Quyết định 2039/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch cấp nước an toàn đối với 05 hệ thống cấp nước do Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa đang quản lý
Số hiệu: 2039/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đức Quyền
Ngày ban hành: 04/06/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Môi trường, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2039/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 04 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CẤP NƯỚC AN TOÀN ĐỐI VỚI 05 HỆ THỐNG CẤP NƯỚC DO TRUNG TÂM NƯỚC SINH HOẠT VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN THANH HÓA QUẢN LÝ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/11/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Căn cứ thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ xây dựng hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại văn bản số 2246/SXD-HT ngày 12/5/2015 Báo cáo kết quả thẩm định Kế hoạch cấp nước an toàn đối với 05 Hệ thống cấp nước do Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa quản lý,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch cấp nước an toàn đối với 05 hệ thống cấp nước do Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa đang quản lý với những nội dung sau đây:

I. Tên đơn vị quản lý hệ thống cấp nước: Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa (sau đây gọi tắt là Trung tâm).

II. Mục tiêu:

1. Bảo đảm duy trì áp lực cấp nước, cung cấp ổn định, đủ lượng nước và đảm bảo chất lượng nước cấp theo quy định.

2. Có các giải pháp đối phó với các sự cố bất thường và các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trong toàn bộ quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch từ nguồn đến khách hàng sử dụng nước.

3. Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nước, phòng ngừa dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội.

4. Góp phần giảm tỉ lệ thất thoát, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.

III. Nội dung Kế hoạch cấp nước an toàn

1. Hiện trạng hoạt động của hệ thống cấp nước

- Tổng số hệ thống cấp nước

: 05 công trình;

 

- Tổng công suất thiết kế

: 4.290 m3;

 

- Tổng công suất khai thác

: 3.480 m3;

 

- Tổng chiều dài hệ thống đường ống

: 283,056 km. Trong đó:

 

 

+ Ống phân phối,

: 60,615 km;

 

 

+ Ống nhánh

: 77,043 km;

 

 

+ Ống nối hộ gia đình

: 145,398 km.

 

 

 

 

 

(Chi tiết theo phụ biểu 01 kèm theo)

2. Xác định, phân tích và đánh giá mức độ nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống cấp nước

- Xác định các nguy cơ rủi ro từ nguồn nước, lưu vực;

- Xác định các nguy cơ, rủi ro về mặt hóa học, lý học và sinh học theo quy trình công nghệ hệ thống cấp nước;

- Xác định các nguy cơ, rủi ro đối với việc đảm bảo cấp nước liên tục, lưu lượng và áp lực trong mạng lưới cấp nước đến khách hàng sử dụng nước;

- Xác định thứ tự ưu tiên về các nguy cơ, rủi ro để đề xuất các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa, bao gồm:

+ Nguy cơ về ô nhiễm, biến động, suy giảm nguồn nước;

+ Nguy cơ xảy ra tại khu vực nhà máy và trạm xử lý;

+ Nguy cơ về các sự cố trên mạng lưới đường ống cấp nước;

+ Nguy cơ về ý thức sử dụng nước của khách hàng;

+ Nguy cơ về sự cố mất điện, cắt điện luân phiên, giảm tải của ngành điện.

3. Các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục rủi ro và kế hoạch triển khai áp dụng

Các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa bổ sung, gồm: Tuyên truyền, giáo dục Luật Tài nguyên và Môi trường; Kiểm tra, theo dõi, giám sát nguồn nước; Lắp đặt thiết bị kiểm tra, báo tự động đối với Trạm bơm cấp I (bơm chìm) và trạm bơm cấp II; Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra bất thường đối với bể lọc, khử trùng, bể chứa nước sạch, hệ thống mạng, hố van, đồng hồ đo và các biện pháp nghiệp vụ khác.

4. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục các nguy cơ, rủi ro

Các hoạt động

Mô tả

Tần suất

Trách nhiệm

Hồ sơ

Kiểm tra và đánh giá nội bộ

Việc kiểm tra, đánh giá do Ban cấp nước an toàn của Trung tâm tiến hành theo kế hoạch lập trước hoặc đột xuất

3 tháng/ 1 lần

Ban CNAT của Trung tâm; Thủ trưởng các chi nhánh cấp nước trực thuộc.

