Quyết định 1910/QĐ-TTg năm 2015 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Số hiệu: 1910/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 05/11/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 20/11/2015 Số công báo: Từ số 1131 đến số 1132
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1910/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 1022/NQ-UBTVQH13 ngày 19 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch soạn thảo, ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật được Quc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 6/2015);

Căn cứ Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2015;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tnh, thành phố trc thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1910/QĐ-TTg ngày 05 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)

Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 19 tháng 6 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Nhằm triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tchức chính quyền địa phương với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

2. Yêu cầu

a) Việc xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương; bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc.

b) Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trong triển khai thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

c) Trong quá trình thực hiện phải thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm tiến độ và hiệu quả của việc triển khai thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

II. NỘI DUNG

1. Xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các nội dung được giao trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương

a) Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định chi tiết một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (Khoản 4 Điều 3; Khoản 3 Điều 18; Khoản 3 Điều 25; Khoản 3 Điều 53; Khoản 4 Điều 128; Điều 140).

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ.

- Cơ quan phối hợp: Bộ Xây dựng, Ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, các cơ quan liên quan và các địa phương.

- Phân công thực hiện và thời gian hoàn thành:

+ Bộ Nội vụ soạn thảo nội dung quy định chi tiết Khoản 4 Điều 3 và Khoản 4 Điều 128 (hoàn thành trước ngày 10 tháng 11 năm 2015).

+ Ủy ban Dân tộc soạn thảo nội dung quy định chi tiết Khoản 3 Điều 18; Khoản 3 Điều 25 và Khoản 3 Điều 53 (hoàn thành trước ngày 10 tháng 11 năm 2015).

+ Bộ Xây dựng soạn thảo nội dung quy định chi tiết Điều 140 (hoàn thành trước ngày 10 tháng 11 năm 2015).

- Thời gian trình Chính phủ: Tháng 11 năm 2015.

- Thời gian trình Ủy ban thường vụ Quốc hội: Tháng 12 năm 2015.

b) Nghị định của Chính phủ quy định số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (Khoản 2 Điều 8).

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ,

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan và các địa phương.

- Thời gian trình Chính phủ: Tháng 11 năm 2015.

c) Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và việc tổ chức công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã (Khoản 4 Điều 127).

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương.

- Thời gian trình Chính phủ: Tháng 12 năm 2015.

d) Giao Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn về kinh phí xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

Thời gian thực hiện: Tháng 12 năm 2015.

2. Tổ chức quán triệt thực hiện và tuyên truyền, phổ biến Luật Tổ chức chính quyền địa phương

a) Nội dung, hình thức và cơ quan chủ trì

- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trin khai tuyên truyền, phổ biến nội dung và điểm mới của Luật Tchức chính quyn địa phương; biên soạn chuyên đề, bài viết trong các sách, sổ tay, tờ gp; phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức thực hiện các chuyên mục, chương trình, tin, bài phổ biến Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương dành thời lượng phù hợp phổ biến Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các văn bản hướng dẫn Luật trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật Tổ chức chính quyền địa phương bằng các hình thức phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương và từng đối tượng, địa bàn (thông qua lồng ghép chuyên đề trong các hội nghị, lớp tập huấn, cập nhật kiến thức pháp luật mới theo kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật).

b) Thời gian thực hiện: Năm 2015 và các năm tiếp theo.

3. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; đề xuất với Chính phủ, Thủ tưng Chính phủ việc sửa đổi, bsung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định của luật chuyên ngành và các văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp với các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

a) Ở Trung ương

- Cơ quan chủ trì: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức ở Trung ương liên quan.

- Thời gian hoàn thành: Tháng 12 năm 2015 gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp chung.

b) Ở địa phương

- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức ở địa phương liên quan.

- Thời gian hoàn thành: Tháng 12 năm 2015 gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp chung.

c) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan tng hp kết quả rà soát và đề xuất của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Thời gian hoàn thành: Quý I năm 2016.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành và địa phương mình chủ động, tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch này theo nhiệm vụ được phân công, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí.

2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành kế hoạch triển khai Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cp nhiệm kỳ 2016 - 2021; công tác kiện toàn tổ chức, hoạt động của Hội đng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; tổ chức giới thiệu, tuyên truyền, ph biến nội dung của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

3. Bộ Nội vụ theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong việc trin khai và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Kế hoạch này.

4. Các cơ quan được giao chủ trì có trách nhiệm hoàn thành sản phẩm, bảo đảm tiến độ và nội dung công việc; các cơ quan phối hp có trách nhiệm tham gia với cơ quan chủ trì thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này.

5. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan được phân công chủ trì thực hiện nội dung, nhiệm vụ cụ thquy định trong Kế hoạch này có trách nhiệm lập dự toán kinh phí bảo đảm việc triển khai Luật Tổ chức chính quyền địa phương, gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của pháp luật.

Đối với các hoạt động phải triển khai trong năm 2015, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan liên quan và các địa phương được phân công thực hiện có trách nhiệm dự toán b sung và sắp xếp, btrí trong dự toán ngân sách năm 2015 để triển khai thực hiện.

Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính

...

4. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.

...

Điều 18. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh

...

3. Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.

Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có Trưởng ban, không quá hai Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

...

Điều 25. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện

...

3. Hội đồng nhân dân huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.

Ban của Hội đồng nhân dân huyện gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

...

Điều 53. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

...

3. Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội. Ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.

Ban của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

...

Điều 128. Nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính

...

4. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ, Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.

...

Điều 140. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 của Luật quy hoạch đô thị

Sửa đổi, bổ sung Điều 4 của Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 như sau:

“Điều 4. Phân loại đô thị

1. Đô thị được phân thành 6 loại gồm loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V theo các tiêu chí cơ bản sau đây:

a) Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị;

b) Quy mô dân số;

c) Mật độ dân số;

d) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp;

đ) Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.

2. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể việc phân loại đô thị phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.”

Xem nội dung VB
Điều 3. Phân loại đơn vị hành chính

...

4. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.

...

Điều 128. Nguyên tắc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính

...

4. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ, Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 18. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh

...

3. Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.

Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có Trưởng ban, không quá hai Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

...

Điều 25. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện

...

3. Hội đồng nhân dân huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.

Ban của Hội đồng nhân dân huyện gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

...

Điều 53. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

...

3. Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban pháp chế và Ban kinh tế - xã hội. Ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.

Ban của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Xem nội dung VB
Điều 127. Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương

...

4. Chính phủ quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện và việc tổ chức công tác tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.

Xem nội dung VB