Quyết định 192/QĐ-UBND năm 2017 Bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm của Sở Giao thông vận tải tỉnh Khánh Hòa
Số hiệu: 192/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Lê Đức Vinh
Ngày ban hành: 18/01/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 192/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 18 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 42/2015/TTLT-BGTVT-BNV ngày 14/8/2015 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 2067/QĐ-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước tỉnh Khánh Hòa;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm của Sở Giao thông vận tải đã được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định số 2067/QĐ-BNV ngày 31/12/2015 về việc phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Lưu: VT, SNV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Đức Vinh

 

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SỞ GIAO THÔNG VN TẢI

 (Ban hành kèm theo Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 18/01/2017 của UBND tỉnh)

STT

Tên vị trí việc làm

Mô tả công việc của vị trí việc làm

Xác định khung năng lực

Ghi chú

1

Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành

 

 

1.1

Giám đốc

Là người đứng đầu Sở, lãnh đạo và quản lý chung mọi hoạt động của Sở theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch UBND tỉnh và UBND tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ GTVT về quản lý nhà nước chuyên ngành GTVT trên địa bàn tỉnh. Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Sở; công tác đầu tư xây dựng công trình giao thông...

1. Năng lực:

Năng lực về chính trị; về luật pháp; năng lực lãnh đạo, quản lý hành chính nhà nước; lập chương trình, kế hoạch, xây dựng dự án; nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá, tổ chức triển khai, tổng kết thực tiễn; cụ thể hóa đường lối, chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; các quy định của tỉnh và Bộ GTVT về xây dựng và phát triển ngành GTVT trên địa bàn tỉnh; có khả năng tập hợp, quy tụ.

2. Kỹ năng:

- Lãnh đạo, quản lý, điều hành tổ chức;

- Xử lý tình huống;

- Khả năng phân tích;

- Kỹ năng giao tiếp;

- Kỹ năng phối hợp;

- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.

 

1.2

Phó Giám đốc

- Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, được Giám đốc Sở phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công;

- Đối với vấn đề liên quan nhiều lĩnh vực hoặc liên quan cơ quan cấp trên thì phải có ý kiến của Giám đốc Sở trước khi quyết định. Những vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Giám đốc khác thì chủ động phối hợp giữa các Phó Giám đốc Sở để giải quyết, nếu không thống nhất thì báo cáo Giám đốc Sở;

- Khi Giám đốc đi vắng, Giám đốc ủy quyền cho một Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc điều hành các hoạt động của Sở;

- Đối với lĩnh vực công tác được phân công hay ủy quyền, quyết định của Phó Giám đốc Sở có hiệu lực như Giám đốc Sở.

- Phó Giám đốc 1: Trực tiếp phụ trách lĩnh vực vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, công tác đào tạo sát hạch-cấp giấy phép lái xe mô tô, ô tô các hạng và công tác đào tạo sát hạch cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Theo dõi và hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị kinh doanh về vận tải đường bộ, đường thủy nội địa thực hiện đúng quy định pháp luật về GTVT; quản lý nhà nước về hoạt động xe buýt, taxi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa...

- Phó Giám đốc 2: Trực tiếp phụ trách lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác hành chính văn phòng, pháp chế, thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, đăng kiểm phương tiện xe cơ giới; chỉ đạo, theo dõi công tác cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính của Sở; chỉ đạo cơ quan Sở, đơn vị thuộc Sở thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xây dựng cơ quan văn hóa, không khói thuốc lá trong cơ quan, nơi làm việc...

1. Năng lực:

- Năng lực về chính trị;

- Năng lực lãnh đạo;

- Nắm vững kiến thức pháp luật đối với chuyên ngành quản lý;

- Quản lý hành chính nhà nước;

- Quản lý, điều hành tổ chức; quản lý mục tiêu;

- Lập chương trình, kế hoạch, dự án;

- Năng lực về chuyên môn nghiệp vụ;

- Nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá, thuyết phục, tổ chức triển khai công việc;

- Tập hợp, quy tụ.

2. Kỹ năng:

- Lãnh đạo, quản lý, điều hành;

- Kỹ năng phân tích, đánh giá tình huống và xử lý tình huống;

- Kỹ năng giao tiếp, giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội;

- Kỹ năng phối hợp;

- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.

 

1.3

Trưởng phòng thuộc Sở

- Phụ trách chung, quản lý toàn bộ công tác, nhiệm vụ, hoạt động của phòng trong lĩnh vực được phân công;

- Thực hiện quản lý công chức, phân công nhiệm vụ, theo dõi, nhận xét kết quả hot động của công chức thuộc phòng;

- Chủ trì xây dựng kế hoạch công tác hằng năm, quý, tháng của phòng; xử lý văn bản đến của phòng;

- Chủ trì tổ chức cuộc họp, các hoạt động phối hợp với tổ chức khác của phòng.

- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ khác của ngạch công chức được giao.

- Triển khai thực hiện tt công tác thi đua của phòng.

Khung năng lực chung

1. Năng lực:

- Có năng lực tham mưu, tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động của phòng chuyên môn; nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành theo lĩnh vực được phân công đảm nhiệm, có khả năng bao quát công việc của phòng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản lý;

- Năng lực nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá, thuyết phục, tổ chức triển khai công việc; nắm vững kiến thức pháp luật đối với chuyên ngành quản lý;

- Xây dựng các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, các giải pháp kinh tế-xã hội thuộc lĩnh vực được giao tại địa phương;

- Có khả năng thuyết phục, vận động, tập hợp và phát huy sở trường từng công chức;

- Am hiểu thực tiễn, kinh tế-xã hội về công tác quản lý đối với lĩnh vực được giao, năm được xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực trong nước và địa phương.

2. Kỹ năng:

- Kỹ năng quản lý lãnh đạo;

- Kỹ năng xử lý tình huống;

- Kỹ năng giao tiếp, giải quyết các mối quan hệ xã hội;

- Kỹ năng phối hợp;

- Kỹ năng tin học, máy tính, soạn thảo văn bản;

- Kỹ năng vận động quần chúng nhân dân.

