Quyết định 1949/QĐ-BTP năm 2014 về kế hoạch thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính
Số hiệu: 1949/QĐ-BTP Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Đinh Trung Tụng
Ngày ban hành: 20/08/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Hành chính tư pháp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1949/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 17/CT-TTG NGÀY 20/6/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHẤN CHỈNH TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG YÊU CẦU NỘP BẢN SAO CÓ CHỨNG THỰC ĐỐI VỚI GIẤY TỜ, VĂN BẢN KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; Tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưng Nguyễn Thúy Hiền (để biết);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục HTQTCT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đinh Trung Tụng

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 17/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGÀY 20/6/2014 VỀ CHẤN CHỈNH TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG YÊU CẦU NỘP BẢN SAO CÓ CHỨNG THỰC ĐỐI VỚI GIẤY TỜ, VĂN BẢN KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số
1949/QĐ-BTP ngày 20 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Tư pháp được phân công tại Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/6/2014 về chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính (sau đây gọi là Chỉ thị), Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Chỉ thị với các nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phổ biến sâu rộng tinh thần và nội dung của Chỉ thị đến mọi tổ chức, cá nhân; nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành quy định của pháp luật đối với việc sử dụng bản sao từ sgốc, bản sao có chứng thực; nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm thuận lợi cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp khi có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính.

- Xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; Tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi là Tổ chức pháp chế); Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp) và các đơn vị có liên quan trong việc tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thi hành Chỉ thị, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ và hiệu quả.

2. Yêu cầu

- Bám sát nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được nêu tại Chỉ thị, phân công rõ nhiệm vụ, thời gian hoàn thành của từng đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp với các Tổ chức pháp chế, các Sở Tư pháp; giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công; giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, bảo đảm hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch.

- Triển khai thực hiện các hoạt động theo tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Chỉ thị; quán triệt thực hiện nghiêm túc nội dung của Chỉ thị trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính

a) Nội dung hoạt động

- Tổ chức phổ biến, giới thiệu nội dung, ý nghĩa của Chỉ thị trên báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.

- Quán triệt thực hiện nghiêm túc quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (sau đây gọi là Nghị định số 79/2007/NĐ-CP) trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính.

b) Cơ quan, đơn vị thực hiện

- Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, phối hợp với Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; Cục Công nghệ thông tin; Báo Pháp luật Việt Nam; Tạp chí Dân chủ - Pháp luật; Văn phòng Bộ tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện nghiêm túc nội dung, ý nghĩa của Chỉ thị tới các đơn vị thuộc Bộ.

- Tổ chức pháp chế tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

- Các Sở Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương.

c) Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2014.

2. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính

a) Nội dung hoạt động: Rà soát, lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính trái với Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế theo thẩm quyền cho phù hợp.

b) Cơ quan, đơn vị thực hiện

- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp rà soát, lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

- Tổ chức pháp chế tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chỉ đạo, tổ chức rà soát, lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

- Các Sở Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức rà soát, lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành.

c) Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 31/3/2015.

3. Tổ chức rà soát, lập danh mục các văn bản hành chính

a) Nội dung hoạt động: Rà soát, lập danh mục các văn bản hành chính do cơ quan, tổ chức ban hành dưới hình thức quyết định, thông báo, công văn và các hình thức văn bản khác có quy định trái với Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế theo thẩm quyền cho phù hợp.

b) Cơ quan, đơn vị thực hiện

- Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp rà soát, lập danh mục các văn bản hành chính do đơn vị ban hành.

- Tổ chức pháp chế tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chỉ đạo, tổ chức rà soát, lập danh mục các văn bản hành chính do các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành.

- Các Sở Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức rà soát, lập danh mục những văn bản do các cơ quan, tổ chức trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.

c) Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 31/3/2015.

4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật

a) Nội dung hoạt động: Gắn kết chặt chẽ công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính được ban hành có nội dung phù hợp với quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP.

b) Cơ quan, đơn vị thực hiện

- Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật quốc tế phối hợp Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tổ chức triển khai thực hiện đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi thẩm định của Bộ Tư pháp.

- Tổ chức pháp chế tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi thẩm định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

- Các Sở Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện trong quá trình thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành.

c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

5. Tổng kết, đánh giá tình hình triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị

a) Nội dung hoạt động

Tổng kết, đánh giá tình hình, xây dựng báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương.

b) Cơ quan, đơn vị thực hiện

- Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trên cơ sở các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này xây dựng báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị gửi Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

- Tổ chức pháp chế tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chỉ đạo, tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình triển khai, xây dựng báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị gửi Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp.

- Các Sở Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình triển khai, xây dựng báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị gửi Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp.

- Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực tổng hợp báo cáo của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các Sở Tư pháp; xây dựng Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị trên phạm vi toàn quốc.

c) Thời gian thực hiện

- Tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các Sở Tư pháp, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp xây dựng báo cáo gửi Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp trước ngày 15/4/2015.

- Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực xây dựng Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/4/2015.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực là đơn vị đầu mối, có trách nhiệm phối hợp, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; Tổ chức pháp chế và các Sở Tư pháp trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này; kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ Tư pháp tình hình triển khai Kế hoạch và đề xuất phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình thực hiện.

2. Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; Tổ chức pháp chế và các Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ.

IV. KINH PHÍ

Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật./.

 

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao

1. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác minh.

2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao không có chứng thực có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Xem nội dung VB
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao

1. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác minh.

2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao không có chứng thực có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Xem nội dung VB
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao

1. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác minh.

2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao không có chứng thực có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Xem nội dung VB
Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao

1. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác minh.

2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao không có chứng thực có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Xem nội dung VB