Quyết định 1997/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô trên địa bàn tỉnh Sơn La
Số hiệu: | 1997/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La | Người ký: | Lò Minh Hùng |
Ngày ban hành: | 14/08/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1997/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 14 tháng 8 năm 2019 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG SÂU KEO MÙA THU HẠI NGÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 16/9/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 365/TTr-SNN ngày 25 tháng 7 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô trên địa bàn tỉnh Sơn La (có Kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, các Giám đốc sở: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng, các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÒNG, CHỐNG SÂU KEO MÙA THU HẠI NGÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 14/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)
1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 116/2014/NĐ-CP ngày 04/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ và Kiểm dịch thực vật;
Căn cứ Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
Căn cứ Chỉ thị số 4962/CT-BNN-BVTV ngày 15 tháng 7 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống sâu keo hại ngô,
2. Căn cứ thực tiễn
Sâu keo mùa thu là loài đa thực, chúng gây hại trên 300 loại cây trồng khác nhau, nhưng thức ăn ưa thích là ngô, nhất là ngô ngọt, ngô nếp, ngô rau. Sâu keo mùa thu là đối tượng sinh vật hại ngoại lai xâm lấn. Sâu tuổi 1 và 2 ăn biểu bì mặt dưới lá non, tạo ra các vết hại hình vuông hoặc chữ nhật màu trắng đặc trưng. Tuổi lớn ăn khuyết lá, bẹ lá tạo thành các lỗ lớn như “ô cửa sổ”. Khi sâu non mới nở, nhanh chóng di chuyển đến vị trí lá non, sâu non mới nở nhả tơ đu mình phát tán nhờ gió phân tán đến các cây khác gần đó để gây hại, sâu non tuổi lớn có tập tính cắn chết sâu non tuổi nhỏ.
Trưởng thành hoạt động vào ban đêm, từ khi vũ hóa đến đẻ trứng có thể bay nhiều km để tìm nơi đẻ trứng, chúng có thể bay hàng trăm km nhờ gió. Trưởng thành đẻ trứng vào ban đêm, đẻ thành ổ xếp thành 2 lớp trứng là chủ yếu, vị trí của ổ trứng thường ở mặt trên của phiến lá hoặc cạnh cuống lá, mỗi ổ trứng khoảng 50-200 quả/ổ, xếp thành 2-3 lớp và được bao phủ bởi một lớp lông màu hồng - xám. Trưởng thành con cái có sức đẻ từ 6-10 ổ trứng tương đương từ 1.000 - 2.000 trứng.
Sâu keo mùa thu gây hại Ngô trên địa bàn tỉnh Sơn La có tốc độ lây lan nhanh trên diện rộng, có nhiều lứa sâu trên đồng ruộng, mức độ gây hại mạnh, khả năng di trú xa, nhất là di trú theo gió với khoảng cách rất xa nên trong thời gian ngắn tại hầu hết các trà ngô trong tỉnh đều có sự xuất hiện và gây hại của sâu keo mùa thu dẫn đến khó khăn trong công tác kiểm soát, ngăn chặn và tổ chức phòng trừ.
Năm 2019, sâu keo mùa thu bắt đầu gây hại tại Sơn La từ đầu tháng 4 trên diện tích ngô trồng ủ ướp thức ăn gia súc thuộc huyện Mộc Châu với diện tích 3 ha, đến cuối tháng 4, tại hầu hết các diện tích ngô xuân hè, ngô ủ ướp tại các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên đã bị sâu keo mùa thu phá hoại, mật độ phổ biến 2-3 con/m2, cao 10-20 con/m2, diện tích nhiễm 450 ha. Tại một số diện tích đã phải nhổ bỏ đi trồng lại. Từ nửa cuối tháng 5, trà ngô Hè Thu giai đoạn 2-3 lá bắt đầu xuất hiện sâu keo phá hại, trong đó các huyện như: Mai Sơn, Bắc Yên, Sông Mã, Thuận Châu, Mường La ... ghi nhận có sự bùng phát rộng của sâu keo mùa thu.
