Quyết định 2023/QĐ-UBND năm 2010 về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã giai đoạn 2011 - 2015 theo Đề án 1956
Số hiệu: 2023/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh Người ký: Trần Hoàn Kim
Ngày ban hành: 12/11/2010 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2023/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 12 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 THEO ĐỀ ÁN 1956

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Xét Tờ trình số 377/TTr-SNV ngày 01/11/2010 của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2011 - 2015 theo Đề án 1956.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, Ban - ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện - thành phố chịu trách nhiệm thi hành.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trần Hoàn Kim

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2023/QĐ-UBND ngày 12/11/2010  của UBND tỉnh Trà Vinh)

1. Mục đích

Xây dựng, hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có mục tiêu lý tưởng xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, tận tụy phục vụ vì lợi ích của nhân dân, của giai cấp.

Đạt tiêu chuẩn về nghiệp vụ chuyên môn, có kiến thức, năng lực kỹ năng hành chính đáp ứng yêu cầu công tác; thực thi tốt công vụ góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

2. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

Các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và 7 chức danh công chức chuyên môn xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).

Chủ tịch UBMTTQVN và Trưởng các đoàn thể cấp xã, các đối tượng thuộc diện dự nguồn cho cán bộ, công chức cấp xã.

Một số chức danh thuộc cấp phó là những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, Trưởng ban nhân dân ấp - khóm.

3. Mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng

a) Mục tiêu

- Đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu theo nhu cầu chức danh công tác.

- Bồi dưỡng, kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng hành chính cho cán bộ, công chức cấp xã.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành công việc trong cộng đồng dân cư của Trưởng ban nhân dân ấp, khóm.

b) Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Xác định nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với nhu cầu chức danh công tác, cụ thể:

+ Về nhiệm vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND:

- Nắm đầy đủ về vị trí, vai trò của bộ máy chính quyền cấp xã; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND cấp xã;

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở cơ sở theo quy định của Luật, các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên;

- Nhiệm vụ cụ thể của UBND, của Chủ tịch UBND, của các Phó Chủ tịch UBND trong việc thực hiện quản lý kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, pháp chế xã hội chủ nghĩa và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật trên địa bàn cấp xã (Cải cách hành chính, dân tộc, tôn giáo... của Ủy ban nhân dân cấp xã);

- Xây dựng quy chế làm việc của UBND cấp xã và tổ chức thực hiện, quy định rõ mối quan hệ làm việc của các Thành viên UBND; giữa UBND, Chủ tịch UBND với thường trực Đảng ủy, thường trực HĐND, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trưởng các đoàn thể cùng cấp;

+ Về nhiệm vụ của công chức chuyên môn:

- Chức năng và các nhiệm vụ trọng tâm về công tác Văn phòng - Thống kê;

- Chức năng và các nhiệm vụ trọng tâm về công tác Văn hóa - Xã hội (phần hoạt động về lĩnh vực Văn hóa - Xã hội; phần hoạt động về Lao động - Thương binh và Xã hội);

- Chức năng và các nhiệm vụ trọng tâm về công tác Địa chính - Xây dựng (phần quản lý về đất đai; phần quản lý về tài nguyên và môi trường; phần quản lý, kiểm tra về xây dựng cơ bản trên địa bàn);

- Chức năng và các nhiệm vụ trọng tâm về công tác Tài chính - Kế toán;

- Chức năng và các nhiệm vụ trọng tâm về công tác Tư pháp - Hộ tịch;

- Chức năng và các nhiệm vụ trọng tâm về công tác Văn thư - Lưu trữ, Thi đua - Khen thưởng;

- Chức năng và các nhiệm vụ trọng tâm về công tác an ninh , trật tự trên địa bàn theo Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện;

- Chức năng và các nhiệm vụ trọng tâm về công tác Dân quân tự vệ theo Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Bồi dưỡng về phương pháp và kỹ năng hoạt động của các chức danh công chức chuyên môn cấp xã.

- Triển khai các văn bản của Nhà nước quy định về chức năng, nhiệm vụ hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã.

- Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã...

- Một số nội dung ngoại khóa giúp cho cán bộ, công chức nắm và vận dụng thực tế vào địa phương.

+ Nội dung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Trưởng ban nhân dân ấp, khóm

- Các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản và phương pháp hoạt động của Trưởng ban nhân dân;

- Kỹ năng quản lý về hoạt động của Trưởng ban nhân dân ấp, khóm;

- Nội dung, quy trình xây dựng hương ước,...

- Công tác xóa đói, giảm nghèo của ấp, khóm.

4. Kế hoạch, phương thức đào tạo, bồi dưỡng

a) Chỉ tiêu, thời gian thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho 2060 cán bộ, công chức; 1950 cán bộ không chuyên trách; 806 Trưởng ban nhân dân ấp, khóm.

+ Năm 2011:

- 01 lớp đại học Luật với 100 học viên.

- 02 lớp Trung cấp chuyên môn với 100 học viên/lớp (tổng số 200 học viên).

- 16 lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng hành chính cho chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, 7 chức danh chuyên môn cấp xã với khoảng 1200 học viên.

- 8 lớp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của Trưởng ban nhân dân ấp, khóm 806 học viên.

+ Năm 2012:

- 01 lớp Đại học Văn thư - Lưu trữ với 100 học viên/lớp.

- 01 lớp đại học Hành chính với 100 học viên/lớp.

- 03 lớp trung cấp chuyên môn với 70 học viên/lớp (Tổng số 210 học viên).

- 7 lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng hành chính cho 7 chức danh công chức cấp xã với 700 học viên.

+ Năm 2013:

- 01 lớp Đại học chuyên ngành Văn hóa với 100 học viên/lớp.

