Quyết định 1921/QĐ-UBND năm 2008 về phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp cho người dân tộc Khmer và Chăm giai đoạn 2008-2012
Số hiệu: | 1921/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh An Giang | Người ký: | Phạm Kim Yên |
Ngày ban hành: | 24/09/2008 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Dân tộc, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1921 /QĐ-UBND |
Long Xuyên, ngày 24 tháng 9 năm 2008 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ vào Chương trình số 01/Ctr-UBND ngày 29/01/2008 của UBND tỉnh An Giang về Chương trình công tác năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số 429/TTr-SCT ngày 29 tháng 8 năm 2008.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này " Đề án Phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp cho người dân tộc Khmer và Chăm giai đoạn 2008-2012”
Căn cứ theo Đề án, giao Sở Công Thương chịu trách nhiệm xây dựng từng dự án chi tiết trên cơ sở bổ sung thông tin cụ thể về thị trường (kể cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm), phương pháp tiếp thị, kế hoạch cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu... nhằm đáp ứng yêu cầu ngày cao của thị trường cho từng ngành nghề đang muốn khôi phục. Đồng thời nêu phương pháp đánh giá dự án sau mỗi giai đoạn thực hiện để từ đó rút kinh nghiệm cho các giai đoạn kế tiếp nhằm đảm bảo tính hiệu quả của việc đầu tư cho chương trình phát triển làng nghề này. Sở Công Thương có trách nhiệm trình cơ quan chức năng thẩm định trước khi triển khai thực hiện và báo cáo định kỳ tiến độ thực hiện cho UBND tỉnh.
Điều 2. Giao Sở Kế hoạch & Đầu tư thẩm định và phê duyệt từng dự án chi tiết sau khi được lập bởi Sở Công Thương.
Điều 3. Giao Sở Công thương phối hợp với Ban Dân tộc kiểm tra tiến độ thực hiện dự án và báo cáo cho UBND tỉnh các vấn đề phát sinh nếu vượt thẩm quyền xử lý.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP CHO NGƯỜI DÂN TỘC KHMER VÀ CHĂM, GIAI ĐOẠN 2008-2012.
(Kèm theo Quyết định số1921/QĐ-UBND ngày 24/9/2008 của UBND tỉnh)
Trên điạ bàn tỉnh An Giang có 4 dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa cùng chung sống lâu đời, có nền văn hóa phong phú, đa dạng, có tiếng nói, chữ viết riêng. Đặc biệt đồng bào Khmer, Chăm có những đặc thù riêng về tôn giáo và phong tục tập quán, đại bộ phận sống ở nông thôn, vùng sâu, theo các cụm Phum, Sók và các khóm, ấp thuộc 36 xã (Khmer 27 xã, Chăm 9 xã) của 5 huyện Tri Tôn, Phú Tân, Tân Châu, An Phú và Tịnh Biên.
Dân tộc Khmer có trên 85.600 người, chiếm 4 % dân số toàn tỉnh, sống tập trung đông nhất ở 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (trên 80.000 người), số còn lại sống rải rác ở các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Nguồn thu nhập chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, TTCN và làm thuê mướn theo thời vụ.
Dân tộc Chăm khoảng 12.500 người, chiếm 0,55% dân số toàn tỉnh sống tập trung ở 2 huyện An Phú, Tân Châu; số còn lại sống rải rác ở các huyện Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành. Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ, TTCN.
Trong những năm qua, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trong tỉnh đang từng bước phát triển, đã tạo điều kiện thuận lợi, để khôi phục và phát triển các làng nghề và nghề thủ công. Từ đó, đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn.
II. VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH VỀ DÂN TỘC KHMER VÀ CHĂM:
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã tập trung triển khai nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Khmer và Chăm đạt được kết quả như sau:
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, cụm tuyến dân cư, tạo điều kiện ổn định về nhà ở và sản xuất; ưu tiên đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch, điện, đường, trường, trạm; tổ chức dạy nghề, hỗ trợ vốn, tạo công ăn việc làm; từ đó đời sống của đa số đồng bào dân tộc từng bước được cải thiện.
- Các lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian được chính quyền các cấp quan tâm tổ chức, với nhiều nội dung phong phú, hình thức sinh động, giữ gìn và phát huy được giá trị văn hoá dân tộc.
- Việc nâng cao trình độ dân trí cuả người dân tộc được Nhà nước quan tâm như thành lập trường dân tộc nội trú hoặc tổ chức dạy chữ ở thánh đường và tiểu thánh đường do thầy giáo là người dân tộc giảng dạy.
- Các ngành nghề thủ công được các cấp và các ngành chức năng quan tâm hỗ trợ như: về vay vốn, về đầu tư thiết bị, về đào tạo nghề, tìm kiếm thị trường, tham gia hội chợ, tham quan học tập… tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công phong phú, nét văn hoá đặc sắc cuả họ.
