Quyết định 1906/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non công lập tỉnh Đắk Nông
Số hiệu: 1906/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông Người ký: Nguyễn Bốn
Ngày ban hành: 02/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Giáo dục, đào tạo, Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1906/-UBND

Đk Nông, ngày 02 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON CÔNG LẬP TỈNH ĐẮK NÔNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 của liên Bộ: Nội vụ - Giáo dục và Đào tạo quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 427/TTr-SNV ngày 05 tháng 10 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non công lập tỉnh Đắk Nông, cụ thể như sau:

1. Tổng số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp mầm non công lập trên địa bàn tỉnh là: 2.936 người.

- Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp mầm non công lập trên địa bàn tỉnh là: 2.429 người;

- Số lượng lao động hợp đồng là: 507 người.

2. Viên chức theo chức danh nghề nghiệp là: 1.893 người, cụ thể như sau:

- Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng II hoặc tương đương: 497 viên chức, chiếm 26,2% tổng số;

- Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng III: 468 viên chức, chiếm 24,7% tng số;

- Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng IV: 838 viên chức, chiếm 44,3% tổng số;

- Lao động hợp đồng: 90 người, chiếm 4,8% tổng số.

(Có Đề án kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND t
nh;
- Lưu: VT, VX, KHTH-Ph.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Bốn

 

ĐỀ ÁN

DANH MỤC KHUNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ ĐỊNH MỨC SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON CÔNG LẬP TỈNH ĐẮK NÔNG

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

I. Sự cần thiết xây dựng Đề án

1. Khái quát đặc điểm, nội dung và tính chất hoạt động của đơn vị

1.1. Nội dung hoạt động của các đơn vị sự nghiệp mầm non

Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.

Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.

Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân đthực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.2. Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của các đơn vị sự nghiệp mầm non

Thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; xây dựng và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em căn cứ vào chương trình, hướng dẫn nhiệm vụ năm học và điều kiện của từng địa phương.

Trường mầm non là cơ sở giáo dục công lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

1.3. Cơ chế hoạt động của của các đơn vị sự nghiệp mầm non

Cơ chế hoạt động của Trường mầm non công lập tự chủ theo Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản có liên quan của pháp luật; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Những yếu tố bản tác động đến hoạt động của đơn vị

Đắk Nông là tỉnh miền núi biên giới, vị trí địa lý nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, phía Bc và Đông Bc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Cămpuchia với 131 km đường biên giới; tỉnh Đắk Nông được thành lập theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Diện tích tự nhiên là: 6.514,38 km2; dân số tính đến ngày 31/12/2015 khoảng 596.288 người (trong đó người dân tộc thiểu số khoảng 177.120 người chiếm khoảng 30%), với 40 dân tộc cùng sinh sống; bình quân chung về trình độ dân trí còn thấp, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Thời gian qua, tỉnh đã thu hút được một số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn về công tác nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tỉnh Đắk Nông có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, với 7 huyện là Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Đắk R'lấp, Đắk Glong, Tuy Đức và thị xã Gia Nghĩa; có 71 đơn vị hành chính cấp xã; có 786 thôn, buôn, bon, tổ dân phố; có 93 trường mẫu giáo.

Đắk Nông là tỉnh miền núi biên giới nên việc thu hút đội ngũ viên chức có trình độ, chất lượng cao vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp mầm non gặp nhiều khó khăn. Mặc dù tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn nhiều nhưng chất lượng giáo dục của tỉnh chuyển biến nâng lên còn chậm; cơ cấu đội ngũ thiếu đồng đều về chuyên môn nghiệp vụ; vừa thừa, vừa thiếu cục bộ giữa các ngành học, cấp học, môn học, giữa các địa bàn; một số giáo viên có đủ về trình độ đào tạo nhưng về năng lực giảng dạy thì không đáp ứng yêu cầu hiện tại. Mặt khác, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, địa bàn rộng, dân cư phân bố không đồng đều, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, mặt bằng dân trí còn thấp nên việc huy động trẻ ra lớp gặp rất nhiều khó khăn.

Chất lượng giáo dục tại các trường vùng sâu, vùng xa vẫn còn chênh lệch khá xa với các trường trung tâm do khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học và thiếu sự quan tâm của phụ huynh học sinh.

Do diện tích của các huyện, thị xã lớn, các trường mầm non thường có trên 01 điểm lẻ; các điểm lẻ thường được xây dựng, bố trí rải rác ở những khu vực đông dân cư; vì vậy điều kiện đi lại của giáo viên và học sinh gặp rất nhiều khó khăn tại các điểm trường vùng sâu vùng xa, cách xa trung tâm.