- 01 lớp Cao đẳng Quản trị văn phòng với 100 học viên/lớp.

- 04 lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ làm công tác tiếp nhận và trả kết quả ở xã, phường, thị trấn với 208 học viên.

- 8 lớp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của Trưởng ban nhân dân ấp, khóm 806 học viên.

+ Năm 2014:

- 01 lớp Đại học Luật với 100 học viên/lớp.

- 02 lớp trung cấp chuyên môn với 85 học viên/lớp (tổng số 170 học viên).

- 5 lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng quản lý hành chính Nhà Nước cho cán bộ, công chức cấp xã với khoảng 500 học viên.

+ Năm 2015:

- 01 lớp đại học Hành chính với 100 học viên/lớp.

- 04 lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ làm công tác tiếp nhận và trả kết quả ở xã, phường, thị trấn với 208 học viên.

- 8 lớp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của Trưởng ban nhân dân ấp, khóm 806 học viên.

* Riêng các lớp đào tạo chứng chỉ Anh văn, Tin học, học viên tự tìm các khóa đào tạo thích hợp để đăng ký học cho phù hợp với công việc chuyên môn.

b) Phương thức đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo dài hạn 23 lớp, trong đó các trường của tỉnh thực hiện 14 lớp; liên kết hợp đồng các trường ngoài tỉnh 9 lớp.

Bồi dưỡng ngắn hạn khoảng 60 lớp.

Thực hiện các phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng sát hợp theo loại hình của các chức danh đang công tác và phải phù hợp giáo trình biên soạn chuẩn của Học viện Hành chính - Chính trị quốc gia, các tài liệu, văn bản của cơ quan nhà nước hiện hành.

c) Cơ sở đào tạo:

Trường Chính trị tỉnh, Trường Đại học Trà Vinh và các cơ sở đào tạo trong tỉnh, cơ quan đơn vị chuyên môn của Sở Nội vụ...

Hợp đồng liên kết các đơn vị đào tạo ngoài tỉnh giảng dạy phù hợp với nội dung theo yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh.

5. Nguồn kinh phí: Từ nguồn kinh phí của dự án được Chính phủ phê duyệt cấp cho tỉnh để thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ, công chức cấp xã theo Đề án 1956.

6. Tổ chức thực hiện:

a) Trách nhiệm Sở Nội vụ:

- Liên hệ, phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức chiêu sinh các lớp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với thời gian, chức danh công tác.

- Dự toán kinh phí phục vụ đào tạo, bồi dưỡng theo chế độ quy định hiện hành.

b) Trách nhiệm Ủy ban nhân dân huyện - thành phố

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện - thành phố có kế hoạch chỉ đạo sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức cấp xã theo học đúng đối tượng, đúng thời gian theo thư chiêu sinh.

c) Trách nhiệm cơ sở đào tạo:

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong tỉnh kết hợp với Sở Nội vụ chủ động kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát huy mọi nguồn lực để thực hiện có chất lượng và hiệu quả nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2011 - 2015 đúng mục tiêu của kế hoạch;

d) Sở Nội vụ cùng Trường Chính trị, Trường Đại học Trà vinh và các cơ sở đào tạo có trách nhiệm thực hiện hợp đồng về thời gian, nội dung, chương trình, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho từng lớp học; đồng thời phải thực hiện đúng các nội dung đã cam kết thỏa thuận và theo đúng thẩm quyền được giao.

Quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nếu có phát sinh vướng mắc, Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm báo cáo, đề xuất cụ thể để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời ./.

 

BẢNG TỔNG HỢP

NHU CẦU KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Kèm theo Quyết định số 2023/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2010 của UBND tỉnh Trà Vinh)

STT

Chuyên ngành đào tạo

Số lớp cần mở

Thời gian đào tạo

Tổng số học viên

Tổng kinh phí

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

1

Đại học Luật

01

2011 - 2014

100

2.880.000.000đ

 

2

Lớp Trung cấp chuyên môn

02

2011 - 2013

200

2.340.000.000đ

 

3

Bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hành chính

16

7 ngày

(2011 - 2013)

1200

724.560.000đ

 

4

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của Trưởng ban nhân dân ấp - khóm

08

2011 - 2013

07 ngày

806

460.630.000đ

 

5

Đại học Văn thư - Lưu trữ

01

2012 - 2016

100

2.880.000.000đ

 

6

Đại học Hành chính

01

2012 - 2015

100

3.080.000.000đ

 

7

Lớp Trung cấp chuyên môn

03

2012 - 2014

210

2.457.000.000đ

 

8

Bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hành chính

07

2012 - 2014

07 ngày

700

361.900.000đ

 

9

Đại học chuyên ngành Văn hoá

01

2013 - 2016

100

3.200.000.000đ

 

10

Cao đẳng Quản trị Văn phòng

01

2013 - 2015

100

2.070.000.000đ

 

11

Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

04

07 ngày

2013 - 2015

208

158.304.000đ

 

12

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của Trưởng ban nhân dân ấp - khóm

08

07 ngày

2013 - 2015

806

498.230.000đ

 

13

Đại học Luật

01

2014 - 2017

100

3.320.000.000đ

 

14

Trung cấp chuyên môn

02

2014 - 2016

170

2.250.800.000đ

 

15

Bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hành chính

05

07 ngày

2014 - 2016

500

279.100.000đ

 

16

Đại học Hành chính

01

2015 - 2018

100

3.480.000.000đ

 

17

Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho cán bộ làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

04

2015 - 2017

07 ngày

208

171.960.000đ

 

18

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của Trưởng ban nhân dân ấp - khóm

08

07 ngày

2015 - 2017

806

540.630.000đ

 

Tổng cộng:

 

 

 

31.153.114.000đ