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TTCN CỦA DÂN TỘC KHMER VÀ CHĂM:
1. Các ngành nghề được hình thành trên địa bàn:
* Dân tộc Khmer
Các năm qua, hoạt động sản xuất TTCN cuả đồng bào dân tộc Khmer cũng gặp nhiều khó khăn do năng lực, quy mô sản xuất còn hạn chế, chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định, chậm đổi mới về mẫu mã sản phẩm, chưa đáp ứng được nhu cầu cuả người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường, thu nhập người lao động thấp.
Các ngành nghề đang hoạt động như: đan đệm bàng (Ba Chúc, Châu Lăng, Lê Trì, Lạc Qưới, Vĩnh Gia, Núi Tô, Cô Tô, TT Tri Tôn - huyện Tri Tôn), se nhang (Ba Chúc, Núi Tô - huyện Tri Tôn), sản xuất đường thốt nốt (Lương Phi, Núi Tô, Châu Lăng - huyện Tri Tôn), sản phẩm đất nung (Châu Lăng - huyện Tri Tôn), dệt thổ cẩm (Ô Lâm - huyện Tri Tôn); làng nghề đường thốt nốt (Vĩnh Trung, An Cư, Nhơn Hưng, An Phú, An Hảo, Nhà Bàng - huyện Tịnh Biên), dệt thổ cẩm (Văn Giáo - huyện Tịnh Biên).
Hiện nay, do chậm thích ứng với thị trường và thị hiếu người tiêu dùng, người thợ thủ công còn lúng túng trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thị trường làm các làng nghề truyền thống, nghề thủ công giảm sút dần. Từ đó, hoạt động của các làng nghề truyền thống và nghề thủ công gặp nhiều khó khăn, hoạt động không hiệu quả, nên đồng bào dân tộc chỉ xem nghề truyền thống là nghề phụ, không yên tâm với nghề do mức thu nhập thấp và không ổn định, hoạt động sản xuất cầm chừng, thậm chí mai một dần.
* Dân tộc Chăm:
Dân tộc Chăm đã nổi tiếng từ lâu đời với những sản phẩm truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc như: thổ cẩm, trang phục Hồi giáo, thêu áo, khăn thuôl, đồ cúng Bakana.
Hoạt động cuả làng nghề người dân tộc Chăm, mang tính tự phát, bán lại cho các thương lái người dân tộc chuyên đi bán các nơi trong và ngoài tỉnh, kể cả Campuchia, thị trường tiêu thụ không ổn định, việc mua bán gặp khó khăn.
Sản phẩm hàng thủ công do người Chăm làm ra luôn được các Việt kiều gốc Chăm ở nước ngoài ủng hộ làm đầu mối tiêu thụ như: các nước đạo hồi, Trung đông, Malysia, Indonesia, Mỹ, Pháp, Úc…
2. Những kết qủa đạt được – hạn chế và nguyên nhân.
a). Những kết quả đạt được:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động ở điạ phương, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, nghề thủ công giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn; tạo ra nhiều sản phẩm nổi tiếng. Một số làng nghề truyền thống được hỗ trợ khôi phục như dệt thổ cẩm Khmer xã Văn Giáo huyện Tịnh Biên; dệt thổ cẩm Chăm xã Châu Phong huyện Tân Châu, …
- Việc hỗ trợ vay vốn và thiết bị góp phần ổn định sản xuất ở các hộ sản xuất TTCN và các làng nghề.
- Hỗ trợ cung cấp thông tin, tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh, tham gia hội chợ, tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất ở các địa phương khác, giúp cho các cơ sở thấy và áp dụng được các mô hình sản xuất mới hiệu quả hơn.
b). Hạn chế và nguyên nhân:
- Sản xuất TTCN của người dân tộc mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không tập trung, thiếu cơ sở vật chất, thiếu vốn đầu tư ban đầu, chủ yếu là thủ công, tự sản xuất, tự tiêu thụ. Chất lượng lao động thấp chủ yếu biết nghề thông qua truyền nghề nên hạn chế về năng suất lao động; chất lượng sản phẩm không cao.
- Sản xuất TTCN của dân tộc Khmer và Chăm chưa quan tâm đến việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; quảng bá, tiếp thị và tìm kiếm đối tác đầu tư…
- Trình độ dân trí thấp, hạn chế về ngôn ngữ nên các hoạt động hỗ trợ cũng gặp khó khăn như: đào tạo, tập huấn, dạy nghề, ứng dụng công nghệ, sử dụng thiết bị máy móc…
- Các nghề TTCN cuả người dân tộc chưa phong phú, chưa được quan tâm đúng mức trong việc truyền nghề, dạy nghề, thu nhập cuả người lao động còn thấp
- Cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh nông thôn còn yếu như: chợ, cửa hàng, kho tàng, đường xa, v.v…
- Việc tổ chức và phối hợp giữa các ngành, các cấp và Đoàn thể có liên quan trong việc triển khai các chương trình, kế hoạch hỗ trợ đối với người dân tộc chưa đồng bộ, nên hiệu quả chưa cao.