Tính chất, đặc điểm của hoạt động giáo dục mầm non là chăm sóc trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, vì vậy chế độ làm việc, khối lượng công việc và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp là rất cao nhưng số lượng giáo viên lại chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế tại các đơn vị; bên cạnh đó, tại các điểm lẻ khu vực vùng sâu, vùng xa phòng học mới chỉ đáp ứng mức độ tối thiểu chứ chưa đảm bảo tốt nhất phục vụ cho công tác giảng dạy và chăm sóc trẻ nên ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục.

Khi Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập có hiệu lực thi hành, đã tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại các đơn vị khi tăng số lượng định mức giáo viên mầm non trên số lớp cao hơn so với Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, cụ thể:

- Đối với lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày bố trí tối đa 2,2 giáo viên/lớp (so với 02 giáo viên/ lớp tại Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV);

- Đối với lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày bố trí tối đa 1,2 giáo viên/lớp (so với 01 giáo viên/ lớp tại Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV);

- Đối với nhóm trẻ: 01 giáo viên nuôi dạy 06 trẻ (so với 01 giáo viên phải nuôi dạy bình quân 08 trẻ tại Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV).

3. Thực trạng mạng lưới các đơn vị sự nghiệp mầm non trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

- Quy mô trường lớp mầm non năm học 2015 - 2016:

STT

Tên đơn vị

Số học sinh năm học 2015 - 2016

Số lớp năm học 2015 - 2016

Số học sinh học 2 buổi/ngày năm học 2015 - 2016

Số lớp 2 buổi/ ngày năm học 2015 - 2016

I

THỊ XÃ GIA NGHĨA

2.690

90

2.690

90

1

Mầm non Hoa Bưởi

381

12

381

12

2

Mu giáo Hoa Lan

232

8

232

8

3

Mầm non Tân Lập Thành

150

6

150

6

4

Mầm non Hoa Cúc

295

10

295

10

5

Mầm non Hoa Sen

171

6

171

6

6

Mầm non Hoa Hồng

190

7

190

7

7

Mu giáo Họa Mi

309

11

309

11

8

Mầm non Hoa Phượng Vàng

610

18

610

19

9

Mầm non Sơn Ca

261

8

261

8

10

Mầm non Hoa Anh Đào

79

4

79

4

II

HUYỆN CƯ JÚT

3.080

98

3.080

98

1

Mu giáo Trúc Sơn

150

5

150

5

2

Mầm non Hoa Hồng

168

5

168

5

3

Mu giáo Thị Trấn Eatling

414

13

414

13

4

Mu giáo Tâm Thắng

401

13

401

13

5

Mẫu giáo Đăk Drông

480

14

480

14

6

Mẫu giáo Cư Knia

320

11

320

11

7

Mẫu giáo Eapô

293

9

293

9

8

Mẫu giáo Nam Dong

297

9

297

9

9

Mẫu giáo Họa Mi

162

6

162

6

10

Mẫu giáo Đăk Wil

395

13

395

13

III

HUYỆN ĐK GLONG

3.370

116

3.370

116

1

Mầm non Hoa Hồng

378

11

378

11

2

Mầm non Hoa Quỳnh

142

6

142

6

3

Mẫu giáo Hoa Sen

187

1

187

7

4

Mẫu giáo Hướng Dương

213

8

216

8

5

Mẫu giáo Hoa Đào

352

12

349

12

6

Mẫu giáo Hoa Cúc

180

6

180

6

7

Mẫu giáo Hoa Lan

234

9

234

9

8

Mẫu giáo Sơn Ca

369

13

369

13

9

Mẫu giáo Họa Mi

285

10

285

10

10

Mẫu giáo Hoa Pơ Lang

150

6

150

6

11

Mẫu giáo Hoa Mai

359

10

359

10

12

Mẫu giáo Quảng Hòa

310

10

310

10

13

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Bậc Mầm non)

71

3

71

3

14

Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Bậc Mầm non)