Tính đến ngày 23/7/2019, sâu keo mùa thu đã gây hại trên các trà ngô Xuân - Hè, Hè - Thu, diện tích nhiễm toàn tỉnh là 22.393 ha. Hiện tại, diện tích ngô bị sâu gây hại còn trên đồng ruộng là 6.343 ha, nhiễm nặng 252,5 ha phân bố tại 12 huyện, thành phố làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng ngô.
1. Mục đích
- Kiểm soát chặt chẽ diện tích sản xuất ngô để ngăn chặn Sâu keo mùa thu hại ngô, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại bệnh gây ra và ngăn ngừa sâu keo mùa thu bùng phát lây lan sang các vụ sản xuất tiếp theo.
- Nâng cao năng lực và ý thức chủ động phòng, chống sâu keo hại ngô và một số cây trồng khác trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Xây dựng các biện pháp cụ thể để thực hiện ngay trong thời gian tới nhằm chủ động phòng chống và ngăn ngừa Sâu keo mùa thu phá hoại sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất ngô nói riêng. Chủ động các biện pháp để phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô, ngăn chặn sự bùng phát và lây lan thành dịch trên diện rộng, góp phần bảo vệ an toàn sản xuất.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội và người dân về công tác phòng, chống Sâu keo mùa thu hại ngô.
2. Yêu cầu
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống sâu keo mùa thu cụ thể; đôn đốc thăm đồng thường xuyên; kiểm tra, giám sát tới từng hộ dân và khu vực trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô.
- Huy động kịp thời, đầy đủ các lực lượng, phương tiện phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô.
- Đảm bảo sự chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền và các phòng, ban, cơ quan chuyên ngành; tránh lãng phí, hạn chế sự ô nhiễm môi trường trong quá trình phòng, chống sâu keo hại ngô.
1. Công tác tuyên truyền, tập huấn
a) Công tác tuyên truyền:
- Tuyên truyền về tác hại, mức độ nguy hiểm sâu keo mùa thu và các biện pháp phòng, trừ bảo vệ sản xuất trồng trọt khi sâu keo mùa thu phát sinh gây hại. Đảm bảo an toàn và hiệu quả, đúng qui định về phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền trên đài truyền hình huyện, trên thông tin loa đại chúng của xã, bản, kết hợp tuyên truyền trong các cuộc họp của xã, của bản...về các biện pháp phòng, chống sâu keo mùa thu.
- Tuyên truyền thông qua việc biên soạn, in phát tờ rơi quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu hại các loại cây trồng và sâu keo hại ngô cho nông dân với số lượng khoảng 20.000 tờ.
- Tuyên truyền trên Báo, Đài truyền thanh truyền hình tại địa phương kịp thời thông tin về tình hình mức độ phát sinh và quy trình phòng, chống sâu keo mùa thu đăng trên báo của tỉnh, mở chuyên mục trên đài truyền hình của tỉnh, huyện.
- Thời gian thực hiện: Tập trung tuyên truyền từ đầu vụ và trong suốt thời gian sản xuất ngô hàng năm trên địa bàn.
b) Công tác tập huấn:
* Tập huấn cho cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố; trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Mộc Châu, các phòng chuyên môn của huyện, Phó chủ tịch phụ trách Nông lâm nghiệp và cán bộ Nông Lâm nghiệp của xã, phường (thị trấn).
- Tổ chức tập huấn 12 lớp, mỗi huyện, thành phố tổ chức 01 lớp tập huấn với số lượng: 50 người /lớp; thời gian: 01 ngày/lớp.
- Thời điểm tiến hành: năm 2019
- Giảng viên: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơn La
* Tập huấn cho nông dân:
- Đối tượng: Nông dân tại các xã, phường, thị trấn vùng trồng ngô trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Tập huấn tại xã, phường, thị trấn vùng trồng ngô trên địa bàn tỉnh; số lượng học viên: 40 người/lớp, thời gian 1 ngày/lớp, dự kiến 204 lớp.
- Giảng viên: Cán bộ phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế thành phố hoặc cán bộ trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố; trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Mộc Châu; giảng viên là người đã được tham gia lớp tập huấn tại huyện về phòng,chống sâu keo mùa thu.
