Quyết định 204/QĐ-UB năm 1987 về việc thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra giá mua tôm, mực xuất khẩu tại thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 204/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Lê Khắc Bình |
Ngày ban hành: | 24/09/1987 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 204/QĐ-UB |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 9 năm 1987 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP ĐOÀN KIỂM TRA, THANH TRA GIÁ MUA TÔM, MỰC XUẤT KHẨU TẠI THÀNH PHỐ.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30-6-1983;
- Dựa vào tinh thần, nội dụng công văn số 847/V2 ngày 15 tháng 8 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng việc kiểm tra thanh tra giá mua tôm; Bức điện số 499 của Hội đồng Bộ trưởng ngày 25 tháng 8 năm 1987, Chỉ thị số 11/VGNN-TTg ngày 27 tháng 8 năm 1987 của Ủy ban Vật giá Nhà nước “về việc thanh tra, kiểm tra giá mua tôm xuất khẩu”;
- Theo đề nghị của đồng chí Chủ hiệm Ủy ban Vật giá thành phố;
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU 1.- Nay thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra giá mua tôm, mực xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm thành phần:
1. Ủy ban Thanh tra thành phố (làm Trưởng đoàn)
2. Ủy ban Vật giá thành phố (Phó đoàn thường trực)
3. Sở Thủy sản (Cty thủy sản xuất khẩu TP) – (Phó đoàn)
4. Sở Tài chánh thành phố (đoàn viên)
5. Ban Quản lý thị trường thành phố (đoàn viên)
6. Công an kinh tế thành phố (đoàn viên)
7. Viện Kiểm soát nhân dân thành phố (đoàn viên)
ĐIỀU 2.- Về kế hoạch cụ thể để tiến hành thanh tra, kiểm tra giá mua tôm, mực xuất khẩu do Ủy ban Vật giá thành phố thảo đưa ra đoàn bàn thống nhất thực hiện.
ĐIỀU 3.- Sở Tài chánh thành phố tạo điều kiện kinh phí, phương tiện cho đoàn hoạt động tốt.
ĐIỀU 4.- Thời gian kiểm tra bắt đầu bước I từ 15-9 đến 10-10-1987, tiếp đến bước II làm thường xuyên, theo Chỉ thị của Ủy ban và quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
ĐIỀU 5.- Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể nêu ở điều 1 và Chủ tịch các quận, huyện có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
KẾ HOẠCH THANH TRA – KIỂM TRA
GIÁ MUA TÔM, MỰC CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU TẠI THÀNH PHỐ HCM
(Kèm theo Quyết định 204/QĐ-UB ngày 24-9-1987 của UBND Thành phố)
I.- ĐỐI TƯỢNG THANH KIỂM TRA
1) Chủ yếu 24 điểm được phép mua tôm, mực chế biến xuất khẩu của Ủy ban nhân dân thành phố.
Cụ thể các điểm theo thông báo của Công ty xuất khẩu thủy sản thành phố số 535, 525 (ngày 22-8-1987), 517 (ngày 18-8-1987).
2) Ngoài 1.000 điểm thu mua tôm, mực trước đây nếu được phát hiện vẫn còn mua… hay các tỉnh, các ngành trung ương đóng trên địa bàn thành phố.
II.- NỘI DUNG KIỂM TRA:
1) Việc chấp hành kỷ luật giá theo các văn bản:
- Thông tư số 07 ngày 21-3-1987 của Ủy ban Vật giá Nhà nước phần quy định giá trong hợp đồng kinh tế;
- Quyết định số 415/VGNN-TS ngày 11-8-1987 về việc điều chỉnh giá mua tôm, mực xuất khẩu ngoài hợp đồng kinh tế.
2) Nội dung cụ thể gồm các điểm:
- Các điểm sản xuất thu mua tôm, mục có niêm yết giá rõ ràng để cho người sản xuất tôm, mực hiểu rõ chính sách giá của Nhà nước một các công khai. Nhằm chống, ngăn chặn thương nhân làm trung gian ép cấp, ép giá của người sản xuất.
- Cơ sở phấn đấu hạ chi phí... có biện pháp gì mua thấp hơn hoặc bằng giá quy định của Nhà nước nêu trên theo từng loại tôm, mực đã được xác định.
- Các tổ chức được phép mua tôm, mực bằng tiền, hay hàng công nghệ phẩm hoặc đô la như thế nào?
- Việc mua tôm mực có độn hàng để nâng giá biến tướng tranh mua gây rối loạn thì trường không?
- Về quy cách phẩm chất tôm, mực đã được quy định cụ thể từng loại, trường hợp người sản xuất yêu cầu bán xô thì cửa hàng, điểm thu mua đã xác định như thế nào để mua thỏa đáng không cao hơn giá chỉ đạo.
III.- VỀ TỔ CHỨC THU MUA TÔM MỰC CỦA CƠ SỞ:
1) Nguồn tôm, mực có hàng năm, quí, tháng nhiều nhất ở đâu và số lượng mua được 1986, 6 tháng đầu năm 1987 và tháng 8-87; sổ sách ghi hạch toán rõ ràng không?
2) Các tổ chức thu mua tôm, mực của cơ sở:
- Cải tiến như thế nào để mua tận gốc.
- Còn hay sử dụng thương lái làm đại lý thu gom tôm, mực không? (Có chấp hành quyết định số 199 ngày 12-6-1987 không?)
- Có phát hiện cụ thể các ngành không có chức năng sản xuất kinh doanh hàng thủy sản xuất khẩu như tôm, mực để báo cáo cơ quan cấp trên mình biết và Ủy ban để xử lý không?
- Đơn vị mình có qua địa phương khác để tranh mua tôm, mực không?
- Có biết các ngành trung ương hay tỉnh bạn, địa phương bạn đặt các trạm hoặc sử dụng thương lai thu mua tôm, mực tại địa phương mình (có cụ thể danh sách) không có kiến nghị gì lên Ủy ban nhân dân quận, thành phố hoặc ngành mình.
IV.- THỜI GIAN TIẾN HÀNH KIỂM TRA ĐOÀN:
1) Về tổ chức đoàn kiểm tra theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố.
2) Thời gian từ 15-9-1987 đến 10-10-1987 chấm dứt đợt I để chuyển sang đợt II có sự kiểm tra thường xuyên theo nội dung công văn số 847/V2 ngày 15-8-1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc kiểm tra thanh tra giá mua tôm.
3) yêu cầu đơn vị thu mua báo cáo cụ thể theo nội dung trên cho đoàn kiểm tra ghi theo lịch.
V.- KIẾN NGHỊ CỦA CƠ SỞ:
Khó khăn và thuận lợi.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