác PHCN ở các đơn vị, địa phương trong tỉnh.

b) Định kỳ hằng năm, các đơn vị tổng kết, sơ kết công tác PHCN, lồng ghép với công tác thi đua khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong công tác PHCN.

IV. Kinh phí

Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch này bao gồm:

1. Kinh phí ngân sách Nhà nước được bố trí trong dự toán hàng năm cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và PHCN của đơn vị và từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm: Chi phí cho đào tạo, tập huấn, tuyên truyền (không thuộc lĩnh vực Đề án 1816), sửa cha và nâng cấp khoa phòng, mua sắm trang thiết bị PHCN.

2. Nguồn kinh phí ngân sách cấp cho Đề án 1816 hàng năm để đào tạo và tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật (Có kế hoạch kinh phí Đề án 1816 hàng năm).

3. Chương trình mục tiêu y tế (hiện tại tỉnh chưa được đưa vào Dự án).

4. Đề án Trợ giúp Người Khuyết tật tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2012 - 2020 (Sở Y tế không được giao phần kinh phí này).

5. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách của tỉnh: Hàng năm Sở Y tế xây dựng kế hoạch kinh phí cụ thể, trình UBND tỉnh phê duyệt.

V. Tổ chức thực hiện

1. SY tế

a) Là đơn vị thường trực giúp y ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển công tác phục hồi chức năng tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2015 - 2020.

b) Hàng năm, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch, đề xuất dự toán kinh phí cụ thể trình UBND tỉnh xin hỗ trợ từ nguồn ngân sách của địa phương để đảm bảo thực hiện các hoạt động phục hồi chức năng.

c) Triển khai việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn về hoạt động PHCN và PHCNDVCĐ cho các đơn vị.

d) Chỉ đạo bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa các huyện, trung tâm y tế các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác PHCN tại đơn vị.

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch và các quy định chuyên môn về PHCN và PHCNDVCĐ trên địa bàn tỉnh.

e) Phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan đảm bảo thực hiện đúng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi cho viên chức, người lao động trong lĩnh vực PHCN theo quy định hiện hành.

f) Phối hợp với Sở Tài chính và Bảo him xã hội tỉnh xây dựng, bsung các quy định về giá dịch vụ y tế thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn PHCN; hướng dẫn, giám sát chế độ tài chính đthực hiện kế hoạch này sau khi được phê duyệt theo đúng quy định.

g) Phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông tchức phbiến, tuyên truyền về phòng ngừa khuyết tật, về lợi ích của việc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật, về sự cn thiết phát triển phục hồi chức năng, đặc biệt là PHCNDVCĐ.

h) Tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch, định kỳ hàng năm và đột xuất, báo cáo y ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch.

2. S Tài chính: Căn cứ kế hoạch kinh phí hàng năm do SY tế đề xuất, có trách nhiệm xem xét, cân đối và bố trí nguồn ngân sách của tỉnh để hỗ trợ cho thực hiện các hoạt động phục hồi chức năng của tỉnh sau khi kế hoạch được phê duyệt.

3. Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu

a) Thành lập, củng cố, tăng cường năng lực khoa hoặc bộ môn PHCN.

b) Chủ động đy mạnh công tác đào tạo cán bộ PHCN ở các loại hình, cấp độ khác nhau theo nhu cầu của xã hội.

c) Phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tập huấn, đào tạo kiến thức bản về PHCN cho cán bộ.

4. Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa các huyện và trung tâm y tế các huyện, thành phố

a) Căn cứ kế hoạch của SY tế xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí cho các hoạt động PHCN của đơn vị mình.

b) Trin khai thực hiện kế hoạch công tác PHCN tại đơn vị.

c) Có trách nhiệm báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất với Sở Y tế về hoạt động PHCN và PHCNDVCĐ của đơn vị mình.

d) Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể địa phương, vận động nhân dân và các tổ chức kinh tế xã hội, chăm sóc giúp đỡ NKT nặng.

