Quyết định 20/2002/QĐ-UB ban hành Quy chế giám sát nhân dân đối với các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Số hiệu: | 20/2002/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam | Người ký: | Lê Minh Ánh |
Ngày ban hành: | 04/04/2002 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2002 /QĐ-UB |
Tam Kỳ, ngày 4 tháng 4 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ GIÁM SÁT NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 và Nghị số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc ban hành và sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ v/v ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã;
Căn cứ Nghị quyết số 37/2002/NQ-HĐND ngày 22/01/2002 về nhiệm vụ năm 2002 của Hội đồng Nhân dân tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 150/TT-KH ngày 25/03/2002 v/v đề nghị ban hành quy chế giám sát nhân dân đối với các công trình XDCB trên địa bàn tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế giám sát nhân dân đối với các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Ban giám sát nhân dân có trách nhiệm thực hiện việc giám sát theo đúng quy chế được ban hành.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng HĐND & UBND tỉnh, Giám đốc Sở : Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính - Vật giá, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Nam, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, xã phường, thị trấn, Ban giám sát nhân dân, các chủ đầu tư và Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM |
QUY CHẾ
GIÁM SÁT NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2002/QĐ-UB ngày 4/4/2002)
I. QUY ĐỊNH CHUNG :
1. Thực hiện công tác giám sát nhân dân đối với các công trình xây dựng cơ bản là việc làm cần thiết, thường xuyên nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Ban giám sát (BGS) nhân dân phối hợp với tư vấn giám sát để thực hiện giám sát các công trình XDCB nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng và đảm bảo tiến độ thi công công trình. Hoạt động của Ban giám sát (BGS) nhân dân phải tuân thủ theo các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng do Nhà nước ban hành và Quy chế này; đồng thời không được gây ách tắc, phiền hà cho các đơn vị thi công và chủ đầu tư trong quá trình xây dựng.
2. Thành viên BGD nhân dân là người đại diện của cộng đồng dân cư ở xã, phường, thị trấn trong vùng hưởng lợi, phải có năng lực, kinh nghiệm nhất định về công tác XDCB và có phẩm chất, đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm, do HĐND cùng cấp bầu và UBND cùng cấp chuẩn y.
3. Đối tượng thực hiện việc giám sát nhân dân là các công trình xây dựng do UBND xã, phường, UBND huyện, thị xã (Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng, Ban phát triển xã...), ngành làm chủ đầu tư theo phần III của quy chế này (trừ các dự án thuộc nguồn vốn ODA, FDI, các dự án do Bộ, ngành TW đầu tư trên địa bàn tỉnh và đường bê tông xi măng giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương loại 3 đầu tư theo Quyết định 19/2001/QĐ-UB ngày 13/4/2001 của UBND tỉnh không thực hiện theo quy chế này).
4. Mối quan hệ giữa BGS nhân dân với chủ đầu tư (hoặc Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng, Ban phát triển xã...) thông qua hợp đồng trên cơ sở quy chế giám sát nhân dân đã được ban hành.
5. BGS nhân dân không thay thế cho tư vấn giám sát theo Quyết định số 17/2000/QĐ-BXD ngày 02/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.
II. TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ
1. Cơ cấu tổ chức :
- BGS nhân dân gồm có : 01 Trưởng ban là thành viên HĐND cấp xã, phường, các thành viên khác là người đại diện cho cộng đồng dân cư được hưởng lợi trực tiếp.
- Số lượng người trong BGS nhân dân được quy định tuỳ theo quy mô, tính chất công trình ĐTXD trên địa bàn xã, phường do Chủ tịch UBND xã, phường quyết định; nhưng khi bố trí giám sát tối đa không quá 02 người cho 01 công trình.
- Thời gian hoạt động của BGS nhân dân theo nhiệm kỳ của HĐND cấp xã, phường.
- Nếu công trình qua nhiều xã thì mỗi xã cử 01 người trong BGS nhân dân của xã có công trình đi qua và được UBND huyện chuẩn y; thời gian tham gia giám sát theo thời gian thực hiện công trình.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của BGS nhân dân :
a) Nhiệm vụ :
- Thay mặt nhân dân vùng hưởng lợi trực tiếp theo dõi, giám sát quá trình thi công các công trình XDCB từ giai đoạn chuẩn bị thi công đến khi hoàn thành nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.
- Phối hợp với giám sát A thường xuyên theo dõi công tác thi công xây dựng, kiểm tra tiến độ, biện pháp thi công của nhà thầu, kiểm tra vật tư và chủng loại vật tư đưa vào sử dụng để xây lắp công trình theo đúng thiết kế kỹ thuật thi công đã được phê duyệt.
- Tham gia nghiệm thu từng phần về công tác xây lắp, giai đoạn xây lắp, đặc biệt là những hạng mục, thành phần công việc được xây lắp ngầm trong đất hoặc các phần kết cấu bị che khuất.
- Thành viên BGS nhân dân có trách nhiệm ký các hồ sơ liên quan đến việc nghiệm thu từng phần, nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tham gia nghiệm thu của mình.
- Kiến nghị các vấn đề còn sai sót, chưa đảm bảo chất lượng để chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu hoàn htiện và sửa chữa khắc phục trước khi tiếp tục thi công những phần việc còn lại.
- Ký, ghi rõ họ tên cụ thể và chịu trách nhiệm về những phần việc tham gia kiểm tra, giám sát.
b) Quyền hạn :
- Bảo lưu ý kiến của mình trong quá trình tham gia giám sát, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu hoàn thành công trình.
- Phối hợp với tư vấn giám sát A đề nghị chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công không được sử dụng các loại vật liệu chưa đúng quy cách, tiêu chuẩn cũng như khắc phục các hạng mục, thành phần công việc chưa đảm bảo chất lượng.