 

1.3.1

Trưởng phòng Quản lý chất lượng và An toàn giao thông

Giúp giám đốc Sở thực hiện công tác quản lý nhà nước về kỹ thuật, chất lượng công trình giao thông; quy hoạch mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh theo quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; Thực hiện công tác thẩm định các dự án đầu tư; thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế - dự toán; hồ sơ mời thầu, hồ sơ chào hàng cnh tranh, hồ sơ yêu cầu các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của tỉnh; Thẩm định an toàn giao thông các tuyến đường tỉnh; các vị trí đấu nối với đường tỉnh theo quy định; Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo phân cấp của tỉnh; Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản dài hạn và hàng năm; kiểm tra công tác quản lý chất lượng các công trình giao thông đường bộ; Tổ chức quản lý và phổ biến, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ địa phương đang khai thác thuộc trách nhiệm của tỉnh quản lý hoặc được ủy thác quản lý.

Ngoài khung năng lực chung của trưởng phòng, cần có:

- Năng lực về thiết kế công trình giao thông; quy hoạch mạng lưới giao thông

- Nắm được các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật đối với công trình giao thông.

- Đọc bản vẽ thiết kế thi công, đọc dự toán, bảng tính kết cấu, bóc tách khối lượng;

- Đọc được bình đồ tổ chức an toàn giao thông, các bản vẽ quy hoạch hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật liên quan.

 

1.3.2

Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông

Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh theo quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao: Tổ chức quản lý, bảo trì, đảm bảo giao thông các tuyến đường tỉnh và quốc lộ ủy quyền quản lý; Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Tập huấn, hướng dẫn, phổ biến việc thực hiện các quy định về công tác quản lý đường bộ và phát triển giao thông đối với đường địa phương, công tác giao thông nông thôn. Tham mưu Giám đốc Sở dự thảo, trình UBND tỉnh ban hành quyết định, chỉ thị liên quan đến chức năng quản lý nhà nước về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn giao thông và công trình giao thông theo quy định, cấp giấy phép thi công các công trình thiết yếu, công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Tổ chức theo dõi tình hình, cập nhật số liệu cầu đường hàng năm các tuyến đường tỉnh và quốc lộ ủy quyền quản lý; Thiết lập, quản lý hệ thống biển báo hiệu đường bộ; Tham mưu đề xuất kiểm định chất lượng cầu, đường và cắm biển hạn chế tải trọng xe; Theo dõi, đề xuất xử lý các điểm đen, các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh; Tổ chức theo dõi các dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ, nhận bàn giao các công trình thuộc Sở GTVT quản lý; Tổ chức thực hiện công tác phân loại hệ thống đường tỉnh hàng năm; Xây dựng phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, theo dõi, báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai, đề xuất biện pháp xử lý; Tổ chức thực hiện công tác của Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ địa phương; Tổ chức thực hiện công tác kiểm kê, phân loại, lập danh mục, áp giá và hạch toán tài sản hạ tầng giao thông đường bộ.

Ngoài khung năng lực chung của trưởng phòng, cần có:

- Nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Đọc bản vẽ thiết kế thi công, đọc dự toán, bảng tính kết cấu, bóc tách khối lượng;

- Đọc được các bản vẽ quy hoạch hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật liên quan;

- Sử dụng thành thạo phần mềm cập nhật số liệu cầu, đường; phần mềm kiểm kê, phân loại, lập danh mục, áp giá và hạch toán tài sản hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ GTVT và Bộ Tài chính chuyển giao

 

1.3.3

Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái

Tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện công tác quản lý nhà nước về vận tải đường bộ, đường thủy nội địa; quản lý công tác đào tạo sát hạch-cấp giấy phép lái xe, công tác đào tạo và cấp băng thuyn trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn thủy nội địa; quản lý công tác kỹ thuật cải tạo phương tiện và đăng ký hành chính xe máy chuyên dùng...theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về lĩnh vực xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực vận tải, đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực vận tải đường bộ, đường thủy nội địa; Ký duyệt giấy phép xe tập lái, biên bản tổng hợp kết quả thi mô tô theo ủy quyền của Giám đốc Sở; phối hợp theo dõi, chỉ đạo bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Ngoài khung năng lực chung của trưởng phòng, cần có:

- Nghiên cứu, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực vận tải để hướng dẫn tới các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải thuộc ngành quản lý.

- Sử dụng thành thạo các phn mm quản lý vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ GTVT chuyển giao.

 

1.4

Phó Trưởng phòng thuộc Sở

- Giúp Trưởng phòng phụ trách, theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công;

- Khi Trưởng phòng vắng mặt, Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành hoạt động của phòng với tư cách là người đứng đầu.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng phân công.

- Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức được giao.

Khung năng lực chung

- Nắm vững kiến thực cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Có năng lực xây dựng Chương trình, Kế hoạch, phương án, tổ chức triển khai thực hiện;

- Có năng lực quản lý, điều hành; tham mưu, tổng hợp;

- Kỹ năng quản lý, lãnh đạo;

- Kỹ năng phân tích tình huống và xử lý tình huống

- Kỹ năng giao tiếp; phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản lý; Kỹ năng soạn thảo văn bản.

 

1.4.1

Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng và An toàn giao thông

- Phụ trách một số công tác thuộc lĩnh vực chuyên môn theo sự phân công của Trưởng phòng; thay Trưởng phòng điều hành mọi công việc khi Trưởng phòng đi vắng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và Lãnh đạo Sở về công việc của mình giải quyết.

- Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức được giao.

Ngoài khung năng lực chung của phó trưởng phòng, cần:

- Năng lực về thiết kế công trình giao thông; quy hoạch mạng lưới giao thông

- Nắm được các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật đối với công trình giao thông.