đ) Đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa các huyện chú trọng phát triển chuyên môn, kỹ thuật cao về PHCN, đồng thời triển khai thực hiện PHCN sớm ngay tại khoa lâm sàng; tăng cường công tác đào tạo cán bộ chuyên môn; đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến, PHCNDVCĐ theo kế hoạch.

e) Đối với trung tâm y tế các huyện, thành phố:

- Chỉ đạo trạm y tế phân công cán bộ phụ trách công tác PHCN.

- Xây dựng chương trình phát hiện sớm, can thiệp kịp thời và PHCNDVCĐ cho NKT tại địa phương.

- Chỉ đạo các trạm y tế xã, phường, thị trấn tổ chức theo dõi, quản lý, tư vấn, định kỳ khám bệnh, chữa bệnh cho NKT.

- Phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và bệnh viện đa khoa huyện đào tạo kỹ năng phát hiện sớm, can thiệp kịp thời khuyết tật cho cán bộ phụ trách công tác PHCN để làm công tác tư vấn, chăm sóc NKT tại địa phương.

- Phối hợp với phòng Lao động - Thương binh & Xã hội và các ngành có liên quan hướng dẫn cấp thẻ bảo hiểm y tế cho NKT, hướng dẫn cho trẻ em nghèo khuyết tật ở các vùng sâu, vùng xa sớm được can thiệp bằng phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng.

- Phối hợp với bệnh viện đa khoa huyện tham mưu cho UBND huyện, thành phchỉ đạo thực hiện tốt việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại Điều 16 Luật Người khuyết tật (Phương pháp, thủ tục, giy xác nhận và xác nhận lại mức độ khuyết tật được thực hiện theo quy định tại Điều 17, Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Luật Người khuyết tật); xây dựng kế hoạch cụ thể trợ giúp NKT trên địa bàn và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về thực hiện việc chăm sóc, phục hồi chức năng và tạo điều kiện cho NKT lao động, sản xuất, làm kinh tế tại địa phương; tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện hoạt động PHCNDVCĐ.

VI. Chế độ báo cáo:

Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về SY tế (Theo mẫu Báo cáo và có hướng dẫn cách thu thập thông tin gửi kèm theo Kế hoạch này): Thời gian báo cáo về Sở Y tế (Phòng Nghiệp vụ Y) từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 12 hàng năm.

- Trạm y tế các xã, phường, thị trấn báo cáo số liệu theo biểu mẫu số 01 về Trung tâm y tế để tổng hợp số liệu vào biểu mẫu 02 để báo cáo về Sở Y tế.

- Bệnh viện đa khoa các huyện báo cáo số liệu theo biểu mẫu số 02.

- Bệnh viện đa khoa tỉnh báo cáo số liệu theo biểu mẫu số 03.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện phát trin Phục hồi chức năng giai đoạn 2015 - 2020 của tỉnh Bạc Liêu, yêu cầu các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện, định kỳ đánh giá kết quả thực hiện báo cáo về Sở Y tế theo quy định./.

 

Mẫu số 01

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

………….., ngày ……. tháng ….. năm …….

 

BIỂU THU THẬP THÔNG TIN PHỤC VỤ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CẤP XÃ

1. Tên xã, huyện, tỉnh:................................................................................................

2. Kỳ báo cáo (Quý/năm):..........................................................................................

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Sliệu thống

1.

A

Chỉ tiêu chung

Người

Nam

Nữ

TS

2.

A4.2

Chương trình sàng lọc, can thiệp sớm khuyết tật.

Chương trình

 

 

 

3

A4.3

Chương trình Chăm sóc sức khỏe - Phục hồi chức năng (PHCN) cho người khuyết tật (NKT).

Chương trình

 

 

 

4.

B

Chỉ tiêu theo lĩnh vực/ngành

 

 

 

 

5.