Do vậy, việc duy trì và phát triển sản xuất TTCN cho cộng đồng dân tộc Khmer và Chăm, giải quyết việc làm; tạo sự ổn định xã hội của cộng đồng dân tộc trong tỉnh, tăng thu nhập cho cư dân và xóa nghèo ở nông thôn; bảo tồn bản sắc văn hoá và phát triển giá trị truyền thống của dân tộc và phát triển kinh tế địa phương.
Phần 2: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TTCN CHO DÂN TỘC CHĂM VÀ KHMER ( 2008-2012).
1. Mục tiêu chung:
- Khôi phục và phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống cho người dân tộc Khmer và Chăm có hướng phát triển; nâng cao chất lượng hàng thủ công, hàng truyền thống; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, chú trọng đến việc cải tiến mẫu mã phù hợp thị trường, sản xuất các mặt hàng phục vụ du lịch và có khả năng xuất khẩu; giới thiệu nét đặc trưng bản sắc văn hoá, dân tộc đối với các sản phẩm TTCN; duy trì bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống tại làng nghề và cọng đồng dân tộc.
- Củng cố hoạt động, đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; có sự liên kết, hợp tác, cùng hỗ trợ phát triển.
- Triển khai các ngành nghề mới phù hợp với đia phương; sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho người dân, ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Huyện Tri Tôn:
Củng cố và phát triển nghề sản xuất đường thốt nốt của người Khmer: tổ chức lại sản xuất, đào tạo tay nghề người lao động, nâng cao trình độ quản lý, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm truyền thống địa phương, mang tính đặc thù riêng và thích nghi với thị trường.
Xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm địa phương, có quyền sở hữu về nhãn hiệu và kiểu dáng hàng hóa.
Nâng cao thu nhập: giải quyết công ăn, việc làm cho 484 lao động có thu nhập ổn định mức thu nhập bình quân tăng từ 15.000 – 20.000 đồng/người/ngày.
- Huyện Tịnh Biên:
Đào tạo nâng cao kiến thức về nghề dệt thổ cẩm cho cộng đồng dân tộc người Khmer; giải quyết việc làm, nâng cao vai trò và vị thế của người phụ nữ trong làng nghề.
Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer ấp Srây Xà Cốt, xã Văn Giáo.
Nâng cao thu nhập: giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động có thu nhập ổn định mức thu nhập bình quân tăng từ 15.000 – 20.000 đồng/người/ngày lên 20.000 – 25.000 đồng/người/ngày góp phần vào phát triển kinh tế gia đình.
- Huyện Tân Châu:
Đầu tư phát triển các sản phẩm dệt thổ cẩm, hàng lưu niệm, phục vụ khách du lịch, phát triển ngành nghề truyền thống dệt thổ cẩm Chăm, gìn giữ bản sắc dân tộc và tạo việc làm có thu nhập ổn định cho cộng đồng.
Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở làng nghề dệt thổ cẩm, người dân tộc Chăm ở ấp Phũm Xoài, xã Châu Phong.
Tạo việc làm ổn định cho trên 200 lao động nhất và lao động nữ dân tộc Chăm tập trung tại ấp Phũm Soài, thu hút khách du lịch, tăng ngoại tệ cho điạ phương.
- Huyện An Phú:
Khôi phục và phát triển các nghề truyền thống như: đan, móc; dệt xà rông, khăn choàng tắm; thêu rua khăn Mattơra; may trang phục dân tộc; giải quyết việc làm, thu hút lao động nữ dân tộc nghèo và nâng cao tay nghề, tăng thu nhập, mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh.
Tổ chức 12 lớp dạy nghề cho 300 học viên; trang bị 50 khung dệt thổ cẩm và 50 máy thêu may cho hoạt động sản xuất và mở gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại các khu du lịch trong tỉnh, dành cho khách du lịch tham quan làng nghề.
- Huyện Phú Tân :
Phát triển nghề thêu máy cho cộng đồng dân dân tộc Chăm. tạo việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động, giải quyết nạn thất nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phân công lại lao động trong nông nghiệp và nông thôn .
Tổ chức 12 lớp dạy nghề thêu máy, cho 300 học viên là người dân tộc Chăm và phát triển 4 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm tại các khu du lịch trong tỉnh (trong đó: 1 gian hàng đặt tại địa phương dành cho khách du lịch tham quan làng nghề).