- Đọc bản vẽ thiết kế thi công, đọc dự toán, bảng tính kết cấu, bóc tách khối lượng;

- Đọc được bình đồ tổ chức an toàn giao thông, các bản vẽ quy hoạch hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật liên quan.

 

1.4.2

Phó Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông

Giúp Trưởng phòng phụ trách một số công tác thuộc lĩnh vực chuyên môn theo sự phân công của Trường phòng: Tổ chức quản lý, bảo trì các tuyến đường tỉnh theo địa bàn phụ trách, thẩm định hồ sơ dự toán công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường tỉnh, phụ trách công tác giao thông nông thôn; thay Trưởng phòng điều hành mọi công việc khi Trưởng phòng đi vắng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và Lãnh đạo Sở về công việc của mình giải quyết.

Ngoài khung năng lực chung của phó trưởng phòng, cần

- Nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Đọc bản vẽ thiết kế thi công, đọc dự toán, bảng tính kết cấu, bóc tách khối lượng;

- Đọc được các bản vẽ quy hoạch hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật liên quan;

- Sử dụng thành thạo phần mềm cập nhật số liệu cầu, đường; phần mềm kiểm kê, phân loại, lập danh mục, áp giá và hạch toán tài sản hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ GTVT và Bộ Tài chính chuyển giao.

 

1.4.3

Phó Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái

- Phó trưởng phòng 1:

Giúp Trưởng phòng quản lý phương tiện vận tải đường bộ; tham gia hội đồng giám định kỹ thuật phương tiện đường bộ trong tỉnh bao gồm: Hội đồng thanh lý, hóa giá phương tiện, giám định tư pháp, giám định kỹ thuật an toàn phương tiện tai nạn; điều hành quản lý chung nhân viên khi Trưởng phòng đi vắng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và Lãnh đạo Sở về công việc của mình giải quyết.

- Phó trưởng phòng 2:

Giúp Trưởng phòng quản lý công tác đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; theo dõi quản lý công tác đào tạo, hoạt động của các cơ sở đào tạo lái xe, quản lý kế hoạch mở lớp của các cơ sở theo quy định; tổ chức kiểm tra đột xuất, định kỳ các khóa học, giám sát các kỳ thi chứng chỉ nghề; tổ chức tập huấn giáo viên dạy thực hành lái xe; quản lý hoạt động của trung tâm sát hạch lái xe.

Ngoài khung năng lực chung của phó trưởng phòng, cần

- Am hiểu về quản lý nhà nước; nắm vững các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, đường thủy nội địa và lĩnh vực đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe;

- Phân tích, đánh giá, tổng hợp các vấn đề phát sinh trong thực tế đối với lĩnh vực công tác được phân công đảm nhiệm;

- Sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ GTVT chuyển giao.

 

1.5

Chánh Văn phòng

Phụ trách chung, quản lý, điều hành toàn bộ công việc, hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Sở; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về mọi hoạt động của Văn phòng; Tham mưu Giám đốc quản lý, sử dụng, điều động, tiếp nhận, đề bạt, bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức; Thực hiện các chế độ, chính sách cán bộ, công chức và công tác sắp xếp, tinh giản bộ máy; ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng liên quan đến quản lý ngành, lĩnh vực giao thông vận tải; kiểm tra văn bản đi, đề xuất phân phối xử lý văn bản đến; Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Sở; Theo dõi, chỉ đạo bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận Một cửa.

Ngoài khung năng lực chung của trưởng phòng, cần:

- Quản lý hành chính nhà nước về công tác tổ chức, cán bộ.

- Quản lý, điều hành tổ chức;

- Lập chương trình, kế hoạch, đề án;

- Nắm vững về công tác kế hoạch, tài chính;

- Kỹ năng giao tiếp, lễ tân;

- Kỹ năng tổng hợp;

- Kỹ năng về hành chính, quản trị;

- Kỹ năng điều hành hội nghị, cuộc họp.

 

1.6

Phó Chánh Văn phòng

Giúp Chánh Văn phòng Sở tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Văn phòng Sở; theo dõi công tác cải cách hành chính, quy chế dân chủ cơ sở, công tác Văn thư, Lưu trữ; công tác hành chính, quản trị; công tác pháp chế; thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính của Sở; phối hợp với các phòng chuyên môn liên quan giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính của Sở; theo dõi và quản lý Đội bảo vệ Khu liên cơ; Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Sở.

Ngoài khung năng lực chung của phó trưởng phòng, cần:

- Am hiểu về lĩnh vực tài chính, kế hoạch

- Quản lý, điều hành tổ chức

- Nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá, tổ chức triển khai công việc

- Nắm vững về luật và các VB QPPL liên quan

- Kỹ năng giao tiếp, lễ tân

- Kỹ năng tổng hợp

- Kỹ năng về hành chính, quản trị

 

1.7

Chánh Thanh tra

- Giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

- Kiến nghị Giám đốc Sở xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Giám đốc Sở có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

Ngoài khung năng lực chung của trưởng phòng, cần:

- Nắm vững các quy định của pháp luật về Thanh tra

- Có năng lực am hiểu, tham mưu, tổ chức thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng thuộc lĩnh vực giao thông vận tải;

- Có khả năng làm Trưởng đoàn thanh tra thuộc lĩnh vực giao thông vận tải với quy mô khác nhau.

 

1.8

Phó Chánh Thanh tra

- Phó Chánh Thanh tra 1:

Giúp Chánh Thanh tra Sở chỉ đạo, quản lý hoạt động thanh tra chuyên ngành, quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao thông vận tải đường bộ và đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Theo dõi, chỉ đạo hoạt động Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động; Thay Chánh Thanh tra điều hành mọi công việc khi được Chánh Thanh tra ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và Lãnh đạo Sở về công việc của mình giải quyết.