B2.1.1

Strẻ em sinh đến 6 tuổi được khám sàng lọc, phát hiện sớm khuyết tật.

Trẻ em

 

 

 

6.

B2.1.2

Strẻ em khuyết tật (sơ sinh đến 6 tui) được can thiệp sớm khuyết tật.

Trẻ em

 

 

 

7.

B2.2.1

SNKT được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe.

Người

 

 

 

8.

B2.2.2

S NKT có nhu cu được tiếp cận các dịch vụ PHCN phù hợp đhòa nhập cộng đồng.

Người

 

 

 

9.

B2.4.1

S nhân viên y tế xã phụ trách công tác PHCN đã được bồi dưỡng kiến thức PHCN.

Người

 

 

 

10.

B2.4.2

S nhân viên y tế (bác sỹ, y sỹ, kỹ thuật viên) làm công tác PHCN đã được bồi dưỡng kiến thức PHCN.

Người

 

 

 

11.

B2.5.1

Sxã/phường có trin khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đng (PHCNDVCĐ) cho NKT.

 

 

 

12.

B2.5.4

SNKT được hướng dẫn PHCN trong năm.

Người

 

 

 

13.

B2.5.5

SNKT được cung cấp các dụng cụ h tr.

Người

 

 

 

 

Người lập biu
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Thủ trưởng cơ quan/đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 02

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

………….., ngày ……. tháng ….. năm …….

 

BIỂU THU THẬP THÔNG TIN PHỤC VỤ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CẤP HUYỆN

1. Tên huyện, tỉnh:......................................................................................................

2. Kỳ báo cáo (Quý/năm):..........................................................................................

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Sliệu thng kê

1

A

Chỉ tiêu chung

Người

Nam

Nữ

TS

2.

A4.5

S xã trin khai chương trình Chăm sóc sức khỏe - Phục hồi chức năng (PHCN) cho người khuyết tật (NKT).

 

 

 

3.

A4.6

S xã trin khai chương trình sàng lọc, can thiệp sớm khuyết tật.

 

 

 

4.

B

Chỉ tiêu c th

 

 

 

 

5.

B2.1.1

Số trẻ em sinh đến 6 tuổi được khám sàng lọc, phát hiện sớm khuyết tật.

Trẻ em

 

 

 

6.

B2.1.2

Strẻ em khuyết tật (sơ sinh đến 6 tui) được can thiệp sớm khuyết tật.

Trẻ em

 

 

 

7.

B2.2.1

SNKT được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe.

Người

 

 

 

8.

B2.2.2

S NKT có nhu cu được tiếp cận các dịch vụ PHCN phù hợp để hòa nhập cộng đồng.

Người

 

 

 

9.

B2.3.1

Strạm y tế xã có phân công cán bộ y tế phụ trách công tác PHCN.

Trạm

 

 

 

10.

B2.3.2

Sbệnh viện huyện có tchức PHCN (khoa, phòng, tổ PHCN).

Bệnh viện

 

 

 

11.

B2.4.1

S nhân viên y tế xã phụ trách công tác PHCN đã được bồi dưỡng kiến thức PHCN.

Người

 

 

 

12.

B2.4.2

S nhân viên y tế (bác sỹ, y sỹ, kỹ thuật viên) làm công tác PHCN đã được bồi dưỡng kiến thức PHCN.

Người

 

 

 

13.

B2.5.1

Sxã/phường có trin khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) cho NKT.

 

 

 

14.

B2.5.4

S NKT được hướng dn PHCN trong năm.

Người

 

 

 

15.

B2.5.5

SNKT được cung cp các dụng cụ htrợ.

Người

 

 

 

16.

B2.6.1

Tổng ngân sách chi cho phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật.

1.000 đ

 

 

 

17.

B2.6.2

Tng ngân sách chi cho PHCN.

1.000 đ

 

 

 

18.