1. Các hình thức hoạt động:
- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm;
- Đầu tư máy móc thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân tộc tạo việc làm ổn định tại địa phương góp phần vào phát triển kinh tế gia đình;
- Xây dựng nhà xưởng, phòng trưng bày, trình diễn, giới thiệu sản phẩm để du khách tham quan, mua sắm;
- Tổ chức các lớp dạy nghề TTCN, nâng cao tay nghề, đào tạo thợ giỏi nghệ nhân;
- Bồi dưỡng kỹ năng thiết kế mẫu mã, sản phẩm cho các thợ giỏi, nghệ nhân cải tiến mẫu mã phù hợp thị trường, sản xuất các mặt hàng phục vụ du lịch và có khả năng xuất khẩu;
- Tổ chức thi nâng cao tay nghề và bình chọn những sản phẩm mới, sắc sảo cuả cộng đồng;
- Phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi;
- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 2 Hợp tác xã dệt Văn Giáo (Tịnh Biên) và HTX dệt Châu Giang (Tân Châu) ; Phát triển các mô hình tổ hợp tác từ làng nghề, HTX ở huyện Tri Tôn; huyện Phú Tân và An Phú,… Vận động, khuyến khích các hộ dân trở lại ngành nghề TTCN truyền thống đa dạng hóa các hình thức hợp tác trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2. Kết quả đạt được:
- Nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm truyền thống của địa phương.
- Bảo tồn, phát triển ngành nghề truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Giải quyết việc làm tại điạ phương, nâng cao kiến thức người dân tộc Khmer và Chăm về nghề thủ công truyền thống của mình; nâng cao vai trò và vị thế của người phụ nữ trong cộng đồng.
- Xây dựng được các kênh tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho sản phẩm.
- Thu hút khách tham quan du lịch và huy động nguồn đầu tư từ bên ngoài, mở rộng thị trường.
- Xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá và giới thiệu nét đặc thù, đặc trưng bản sắc văn hoá, dân tộc đối với các sản phẩm TTCN của dân tộc Khmer và Chăm.
- Tìm kiếm, thu hút đầu tư và liên kết với các chuyên gia về lĩnh vực phát triển nghề thủ công trong và ngoài tỉnh.
- Nâng cao chất lượng và phát triển mẫu mã của sản phẩm làng nghề, nghề thủ công của người dân tộc Khmer và Chăm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, và từng bước đi đến xuất khẩu ra thị trường ngoài nước.
1. Vốn để phát triển làng nghề TTCN:
- Đẩy mạnh công tác giải ngân hỗ trợ vốn tín dụng cho các dự án phát triển làng nghề, giúp cho các làng nghề, nghề thủ công trong việc đầu tư phát triển sản xuất.
- Đối với các làng nghề truyền thống, nghề thủ công của người dân tộc thu hút nhiều lao động, phát triển sản phẩm mới, đầu tư thiết bị máy móc vào sản xuất,… Đề nghị các Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh vận dụng các hình thức cho vay theo Quyết định 31,32,33 ngày 05/3/2007 của Chính phủ như: cho vay có thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, ưu đãi về lãi suất theo quy định, tạo điều kiện cho làng nghề, nghề thủ công được vay vốn tín chấp.
- Trước khi cho vay vốn, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo nghề, nguồn vốn vay phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của ngành nghề về đầu tư thiết bị sản xuất hoặc dự trữ nguồn nguyên liệu và được nâng dần khi có nhu cầu mở rộng thị trường.
- Khuyến khích kêu gọi đầu tư, huy động vốn trong dân, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước,…để đầu tư cho các làng nghề thủ công truyền thống.
- Hỗ trợ tín dụng cho người dân tộc, đặc biệt là phụ nữ nghèo phát triển hoạt động dịch vụ làng nghề từ các nguồn cuả chương trình mục tiêu.
2. Đào tạo tập huấn, dạy nghề:
- Đào tạo nâng cao tay nghề dệt thổ cẩm Khmer và Chăm (Tân Châu, Tịnh Biên); thêu rua, móc chỉ len cho dân tộc Chăm (An Phú, Phú Tân); các nghề mới như: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ lục bình, bàng, thốt nốt (Tri Tôn, Tịnh Biên).
- Tổ chức mở lớp học khởi sự doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh cho các hộ tham gia làng nghề, nghề thủ công của dân tộc Khmer và Chăm.
3. Ứng dụng thiết bị công nghệ:
- Cải tiến khung dệt thổ cẩm của người dân tộc Khmer và Chăm tăng năng suất nhưng vẫn bảo đảm giá trị truyền thống.
- Phối hợp với Khoa công nghệ thực phẩm Đại học Cần Thơ nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới: rượu thốt nốt, thạch thốt nốt, đường bột và các sản phẩm khác.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về sản xuất các sản phẩm người dân tộc Khmer và Chăm về kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ... để các làng nghề trao đổi kinh nghiệm, giao lưu, hợp tác...