- Phó Chánh Thanh tra 2:

Giúp Chánh Thanh tra Sở chỉ đạo, quản lý hoạt động thanh tra hành chính và tổ chức các Đoàn thanh tra việc chấp hành pháp luật của tất cả các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Giám đốc Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Ngoài khung năng lực chung của phó trưởng phòng, cần:

- Nắm vững các quy định của pháp luật về Thanh tra

- Có năng lực tham mưu thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và các công tác khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của thanh tra Sở

- Có khả năng tham gia đoàn thanh tra, làm Trưởng đoàn thanh tra và tham mưu Trưởng đoàn thanh tra xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực được giao với quy mô khác nhau.

 

1.9

Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông

Tham mưu, đề xuất với Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh chỉ đạo, đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, các địa phương, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện các chương trình, kế hoạch, các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, khắc phục ùn tắc giao thông; công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về trật tự an toàn giao thông; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý “điểm đen” tai nạn giao thông; chịu trách nhiệm trước Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực về chỉ đạo, điều hành, quản lý mọi hoạt động chung của Văn phòng Ban và các thành viên của Văn phòng Ban;...

Ngoài khung năng lực chung của trưởng phòng, cần:

- Nắm vững các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa;

- Am hiểu các quy chuẩn, quy trình, quy phạm... về tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành đối với công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật có liên quan;

- Quản lý, điều hành tổ chức;

- Kỹ năng giao tiếp, lễ tân...

 

1.10

Phó Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông

Giúp Chánh Văn phòng Ban tham mưu, đề xuất các phần việc thuộc trách nhiệm, quyền hạn của Ban An toàn giao thông tỉnh; theo dõi công tác văn thư, hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý dữ liệu về an toàn giao thông, trang thông tin điện tử về công tác tuyên truyền; thay mặt Chánh Văn phòng giải quyết các công việc của Văn phòng khi được ủy quyền và các công việc khác khi được phân công...

Ngoài khung năng lực chung của phó trưởng phòng, cần:

- Nắm vững các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa;

- Am hiểu các quy chuẩn, quy trình, quy phạm... về tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành đối với công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật có liên quan;

- Quản lý, điều hành tổ chức;

- Kỹ năng giao tiếp, lễ tân...

 

1.11

Đội trưởng Thanh tra giao thông

Giúp Chánh Thanh tra Sở thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa và bảo vệ công trình giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn được phân công; tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Giúp Chánh Thanh tra Sở quản lý công chức, thanh tra viên, sử dụng tài sản đúng quy định, thực hiện đúng quy định về chi tiêu ngân sách nhà nước.

1. Năng lực:

- Nắm vững các quy định của pháp luật về Thanh tra;

- Có năng lực tham mưu thực hiện công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành;

- Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn phụ trách;

- Có khả năng tham gia đoàn thanh tra và tham mưu Trưởng đoàn thanh tra xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực được giao với quy mô khác nhau.

2. Kỹ năng:

- Có kỹ năng phân tích và xử lý tình huống;

- Có kỹ năng giao tiếp;

- Kỹ năng soạn thảo văn bản và sử dụng ngoại ngữ...

 

1.12

Đội phó Thanh tra giao thông

Giúp Đội trưởng Thanh tra giao thông thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa và bảo vệ công trình giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn được phân công.

1. Năng lực:

- Nắm vững các quy định của pháp luật về Thanh tra;

- Có năng lực tham mưu thực hiện công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành;

- Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn phụ trách;

- Có khả năng tham gia đoàn thanh tra và tham mưu Trưởng đoàn thanh tra xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực được giao với quy mô khác nhau.

2. Kỹ năng:

- Có kỹ năng phân tích và xử lý tình huống;

- Có kỹ năng giao tiếp;

- Kỹ năng soạn thảo văn bản và sử dụng ngoại ngữ...

 

2

V trí việc làm gắn với chuyên môn, nghiệp vụ

Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và do lãnh đạo đơn vị phân công

Khung năng lực chung

1. Năng lực

- Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ, chính sách của ngành giao thông vận tải, các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn được giao.

- Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể.

- Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất cải tiến nghiệp vụ quản lý, có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm, có năng lực triển khai công việc đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

- Am hiểu thực tiễn, kinh tế-xã hội về công tác quản lý đối với lĩnh vực được giao, nm được xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực trong nước và địa phương.

2. Kỹ năng

- Soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;

- Kỹ năng quản lý công việc cá nhân;

- Kỹ năng xử lý tình huống;

- Khả năng phân tích;

- Kỹ năng giao tiếp;

- Kỹ năng phối hợp;

- Biết sử dụng ngoại ngữ;

- Kỹ năng tin học, máy tính.

 

2.1

Quản lý kế hoạch

Tham mưu Giám đốc Sở xây dựng kế hoạch vốn xây dựng cơ bản (ngắn hạn và dài hạn); kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông, vận tải theo phân cấp, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và ngành giao thông vận tải.

Ngoài khung năng lực chung của chuyên viên chuyên môn nghiệp vụ, cần:

- Có khả năng dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành và các địa phương trong tỉnh.

 

2.2

Quản lý tài chính - kế toán

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý của Sở theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật; Quản lý tài chính, tài sản được giao theo phân cấp của UBND tỉnh và quy định của pháp luật; Thực hiện công tác kế hoạch vốn xây dựng cơ bản hàng năm trình Giám đốc Sở phê duyệt; Thực hiện công tác quản lý, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản; Quyết toán vốn đầu tư khi công trình, dự án hoàn thành; Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm;

Ngoài khung năng lực chung của chuyên viên chuyên môn nghiệp vụ, cần:

- Nắm vững các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước về công tác tài chính, kế toán;

- Cẩn thận, trung thực, nghiên cứu, tìm hiểu các kiến thức liên quan đến công tác đầu tư xây dựng cơ bản để áp dụng phù hợp với quản lý chuyên ngành.