Lưu tại Trạm tư vấn dịch vụ và Chuyển giao công nghệ (TVDV&CGCN)

Kiểm tra, theo dõi của cơ quan y tế địa phương Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh, lý hóa của nước

Cán bộ cơ quan Y tế dự phòng Tỉnh tiến hành kiểm tra, lấy mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu quan trọng của nước thành phẩm

1 tháng/ 1 lần

Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa

Lưu tại TTYTDP; Trạm TVDV&CGCN

Kiểm tra, theo dõi của Trưởng chi nhánh, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật

Kiểm tra việc thực hiện các quy định, các quy trình vận hành, quy trình kiểm tra và hướng dẫn thao tác của công nhân tại các công đoạn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ

Hàng ngày; các ca hoặc đột xuất

Cán bộ quản lý, cán bộ TVDV&CGCN cán bộ kỹ thuật các chi nhánh cấp nước.

Trạm TVDV&CGCN; các chi nhánh cấp nước.

5. Kế hoạch, quy trình ứng phó với biến đổi xảy ra trong điều kiện vận hành có sự cố, mất kiểm soát và tình huống khẩn cấp

Bảo đảm thông tin liên lạc kịp thời, liên tục, đúng đối tượng; Xác định nguyên nhân sự cố; Xác định các hành động cần thiết để ứng phó sự cố; Thực hiện các hành động ứng phó; Xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp ổn định cho khách hàng sử dụng nước; Xác định hậu quả trước mắt và lâu dài; Giải trình, báo cáo; Lưu trữ thông tin, số liệu về sự cố và các biện pháp khắc phục; Đánh giá tổng thể sự cố và đề xuất các giải pháp phòng ngừa và xử lý các sự cố có thể xảy ra trong tương lai.

- Trách nhiệm thực hiện: Ban chỉ đạo cấp nước an toàn của Trung tâm NSH&VSMTNT, Trưởng trạm TVDV&CGCN, Trưởng các chi nhánh, cán bộ kỹ thuật và công nhân viên của Trung tâm.

6. Các tiêu chí, các chỉ số giám sát và giới hạn kiểm soát để đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn

Chất lượng nước phải đạt chất lượng theo quy định TCVN 5502 : 2003 - Nước sinh hoạt - Yêu cầu chất lượng; QCVN 01 : 2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt; QCVN 02 : 2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

7. Quản lý cơ sở dữ liệu có liên quan về cấp nước an toàn

- Lập danh mục các văn bản tài liệu và các thông tin liên quan đến công tác cấp nước an toàn;

- Xây dựng hệ thống và quy trình kiểm soát tài liệu, bao gồm: Tài liệu nội bộ và tài liệu bên ngoài. Lập hệ thống quản lý hồ sơ và hỗ trợ lưu giữ hồ sơ đảm bảo yêu cầu quy định; đồng thời đáp ứng yêu cầu đánh giá độc lập hoặc tra cứu, cung cấp thông tin kịp thời khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống cấp nước.

- Có cơ chế tiếp nhận và xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng hoặc cộng đồng.

8. Các chương trình hỗ trợ và kế hoạch triển khai (theo định kỳ hàng năm)

- Chương trình bảo dưỡng phòng ngừa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTCN, tăng tuổi thọ phục vụ của các công trình và thiết bị, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, sự cố.

- Chương trình đánh giá độc lập để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

- Chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ và công nhân về cấp nước an toàn.

- Chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm.

(Chi tiết theo phụ biểu số 02 kèm theo)

9. Kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện cấp nước an toàn

Việc đánh giá kết quả thực hiện cấp nước an toàn được thực hiện 01 năm một lần; thời gian thực hiện: Tháng 12 hàng năm.

10. Kinh phí thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được tính vào chi phí trong giá nước tiêu thụ trên cơ sở lập, thẩm định, trình duyệt theo quy định của pháp luật.

11. Các nội dung khác: Theo Kế hoạch cấp nước an toàn do Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa lập kèm theo Tờ trình số 196/TTr-TTN ngày 13/3/2015, đã được Sở xây dựng Thanh Hóa thẩm định tại văn bản số 2246/SXD-HT ngày 12/5/2015.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- Giao Sở Xây dựng chỉ đạo Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa bổ sung, hoàn chỉnh các nội dung theo ý kiến tham gia của các Sở, ngành và kiểm tra, đóng dấu, lưu trữ theo quy định, làm cơ sở quản lý và thực hiện.

- Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn đã được phê duyệt tại Quyết định này; định kỳ rà soát, đề xuất điều chỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo cấp nước an toàn tỉnh; Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Thanh Hóa; Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Bộ Xây dựng (để b/c);
- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

PHỤ BIỂU 01

BIỂU TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG 05 CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 2039/QĐ-UBND ngày 04/06/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Tên công trình

C.suất thiết kế m3/ng.đ

Năm/đưa vào sử dụng

C.suất khai thác m3/ng.đ

Dự trữ

Nguồn cấp, vị trí cấp

Phạm vi cấp nước

Lđường ống, chất liệu

Số hộ dùng nước năm 2014

1

Xã Vĩnh Thành và TT Vĩnh Lộc, huyện Vĩnh Lộc

1.350

2006

1.240

Không

Nước dưới đất. Thôn 6 xã Vĩnh Thành

Xã Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc

L = 91,82km, gồm:

- Ống C1 (DN300-DN50): 13,85km;
- Ống C2 (DN40): 15,97 km;
- Ống nối hộ gia đình (DN20): 62,0 km

2.312 hộ

Trong đó:
- Cơ quan: 48 hộ.
- Hộ gia đình: 2.264 hộ.

2

Thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa

760

2004

760

Không

Nước dưới đất. Tiểu khu 12, thị trấn Vạn Hà

Khu vực thị trấn Vạn Hà

L = 59,769 km, gồm:

- Ống C1 (DN250-DN50): 21,969km;
- Ống C2 (DN40):13,2 km;
- Ống nối hộ gia đình (DN20): 24,6 km.

2.184 hộ

Trong đó:
- Hộ cơ quan: 49 hộ;
- Hộ gia đình: 2.135 hộ

3

Xã Định Tường, huyện Yên Định

660

2006

660

Không

Nước dưới đất.
Thôn Thành Phú, xã Định Tường

Khu vực xã Định Tường

L = 49,94 km, gồm:

- Ống C1 (DN200-DN50): 7,68km;
- Ống C2 (DN 40): 11,86km;
- Ống nối hộ gia đình (DN 20): 30,4km.

1.821 hộ

Trong đó:
- Cơ quan: 05 hộ.
- Hộ gia đình: 1.816 hộ

4

Xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống

320

2006

320

Không

Nước dưới đất Thôn Giản Hiền, xã Vạn Thắng

Khu vực xã Vạn Thắng

L = 28,56 km, gồm:

- Ống C1 (DN200-DN50): 7,13 km;
- Ống C2 (DN 40): 6,03 km;
- Ống nối hộ gia đình (DN 20): 15,4km.

575 hộ

Trong đó:
- Cơ quan: 07 hộ.
- Hộ gia đình 568 hộ

5

Xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc

1.200

2006

500

Không

Nước dưới đất; Thôn Bùi, xã Tiến Lộc

Khu vực xã Tiến Lộc

L= 52,967 km

- Ống C1 (DN160-DN90): 9,986 km;
- Ống C2 (DN63-DN50): 29,983km;
- Ống nối hộ gia đình (DN21): 12,998km.

2.073 hộ

Trong đó:
- Cơ quan: 05 hộ
- Hộ gia đình 2.069 hộ

 

PHỤ BIỂU 02

CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
(Kèm theo Quyết định số 2039/QĐ-UBND ngày 04/6/2015 của UBND tỉnh)

a) Chương trình bảo dưỡng phòng ngừa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTCN, tăng tuổi thọ phục vụ của các công trình và thiết bị, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, sự cố (theo định kỳ hàng năm)

T.T

Nội dung

Phương thức thực hiện

Nhân lực thực hiện

Kinh phí (Triệu đồng)

Nguồn vốn

1

Xúc xả các tuyến ống

Tự thực hiện

Các chi nhánh cấp nước

60

Trung tâm

2

Duy tu, bảo dưỡng máy móc, thiết bị.

