Quyết định 2039/QĐ-UBND năm 2016 quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố của tỉnh Thái Bình
Số hiệu: 2039/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Nguyễn Hồng Diên
Ngày ban hành: 27/07/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2039/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 27 tháng 7 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, THÀNH PHỐ.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 220/2015/TTLT-BTC-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phthuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02/10/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BTTTT-BNV ngày 10/3/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 08/9/2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 cùa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 15/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BCT-BNV ngày 30/6/2015 của Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV ngày 16/11/2015 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 42/2015/TTLT-BGTVT-BNV ngày 14/8/2015 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Xét đề nghị đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 728/TTr-SNV ngày 17 tháng 6 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh như sau:

1. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, gồm:

a) Phòng Nội vụ;

b) Phòng Tư pháp;

c) Phòng Tài chính - Kế hoạch;

d) Phòng Tài nguyên và Môi trường;

đ) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

e) Phòng Văn hóa và Thông tin;

g) Phòng Giáo dục và Đào tạo;

h) Phòng Y tế;

i) Thanh tra huyện;

k) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

l) Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

m) Đổi tên Phòng Công thương thành Phòng Kinh tế và Hạ tầng.

2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, gồm:

a) Phòng Nội vụ;

b) Phòng Tư pháp;

c) Phòng Tài chính - Kế hoạch;

d) Phòng Tài nguyên và Môi trường;

đ) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

e) Phòng Văn hóa và Thông tin;

g) Phòng Giáo dục và Đào tạo;

h) Phòng Y tế;

i) Thanh tra thành phố;

k) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

l) Phòng Kinh tế;

m) Phòng Quản lý đô thị.

Điều 2. Vị trí và chức năng:

1. Phòng Nội vụ:

Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân huyện, thành phố quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đng trong cơ quan, tchức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng; công tác thanh niên.

Phòng Nội vụ chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nội vụ.

2. Phòng Tư pháp:

Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; phbiến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; nuôi con nuôi; hộ tịch; chứng thực; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật;

Phòng Tư pháp chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tư pháp.

3. Phòng Tài chính - Kế hoạch:

Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, có chức năng tham, giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính, tài sản, quy hoạch, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp; tổng hp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.

Phòng Tài chính - Kế hoạch có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

4. Phòng Tài nguyên và Môi trường:

Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu và biển.

Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hưng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường.

5. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quản lý nhà nước về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn xã hội.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân có con dấu và tài khoản; chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

6. Phòng Văn hóa và Thông tin:

Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành phquản lý nhà nước về: Văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo, báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, hạ tầng thông tin trên địa bàn.

Phòng Văn hóa và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông.

7. Phòng Giáo dục và Đào tạo:

Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương.

Phòng Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo.

8. Phòng Y tế:

Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn.

Phòng Y tế chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, thành ph; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế.

9. Thanh tra huyện, thành phố:

Thanh tra huyện, thành phố là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân dân huyện, thành phố quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra huyện, thành phố có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh.

10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có chức năng tham mưu tổng hp cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về: Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một ca, một cửa liên thông; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.

Đối với đơn vị hành chính cấp huyện có đường biên giới lãnh thổ trên biển, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ, biên giới.

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; đồng thời chịu schỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

11. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

12. Phòng Kinh tế:

Phòng Kinh tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng qun lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát trin nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông lâm, ngư gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, tiu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.

Phòng Kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ.

13. Phòng Quản lý đô thị:

Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị; cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở, công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; giao thông vận tải.

Phòng Quản lý đô thị có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố; đng thời chịu sự chỉ đạo, kim tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải.

14. Phòng Kinh tế và Hạ tầng:

Phòng Kinh tế và Hạ tng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở, công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; giao thông vận tải; khoa học và công nghệ.

Phòng Kinh tế và Hạ tầng có con dấu, có tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức:

1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: Có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các công chức thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ. Riêng Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có bộ phận hỗ trợ, phục vụ.

Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố gọi chung là Trưởng phòng; cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố gọi chung là Phó Trưởng phòng.

a) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có không quá 03 (ba) Phó Trưởng phòng, gồm: Phòng Nội vụ; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Kinh tế và Hạ tầng; Phòng Tư pháp; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Kinh tế; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Quản lý đô thị; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có không quá 02 (hai) Phó Trưởng phòng, gồm: Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Y tế; Thanh tra.

2. Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, thực hiện chế độ chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định theo quy định của pháp luật.

3. Biên chế công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nằm trong tổng biên chế công chức của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm.

Điều 4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:

Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố được quy định tại Điều 1 của Quyết định này (trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành quản lý theo lĩnh vực).

Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với nhng cơ quan chuyên môn có số lượng Phó Trưởng phòng vượt quá quy định so với Quyết định này thì được giữ nguyên nhằm bảo đảm n định.

Chỉ được bsung Phó Trưởng phòng khi số lượng ít hơn theo quy định tại Quyết đnh này.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 04/4/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

Điều 7. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 7;
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Tỉnh
ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Lưu VT, NC
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Diên

 

- Cụm từ này bị bãi bỏ bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 3191/QĐ-UBND năm 2017

Điều 1. Sửa đổi khoản 2...Điều 2 tại Quyết định số 2039/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, như sau:

1. Bỏ cụm từ “kiểm soát thủ tục hành chính” tại khoản 2 Điều 2.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Quyết định 3191/QĐ-UBND năm 2017

Điều 1. Sửa đổi...khoản 10 Điều 2 tại Quyết định số 2039/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, như sau:
...
2. Sửa đổi khoản 10 Điều 2:

“10. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có chức năng tham mưu tổng hợp cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân về: Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; kiểm soát thủ tục hành chính; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện; hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.

Đối với đơn vị hành chính cấp huyện có đường biên giới lãnh thổ trên biển, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ, biên giới”.

Xem nội dung VB