 

2.3

Quản lý hạ tầng giao thông

- Theo dõi, thực hiện công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường tỉnh và quốc lộ ủy quyền quản lý. Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Thực hiện công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB, cấp phép thi công các công trình trong đất của đường bộ và hành lang ATĐB. Cập nhật số liệu cầu đường, thiết lập và quản lý hệ thống biển báo hiệu đường bộ, theo dõi, đề xuất xử lý các điểm đen, phân loại đường bộ hàng năm. Thực hiện công tác kiểm kê, phân loại, áp giá và hạch toán tài sản hạ tầng đường bộ. Theo dõi, phối hợp thực hiện, báo cáo công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn hàng năm.

Ngoài khung năng lực chung của chuyên viên chuyên môn nghiệp vụ, cần:

- Nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Đọc bản vẽ thiết kế thi công, đọc dự toán, bảng tính kết cấu, bóc tách khối lượng;

- Đọc được các bản vẽ quy hoạch hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật liên quan;

- Biết và sử dụng thành thạo phần mềm cập nhật số liệu cầu, đường; phần mềm kiểm kê, phân loại, lập danh mục, áp giá và hạch toán tài sản hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ GTVT và Bộ Tài chính chuyển giao.

 

2.4

Quản lý chất lượng công trình giao thông

Tham mưu Giám đốc Sở và lãnh đạo phòng thực hiện công tác quản lý chất lượng về công trình giao thông theo phân cấp của tỉnh; thực hiện công tác thẩm định các  dự án đầu tư; thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế - dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ chào hàng cạnh tranh, hồ sơ yêu cầu các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh theo phân cấp; thẩm định an toàn giao thông các tuyến đường tỉnh; các vị trí đấu nối với đường tỉnh theo quy định; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo phân cấp; tổ chức việc kiểm tra công tác quản lý chất lượng các công trình giao thông đường bộ; quản lý và phổ biến, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ địa phương đang khai thác thuộc trách nhiệm của tỉnh quản lý hoặc được ủy thác quản lý; thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong xây dựng công trình giao thông thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chất lượng xây dựng công trình giao thông đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện;...

Ngoài khung năng lực chung của chuyên viên chuyên môn nghiệp vụ, cần:

- Năng lực về thiết kế công trình giao thông; quy hoạch mạng lưới giao thông

- Nắm được các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật đối với công trình giao thông.

- Đọc bản vẽ thiết kế thi công, đọc dự toán, bảng tính kết cấu, bóc tách khối lượng;

- Đọc được bình đồ tổ chức an toàn giao thông, các bản vẽ quy hoạch hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật liên quan.

 

2.5

Quản lý phương tiện và người lái

+ Theo dõi, chỉ đạo hoạt động 11 cơ sở đào tạo và 03 Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ;

+ Tham mưu Giám đốc Sở và lãnh đạo phòng tổ chức việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận học tập pháp luật cho người điều khiển phương tiện giao thông, người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải;

+ Đăng ký cấp biển số cho xe máy chuyên dùng; cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe của các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn; cấp hoặc đề ngh cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép và quản lý việc đào tạo lái xe đối với các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Giao thông vận tải;

Ngoài khung năng lực chung của chuyên viên chuyên môn nghiệp vụ, cần:

- Có năng lực tham mưu tổng hợp; nắm vững quy định của nhà nước đối với lĩnh vực vận tải, phương tiện và người lái; có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ

 

2.6

Quản lý vận tải

- Lĩnh vực vận tải đường bộ:

+ Tham mưu Giám đốc Sở hướng dẫn, kiểm tra xây dựng bến xe trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt; quản lý các tuyến vận tải hành khách; việc tổ chức quản lý dịch vụ vận tải hành khách trên địa bàn;

+ Triển khai thực hiện các chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng theo quy định của UBND tỉnh; Tổ chức thực hiện việc quản lý vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, hợp đồng, vận tải khách du lịch và vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải và cấp phù hiệu vận tải đường bộ; cấp phép vận tải quốc tế;

+ Tham mưu Giám đốc Sở chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan cấp phép lưu hành đặc biệt cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT; theo dõi và đề nghị xử lý phương tiện vi phạm tốc độ thông qua trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình...

- Lĩnh vực đường thủy nội địa:

+ Theo dõi hoạt động 50 Bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh;

+ Tham mưu Giám đốc Sở cấp Chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ đối với phương tiện giao thông phương tiện thủy nội địa cho các cá nhân tại địa phương; Tổ chức thc hiện việc đăng ký phương tiện giao thông đường thủy nội địa của tổ chức và cá nhân ở địa phương theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Giao thông vận tải. Công bố hoạt động, theo dõi giám sát hoạt động thử nghiệm tàu khách nhanh và công bố, đăng ký tuyến vận tải hành khách hoạt động trên đường thủy nội địa địa phương;...

Ngoài khung năng lực chung của chuyên viên chuyên môn nghiệp vụ, cần:

- Có năng lực nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, báo cáo các nội dung có liên quan đến lĩnh vực vận tải hàng hóa và vận tải hành khách; nắm vững các quy định của nhà nước đối với việc cấp phép vận tải quốc tế, cấp phép lưu hành đặc biệt cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ...

 

2.7

Quản lý công tác an toàn giao thông

Giúp Chánh Văn phòng Ban ATGT tham mưu Thường trực Ban ATGT chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không xảy ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn giao thông;...

Ngoài khung năng lực chung của chuyên viên chuyên môn nghiệp vụ, cần:

Nắm vững các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa...

 

2.8

Tổng hợp, giúp việc Ban An toàn giao thông

Giúp Chánh Văn phòng Ban ATGT thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND tỉnh và Bộ GTVT, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; tham mưu công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; phối hợp xử lý tai nạn giao thông trên địa bàn khi có yêu cầu; Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm công trình giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.

Ngoài khung năng lực chung của chuyên viên chuyên môn nghiệp vụ, cần:

- Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, báo cáo các nội dung có liên quan công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông;

- Có kỹ năng truyền đạt thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân...