- Đề nghị chủ đầu tư cung cấp các tài iệu liên quan đến công trình như : thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán được duyệt, quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu, hợp đồng thi công xây lắp, phương án, tiến độ tổ chức thi công và danh sách các tư vấn tham gia giám sát các công trình (giám sát A, B).
3. Trách nhiệm của chủ đầu tư :
- Có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho địa phương biết danh mục công trình sẽ xây dựng trên địa bàn, yêu cầu địa phương cử đại diện trong BGS nhân dân trực tiếp giám sát công trình.
- Tíêp thu các ý kiến đề xuất của BGS nhân dân về những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thi công để có ý kiến chỉ đạo đơn vị thi công khắc phục kịp thời trước khi tiến hành thi công tiếp.
- Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng có chất lượng đạt yêu cầu hteo đúng thiết kế đã được phê duyệt, phù hợp với tiêu chuẩn nghiệm thu được áp dụng, chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu và có đại diện BGS nhân dân chứng kiến và có trách nhiệm giải đáp những vấn đề yêu cầu của BGS nhân dân (nếu có). Trường hợp chưa được sự thống nhất giữa BGS nhân dân với các đơn vị liên quan thì chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trước pháp luật.
4. Quyền lợi và nghĩa vụ :
- BGS nhân dân hoạt động theo các nhiệm vụ quy định tại phần 2, mục 2 quy chế này và được hổtợ một phần kinh phí 7% trong chi phí BQL công trình cho mỗi công trình do BGS nhân dân tham gia giám sát.
- BGS nhân dân phải có trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả công trình được phân công giám sát. Nếu không làm đúng trách nhiệm quyền hạn được giao, thì HĐND cấp xã, phường có quyền bãi nhiệm trong phiên họp sớm nhất và bầu lại BGS nhân dân khác.
- BGS nhân dân có nhiệm vụ báo cáo kết quả hoạt động giám sát đối với các công trình XDCB trên địa bàn với HĐND trong các phiên họp thường kỳ, đồng thời chịu trách nhiệm về báo cáo của mình.
III. Đối tượng thực hiện giám sát ;
1. Các công tình dân dụng :
- Các trường học : trường mẫu giáo, trường mần non, trường tiểu học, trường THCS, Trường PTTH.
- Các trạm xá, trung tâm y tế
- Trụ sở UBND cấp xã, phường.
2. Các công trình giao thông và thuỷ lợi :
- Đường giao thông nông thôn loại A, B theo tiêu chuẩn 22 TCN 210-92.
- Kiên cố hoá kênh mương các loại và công trình trên kênh.
- Cầu bản, cầu treo, cầu nhỏ quy mô kỹ thuật không phức tạp thuộc tuyến đường giao thông nông thôn.
- Kênh tưới, kênh tiêu úng và công trình trên kênh thuộc ngành hoặc huyện làm chủ đầu tư.
- Thuỷ lợi nhỏ, trạm bơm điện có quy mô tưới dưới 50 ha.
- Các tuyến kè, đê ngăn mặn và công trình qua đê thuộc ngành hoặc huyện làm chủ đầu tư.
3. Các công trình điện, cấp thoát nước :
- Điện chiếu sáng thị trấn, thị xã
- Điện sinh hoạt 22KV trở xuống.
- Công trình thoát nước thị trấn, thị xã
- Nhà máy nước có công suất dưới 3.000m3/ngày đêm phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho thị trấn, thị xã.
- Hệ thống nước tự chảy phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
- Giếng đào, giếng đóng cho thôn, bản.
IV. Tổ chức thực hiện
- Ngay sau khi được cơ quan chức năng giao kế hoạch, chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo danh mục đầu tư trên địa bàn cho xã, phường và dân cư vùng hưởng lợi được biết, đồng thời HĐND cấp xã khẩn trương tổ chức bầu ban giám sát nhân dân để tiến hành giám sát các công trình XDCB trên địa bàn (riêng trong năm 2002 chỉ thực hiện giám sát những công trình khởi công mới).
- Sở Xây dựng tổ chức tập huấn một số nội dung cơ bản về quản chất lượng công trình XDCB cho các BGS nhân dân trong toàn tỉnh.
- Giao UBND các huyện, thị xã, UBND xã, phường tổ chức thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về quy chế này.
- Trong quá trình triển khai thực hiện cơ chế có những vướng mắc hoặc chưa sát với thực tế, yêu cầu các ngành, địa phương, các chủ đầu tư, đơn vị thi công, các BGS nhân dân phản ánh kịp thời với UBND tỉnh, Sở KH&ĐT để bổ sung, sửa đổi./.
Quyết định 19/2001/QĐ-UB về Quy chế tổ chức, quản lý và khai thácMạng tin học quản lý cán bộ, công chức của Thành phố Hà Nội do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 20/04/2001 | Cập nhật: 15/11/2010
Quyết định 19/2001/QĐ-UB về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp vụ Đông Xuân - Hè Thu năm 2000 do Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 05/03/2001 | Cập nhật: 07/03/2013
Quyết định 19/2001/QĐ-UB về Quy chế quản lý tài chính đối với kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 13/04/2001 | Cập nhật: 30/11/2011
Quyết định 17/2000/QĐ-BXD về quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 02/08/2000 | Cập nhật: 02/10/2012
Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp Ban hành: 05/05/2000 | Cập nhật: 07/12/2012
Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng Ban hành: 08/07/1999 | Cập nhật: 06/12/2012
Nghị định 29/1998/NĐ-CP năm 1998 Quy chế thực hiện dân chủ ở xã Ban hành: 11/05/1998 | Cập nhật: 08/12/2009