4. Xúc tiến thương mại và tiếp cận thị trường:
- Chọn lọc các sản phẩm dệt thổ cẩm Khmer (Văn Giáo), dệt thổ cẩm Chăm (Châu Phong), thêu máy Chăm (Phú Hiệp), đan móc Chăm (Đa Phước, Nhơn Hội), đường thốt nốt (Tịnh Biên, Tri Tôn), hàng thủ công mỹ nghệ từ cây thốt nốt… xúc tiến tìm kiếm thị trường thông qua các kỳ hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí để giúp cho các sản phẩm trên có điều kiện tiếp cận tiếp cận và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
- Xây dựng tờ bướm và đưa các thông tin về sản phẩm TTCN của người dân tộc Khmer và Chăm lên trang Web của tỉnh, Bộ Công thương và các tổ chức hỗ trợ khác (JICA, VCCI) để phổ biến giới thiệu rộng rãi. Đồng thời, tăng cường thông tin về hoạt động các làng nghề, nghề thủ công thông qua Báo, Đài.
- Phối hợp với Sở Văn hóa - Thề thao - Du lịch hình thành tuyến du lịch tham quan làng nghề dệt thổ cẩm Chăm (Châu Phong); dệt thổ cẩm Khmer (Văn Giáo); thêu máy Chăm (Phú Hiệp), đan móc Chăm (Đa Phước, Nhơn Hội); đồng thời, xây dựng cửa hàng giao dịch giới thiệu và trưng bày và bán sản phẩm tại các làng nghề và ký gởi sản phẩm ở các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn trong tỉnh nhằm giới thiệu khách du lịch tiếp cận được với sản phẩm.
1. Vốn và nguồn vốn đầu tư:
ĐVT: 1.000đồng.
STT |
Các dự án đầu tư |
Tổng |
KP chương trình mục tiêu của người dân tộc |
KP sự nghiệp khoa học |
KP Khuyến công tỉnh hỗ trợ |
KP địa phương |
Vay ngân hàng |
1 |
DA sản xuất đuờng thốt nốt của người dân tộc Khmer, huyện Tri Tôn |
1.968.800 |
1.084.160 |
464.640 |
60.000 |
|
360.000 |
2 |
DA Khôi phục nghề dệt thổ cẩm và phát triển nghề thêu máy dân tộc Chăm, huyện Phú Tân |
712.000 |
129.000 |
21.000 |
262.000 |
|
300.000 |
3 |
DA Khôi phục nghề truyền thống dệt thêu đan, huyện Tân Châu |
785.140 |
140.450 |
43.050 |
151.640 |
150.000 |
300.000 |
4 |
DA Khôi phục nghề truyền thống dệt thêu đan, huyện An Phú |
1.110.000 |
157.500 |
97.500 |
277.300 |
27.700 |
550.000 |
5 |
DA Khôi phục và phát triển nghề truyền thống dệt thổ cẩm, huyện Tịnh Biên |
760.000 |
210.000 |
90.000 |
60.000 |
50.000 |
350.000 |
|
TỔNG CỘNG |
5.335.940 |
1.721.110 |
716.190 |
810.940 |
227.700 |
1.860.000 |
Tổng kinh phí đầu tư thực hiện đế án trong giai đoạn 2008-2012: 5.335.940.000 đồng (Năm tỷ, ba trăm ba mươi lăm triệu, chín trăm bốn mươi ngàn đồng chẳn)
Trong đó:
- Kinh phí từ các Chương trình mục tiêu của người dân tộc: 1.721.110.000 đồng;
- Kinh phí sự nghiệp khoa học: 716.190.000 đồng;
- Kinh phí khuyến công tỉnh hỗ trợ: 810.940.000 đồng;
- Kinh phí địa phương: 227.700.000 đồng;
- Vay ngân hàng: 1.860.000.000 đồng.
2. Phân kỳ đầu tư theo từng dự án:
ĐVT: 1.000đồng.