141

5

141

5

IV

HUYỆN ĐẮK MIL

3.648

116

3.648

116

1

Mầm non Hướng Dương

312

10

315

10

2

Mầm non Hoa Hồng

303

8

303

8

3

Mẫu giáo Hoa Sen

375

10

374

10

4

Mẫu giáo Hòa Bình

420

15

420

15

5

Mẫu giáo Mầm Non

437

13

437

13

6

Mẫu giáo Họa My

217

6

217

6

7

Mẫu giáo Hoa Mai

188

7

188

7

8

Mẫu giáo Bình Minh

356

12

356

12

9

Mẫu giáo Hoa Pơ Lang

210

8

210

8

10

Mẫu giáo Sơn Ca

281

9

281

9

11

Mẫu giáo Bé Yêu

92

3

92

3

12

Mẫu giáo Măng Non

390

13

390

13

13

PTCS Nguyn Khuyến

67

2

67

2

V

HUYỆN ĐK R’LP

2.933

119

2.933

119

1

Mầm non Hoa Hồng

447

15

447

15

2

Mầm non Hoa Huệ

189

7

189

7

3

Mầm non Hoa Sen

135

6

135

6

4

Mầm non Hoa Hướng Dương

353

12

370

12

5

Mầm non Hoa Mai

259

13

259

13

6

Mm non Hoa Cúc

151

7

151

7

7

Mầm non Lê Thị Hồng Gấm

167

10

167

10

8

Mầm non Hoa Phượng

100

4

110

4

9

Mầm non Hoa Sim

185

7

185

7

10

Mầm non Sơn Ca

147

7

147

7

11

Mầm non Hoa Lan

249

9

249

9

12

Mầm non Hoa Đào

181

7

181

7

13

Mầm non Họa Mi

370

15

370

15

VI

HUYN ĐK SONG

3.544

114

3.544

114

1

Mầm non Hoa Hồng

525

15

525

15

2

Mầm non Tạ Thị Kiều

575

16

575

16

3

Mầm non Hướng Dương

556

19

556

19

4

Mầm non Sơn Ca

303

12

303

12

5

Mầm non Hoa Mai

407

12

407

12

6

Mầm non Họa My

317

12

317

12

7

Mầm non Hoa Sen

350

14

350

14

8

Mầm non Hoa Ban

318

8

318

8

9

Mầm non Vành Khuyên

193

6

193

6

VII

HUYN KRÔNG NÔ

4.191

148

4.191

148

1

Mầm non Hoa Mai

192

9

192

9

2

Mầm non Vàng Anh

274

14

274

14

3

Mầm non Sơn Ca

438

17

438

17

4

Mầm non Anh Đào

362

12

362

12

5

Mầm non Họa Mi

749

21

749

21

6

Mầm non Sao Mai

269

9

269

9

7

Mầm non Chồi Non

169

7

169

7

8

Mầm non Hoa Pơ Lang

394

13

394

13

9

Mầm non Hoa Ban

487

17

487

17

10

Mầm non Hoa Hồng

182

8

182

8

11

Mầm non Hồng Hà

198

7

198

7

12

Mầm non Hoàng Anh

272

10

272

10

13

Mầm non Hướng Dương

105

4

105

4

VIII

HUYỆN TUY ĐỨC

3.609

128

3.609

128

1

Mầm non Hoa Pơ Lang

501

15

501

15

2

Mầm non Họa Mi

313

13

313

13

3

Mầm non Hoa Hồng

219

8

219

8

4

Mầm non Hoa Lan

416

14

416

14

5

Mầm non Hoa Ngọc Lan

160

7

160

7

6

Mầm non Hoa Mai

251

8

251

8

7

Mầm non Nguyễn Thị Minh Khai

238

9

238

9

8

Mầm non Hoa Hướng Dương

323

13

323

13

9

Mầm non Sơn Ca

372

14

372

14

10

Mầm non Hoa Ban

586

18

586

18

11

Mầm non Hoa Đào

230

9

230

9

 

TNG CỘNG

27.065

929

27.065

929

II. Cơ sở pháp lý

1. Văn bản pháp lý về việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và cấu tổ chức của Trường mầm non

Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định ban hành điều lệ Trường Mầm non.

Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14/5/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sửa đi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư s44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Các văn bản pháp lý về việc điều chỉnh, tăng, giảm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập

Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ, quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ lao động đối với giáo viên Mầm non.

3. Văn bản quy định về chức danh nghề nghiệp, cơ cấu viên chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập

Luật Viên chức số 58/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15/11/2010;

Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ;

Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ Tướng Chính phủ, về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015.

Phần II

XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC VÀ CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

I. Xác định vị trí việc làm

1. Nhóm vị trí việc m gắn với nhiệm vụ quản lý, điều hành (02 vị trí)

1.1. Hiệu trưởng:

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;

- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

1.2. Phó hiệu trưởng:

- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công;

- Điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ khi được hiệu trưởng ủy quyền;

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.

2. Nhóm vị trí việc làm gắn với các nhiệm vụ hoạt động nghề nghiệp (01 vị trí)

- Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

- Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đánh giá và quản lý trẻ em; chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

- Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em;

- Rèn luyện sức khỏe; học tập văn hóa; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;

- Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của hiệu trưởng.

3. Nhóm vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ hỗ trợ, phục vụ (04 vị trí)

3.1. Kế toán:

Quản lý hồ sơ, sổ sách kế toán và tài sản của trường; lập dự toán, quyết toán đúng nguyên tắc nguồn kinh phí sự nghiệp; tham mưu với lãnh đạo trong việc quản lý, kiểm tra tài chính và tài sản của nhà trường, ...

