Quyết định 20/2017/QĐ-UBND về quy chế phổ biến thông tin thống kê Nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Số hiệu: 20/2017/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Nguyễn Văn Tùng
Ngày ban hành: 03/11/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thống kê, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2017/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 03 tháng 11 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỔ BIẾN THÔNG TIN THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ỦY BAN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Theo đề nghị của Cục Thống kê tại Ttrình số 298/TTr-CTK ngày 03/11/2017; Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp số 40/BCTĐ-STP ngày 08/9/2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phổ biến thông tin thống kê Nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/11/2017.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Cục trưởng Cục Thống kê; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê Nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- CP, Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục K
T. VBQPPL);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- TT TU, TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;

- Đoàn ĐBQH
tại HP;
- VP TU, VP HĐND TP;
- Các Ban TU, HĐND TP;
- CVP, các PCVP UBND;

- Như Điều
3;
- Báo HP; Đài PTTH HP;
- Công báo HP; Cổng TTĐT;
- Các phòng CV;

- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Tùng

 

 

QUY CHẾ

PHỔ BIẾN THÔNG TIN THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2017 của y ban nhân dân thành phố Hải Phòng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế phổ biến thông tin thống kê này quy định nguyên tắc, đối tượng, nội dung, phương thức, thời gian và trách nhiệm phổ biến thông tin thống kê Nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, đơn vị, người làm công tác thống kê trên địa bàn thành phố Hải Phòng, bao gồm:

a) Cục Thống kê thành phố; Chi cục Thống kê quận, huyện;

b) Các Sở, ban, ngành;

c) Ủy ban nhân dân các quận, huyện;

d) Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thng kê nhà nước trên địa bàn thành phố (gọi chung là đối tượng sử dụng thông tin thống kê).

3. Không áp dụng Quy chế này đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê ngoài thống kê nhà nước.

Điều 3. Nguyên tắc phổ biến thông tin thống kê trên địa bàn thành phố

1. Phổ biến thông tin thống kê Nhà nước phải tiến hành có tổ chức, theo quy định của Luật Thống kê và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Có sự phân công, phân cấp, rõ ràng; xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và những người làm công tác thống kê trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong việc triển khai thực hiện các hoạt động phổ biến thông tin thống kê.

2. Bảo đảm thông tin thống kê trên địa bàn thành phố thu thập, tổng hợp được phổ biến kịp thời, đầy đủ, khách quan, minh bạch và phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin thống kê Nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài thành phố theo quy định của pháp luật.

3. Bảo đảm việc tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin thống kê Nhà nước đã phổ biến được dễ dàng, thuận tiện, bình đẳng và hiệu quả. Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng hiện có về nguồn thông tin thống kê và các nguồn lực khác.

Điều 4. Loại thông tin thống kê phổ biến

1. Cục Thống kê thành phố có trách nhiệm phổ biến những thông tin thống kê sau:

a) Thông tin thống kê theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê.

b) Kết quả các cuộc điều tra thống kê được Ủy ban nhân dân thành phố giao thực hiện.

2. Các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phổ biến những thông tin thống kê chủ yếu sau:

a) Kết quả các cuộc điều tra thống kê do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định và ủy quyền công bố và phổ biến.

b) Các thông tin thống kê Nhà nước khác đã được các cơ quan có thẩm quyền công bố.

Điều 5. Những thông tin thống kê nghiêm cấm phổ biến

1. Thông tin thống kê thuộc Danh mục bí mật Nhà nước.

2. Thông tin thống kê gắn với tên, địa chỉ cụ thể của tổ chức, cá nhân chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý cho phổ biến.

3. Thông tin thống kê không bảo đảm chất lượng quy định và những thông tin thống kê đã bị làm sai lệch.

4. Thông tin thống kê phục vụ lợi ích riêng của các tổ chức, cá nhân gây phương hại tới lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng hoặc lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Đối tượng sử dụng thông tin thống kê và trách nhiệm phổ biến thông tin thống kê

1. Đối tượng sử dụng thông tin thống kê là cơ quan, tổ chức, cá nhân đã, đang sử dụng hoặc có nhu cầu sử dụng thông tin thống kê nói chung và thông tin thống kê do Cục Thống kê; các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn phổ biến nói riêng.

2. Trách nhiệm phổ biến thông tin thống kê của Cục Thống kê:

a) Phổ biến thông tin thống kê trên Trang thông tin điện tử của Cục Thống kê hoặc qua Cổng thông tin điện tử thành phố để tất cả các đối tượng đều có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, khai thác, sử dụng miễn, phí các thông tin thống kê này.

b) Việc phbiến thông tin thống kê dưới dạng ấn phẩm in trên giấy hoặc bằng các vật mang tin điện tử như đĩa DVD, CD-ROM và các vật mang tin điện tử khác do Cục trưởng Cục Thống kê quyết định hàng năm và theo từng loại thông tin, sản phẩm thông tin thống kê phổ biến trong năm.

c) Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không thuộc đối tượng được Cục trưởng Cục Thống kê quyết định, nếu có nhu cầu sử dụng thông tin in trên giấy hoặc bằng vật mang tin điện tử do Cục Thống kê phbiến thì phải chi trả chi phí in ấn, sao in và những chi phí khác phát sinh theo quy định.