B2.6.3

Tng ngân sách chi cho cung cấp dụng cụ htrợ.

1.000 đ

 

 

 

 

Người lập biu
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Thủ trưởng cơ quan/đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 03

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

………….., ngày ……. tháng ….. năm …….

 

BIỂU THU THẬP THÔNG TIN PHỤC VỤ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CẤP TỈNH

1. Tên tỉnh:................................................................................................................

2. Kỳ báo cáo (Quý/năm):..........................................................................................

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Số liệu thống kê

1.

A

Chỉ tiêu chung

Người

Nam

Nữ

TS

2.

A4.10

S xã trin khai chương trình sàng lọc, can thiệp sớm khuyết tật.

 

 

 

3.

A4.11

S xã trin khai chương trình Chăm sóc sức khỏe - Phục hồi chức năng (PHCN) cho người khuyết tật (NKT).

 

 

 

4.

B

Chỉ tiêu c th

 

 

 

 

5.

B2.1.1

S tr em sinh đến 6 tuổi được khám sàng lọc, phát hiện sớm khuyết tật.

Trẻ em

 

 

 

6.

B2.1.2

Strẻ em khuyết tật (sơ sinh đến 6 tuổi) được can thiệp sớm khuyết tật.

Trẻ em

 

 

 

7.

B2.2.1

SNKT được lập hsơ theo dõi sức khỏe.

Người

 

 

 

8.

B2.2.2

S NKT có nhu cu được tiếp cận các dịch vụ PHCN phù hợp để hòa nhập cộng đồng.

Người

 

 

 

9.

B2.3.1

Strạm y tế xã có phân công cán bộ y tế phụ trách công tác PHCN.

Trạm

 

 

 

10.

B2.3.2

Số bệnh viện huyện có tchức PHCN (khoa, phòng, t PHCN).

Bệnh viện

 

 

 

11.

B2.4.1

Số nhân viên y tế xã phụ trách công tác PHCN đã được bồi dưỡng kiến thức PHCN.

Người

 

 

 

12.

B2.4.2

Số nhân viên y tế (bác sỹ, y sỹ, kỹ thuật viên) làm công tác PHCN đã được bồi dưỡng kiến thức PHCN.

Người

 

 

 

13.

B2.5.1

Sxã/phường có trin khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đng (PHCNDVCĐ) cho NKT.

 

 

 

14.

B2.5.2

Squận/huyện có trin khai chương trình PHCNDVCĐ cho NKT.

Huyện

 

 

 

15.

B2.5.4

S NKT được hướng dn PHCN trong năm.

Người

 

 

 

16.

B2.5.5

SNKT được cung cp các dụng cụ htrợ

Người

 

 

 

17.

B2.6.1

Tng ngân sách chi cho phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật.

1.000 đ

 

 

 

18.

B2.6.2

Tng ngân sách chi cho PHCN.

1.000 đ

 

 

 

19.

B2.6.3

Tổng ngân sách chi cho cung cp dụng cụ htrợ.

1.000 đ

 

 

 

 

Người lập biu
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Thủ trưởng cơ quan/đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

Giải thích từ ngữ và hướng dẫn thu thập thông tin

1. Chỉ tiêu B2.1.1: Số trẻ em sinh đến 6 tuổi được khám sàng lọc, phát hiện sớm khuyết tật.

- Khái nim: Sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật là việc sử dụng các biện pháp thăm dò đơn giản, có độ chính xác tương đối cao để phát hin các cá thể trong một cộng đồng nhất định có nguy hoặc sẽ mắc một bệnh lý nào đó.

- Cách tính/thu thp thông tin: Thống kê số trẻ em sinh đến 06 tuổi được khám sàng lọc, phát hiện sớm khuyết tật.