3.2. Văn thư:

- Nhận - chuyển công văn, báo cáo và lưu vào số theo quy định, xử lý công văn chính xác và đúng thời gian; kiểm tra và ghi nhận thời gian gửi báo cáo, tổng kết theo tháng, quý để lưu xét thi đua cuối năm;

- Phụ trách các hồ sơ học bổng, tổng hợp các báo cáo tháng, quý, năm đúng thời gian quy định; hoàn thành các dự thảo báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo; ghi biên bản các cuộc họp trường, cuộc họp bất thường khác của lãnh đạo, …

- Quản lý hồ sơ, sổ sách thiết bị và tài sản của trường; thực hiện báo cáo kịp thời đúng quy định; nhận thiết bị, đồ dùng dạy học từ cấp trên; cấp phát và thu hồi thiết bị, đồ dùng dạy học khi cho mượn; tham mưu với lãnh đạo trong việc mua, quản lý, kiểm tra thiết bị đồ dùng dạy học của nhà trường;

- Quản lý hồ sơ, sổ sách thư viện và tài sản của trường; thực hiện báo cáo kịp thời đúng quy định; nhận sách giáo khoa, tài liệu tham khảo từ cấp trên; cấp phát và thu hồi Sách giáo khoa, sách tham khảo khi cho mượn; tham mưu với lãnh đạo trong việc mua quản lý, kiểm tra sách giáo khoa, sách tham khảo của nhà trường.

3.3. Y tế:

Quản lý hồ sơ, sổ sách y tế và tài sản của trường; thực hiện báo cáo kịp thời đúng quy định. Theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho học sinh cấp phát thuốc kịp thời khi có bệnh. Tham mưu với lãnh đạo trong việc mua, quản lý và kiểm tra công tác y tế của nhà trường.

3.4. Thủ quỹ:

Rút tiền mặt cho trường khi có yêu cầu; quản lý quỹ tiền mặt của nhà trường khi nhận, rút từ các cơ quan, tổ chức cá nhân về trường.

4. Lao động hợp đồng

4.1. Bảo vệ:

Bảo vệ, quản lý tài sản, cơ sở vật chất trong Nhà trường không để xảy ra mất mát, hư hỏng và thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp trên.

4.2. Nấu ăn:

Quét dọn, lau chùi bếp, đun nước sôi, nhận thực phẩm để nấu ăn trong ngày, đưa thức ăn đến các lớp học, thu dọn rửa chén bát, đồ dùng nhà bếp, sắp xếp, bảo quản các trang thiết bị nhà bếp đúng quy định.

II. Xác định số lượng vị trí và số lượng người làm việc

Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015, quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập như sau:

TT

VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tổng số lượng người làm việc

Thị xã Gia Nghĩa

Huyện Cư Jút

Huyện Đăk Glong

Huyện Đăk Mil

Huyện Đắk R’lấp

Huyện Đăk Song

Huyện Krông Nô

Huyện Tuy Đc

I

Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành

286

29

31

37

37

44

33

38

37

1

Hiệu trưởng

90

10

10

12

12

13

9

13

11

2

Phó hiệu trưởng

196

19

21

25

25

31

24

25

26

II

Vtrí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp

1.963

202

188

257

218

264

254

304

276

 

Giáo viên mầm non

1.963

202

188

257

218

264

254

304

276

III

Vị trí việc m gắn với công việc hỗ tr, phục vụ

180

20

20

24

24

26

18

26

22

1

Kế toán

90

10

10

12

12

13

9

13

11

2

Văn thư

-

3

Y tế

90

10

10

12

12

13

9

13

11

4

Thủ quỹ

-

IV

Lao động hợp đồng

507

72

13

92

66

82

53

96

33

1

Bảo vệ

104

10

13

12

12

15

18

13

11

2

Nấu ăn

403

62

 

80

54

67

35

83

22

 

Tổng cộng:

2.936

323

252

410

345

416

358

464

368

Như vậy: Tổng số người làm việc là: 2.936 người, trong đó:

- Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp mầm non công lập trên địa bàn tỉnh là: 2.429 người;

- Số lượng lao động hợp đồng là: 507 người.

III. Xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp

Căn cứ các quy định của nhà nước, xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp là: 1.893 người, cụ thể như sau:.

- Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng II hoặc tương đương: 497 viên chức, chiếm 26,2% tổng số;

- Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng III: 468 viên chức, chiếm 24,7% tổng số;

- Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng IV: 838 viên chức, chiếm 44,3% tổng số;

- Lao động hợp đồng: 90 người, chiếm 4,8% tổng số.

Trên đây là Đề án xác định danh mục khung vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp mầm non công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đề nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện theo đúng quy định.