Quyết định 202/QĐ-LĐTBXH năm 2010 ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng giai đoạn 1 (từ năm 2010 đến năm 2011) của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 202/QĐ-LĐTBXH | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 04/02/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Khiếu nại, tố cáo, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 202/QĐ-LĐTBXH |
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2010 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 6 tháng 2 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng giai đoạn 1 (từ năm 2010 đến năm 2011) của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG GIAI ĐOẠN 1 (TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2011) CỦA NGÀNH LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 202/QĐ-LĐTBXH ngày 04 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính; lành mạnh hóa các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; củng cố lòng tin của nhân dân và cộng đồng quốc tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển;
- Ngăn chặn, làm triệt tiêu các điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng trong việc hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật, nhất là trong quá trình ban hành và tổ chức thi hành các văn bản áp dụng pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý; ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi trên cơ sở xây dựng các quy chuẩn công khai, minh bạch, phục vụ nhân dân và xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trung thực, công tâm, liêm khiết, tận tụy, chuyên nghiệp; xây dựng các chuẩn mực đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.
- Hoàn thiện thể chế; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong nhân dân; từng bước đẩy lùi và xóa bỏ tệ nhũng nhiễu, phiền hà và hối lộ trong quan hệ giữa công dân, tổ chức với các cơ quan thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.
- Đề cao tính trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, sức chiến đấu và hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức và người lao động của toàn ngành trong phát hiện và xử lý tham nhũng.
- Thúc đẩy sự tham gia chủ động của các tổ chức, đoàn thể xã hội, các phương tiện truyền thông và mọi công dân trong nỗ lực phòng, chống tham nhũng; xây dựng văn hóa và tạo ra thói quen phòng, chống tham nhũng trong đời sống của cán bộ, công chức trong ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng của ngành giai đoạn 1 (từ năm 2010 đến hết năm 2011) (sau đây viết tắt là Kế hoạch) phải chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về Kế hoạch đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng; tập trung thực hiện các nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực phát hiện, xử lý tham nhũng; đặt phòng, chống tham nhũng trong mối quan hệ tổng thể về cải cách thủ tục hành chính nhà nước.
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, biện pháp phòng, chống tham nhũng được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Thực hiện ngay và có kết quả một số biện pháp cụ thể, tạo chuyển biến tích cực và thống nhất trong nhận thức và hành động của các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng.
- Tổ chức phổ biến, quán triệt sâu sắc Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn tới đơn vị, cơ sở và cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, ngành.
- Tuân thủ các nội dung trong Công ước của liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam đã phê chuẩn ngày 30/6/2009.
- Biên soạn các tài liệu tuyên truyền về nội dung Chiến lược và các chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Tổ chức các hội nghị, tập huấn chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng.
- Đưa nội dung kế hoạch này vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Phát huy vai trò của cơ quan báo, tạp chí trong việc tuyên truyền về Kế hoạch.
2. Các giải pháp thực hiện Kế hoạch:
2.1. Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật về lao động, người có công và xã hội.
a) Minh bạch hóa quá trình xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật; quá trình xây dựng và ban hành quyết định, văn bản hành chính gắn liền với việc cải cách thủ tục hành chính;
b) Rà soát, sửa đổi các quy định của Bộ, ngành về bảo vệ bí mật nhà nước theo hướng thu hẹp phạm vi ở mức cần thiết;
c) Cụ thể hóa và tăng cường kiểm tra nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng về công khai, minh bạch trong hoạt động của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội;
d) Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về lao động, người có công và xã hội của công dân về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế người phát ngôn của cơ quan nhà nước; có chế tài đối với người vi phạm quyền được thông tin của công dân;
đ) Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật về lao động, thương binh và xã hội.
2.2. Hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ:
a) Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý. Tăng cường phân cấp quản lý ngành;
Quy định chức trách của từng vị trí công tác, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và căn cứ vào kết quả thực hiện chức trách đó để đánh giá cán bộ, công chức;
b) Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định về tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xử lý kiên quyết, kịp thời các vi phạm trong quản lý và sử dụng cán bộ, công chức;
c) Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành; tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng;
d) Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện cơ chế về trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; cơ chế miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
đ) Công bố công khai các chế độ, định mức, tiêu chuẩn về lao động, người có công và xã hội và công khai việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản công của cán bộ, công chức, trước hết là của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Sửa đổi, bổ sung các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập theo hướng từng bước công khai và quy định trách nhiệm giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập; thực hiện việc chi trả qua tài khoản đối với tất cả các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho cán bộ, công chức;
g) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc minh bạch tài sản, thu nhập, việc thực thi công vụ ở những vị trí trực tiếp giải quyết yêu cầu của công dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Đẩy mạnh việc xây dựng, công bố công khai các quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức và tăng cường giám sát việc thực hiện theo quy định của pháp luật.