2. Chỉ tiêu B2.1.2: Số trẻ em khuyết tật (sơ sinh đến 6 tuổi) được can thiệp sớm khuyết tật.

- Khái nim: Can thiệp sớm khuyết tật là các dịch vụ can thiệp sớm nhất ngay sau khi phát hiện ra khuyết tật cho đến khi trẻ đạt 06 tuổi, với sự tham gia của nhiu ngành: Y tế; Giáo dục; Tâm lý; Xã hội... nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng của khuyết tật đtrẻ phát trin tối đa năng lực và tham gia học tập đúng độ tuổi. Can thiệp sm khuyết tật còn bao gm cả sự tác động vào gia đình của trẻ và cộng đồng nhằm xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát trin và hòa nhập của trẻ khuyết tật.

- Cách tính/thu thp thông tin: Thống kê số trẻ em sơ sinh đến 06 tuổi được can thiệp sớm khuyết tật dưới các hình thức: Y học, phục hồi chức năng (PHCN), giáo dục, xã hội (điu kiện kinh tế của gia đình trẻ, cải tạo môi trường nhà ...) và các biện pháp hỗ trợ khác.

3. Chỉ tiêu B2.2.1: Số người khuyết tật (NKT) được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe.

- Khái nim: Số NKT được lập hồ theo dõi sức khỏe là số NKT có hồ theo dõi sức khỏe do trạm y tế xã nơi NKT cư trú lập hồ sơ và quản lý hồ theo quy định của Luật Người khuyết tật.

- Cách tính/thu thp thông tin: Thống kê tất cả NKT có hồ theo dõi sức khỏe trên địa bàn.

4. Chỉ tiêu B2.3.1: Số trạm y tế xã có phân công cán bộ Y tế phụ trách công tác PHCN.

- Khái niệm: Là số trạm y tế xã có phân công ít nhất 01 nhân viên y tế phụ trách địa bàn xã. Cán bộ này theo dõi hồ và tchức các hoạt động PHCN trong xã.

- Cách tính/thu thp thông tin: Thống kê trạm y tế xã có phân công nhân viên y tế phụ trách công tác PHCN. Lưu ý: Trường hợp xã có trạm y tế xã nhưng không có sự phân công viên y tế phụ trách công tác PHCN thì không thống kê.

5. Số bệnh viện có khoa PHCN:

- Khái nim: Là bệnh viện trong đó có thành lập khoa PHCN thực hiện chức năng, nhiệm vụ khám bệnh, chẩn đoán và điều trị về chuyên ngành PHCN.

- Cách tính/thu thập thông tin: Thống kê số bệnh viện có khoa PHCN có trên địa bàn huyện quản lý. Không bao gồm Bệnh viện Điu dưỡng - PHCN.

6. Chỉ tiêu B2.3.2: Số bệnh viện huyện có tổ chức PHCN (khoa, phòng, t PHCN).

- Khái nim: Là bệnh viện tuyến huyện, trong đó có thành lập khoa/phòng/tổ PHCN. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ khám bệnh, chẩn đoán và điều trị về chuyên ngành PHCN.

- Cách tính/thu thp thông tin: Thống kê Số bệnh viện huyện có thành lập khoa/phòng/tổ PHCN có trên địa bàn huyện qun lý.

7. Chỉ tiêu B2.4.1: Snhân viên y tế xã phụ trách công tác PHCN đã được bồi dưng kiến thc PHCN.

- Khái nim: Là nhân viên y tếđược giao phụ trách công tác PHCN trên địa bàn xã, nhân viên này đã được bồi dưỡng kiến thức về PHCN.

- Cách tính/thu thp thông tin: Thng kê snhân viên y tế xã được giao phụ trách công tác PHCN trên địa bàn xã đã qua các khóa bồi dưỡng kiến thức về PHCN (tập huấn).

8. Chỉ tiêu B2.4.2: Số nhân viên y tế (bác sỹ, y sỹ, kỹ thuật viên) làm công tác PHCN đã được bồi dưỡng kiến thức PHCN.

- Khái nim: Là nhân viên y tế tham gia công tác PHCN trên địa bàn đã được đào tạo hoặc bồi dưỡng kiến thức về PHCN.