 

2.9

Thanh tra

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa và bảo vệ công trình giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; Thực hiện các nhiệm vụ thanh tra hành chính theo quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; phối hợp xử lý tai nạn giao thông trên địa bàn khi có yêu cầu; ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm công trình giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông;

Ngoài khung năng lực chung của chuyên viên chuyên môn nghiệp vụ, cần:

- Nắm vững các quy định của pháp luật về Thanh tra;

- Nắm vững quy trình, nghiệp vụ thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành;

- Có khả năng tham gia đoàn thanh tra với các quy mô khác nhau và tham mưu trưởng đoàn thanh tra xử lý các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực quản lý;

- Đạt tiêu chuẩn ngạch Thanh tra viên.

 

2.10

Pháp chế

Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn lập kế hoạch xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật hàng năm thuộc chức năng quản lý của Sở và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt; Phối hợp tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về Giao thông - Vận tải và xây dựng phương án xử lý kết quả rà soát; Theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở; Tham mưu cho Giám đốc Sở về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng hành chính (nếu có); Theo dõi tổng hợp báo cáo định kỳ công tác cải cách thủ tục hành chính của Sở.

Ngoài khung năng lực chung của chuyên viên chuyên môn nghiệp vụ, cần:

- Hiểu biết về quản lý hành chính nhà nước;

- Có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và năng lực quản lý công việc cá nhân, xử lý tình huống;

- Có năng lực nghiên cứu, tổng hợp, tổ chức triển khai công việc; hiểu biết và áp dụng pháp luật, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật...

 

3

V trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ

 

 

3.1

Tổ chức nhân sự

- Tham mưu Giám đốc Sở trong công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng, điều động, tiếp nhận, đề bạt, bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức đơn vị trực thuộc; Thực hiện các chế độ, chính sách (nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng) đối với cán bộ, công chức, viên chức; công tác sắp xếp, tinh giản bộ máy các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở theo phân cấp.

- Quản lý Hồ sơ công chức, viên chức của cơ quan.

- Hiu biết về quản lý hành chính nhà nước; nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công tác tổ chức, bộ máy và biên chế.

- Áp dụng đúng các quy định của pháp luật.

 

3.2

Hành chính - Tổng hợp

- Giúp Chánh Văn phòng xây dựng Kế hoạch, chương trình công tác hàng năm của Sở; xây dựng các Kế hoạch, chương trình liên quan đến lĩnh vực quản lý chuyên ngành GTVT; Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ, công tác cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên; Thực hiện công tác nâng bậc lương hàng năm, công tác theo dõi, quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở; theo dõi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; Tổng hợp báo cáo và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng...

- Theo dõi phép năm của cán bộ, công chức - lao động; thực hiện công tác thống kê; Cập nhật thông tin quản lý cán bộ, công chức.

- Giúp Chánh Văn phòng tham mưu Giám đốc Sở thực hiện công tác tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, phân công nhiệm vụ, bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức; thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; viên chức;

- Tham mưu thực hiện các quy định có liên quan đến việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức - lao động và giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến chế độ chính sách, xử lý kỷ luật...

Ngoài khung năng lực chung của chuyên viên chuyên môn nghiệp vụ, cần:

- Am hiểu chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác hành chính;

- Phân tích; đánh giá tổng hợp các vấn đề phát sinh trong thực tế lĩnh vực công tác được phân công;

- Áp dụng đúng các quy định của pháp luật.

- Có kỹ năng phối hợp với đồng nghiệp;

- Sử dụng ngoại ngữ;

- Có kỹ năng soạn thảo văn bản;

- Kỹ năng tin học, máy tính.

 

3.3

Hành chính - Một cửa

- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Sở GTVT, kiểm tra hồ sơ, viết biên nhận, viết biên lai & thu phí; Tiếp nhận kết quả từ các phòng chuyên môn để trả kết quả cho tổ chức, công dân; đối chiếu tiền & Biên lai thu trong ngày nộp thủ quỹ; Chụp ảnh, nhập số liệu cấp đổi GPLX vào hệ thống quản lý GPLX toàn quốc theo quy định của Bộ GTVT, tổng hợp hồ sơ đã tiếp nhận, chuyển hồ sơ tiếp nhận cho các phòng chuyên môn giải quyết; Theo dõi tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các thủ tục hành chính của Sở theo quy định.

Năng lực:

- Am hiểu chính sách, pháp luật của nhà nước về Hành chính - Một cửa;

- Phân tích; đánh giá tổng hợp các vấn đề trong thực tế lĩnh vực công tác được phân công;

- Áp dụng đúng các quy định của pháp luật.

Kỹ năng:

- Kỹ năng xử lý tình huống; Kỹ năng tin học, máy tính, soạn thảo văn bản, phối hợp; giao tiếp; Sử dụng ngoại ngữ.

 

3.4

Quản trị công sở

- Xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa thay thế trang thiết bị trong cơ quan; Đề xuất Giám đốc Sở mua sắm, sửa chữa, bảo trì máy móc, thiết bị văn phòng của cơ quan. Đảm bảo máy móc thiết bị, văn phòng ở tình trạng phục vụ tốt.

- Phòng cháy, chữa cháy; phòng chống bão, lụt; công nghệ thông tin; bảo vệ an ninh cơ quan;

- Điều động xe, trang trí, khánh tiết, hậu cần tiếp khách.

Năng lực:

- Am hiểu chính sách, pháp luật của nhà nước về quản trị hành chính;

- Phân tích; đánh giá tổng hợp các vấn đề trong thực tế lĩnh vực công tác được phân công;

- Áp dụng đúng các quy định của pháp luật.

Kỹ năng:

- Kỹ năng xử lý tình huống;

- Khả năng phân tích;

- Kỹ năng phối hợp;

- Biết sử dụng ngoại ngữ;

- Kỹ năng soạn thảo văn bản;

- Kỹ năng tin học, máy tính.