3. Trách nhiệm phổ biến thông tin thống kê của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn:

a) Phổ biến thông tin thống kê trên Trang thông tin điện tử của các đơn vị (đối với các đơn vị có trang thông tin điện tử) hoặc qua Cổng thông tin điện tử thành phố để tất cả các đối tượng đều có quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, khai thác, sử dụng miễn phí các thông tin thống kê này.

b) Cung cấp cho Cục Thống kê thành phố dưới dạng ấn phẩm in trên giấy hoặc bằng các vật mang tin điện tnhư đĩa DVD, CD-ROM và các vật mang tin điện tử khác để Cục Thống kê tổng hợp, biên soạn, công bố và phổ biến chung toàn thành phố.

4. Cục trưởng Cục Thống kê, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn căn cứ vào tình hình thực tế và loại thông tin thống kê để quy định thêm các hình thức phổ biến thông tin thống kê khác như: Họp báo; ra thông cáo báo chí; tổ chức thư viện, phòng đọc thống kê và trung tâm giới thiệu sản phẩm thông tin thống kê; ,sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện truyền thông và các hình thức phổ biến thông tin thống kê khác.

Điều 7. Xây dựng Hệ thống sản phẩm thông tin thống kê

1. Sản phẩm thông tin thống kê là kết quả của hoạt động thống kê, bao gồm số liệu thống kê và bản phân tích các số liệu đó thể hiện dưới dạng văn bản in trên giấy hoặc dưới dạng thông tin điện tử.

2. Việc xây dựng Hệ thống sản phẩm thông tin thống kê phải đáp ứng các mục đích, yêu cầu chủ yếu sau đây:

a) Số lượng, chủng loại sản phẩm thông tin phải đa dạng, phù hợp với từng loại tin và đối tượng sử dụng thông tin, hợp thành Hệ thống sản phẩm thông tin thống kê thống nhất, đồng bộ, thiết thực, khả thi và hiệu quả; hàng năm phải tiến hành rà soát, bổ sung hoàn thiện.

b) Thông tin trong mỗi sản phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng: Tính phù hợp, tính kịp thời, tính chính xác, khả năng giải thích, tính so sánh, tính thống nhất và các tiêu chuẩn chất lượng khác.

c) Định dạng sản phẩm, tên sản phẩm, hệ thống chỉ tiêu, thiết kế bảng biểu, ngôn ngữ biên soạn phải được chuẩn hóa.

3. Hệ thống sản phẩm thông tin thống kê trên địa bàn thành phố được xây dựng hàng năm, bao gồm: Hệ thống sản phẩm thông tin thống kê của Cục Thống kê, của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn.

4. Trên cơ sở Hệ thống sản phẩm thông tin thống kê đã xây dựng, hàng năm tiến hành lập danh mục sản phẩm thông tin thống kê chủ yếu. Mỗi sản phẩm trong danh mục cần bao gồm các thông tin cơ bản sau:

a) Tên sản phẩm;

b) Nội dung chủ yếu;

c) Mức độ hoàn chỉnh của thông tin (ước tính, sơ bộ hay chính thức);

d) Định dạng sản phẩm (dạng văn bản in trên giấy hay dạng thông tin điện tử);

đ) Ngôn ngữ biên soạn;

e) Thời điểm phổ biến;

f) Hình thức phổ biến;

g) Đơn vị chịu trách nhiệm phổ biến;

h) Các thông tin cơ bản khác.

5. Trước ngày 31 tháng 10 hàng năm các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn hoàn thành danh mục sản phẩm thông tin thống kê chủ yếu sẽ biên soạn, phổ biến trong năm kế tiếp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Cục Thống kê) để tổng hợp chung, đồng thời thông báo trên Trang thông tin điện tcủa các đơn vị (đối với các đơn vị có trang thông tin điện tử) hoặc qua Cổng thông tin điện tử thành phố.

6. Trên cơ sở Danh mục sản phẩm thông tin thống kê của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn biên soạn, phổ biến trong năm kế tiếp, Cục Thống kê tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 30 tháng 11 hàng năm và thông báo công khai rộng rãi để các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê biết; đồng thời làm căn cứ theo dõi đôn đốc và đánh giá kết quả thực hiện.

7. Sau 6 tháng đầu năm thực hiện Kế hoạch phổ biến thông tin thống kê hàng năm, Cục Thống kê; các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn phải rà soát tiến độ thực hiện. Nếu có điều chỉnh, bổ sung phải báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Cục Thống kê) và thông báo kịp thời để các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng biết. Cuối năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện.