- Cách tính/thu thp thông tin: Thống kê số nhân viên y tế tham gia công tác PHCN trên địa bàn xã đã qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về PHCN(đào tạo trong các cơ sở đào tạo, tập huấn).

9. Ch tiêu B2.5.1: Số xã/phường có triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) cho NKT.

- Khái nim: PHCN bao gồm các biện pháp y học, kinh tế - xã hội, giáo dục và các kỹ thuật phục hồi, làm giảm tối đa tác động của giảm chức năng và tàn tật, đảm bảo cho người tàn tật hội nhập và tái hội nhập xã hội, có hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội. Chương trình PHCNDVCĐ là một hợp phần trong Chương trình mục tiêu Quốc gia vy tế.

- Cách tính/thu thp thông tin: Thống kê sxã/phường có triển khai Chương trình PHCNDVCĐ. Áp dụng tcấp huyện trở lên.

10. Chỉ tiêu B2.5.2: Số quận/huyện có trin khai chương trình PHCNDVCĐ cho NKT.

- Khái nim: Tương tự như Ch tiêu B2.5.1.

- Cách tính/thu thp thông tin: Tương tự như Chỉ tiêu B2.5.1.

11. Chỉ tiêu B2.5.4: Số NKT được hướng dẫn PHCN trong năm.

- Khái nim: Số NKT được hướng dẫn PHCN trong năm là số NKT có tham gia chương trình PHCNDVCĐ nơi cư trú.

- Cách tính/thu thp thông tin: Thống kê số NKT có tham gia chương trình PHCNDVCĐ, bao gồm số NKT trực tiếp tham gia và số NKT không trực tiếp tham gia nhưng người nhà có tham gia để hướng dẫn lại cho NKT trong gia đình.

12. Chỉ tiêu B2.5.5: Số NKT được cung cấp các dụng cụ hỗ tr.

- Khái nim: NKT được cung cấp các dụng cụ hỗ trợ là người nhận được các dụng cụ hỗ trtrong sinh hoạt hằng ngày như: Xe lăn, xe lắc, chân giả, tay giả, gậy dò đường, thiết bị trợ thính...

- Cách tính/thu thập thông tin: Thống kê toàn bộ số lượng NKT được cung cấp ít nhất 01 dụng cụ hỗ trợ trong năm, bao gồm: Xe lăn, xe lắc, chân giả, tay giả, gậy dò đường, thiết bị trthính...

13. Chỉ tiêu B2.6.1: Tổng ngân sách chi cho phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật.

- Khái nim: Tng ngân sách chi cho phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật là tổng số tiền chi từ ngân sách nhà nước địa phương cho công tác sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật.

- Cách tính/thu thp thông tin: Ước tính số tiền chi cho hoạt động sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật: Áp dụng từ cấp huyện trở lên.

14. Chỉ tiêu B2.6.2: Tng ngân sách chi cho PHCN.

- Khái nim: Tổng ngân sách chi cho PHCN là tổng số tiền chi từ ngân sách nhà nước địa phương cho công tác PHCN cho NKT.

- Cách tính/thu thập thông tin: Ước tính số tiền chi cho hoạt động PHCN cho NKT. Áp dụng từ cấp huyện trở lên.

15. Chỉ tiêu B2.6.3: Tng ngân sách chi cho cung cấp dụng cụ h tr.

- Khái nim: Tổng ngân sách chi cho cung cấp dụng cụ hỗ trợ là tổng s tin chi từ ngân sách nhà nước địa phương cho việc cung cấp dụng cụ hỗ trợ cho NKT.

- Cách tính/thu thp thông tin: Ước tính stiền chi cho hoạt động cung cấp dụng cụ hỗ trợ cho NKT. Áp dụng từ cấp huyện trở lên.