- Thời điểm tiến hành: năm 2019 - 2020.
2. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện
- Tăng cường công tác điều tra, phát hiện và hướng dẫn phòng, chống sâu keo mùa thu hại cây trồng nói chung, đặc biệt trên ngô nói riêng, để kịp thời cảnh báo cho các địa phương tình hình phát sinh, phát triển và quy mô, mức độ gây hại của sâu keo mùa thu. Huy động tối đa lực lượng cán bộ các phòng, ban chuyên môn của UBND các huyện, thành phố được giao nhiệm vụ tăng cường phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn về các biện pháp hướng dẫn phòng, trừ khi sâu keo phát sinh và gây hại, thống kê mức độ, diện tích nhiễm sâu keo mùa thu hại trên đồng ruộng để có cơ sở chỉ đạo phòng, chống sâu keo mùa thu kịp thời, an toàn và hiệu quả.
- Thường xuyên tổ chức phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô bảo vệ sản xuất, an toàn và hiệu quả, bảo vệ môi trường. Tại những nơi phát sinh sâu keo mùa thu gây hại ngô thường xuyên thực hiện tốt công tác điều tra phát, hiện và xây dựng giải pháp kỹ thuật phù hợp cho mỗi giai đoạn mùa vụ cây trồng.
- Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để phòng, chống sâu keo mùa thu trước, trong gieo trồng đến khi thu hoạch với phương châm “Đảm bảo an toàn và hiệu quả”.
3. Công tác quản lý hoạt động kinh doanh vật tư (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng)
- Rà soát thống kê, lập danh sách quản lý các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh;
- Tuyên truyền tập huấn hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, cung ứng đúng chủng loại thuốc chất lượng và chấp hành đúng quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật.
- Thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ở cơ sở, xử lý nghiêm việc kinh doanh thuốc giả, thuốc kém chất lượng, tăng giá thuốc trước và trong thời gian cao điểm về phòng, chống sâu keo mùa thu.
IV. KINH PHÍ DỰ KIẾN PHÒNG, CHỐNG SÂU KEO MÙA THU
1. Kinh phí
Tổng kinh phí: 1.796.280.000 đồng (Một tỷ bảy trăm chín mươi sáu triệu hai trăm tám mươi ngàn đồng) (Cụ thể theo hồ sơ dự toán được duyệt), trong đó: ngân sách cấp tỉnh 282.600.000 đồng, ngân sách các huyện, thành phố 1.513.680.000 đồng (Chi tiết có phụ lục số 01 đính kèm theo), cụ thể:
- Tập huấn cho cán bộ của các huyện, thành phố và cán bộ xã, phường, thị trấn: Với số lượng 12 lớp x 10.650.000 đ = 127.800.000 đồng (Chi tiết có phụ lục số 02 đính kèm theo).
- Tập huấn cho nông dân các huyện, thành phố: 1.513.680.000 đồng. Kinh phí tập huấn cho 204 lớp (tại xã, phường, thị trấn) x 7.420.000 đ = 1.513.680.000 đồng, (Chi tiết có phụ lục số 03 đính kèm theo).
- Công tác tuyên truyền: 154.800.000 đồng, trong đó:
+ Biên soạn, in phát tờ rơi quy trình kỹ thuật: Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu hại cây trồng nói chung và sâu keo hại ngô nói riêng, chính sách hỗ trợ nông dân. Cơ quan biên soạn: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơn La. Số lượng: 20.000 tờ. Kinh phí: 100.000.000 đồng (Chi tiết có phụ lục số 04 đính kèm theo).
+ Phối hợp với các Báo, Đài truyền thanh truyền hình tại địa phương kịp thời thông tin về tình hình mức độ phát sinh và quy trình phòng, chống sâu keo mùa thu. Đăng báo, mở chuyên mục trên đài truyền hình. Kinh phí thực hiện: 54.800.000 đồng. (Chi tiết có phụ lục số 04 đính kèm theo).
2. Nguồn kinh phí
- Tập huấn cho cán bộ của các huyện, thành phố và cán bộ xã, phường, thị trấn và công tác tuyên truyền: Từ nguồn ngân sách tỉnh.