Điều 8. Xây dựng và công bố công khai Lịch phổ biến thông tin thống kê

1. Lịch phổ biến thông tin thống kê là thời gian biểu ấn định việc phổ biến thông tin thống kê do cơ quan, tổ chức thống kê hoặc cơ quan, tổ chức phổ biến thông tin thống kê soạn thảo và công bố, được dùng làm căn cứ để tiến hành hoạt động phổ biến thông tin thống kê và giúp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê biết trước để chủ động tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin.

2. Chậm nhất ngày 30 tháng 11 hàng năm các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xây dựng hoàn chỉnh lịch phổ biến thông tin thống kê, gửi Cục Thống kê tổng hợp, quyết định công bố công khai lịch phổ biến đối với những thông tin thống kê phổ biến trong năm kế tiếp.

Việc các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn công khai lịch phổ biến thông tin thống kê là trên cơ sở quyết định của Cục trưởng Cục Thống kê để thông báo rộng rãi cho các cơ quan, cá nhân biết; các cơ quan, đơn vị không tự xây dựng và công bố lịch phổ biến thông tin thống kê riêng cho đơn vị mình.

3. Trên cơ sở lịch ph biến thông tin thng kê của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn xây dựng, phổ biến trong năm kế tiếp, Cục Thống kê tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 31 tháng 12 hàng năm đồng thời thông báo công khai rộng rãi để các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê biết.

4. Ngoài những thông tin thống kê đã được quy định thời hạn phổ biến, các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm căn cứ vào nhu cầu sử dụng thông tin thống kê của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có nhu cầu tổng hợp chung của đơn vị để quy định lịch phbiến các thông tin thống kê kinh tế - xã hội khác thuộc chức năng, nhiệm vụ phổ biến của đơn vị.

Điều 9. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê nhà nước của các đơn vị cung cấp thông tin thống kê trên địa bàn thành phố

1. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê

a) Tiếp cận, khai thác và sử dụng miễn phí đối với thông tin thống kê Nhà nước do các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố phổ biến.

b) Yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên đa bàn thành phố công khai Danh mục sản phẩm và lịch phbiến thông tin thống kê; minh bạch về nguồn thông tin, khái niệm, phạm vi thu thập, phương pháp tính toán, mức độ hoàn chỉnh của thông tin (ước tính, sơ bộ, chính thức), các điều chỉnh bổ sung và các vấn đề khác liên quan đến thông tin thống kê phổ biến.

c) Có quyền khiếu nại khi cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố không thực hiện trách nhiệm đối với những quy định tại điểm a và b nêu trên.

2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê

a) Phản ánh nhu cầu về thông tin thống kê với các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ phổ biến thông tin thống kê trên địa bàn thành phố; đồng thời chủ động đề xuất giải pháp và phối hợp tổ chức thực hiện.

b) Bảo vệ tính trung thực, khách quan và tính pháp lý của thông tin thống kê đã được các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố phổ biến. Khi trích dẫn và sử dụng phải ghi rõ nguồn gốc của thông tin. Không được sử dụng các thông tin thống kê này vào những việc gây phương hại tới lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng hoặc lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

c) Trau dồi, cập nhật kiến thức thống kê và kỹ năng tìm kiếm, khai thác thông tin thống kê để chủ động trong việc thu thập thông tin và nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin thống kê do các đơn vị trên địa bàn thành phố phổ biến.

3. Đối với cơ quan; tổ chức, cá nhân có nhu cầu đột xuất cần được cung cấp một số thông tin thống kê trước thời hạn phbiến quy định trong Lịch phổ biến thông tin của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Đề xuất trước nhu cầu để cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố có chức năng, nhiệm vụ phổ biến những thông tin thống kê này xem xét, bố trí kế hoạch đáp ứng.

b) Khi được cung cấp trước, những thông tin thống kê đó chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, triển khai công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân; không được phổ biến cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; không được sửa chữa, thay đổi thông tin được cung cấp.

c) Trong trường hợp công bố, phổ biến các tài liệu có sử dụng thông tin thống kê được cung cấp trước, nếu tiến hành trước lịch phổ biến những thông tin thống kê đó thì phải trao đổi lại với cơ quan, đơn vị đã cung cấp để phối hợp rà soát và cập nhật thông tin thống kê mới; nếu tiến hành sau thì sử dụng thông tin thống kê được phổ biến theo lịch phổ biến thay thế thông tin thống kê đã được cung cấp trước nhằm đảm bảo tính thống nhất và tính pháp lý của thông tin thống kê trên địa bàn thành phố phổ biến theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm thực hiện

Cục trưởng Cục Thống kê; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện Quy chế này trong các cơ quan, đơn vị và người làm công tác thống kê trên địa bàn thành phố; đồng thời phổ biến tới các cơ quan, tổ chức cá nhân sử dụng thông tin thống kê trên địa bàn thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan để phối hợp thực hiện; định kỳ đánh giá kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm kịp thời./.





Nghị định 94/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thống kê Ban hành: 01/07/2016 | Cập nhật: 05/08/2016