 

3.5

Công nghệ thông tin

- Chịu trách nhiệm duy trì hoạt động mạng vi tính của Sở; Quản lý trang Web của Sở, thường xuyên cập nhật thông tin theo yêu cầu của Sở; Triển khai nối mạng thông tin với trung tâm sát hạch, các cơ sở đào tạo và với Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

- Theo dõi, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống mạng máy tính PC, laptop, các thiết bị mạng, máy in, máy chủ, các phần mềm ứng dụng; hệ thống hạ tầng truyền thông do Bộ Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông triển khai;

- Quản trị, duy trì, cập nhật thông tin trang thông tin tổng hợp của Sở;

- Chuyên trách các vấn đề về hệ thống quản lý chất lượng ISO TCVN 9001:2008 (Báo cáo, đánh giá, duy trì chất lượng, kinh phí thực hiện...) và thực hiện nhiệm vụ khác do lãnh đạo phòng phân công.

Năng lực:

- Nghiệp vụ chuyên môn về công nghệ thông tin

- Am hiểu, áp dụng đúng các quy định của pháp luật chính sách, pháp luật của nhà nước về công nghệ thông tin;

- Phân tích; đánh giá tổng hợp các vấn đề trong thực tế lĩnh vực công tác được phân công.

Kỹ năng:

- Kỹ năng xử lý tình huống, công tác phối hợp;

- Khả năng phân tích;

- Biết sử dụng ngoại ngữ;

- Kỹ năng soạn thảo văn bản;

- Kỹ năng truyền đạt kiến thức về tin học, máy tính.

 

3.6

Kế toán

1. Kế toán Cơ quan Sở:

- Thực hiện quyết toán vốn đầu tư khi công trình, dự án hoàn thành; Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm; Cập nhật thông tin về lương và các chế độ theo quy định của cán bộ, công chức- lao động; thống kê bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể của công chức - lao động cơ quan; theo dõi mua sắm công cụ lao động, vật rẻ tiền mau hỏng và những công việc tạp vụ khác; Tổng hợp, theo dõi mở sổ sách xuất - nhập - tồn các vật dụng trang bị cơ quan, quản lý chung tài sản của cơ quan.

2. Kế toán Văn phòng Ban ATGT:

Thực hiện công tác kế toán, tài chính của Ban An toàn giao thông tỉnh và Văn phòng Ban; thực hiện nhiệm vụ quản lý của Văn phòng Ban: các loại hồ sơ, theo dõi thanh, quyết toán kinh phí hoạt động của Ban và Văn phòng Ban;

Năng lực:

- Am hiểu chính sách, pháp luật của nhà nước về nghiệp vụ tài chính, kế toán;

- Phân tích; đánh giá tổng hợp các vấn đề phát sinh trong thực tế tại cơ quan;

- Áp dụng đúng các quy định của pháp luật trong công tác tài chính, kế toán.

Kỹ năng:

- Kỹ năng xử lý tình huống;

- Khả năng phân tích, tổng hợp;

- Kỹ năng giao tiếp;

- Kỹ năng phối hợp;

- Biết sử dụng ngoại ngữ;

- Kỹ năng soạn thảo văn bản;

- Kỹ năng tin học, máy tính.

 

3.7

Thủ Quỹ

Thực hiện công tác kiêm nhiệm thủ quỹ cơ quan, quản lý quỹ tiền mặt tại cơ quan, nhập - xuất quỹ phải căn cứ vào phiếu thu, chi có phê duyệt của lãnh đạo, rút số dư tồn quỹ hàng ngày; Cùng với kế toán của cơ quan kiểm quỹ theo định kỳ; thực hiện nhiệm vụ khác do lãnh đạo văn phòng phân công; quản lý sổ sách thu, chi tài chính các quỹ; chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Văn phòng đối với các lĩnh vực được phân công.

Năng lực:

- Am hiểu chính sách, pháp luật của nhà nước về nghiệp vụ tài chính, kế toán và công tác thủ quỹ;

- Tính trung thực, thật thà, cẩn thận, tỉ mỉ trong công tác thủ quỹ của cơ quan;

- Áp dụng đúng các quy định của pháp luật.

Kỹ năng:

- Kỹ năng giao tiếp;

- Kỹ năng phối hợp;

- Kỹ năng tin học, máy tính.

 

3.8

Văn thư

- Chuyển công văn đi, vào sổ, luân chuyển đến các phòng nghiệp vụ theo quy trình;

- In ấn, nhân bản, vào sổ, phát hành công văn đi của cơ quan

- Sử dụng, bảo quản con dấu các loại của cơ quan và báo cáo cơ quan công an theo quy định.

- Nhận công văn đến, vào sổ, luân chuyển đến các phòng nghiệp vụ theo quy trình; Kiểm tra và chuẩn bị các phòng họp cho cơ quan trước khi tổ chức cuộc họp.

- In ấn, nhân bản, vào sổ, phát hành công văn đi của cơ quan

- Sử dụng, bảo quản con dấu các loại của cơ quan và báo cáo cơ quan công an theo quy định.

Năng lực:

- Am hiểu chính sách, pháp luật của nhà nước về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ;

- Áp dụng đúng các quy định của pháp luật.

Kỹ năng:

- Kỹ năng giao tiếp;

- Kỹ năng phối hợp.

- Biết sử dụng ngoại ngữ;

- Kỹ năng soạn thảo văn bản;

- Sử dụng thành thạo về máy vi tính và các phần mềm ứng dụng liên quan

 

3.9

Lưu trữ

Thực hiện tổ chức hướng dẫn việc lập hồ sơ, nộp lưu hồ sơ, tài liệu theo quy định; Tiếp nhận, phối hợp các thành viên trong Tổ Văn thư, lưu trữ chỉnh lý tài liệu và sắp xếp hồ sơ, tài liệu vào kho đã tiếp nhận từ các phòng, ban, đơn vị và lập Biên bản giao nhận hồ sơ tài liệu; Lập Mục lục hồ sơ bảo quản có thời hạn và vĩnh viễn; thực hiện các thủ tục giao nộp tài liệu lưu trữ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử Tỉnh; Thủ kho lưu trữ cơ quan, thực hiện bảo quản, vệ sinh tài liệu, kho lưu trữ, phòng chống cháy nổ, chống mối, côn trùng phá hủy tài liệu lưu trữ; Đề xuất xử lý tài liệu tích đống, thực hiện các thủ tục tổ chức tiêu hủy tài liệu hết giá trị theo quy định;...Vào sổ, phân loại, đóng gói văn bản đưa vào kho lưu trữ theo danh mục quy định; báo cáo định kỳ cho Chi cục Văn thư, lưu trữ tỉnh (Sở Nội vụ).