2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành:
a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động;
b) Tạo điều kiện để các tổ chức, công dân tham gia vào việc xây dựng chính sách, pháp luật, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những sơ hở trong cơ chế, chính sách tạo cơ hội phát sinh tham nhũng;
Xử lý nghiêm hành vi hối lộ, nhận hối lộ và môi giới hối lộ trong hoạt động của hệ thống; công bố công khai danh tính các cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm;
c) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng đất đai, các nguồn lực công thuộc ngành, bảo đảm công khai, minh bạch và xử lý nghiêm những sai phạm.
2.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong phát hiện, xử lý tham nhũng:
a) Tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra;
Thanh tra hành chính chuyển mạnh sang thực hiện chức năng giám sát hành chính và tăng cường thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ công vụ, việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kết hợp tổ chức và hoạt động thanh tra với tổ chức và hoạt động kiểm tra của Đảng.
Thanh tra theo ngành, lĩnh vực tập trung vào thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của mọi tổ chức, cá nhân; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm hành chính, bảo đảm trật tự, kỷ cương pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.
Tăng cường hiệu lực thi hành các kết luận của cơ quan thanh tra;
b) Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống tham nhũng, phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra;
c) Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị được giao phụ trách chống tham nhũng trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, tố cáo về tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng; tăng cường trang, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại.
2.5. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng đối với lĩnh vực ngành quản lý:
a) Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân về biểu hiện, tác hại của tham nhũng và trách nhiệm của xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng; tạo điều kiện để nhân dân tích cực, chủ động tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng đối với lĩnh vực ngành quản lý;
b) Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, trong công tác phòng, chống tham nhũng đối với lĩnh vực ngành quản lý;
c) Phát huy vai trò của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng; bảo đảm việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về các vụ việc tham nhũng cho các cơ quan báo chí; xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp và đào tạo liêm chính cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên;
d) Hoàn thiện cơ chế bảo vệ, khen thưởng người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng; tôn vinh, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống tham nhũng; xử lý nghiêm minh những trường hợp lợi dụng quyền tố cáo để vu khống, gây rối nội bộ làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch.
- Theo dõi, đánh giá, báo cáo việc thực hiện các giải pháp được thể hiện trong kế hoạch thực hiện theo các kỳ thống kê: ba tháng và hàng năm.
- Thực hiện điều tra, khảo sát về tình hình tham nhũng, về kết quả thực hiện Kế hoạch; khảo sát, đo lường, đánh giá tác động tiêu cực của tham nhũng đối với sự phát triển của ngành.
4. Đánh giá, tổng hợp báo cáo, sơ kết việc thực hiện Kế hoạch.
- Xây dựng cơ chế công khai kết quả đánh giá thực trạng tham nhũng và kết quả thực hiện kế hoạch.
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế chủ động phối hợp với các Vụ, Cục, Tổng cục, các cơ quan, tổ chức liên quan giúp Bộ trưởng, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Bộ theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch; thực hiện tổng hợp báo cáo, sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch.
Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Bộ chủ trì thực hiện và chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện kế hoạch như sau:
a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, các tổ chức, đơn vị thuộc ngành quản lý xây dựng, ban hành kế hoạch cụ thể thực hiện các nhiệm vụ được xác định trong kế hoạch;
b) Giao Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ giúp Bộ trưởng, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Bộ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này;
c) Giao Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ rà soát hệ thống văn bản luật, nghị quyết, pháp lệnh, Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, lập kế hoạch xây dựng văn bản năm 2010 và năm 2011 để trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung, ban hành nhằm thực hiện kế hoạch này;
d) Giao Thủ trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục, các cơ quan thuộc Bộ phối hợp với cơ quan, tổ chức khác thực hiện những nội dung liên quan đến phạm vi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đó được nêu trong kế hoạch này;
đ) Kiến nghị các cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch này.
Bộ trưởng yêu cầu Thủ trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc Kế hoạch. Đề nghị các Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan báo chí cùng toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tích cực tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này./.
Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2019 phê duyệt Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ giữa Việt Nam và Ê-ti-ô-pi-a Ban hành: 25/03/2019 | Cập nhật: 29/03/2019
Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2016 về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Ban hành: 21/03/2016 | Cập nhật: 22/03/2016
Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 07/02/2013 | Cập nhật: 19/02/2013
Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2012 về ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - Campuchia Ban hành: 26/06/2012 | Cập nhật: 27/06/2012
Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2011 phê chuẩn số đơn vị bầu cử, danh sách đơn vị bầu cử và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2011 - 2016 Ban hành: 21/03/2011 | Cập nhật: 24/03/2011
Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2010 thành lập các phường: Minh Phương, Minh Nông, Vân Phú thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Ban hành: 05/05/2010 | Cập nhật: 07/05/2010
Nghị quyết số 21/NQ-CP về việc ban hành chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 Ban hành: 12/05/2009 | Cập nhật: 18/05/2009
Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành: 25/12/2007 | Cập nhật: 27/12/2007
Quyết định 30/2006/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng Ban hành: 06/02/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 Ban hành: 26/02/2021 | Cập nhật: 26/02/2021