Tự thực hiện

Các chi nhánh cấp nước

130

Trung tâm

3

Sửa chữa, thay thế các tuyến ống cũ

Tự thực hiện

Các chi nhánh cấp nước

150

Trung tâm

4

Thổi rửa giếng khoan khai thác

Tự thực hiện

Các chi nhánh cấp nước

100

Trung tâm

5

Kiểm tra chất lượng nước thành phẩm

Tự thực hiện

Phòng xét nghiệm nước của Trung tâm

100

Trung tâm

6

Hợp đồng với Trung tâm y tế dự phòng Tỉnh kiểm tra định kỳ và tư vấn về chất lượng nước

Theo hợp đồng kinh tế

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

100

Trung tâm

7

Khám sức khỏe hàng năm cho CBCNV có liên quan đến hoạt động sản xuất tại các nhà máy để loại trừ bệnh truyền nhiễm

Theo hợp đồng kinh tế

Trung tâm Y tế huyện

05

Trung tâm

8

Phòng chống & khắc phục ô nhiễm môi trường nguồn nước; Vệ sinh môi trường tại các chi nhánh

Tự thực hiện

Các đơn vị cấp nước

10

Trung tâm

 

Cộng

 

 

655

 

b) Chương trình đánh giá độc lập để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn (theo định kỳ hàng năm)

T.T

Nội dung công việc

Trách nhiệm

Kinh phí (Tr.đồng)

Nguồn vốn

1

Đào tạo các chuyên gia đánh giá

Đơn vị Tư vấn

10

Trung tâm

2

Đánh giá nội bộ

Ban cấp nước an toàn Trung tâm

10

Trung tâm

3

Khắc phục sau đánh giá

Các đơn vị cấp nước

05

Trung tâm

4

Chuẩn bị báo cáo

Ban cấp nước an toàn Trung tâm

02

Trung tâm

5

Tổ chức hội thảo; hội nghị

Ban cấp nước an toàn Trung tâm

10

Trung tâm

6

Báo cáo Ban cấp nước an toàn Tỉnh

Ban cấp nước an toàn Trung tâm

03

Trung tâm

 

Cộng:

 

40

 

c) Chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ và công nhân về cấp nước an toàn (theo định kỳ hàng năm)

T.T

Nội dung

Phương thức thực hiện

Nhân lực thực hiện

Kinh phí
(Tr.đồng)

Nguồn vốn

1

Chuẩn hóa giáo trình & thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho Công nhân vận hành đáp ứng nhiệm vụ được giao

Tự thực hiện

Trạm TVDV&CGCN và Phòng KH-KT thuộc Trung tâm

10

Trung tâm

2

Tập huấn về cấp nước an toàn cho CBCNV

Tự thực hiện

Trạm TVDV&CGCN và Phòng KH - KT

05

Trung tâm

3

Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phòng hóa nghiệm

Tự thực hiện và Hợp đồng

Các Trung tâm đào tạo trong nước

10

Trung tâm

4

Tổ chức thi sát hạch cho Cán bộ, công nhân về cấp nước an toàn

Tự thực hiện

Trạm TVDV&CGCN và Phòng KH - KT thuộc Trung tâm

10

Trung tâm

 

Cộng:

 

 

35

 

d) Chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm

TT

Nội dung

Phương thức thực hiện

Nhân lực thực hiện

Kinh phí (Tr.đồng)

Nguồn vốn

1

Tổ chức hội nghị khách hàng khảo sát, thu thập thông tin, lấy ý kiến của khách hàng thông qua Hội nghị khách hàng hoặc phiếu thu thập thông tin

Tự thực hiện

Trạm TVDV&CGCN Phòng TC-HC

20

Trung tâm

2

Cung cấp các thông tin về sản xuất, cung cấp nước và các hoạt động của Trung tâm trên các phương tiện thông tin đại chúng; phát hành tờ rơi tuyên truyền trong công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, nâng cao nhận thức về lợi ích của nước sạch đối với đời sống, sản xuất và ý thức sử dụng nước tiết kiệm

Phối hợp thực hiện

Trung tâm và Đài truyền thanh xã, đài truyền hình huyện

20

Trung tâm

 

Cộng

 

 

40

 

(Ghi chú: Kinh phí tại các mục a, b, c, đ nêu trên là dự kiến. Việc lập, thẩm định và phê duyệt kinh phí được thực hiện theo quy định của pháp luật).