Năng lực:

- Am hiểu chính sách, pháp luật của nhà nước về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ;

- Thực hiện theo quy định về công tác văn thư, lưu trữ tại cơ quan.

- Áp dụng đúng các quy định của pháp luật.

Kỹ năng:

- Kỹ năng xử lý tình huống; Khả năng phân tích;

- Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng phối hợp.

- Biết sử dụng ngoại ngữ;

- Kỹ năng soạn thảo văn bản; Kỹ năng tin học, máy tính.

 

3.10

Nhân viên kỹ thuật

- Theo dõi, sửa chữa nhỏ máy tính PC, laptop, iPad (phần mềm), máy in, hệ thống mạng LAN nội bộ (máy chủ, đường dây mạng); hệ thống hạ tầng truyền thông do Bộ Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông triển khai;

- Theo dõi lý lịch trang thiết bị vi tính của cơ quan, đề xuất trang bị, sửa chữa khi có nhu cầu của các phòng nghiệp vụ chuyên môn;

- Cài đặt, xử lý sự cố phần mềm, phần cứng, hệ thống mạng tại Sở.

- Thực hiện nhiệm vụ khác do lãnh đạo văn phòng phân công.

- Thực hiện gia công Giấy phép lái xe và các thủ tục cấp mới, cấp đổi Giấy phép lái xe...

Năng lực:

- Am hiểu chính sách, pháp luật của nhà nước về công nghệ thông tin; có khả năng nhận biết hư hỏng và sửa chữa nhỏ máy móc, thiết bị về vi tính của cơ quan;

- Phân tích; đánh giá tổng hợp các vấn đề trong thực tế lĩnh vực công tác được phân công;

- Áp dụng đúng các quy định của pháp luật.

Kỹ năng:

- Kỹ năng xử lý tình huống; phân tích;

- Kỹ năng phối hợp;

- Biết sử dụng ngoại ngữ;

- Kỹ năng soạn thảo văn bản;

- Kỹ năng tin học, máy tính.

 

3.11

Lái xe

1. Lái xe cơ quan Sở (01 người):

- Thực hiện công tác lái xe, chăm sóc, giữ gìn và đề xuất sửa chữa ô tô, đưa đón an toàn lãnh đạo Sở và công chức đi công tác đúng giờ trong và ngoài giờ hành chính. Kết thúc đi công tác định kỳ theo đợt phải thanh toán dứt điểm phần tạm ứng đợt trước và ứng kinh phí cho chuyến công tác tiếp theo;

- Thực hiện các công việc khác do lãnh đạo Văn phòng phân công; Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Văn phòng đối với các lĩnh vực được phân công.

2. Lái xe Thanh tra Sở (12 người):

- Thực hiện công tác lái xe phục vụ các Đội thanh tra trong công tác tuần tra, kiểm soát tải trọng phương tiện, bảo vệ kết cấu hạ tng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh.

3. Lái xe Văn phòng Ban ATGT (01 người):

- Thực hiện lái xe phục công tác kiểm tra bảo đảm trật tự an toàn giao thông và kiêm nhiệm một số công việc khác như: đưa công văn, hỗ trợ các công việc về tổ chức các Hội nghị sơ kết, tổng kết v.v

- Có đủ sức khỏe theo yêu cầu của công việc do cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhận;

- Có lý lịch rõ ràng;

- Có năng lực, trình độ và bằng cấp liên quan để hoàn thành công việc.

- Chấp hành nội quy, quy chế của đơn vị, kỷ luật làm việc và các quy định của Pháp luật và trách nhiệm bi thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng NĐ 68

3.12

Phục vụ

1. Nhân viên phục vụ cơ quan Sở:

- Quét dọn và lau chùi sạch sẽ tại các phòng làm việc của cơ quan và khu vực công cộng trong khuôn viên của Sở.

- Chuẩn bị nước uống, dọn vệ sinh mỗi ngày tại các phòng họp, các phòng của Lãnh đạo Sở.

- Kiểm tra, phát hiện hư hỏng tại nhà vệ sinh, các phòng họp, điện, nước của cơ quan và báo lại cho Văn phòng kịp thời sửa chữa.

2. Nhân viên phục vụ Khu liên cơ II:

- Thực hiện quét dọn vệ sinh toàn bộ khu vực sử dụng chung của Khu liên cơ; kiểm tra hệ thống điện, nước trong khu liên cơ, báo cáo Lãnh đạo Văn phòng Sở sửa chữa kịp thời nếu có hư hỏng.

- Có đủ sức khỏe theo yêu cầu của công việc do cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhận;

- Có lý lịch rõ ràng;

- Có năng lực, trình độ và bằng cấp liên quan để hoàn thành công việc.

- Chấp hành nội quy, quy chế của đơn vị, kỷ luật làm việc và các quy định của Pháp luật và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng NĐ 68

3.13

Bảo vệ

- Trực bảo vệ cơ quan, đảm bảo an toàn Khu liên cơ II về mọi mặt.

- Giám sát việc ra, vào của CB, CC và khách đến liên hệ công tác thực hiện đúng nội quy của cơ quan.

- Có đủ sức khỏe theo yêu cầu của công việc do cơ quan y tế xác nhận;

- Có lý lịch rõ ràng;

- Có năng lực, trình độ và bằng cấp liên quan để hoàn thành công việc.

- Chấp hành nội quy, quy chế của đơn vị, kỷ luật làm việc và các quy định của Pháp luật và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng NĐ 68