- Tập huấn cho nông dân các huyện, thành phố: Cân đối từ nguồn ngân sách của huyện, thành phố.
3. Mức hỗ trợ cho người dân khi công bố dịch sâu keo mùa thu xảy ra
Căn cứ Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị hại do thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
Căn cứ vào tình hình, quy mô, mức độ của Sâu keo mùa thu gây hại ngô, UBND huyện, thành phố xây dựng, ban hành kế hoạch và phương án thực hiện phòng, chống sâu keo mùa thu khi dịch xảy ra trên diện rộng.
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống sâu keo mùa thu hại cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng. Tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô để bảo vệ sản xuất ở cấp huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn.
b) Xây dựng kế hoạch, chủ động phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô trên địa bàn; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống sâu keo mùa thu theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó cần tập trung thực hiện:
Tích cực tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn nông dân phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô bảo vệ sản xuất.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở, đại lý kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giống, phân bón kém chất lượng hoặc lợi dụng có dịch để tăng giá.
c) Chỉ đạo cơ quan chức năng trong huyện, thành phố thường xuyên thực hiện tốt công tác điều tra, theo dõi nắm bắt diễn biến, thống kê về quy mô, mức độ, diện tích nhiễm do sâu keo mùa thu phát sinh và gây hại ngô. Tổ chức phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô tập trung, đồng loạt. Trong khi có dịch sâu keo mùa thu xảy ra, hỗ trợ nông dân phòng, chống sâu keo theo quy định hiện hành.
d) Bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách của huyện, thành phố tập huấn cho nông dân tại các xã, phường, thị trấn trong vùng trồng ngô trên địa bàn các huyện, thành phố.
đ) Thường xuyên, chủ động thống kê về tình hình phát sinh, quy mô, mức độ gây hại sâu keo mùa thu hại ngô và báo cáo kịp thời về tình hình phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La (qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) vào thứ 5 hàng tuần để tổng hợp, có phương án xử lý kịp thời, hiệu quả.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc các địa phương thực hiện biện pháp phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô; tổng hợp và báo cáo tình hình sâu keo mùa thu hại ngô và công tác phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô theo đúng các quy định.
- Chủ trì và phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ sở, đại lý kinh doanh vật tư: thuốc Bảo vệ thực vật, phân bón và giống nhất là trong thời gian có dịch bệnh xảy ra.
- Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật:
+ Thường xuyên điều tra nắm chắc diễn biến, sự phân bố và dự báo khả năng phát sinh gây hại của sâu keo mùa thu trên ngô ở các trà hoặc vụ. Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân và phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp Mộc Châu; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố; phòng Nông nghiệp/phòng kinh tế các huyện, thành phố và cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, hướng dẫn cho nông dân về biện pháp phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô tập trung, đồng loạt.
+ Theo dõi chặt chẽ quy mô, mức độ gây hại của sâu keo mùa thu trên ngô; phân công cán bộ phụ trách các địa phương hỗ trợ việc kiểm tra, giám sát tình hình, sâu keo mùa thu trong giai đoạn cao điểm gây hại.
3. Sở Tài chính
Chủ trì và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình UBND tỉnh bố trí kinh phí tập huấn, tuyên truyền về biện pháp phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô ở cấp tỉnh; bổ sung kinh phí trong việc đôn đốc và hướng dẫn thực hiện kinh phí phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô. Xây dựng định mức hỗ trợ cho nông dân phòng chống dịch (nếu có) theo quy định hiện hành.
4. Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Sơn La
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan liên quan tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân về biện pháp phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể của tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm, có hiệu quả về phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô./.
TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG SÂU KEO MÙA THU HẠI NGÔ
(Kèm theo Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 14/8/2019 của UBND tỉnh)
STT |
Nội dung |
Kinh phí |
||
Tổng số |
Ngân sách tỉnh |
Ngân sách các huyện, thành phố |
||
|
Tổng cộng |
1.796.230.000 |
282.600.000 |
1.513.680.000 |
1 |
In tờ rơi về quy trình phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô |
100.000.000 |
.100.000.000 |
|
2 |
Đăng trên báo Sơn La |
12.000.000 |
12.000.000 |
|
3 |
Mở chuyên mục trên đài PTTH Sơn La |
42.800.000 |
42.800.000 |
|
4 |
Tập huấn cho cán bộ huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn về phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô trên địa bàn tỉnh Sơn La |
127.800.000 |
127.800.000 |
|
5 |
Tập huấn cho nông dân các xã, phường (thị trấn) về phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô trên địa bàn tỉnh Sơn La |
1.513.680.000 |
|
1.513.680.000 |
DỰ TRÙ KINH PHÍ TẬP HUẤN CHO CÁN BỘ HUYỆN, THÀNH PHỐ VỀ PHÒNG CHỐNG SÂU KEO MÙA THU
(Kèm theo Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 14/8/2019 của UBND tỉnh)
TT |
Nội dung chi |
ĐVT |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Ghi chú |
I |
Tài liệu, văn phòng phẩm |
|
|
|
1.400.000 |
|
1 |
Phô tô tài liệu |
Bộ |
50 |
15.000 |
750.000 |
Theo thực tế |
2 |
Túi cúc |
Cái |
50 |
4.000 |
200.000 |
Theo thực tế |
3 |
Bút bi |
Cái |
50 |
4.000 |
200.000 |
Theo thực tế |
4 |
Vở viết |
Quyển |
50 |
5.000 |
250.000 |
Theo thực tế |
II |
Thuê hội trường, loa đài, máy chiếu |
|
|
1.150.000 |
|
|
1 |
Thuê hội trường, loa đài, máy chiếu |
Ngày |
1 |
1.150.000 |
1.150.000 |
Quyết định 918/BNN-TC ngày 5/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT |
III |
Nước uống cho học viên |
|
|
|
6.500.000 |
|
1 |
Nước uống |
Người/ ngày |
50 |
30.000 |
1.500.000 |
Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017; Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Sơn La |
2 |
Hỗ trợ tập huấn |
Người/ ngày |
50 |
100.000 |
5.000.000 |
|
IV |
Giảng viên |
|
|
|
1.600.000 |
|
1 |
Giảng viên |
Người/ buổi |
2 |
400.000 |
800.000 |
Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017; Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Sơn La |
2 |
Hỗ trợ tiền đi lại cho giảng viên |
Lượt đi, về |
2 |
100.000 |
200.000 |
|
3 |
Hỗ trợ tiền ngủ nghỉ cho giảng viên |
Người/ đêm |
2 |
300.000 |
600.000 |
|
Kinh phí 01 lớp |
10.650.000 |
|
||||
Tổng kinh phí cho 12 lớp (01 lớp/huyện x 12 huyện) |
127.800.000 |
DỰ TRÙ KINH PHÍ TẬP HUẤN CHO NÔNG DÂN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG SÂU KEO MÙA THU
(Kèm theo Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 14/8/2019 của UBND tỉnh)
TT |
Nội dung chi |
ĐVT |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Ghi chú |
I |
Tài liệu, văn phòng phẩm |
|
|
|
1.120.000 |
|
1 |
Phô tô tài liệu |
Bộ |
40 |
15.000 |
600.000 |
Theo thực tế |
2 |
Túi cúc |
Cái |
40 |
4.000 |
160.000 |
Theo thực tế |
3 |
Bút bi |
Cái |
40 |
4.000 |
160.000 |
Theo thực tế |
4 |
Vở viết |
Quyển |
40 |
5.000 |
200.000 |
Theo thực tế |
II |
Thuê hội trường, loa đài, máy chiếu |
|
|
500.000 |
|
|
1 |
Thuê hội trường, loa đài, máy chiếu |
Ngày |
1 |
500.000 |
500.000 |
Quyết định 918/BNN-TC ngày 5/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT |
III |
Hỗ trợ giảng viên |
|
|
|
1.600.000 |
|
1 |
Giảng viên |
Người/ buổi |
1 |
400.000 |
800.000 |
Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017; Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Sơn La |
2 |
Hỗ trợ tiền đi lại cho giảng viên |
Lượt đi, về |
2 |
200.000 |
400.000 |
|
3 |
Hỗ trợ tiền ngủ nghỉ cho giảng viên và trợ giảng |
Người /ngày |
2 |
200.000 |
400.000 |
|
IV |
Hỗ trợ học viên |