STT |
Các hạng mục của dự án đầu tư |
Tổng |
Năm 1 |
Năm 2 |
Năm 3 |
Năm 4 |
Năm 5 |
1 |
DA sản xuất đuờng thốt nốt của người dân tộc Khmer, huyện Tri Tôn |
1.968.800 |
1.309.280 |
474.640 |
174.880 |
10.000 |
|
1.1 |
Xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất |
1.548.800 |
929.280 |
464.640 |
154.880 |
|
|
1.2 |
Tổ chức 8 lần hội thảo (1năm 2lần) |
40.000 |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
|
1.3 |
Xúc tiến thương mại (2 năm) |
20.000 |
10.000 |
|
10.000 |
|
|
1.4 |
Vốn hoạt động kinh doanh (vay ngân hàng) |
360.000 |
360.000 |
|
|
|
|
2 |
DA Khôi phục nghề dệt thổ cẩm và phát triển nghề thêu máy dân tộc Chăm, huyện Phú Tân |
712.000 |
499.000 |
119.000 |
84.000 |
10.000 |
|
2.1 |
Đào tạo 12 lớp nghề thêu máy (3 năm) |
72.000 |
24.000 |
24.000 |
24.000 |
|
|
2.2 |
Đầu tư mua sắm thiết bị (2 năm) |
70.0000 |
35.000 |
35.000 |
|
|
|
2.3 |
Tổ chức 8 lần hội thảo (1năm 2lần) |
40.000 |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
|
2.4 |
Xúc tiến thương mại (3 năm) |
30.000 |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
|
|
2.5 |
Tham dự 3 lần hội chợ thương mại (3 năm) |
120.000 |
40.000 |
40.000 |
40.000 |
|
|
2.6 |
X.dựng phòng trưng bày & giới thiệu s.phẩm |
80.000 |
80.000 |
|
|
|
|
2.7 |
Vốn hoạt động kinh doanh (vay ngân hàng) |
300.000 |
300.000 |
|
|
|
|
3 |
DA Khôi phục nghề truyền thống dệt thêu đan, huyện Tân Châu |
785.140 |
587.740 |
118.050 |
69.350 |
10.000 |
|
3.1 |
Đào tạo 2 lớp dệt thổ cẩm |
27.275 |
27.275 |
|
|
|
|
3.2 |
Đào tạo 1 lớp thuê rua |
4.365 |
4.365 |
|
|
|
|
3.3 |
San lắp mặt bằng 290m2, nhà xưởng |
150.000 |
90.000 |
45.000 |
15.000 |
|
|
3.4 |
Trang thiết bị |
143.500 |
86.100 |
43.050 |
14.350 |
|
|
3.5 |
Tổ chức 8 lần hội thảo (1năm 2lần) |
40.000 |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
|
3.6 |
Xúc tiến thương mại (2 năm) |
20.000 |
10.000 |
|
10.000 |
|
|
3.7 |
Tham dự 3 lần hội chợ thương mại (3 năm) |
60.000 |
20.000 |
20.000 |
20.000 |
|
|
3.8 |
X.dựng phòng trưng bày & giới thiệu s.phẩm |
40.000 |
40.000 |
|
|
|
|
3.9 |
Vốn hoạt động kinh doanh (vay ngân hàng) |
300.000 |
300.000 |
|
|
|
|
4 |
DA Khôi phục nghề truyền thống dệt thêu đan, huyện An Phú |
1.110.000 |
777.500 |
193.675 |
128.825 |
10.000 |
|
4.1 |
Đào tạo 4 lớp nghề đan móc chỉ len (2 năm) |
40.060 |
20.030 |
|
20.030 |
|
|
4.2 |
Đào tạo 2 lớp nghề dệt xà rông khăn chòang tắm (2 năm) |
47.000 |
23.500 |
23.500 |
|
|
|
4.3 |
Đào tạo 2 lớp nghề thêu rua khăn Mattơra (2 năm) |
23.730 |
11.865 |
11.865 |
|
|
|
4.4 |
Đào tạo 4 lớp nghề may trang phục dân tộc (2 năm) |
36.510 |
18.255 |
|
18.255 |
|
|
4.5 |
Đầu tư 50 khung dệt thổ cẩm (3 năm: 20k-20k-10k) |
150.000 |
60.000 |
60.000 |
30.000 |
|
|
4.6 |
Đầu tư 50 máy thêu may (3 năm: 20m-20m-10m) |
175.000 |
70.000 |
70.000 |
35.000 |
|
|
4.7 |
Dụng cụ dạy nghề các lọai |
27.700 |
13.850 |
8.310 |
5.540 |
|
|
4.8 |
Tổ chức 8 lần hội thảo (1năm 2lần) |
40.000 |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
|
4.9 |
Xúc tiến thương mại (2 năm) |
20.000 |
|
10.000 |
10.000 |
|
|
4.10 |
Vốn hoạt động kinh doanh (vay ngân hàng) |
550.000 |
550.000 |
|
|
|
|
5 |
DA Khôi phục và phát triển nghề truyền thống dệt thổ cẩm, huyện Tịnh Biên |
760.000 |
505.000 |
155.000 |
90.000 |
10.000 |
|
5.1 |
Đầu tư 100 khung dệt (3 năm: 40k-40k-20k) |
300.000 |
120.000 |
120.000 |
60.000 |
|
|
5.2 |
Chi phí mua sắm khác |
50.000 |
25.000 |
15.000 |
10.000 |
|
|
5.3 |
Tổ chức 8 lần hội thảo (1năm 2lần) |
40.000 |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
10.000 |
|
5.4 |
Xúc tiến thương mại (2 năm) |
20.000 |
|
10.000 |
10.000 |
|
|
5.5 |
Vốn hoạt động kinh doanh (vay ngân hàng) |
350.000 |
350.000 |
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
5.335.940 |
3.678.520 |
1.060.365 |
547.055 |