|
|
|
4.200.000 |
|
1 |
Hỗ trợ tiền ăn cho học viên |
Người/ ngày |
40 |
50.000 |
2.000.000 |
Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017; Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Sơn La |
2 |
Nước uống |
Người/ ngày |
40 |
30.000 |
1.200.000 |
|
3 |
Hỗ trợ tiền đi lại |
Lượt đi, về |
40 |
25.000 |
1.000.000 |
|
Kinh phí cho 01 lớp |
7.420.000 |
|
||||
Tổng kinh phí cho 204 lớp ( 01 lớp/xã x 204 xã) |
1.513.680.000 |
DỰ TRÙ KINH PHÍ CHO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG SÂU KEO MÙA THU
(Kèm theo Quyết định số 1997/QĐ-UBND ngày 14/8/2019 của UBND tỉnh)
TT |
Nội dung chi |
ĐVT |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Ghi chú |
I |
In tờ rơi về Đặc tính sinh học, mức độ nguy hiểm, biện pháp phòng, chống sâu keo hại cây trồng, nông lâm sản |
Tờ |
20.000 |
5.000 |
100.000.000 |
Thực tế |
II |
Đăng trên báo Sơn La |
Bản tin |
12 |
1.000.000 |
12.000.000 |
Thực tế |
III |
Mở chuyên mục trên đài PTTH Sơn La |
|
|
|
42.800.000 |
|
1 |
Xây dựng băng phát sóng thời lượng 1,0 - 1,5 phút |
Chuyên mục |
1 |
2.000.000 |
2.000.000 |
Căn cứ Quyết định số 20/QĐ- PTTH ngày 19/01/2019 của Đài phát thanh và truyền hình Sơn La |
2 |
Phát sóng phóng sự tuyên truyền của (2 lần/tháng x 12 tháng) |
Lần |
24 |
1.200.000 |
28.800.000 |
|
3 |
Thông tin hiện bảng vi tính có đọc lời thời gian 30 giây (2 lần/tháng x 12 tháng) |
Lần |
24 |
500.000 |
12.000.000 |
|
Tổng số tiền |
154.800.000 |
|
Bằng chữ: (Một trăm năm mươi tư triệu, tám trăm ngàn đồng)./.
Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND về quy định nội dung, mức chi bảo đảm hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 11/12/2017 | Cập nhật: 02/03/2018
Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND về quy định mức chi của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ phối hợp với hội nông dân các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 08/12/2017 | Cập nhật: 08/02/2018
Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 11/12/2017 | Cập nhật: 28/02/2018
Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND quy định về mức hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 08/12/2017 | Cập nhật: 12/06/2018
Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND về quy định phân chia nguồn thu tiền chậm nộp cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 09/12/2017 | Cập nhật: 27/12/2017
Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND về quy định mức chi công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Sơn La Ban hành: 08/12/2017 | Cập nhật: 10/01/2018
Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 46/2016/NQ-HĐND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai Ban hành: 13/07/2017 | Cập nhật: 31/07/2017
Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND quy định mức trích từ khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 14/07/2017 | Cập nhật: 07/08/2017
Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND về quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 07/07/2017 | Cập nhật: 31/07/2017
Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 12/07/2017 | Cập nhật: 07/09/2017
Nghị quyết 60/2017/NQ-HĐND hỗ trợ kinh phí tổ chức dạy hè cho trẻ em mầm non tại cơ sở giáo dục mầm non công lập ở xã trong Danh mục đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Ban hành: 07/07/2017 | Cập nhật: 20/09/2017
Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị Ban hành: 28/04/2017 | Cập nhật: 28/04/2017
Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật Ban hành: 06/05/2016 | Cập nhật: 10/05/2016
Nghị định 116/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật Ban hành: 04/12/2014 | Cập nhật: 08/12/2014