50.000 |
|
3. Phân đầu tư theo từng nguồn:
STT |
Các nguồn kinh phí thực hiện dự án |
Tổng |
Năm 1 |
Năm 2 |
Năm 3 |
Năm 4 |
Năm 5 |
1 |
KP chương trình mục tiêu của người dân tộc |
1.721.110 |
1.032.666 |
516.333 |
172.111 |
|
|
1.1 |
DA sản xuất đuờng thốt nốt của người dân tộc Khmer, huyện Tri Tôn |
1.084.160 |
650.496 |
325.248 |
108.416 |
|
|
1.2 |
DA Khôi phục nghề dệt thổ cẩm và phát triển nghề thêu máy dân tộc Chăm, huyện Phú Tân |
129.000 |
77.400 |
38.700 |
12.900 |
|
|
1.3 |
DA Khôi phục nghề truyền thống dệt thêu đan, huyện Tân Châu |
140.450 |
84.270 |
42.135 |
14.045 |
|
|
1.4 |
DA Khôi phục nghề truyền thống dệt thêu đan, huyện An Phú |
157.500 |
94.500 |
47.250 |
15.750 |
|
|
1.5 |
DA Khôi phục và phát triển nghề truyền thống dệt thổ cẩm, huyện Tịnh Biên |
210.000 |
126.000 |
63.000 |
21.000 |
|
|
2 |
Kinh phí sự nghiệp khoa học |
716.190 |
429.714 |
214.857 |
71.619 |
|
|
2.1 |
DA sản xuất đuờng thốt nốt của người dân tộc Khmer, huyện Tri Tôn |
464.640 |
278.784 |
139.392 |
46.464 |
|
|
2.2 |
DA Khôi phục nghề dệt thổ cẩm và phát triển nghề thêu máy dân tộc Chăm, huyện Phú Tân |
21.000 |
12.600 |
6.300 |
2.100 |
|
|
2.3 |
DA Khôi phục nghề truyền thống dệt thêu đan, huyện Tân Châu |
43.050 |
25.830 |
12.915 |
4.305 |
|
|
2.4 |
DA Khôi phục nghề truyền thống dệt thêu đan, huyện An Phú |
97.500 |
58.500 |
29.250 |
9.750 |
|
|
2.5 |
DA Khôi phục và phát triển nghề truyền thống dệt thổ cẩm, huyện Tịnh Biên |
90.000 |
54.000 |
27.000 |
9.000 |
|
|
3 |
Kinh phí Khuyến công tỉnh |
810.940 |
339.290 |
199.365 |
222.285 |
50.000 |
|
3.1 |
DA sản xuất đuờng thốt nốt của người dân tộc Khmer, huyện Tri Tôn |
60.000 |
20.000 |
10.000 |
20.000 |
10.000 |
|
3.2 |
DA Khôi phục nghề dệt thổ cẩm và phát triển nghề thêu máy dân tộc Chăm, huyện Phú Tân |
262.000 |
84.000 |
84.000 |
84.000 |
10.000 |
|
3.3 |
DA Khôi phục nghề truyền thống dệt thêu đan, huyện Tân Châu |
151.640 |
71.640 |
30.000 |
40.000 |
10.000 |
|
3.4 |
DA Khôi phục nghề truyền thống dệt thêu đan, huyện An Phú |
277.300 |
153.650 |
55.365 |
58.285 |
10.000 |
|
3.5 |
DA Khôi phục và phát triển nghề truyền thống dệt thổ cẩm, huyện Tịnh Biên |
60.000 |
10.000 |
20.000 |
20.000 |
10.000 |
|
4 |
Kinh phí địa phương |
227.700 |
136.620 |
68.310 |
22.770 |
|
|
4.1 |
DA sản xuất đuờng thốt nốt của người dân tộc Khmer, huyện Tri Tôn |
|
|
|
|
|
|
4.2 |
DA Khôi phục nghề dệt thổ cẩm và phát triển nghề thêu máy dân tộc Chăm, huyện Phú Tân |
|
|
|
|
|
|
4.3 |
DA Khôi phục nghề truyền thống dệt thêu đan, huyện Tân Châu |
150.000 |
90.000 |
45.000 |
15.000 |
|
|
4.4 |
DA Khôi phục nghề truyền thống dệt thêu đan, huyện An Phú |
27.700 |
16.620 |
8.310 |
2.770 |
|
|
4.5 |
DA Khôi phục và phát triển nghề truyền thống dệt thổ cẩm, huyện Tịnh Biên |
50.000 |
30.000 |
15.000 |
5.000 |
|
|
5 |
Vay vốn ngân hàng |
1.860.000 |
1.860.000 |
|
|
|
|
5.1 |
DA sản xuất đuờng thốt nốt của người dân tộc Khmer, huyện Tri Tôn |
360.000 |
360.000 |
|
|
|
|
5.2 |
DA Khôi phục nghề dệt thổ cẩm và phát triển nghề thêu máy dân tộc Chăm, huyện Phú Tân |
300.000 |
300.000 |
|
|
|
|
5.3 |
DA Khôi phục nghề truyền thống dệt thêu đan, huyện Tân Châu |
300.000 |
300.000 |
|
|
|
|
5.4 |
DA Khôi phục nghề truyền thống dệt thêu đan, huyện An Phú |
550.000 |
550.000 |
|
|
|
|
5.5 |
DA Khôi phục và phát triển nghề truyền thống dệt thổ cẩm, huyện Tịnh Biên |
350.000 |
350.000 |
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
5.335.940 |
3.798.290 |
998.865 |
488.785 |
50.000 |
|
1. Sở Công thương:
- Giao Sở Công thương chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Tri Tôn, Tịnh Biên tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của đề án và đề xuất các cơ chế, chính sách thực hiện các mục tiêu, các chương trình đặc thù đối với sản xuất TTCN của dân tộc Khmer và Chăm.
- Trực tiếp chỉ đạo Trung Tâm Khuyến Công và Tư vấn Phát triển công nghiệp lập kế hoạch kinh phí thực hiện hàng năm các nội dung của đề án, trình UBND tỉnh phê duyệt.
* Trung Tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp:
- Triển khai thực hiện đề án theo sự chỉ đạo của Sở Công Nghiệp; phối hợp với Phòng Công thương huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Tri Tôn, Tịnh Biên tổ chức các nội dung của dự án trên địa bàn.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, quảng bá sản phẩm TTCN của dân tộc Khmer và Chăm và liên kết với các tỉnh có người dân tộc Khmer và Chăm trao đổi kinh nghiệm về tổ chức sản xuất, mẫu mã sản phẩm, thị trường và các vấn đề khác…
- Làm việc với các Viện, Trường Đại học và các nghệ nhân các nơi để đặt hàng nghiên cứu thiết kế mẫu mã sản phẩm và phát triển sản phẩm mới.
- Theo dõi, đôn đốc, đề xuất kịp thời cho các nội dung thực hiện đạt hiệu quả cao.
- Định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện cho Sở Công thương và UBND tỉnh.
2. UBND các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu, Phú Tân, An Phú:
- Điều hành, cân đối nguồn ngân sách hằng năm cho các dự án và quản lý dự án trên địa bàn theo mục tiêu và kinh phí được duyệt.
- Chỉ đạo các Phòng Phòng Kinh tế/Công thương và các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn.
3. Phối hợp với các Sở, ngành chức năng thực hiện các nội dung liên quan như sau :
* Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Tài chính: đề xuất cân đối nguồn kinh phí từ ngân sách, các chương trình mục tiêu để thực hiện đề án, theo dự toán ngân sách hằng năm.
* Ban Dân tộc: thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi, các chương trình mục tiêu của người dân tộc hỗ trợ nguổn kinh phí thực hiện các dự án theo phân kỳ đầu tư hằng năm.
* Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: vận dụng Nghị định 66/2006/NĐ – CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn thực hiện các chính sách hỗ trợ các nội dung của đề án người dân tộc.
* Sở Lao Động - Thương Binh và Xã Hội: thực hiện các chính sách, chương trình mục tiêu giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, dạy nghề nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc.
* Sở Văn hoá- Thể thao - Du lịch: hình thành các tuyến du lịch gắn với làng nghề của người dân tộc; tạo điều kiện cơ sở trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các bảo tàng, các điểm trung tâm du lịch trong và ngoài tỉnh.
* Sở Khoa học - Công nghệ: hướng dẫn thủ tục công bố chất lượng, bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá và hỗ trợ thực hiện đầu tư đổi mới thiết bị.
* Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch: hỗ trợ xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm TTCN của người Khmer và Chăm tiếp cận với thị trường, trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại các kỳ hội trợ, triển lãm.
* Liên Minh Hợp Tác xã: Phối hợp với Trung Tâm Khuyến Công và Tư vấn Phát triển công nghiệp, Phòng Công thương huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Phú Tân, An Phú và Phòng Kinh tế Tân Châu phổ biến Luật HTX cho người dân tộc hiểu biết để từ đó tự nguyện tham gia. Chỉ đạo vận động thành lập hợp tác xã cho đồng bào dân tộc.
* Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh An Giang: chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho vay các dự án phát triển sản xuất TTCN cho người dân tộc Chăm và Khmer.
Đặc biệt Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội An Giang : triển khai thực hiện các hình thức cho vay ưu đãi theo các chính sách và chương trình mục tiêu của người dân tộc của Chính phủ.
* Các cơ quan đoàn thể (Phụ nữ, Thanh Niên, Mặt trận Tổ quốc):
Lồng ghép các chương trình, kế hoạch của đơn vị tuyên truyền, vận động các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia tham gia vào các dự án trên địa bàn.