Quyết định 19/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt Dự án thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn
Số hiệu: 19/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Trần Ngọc Căng
Ngày ban hành: 12/01/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THÀNH LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN LÝ SƠN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều trong Luật Thủy sản và Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 02/5/2008 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý Khu Bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế;

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết một số điều Luật Đa dạng sinh học;

Căn cứ Quyết định 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020;

Trên cơ sở Biên bản họp Hội đồng thm định Dự án thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn ngày 07/8/2015; xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3124/TTr-SNNPTNT ngày 24/12/2015, ý kiến của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 2025/SNV ngày 01/12/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn, với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên dự án: Dự án thành lập Khu Bảo tồn biển Lý Sơn.

2. Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Địa điểm thực hiện: Vùng biển xung quanh huyện đảo Lý Sơn.

4. Mục tiêu dự án: Khu bảo tồn biển Lý Sơn được thành lập và quản lý hiệu quả nhằm: duy trì và bảo vệ tài nguyên biển, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nơi quần cư của các loài sinh vật, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và du lịch sinh thái, duy trì và cải thiện sinh kế, quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản.

5. Phân loại hình khu bảo tồn biển:

a) Loại hình bảo tồn: Khu bảo tồn loài, sinh cảnh cấp tỉnh.

b) Đối tượng bảo tồn: hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rong, cbiển, bãi giống, bãi đẻ và các loài thủy sinh vật sinh sống trong khu vực.

6. Quy mô khu bảo tồn:

a) Phạm vi toàn bộ khu bảo tồn

Phạm vi Khu bảo tồn biển Lý Sơn là một phần diện tích trên đảo và vùng biển xung quanh.

- Từ phía Bắc đến phía Nam: Điểm P11 (kinh độ: 109°04’37”, vĩ độ: 15°26’51 )-P3 (kinh độ: 109°05’49”, vĩ độ: 15°20’50”).

- Từ phía Tây đến phía Đông: Điểm P12 (kinh độ: 109°03’37”, vĩ độ: 15°26’02”)-P6 (kinh độ: 109°09’56”, vĩ độ: 15°22’54”).

b) Diện tích khu bảo tồn: Tổng diện tích khu bảo tồn: 7.925 ha, trong đó diện tích mặt nước biển là 7.113 ha.

c) Các vùng chức năng: Khu bảo tồn được phân chia thành 03 vùng chức năng và 01 vành đai bảo vệ như sau:

c1) Vùng bảo vệ nghiêm ngặt:

Vùng bảo vệ nghiêm ngặt được bố trí trên đảo Lớn, đây là khu vực có đông dân cư và có thành phần hệ sinh thái (san hô, cỏ biển, rong biển,...) tương đối phong phú và đa dạng. Vùng bảo vệ nghiêm ngặt chủ yếu nằm ở phía Nam của đảo Lớn và một phần nằm ở phía Bắc của đảo Lớn. Khu vực phía Bắc đảo Lớn, vùng bảo vệ nghiêm ngặt được tính từ mép bờ ra đến độ sâu xấp xỉ 20m, bao gồm 3 hệ sinh thái chính là hệ sinh thái vùng triều, cỏ biển và rạn san hô. Khu vực phía Nam đảo Lớn có vùng bảo vệ nghiêm ngặt tính từ độ sâu 3m đến khoảng độ sâu 20m, chủ yếu bao gồm hệ sinh thái rạn san hô và một phần hệ sinh thái vùng triều.

Diện tích là 620 ha, giới hạn bởi các điểm có tọa độ như sau:

TT

Ký hiệu

Tọa độ

TT

Ký hiệu

Tọa độ

Kinh độ E

Vĩ độ N

Kinh độ E

Vĩ độ N

1

L1

109°05’54”

15°22’25”

9

L9

109°07’28”

15°22’02”

2

L2

109°05’43”

15°22’08”

10

L10

109°05’24”

15°23’08”

3

L3

109°06’28”

15°21’40”

11

L11

109°05’26”

15°23’31”

4

L4

109°06’38”

15°22’14”

12

L12

109°07’13”

15°23’49”

5

L5

109°06’48”

15°22’12”

13

L13

109°08’52”

15°23’34”

6

L6

109°06’47”

15°21’42”

14

L14

109°09’01”

15°23’04”

7

L7

109°08’01”

15°21’49”

15

L15

109°08’29”

15°23’07”

8

L8

109°08’00”

15°22’32”

 

 

 

 

c2) Vùng phục hồi sinh thái:

Trong vùng phục hồi sinh thái được chia ra thành vùng phục hồi rong, cỏ biển và vùng phục hồi san hô. Vùng phục hồi sinh thái được bố trí ven của đảo Lớn và đảo Bé nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy hải sản đang có nguy cơ cạn kiệt. Bảo vệ và phục hồi san hô, có biển đồng nghĩa với việc bảo vệ các loài sinh vật biển khác. Diện tích vùng phục hồi san hô là 1.649 ha, vùng phục hồi rong biển và cỏ biển là 375 ha.

Tổng diện tích là 2.024 ha, gii hn bởi các điểm có tọa độ như sau:

TT

Ký hiệu

Tọa độ

TT

Ký hiệu

Tọa độ

Kinh độ E

Vĩ độ N

Kinh độ E

Vĩ độ N

1

Đ1

109°05’24”

15°22’19”

11

Đ11

109°09’12”

15°23’53”

2

Đ2

109°05’08”

15°21’55”

12

Đ12

109°09’19”

15°22’47”

3

Đ3

109°06’21”

15°21’20”

13

Đ13

109°08’40”

15°22’48”

4

Đ4

109°09’04”

15°21’23”

14

Đ14

109°04’51”

15°25’21”

5

Đ5

109°09’23”

15°22’06”

15

Đ15

109°05’30”

15°25’31”

6

Đ6

109°08’01”

15°22’11”

16

Đ16

109°05’18”

15°26’11”

7

Đ7

109°05’24”

15°22’53”

17

Đ17

109°04’33”

15°26’20”

8

Đ8

109°04’31”

15°22’49”

18

Đ18

109°04’06”

15°25’46”

9

Đ9

109°04’28”

15°23’46”

19

Đ19

109°04’26”

15°25’29”

10

Đ10

109°07’09”

15°24’16”

 

 

 

 

c3) Vùng phát triển:

Là khu vực còn lại của khu bảo tồn biển, bao gồm âu cảng và phần biển bao quanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng phục hi sinh thái.

Diện tích là 4.469 ha, giới hạn bởi các điểm có tọa độ như sau:

TT

Ký hiệu

Tọa độ

TT

Ký hiệu

Tọa độ

Kinh độ E

Vĩ độ N

Kinh độ E

Vĩ độ N

1

P1

109°03’49”

15°22’54”

8

P8

109°08’05”

15°24’34”

2

P2

109°04’35”

15°21’53”

9

P9

109°06’14”

15°24’56”

3

P3

109°05’49”

15°20’50”

10

P10

109°05’47”

15°26’28”

4

P4

109°09’12”

15°20’56”

11

P11

109°04’37”

15°26’51”

5

P5

109°09’54”

15°22’03”

12

P12

109°03’37”

15°26’02”

6

P6

109°09’56”

15°22’54”

13

P13

109°03’59”

15°24’32”

7

P7

109°09’35”

15°24’03”

 

 

 

 

c4) Vành đai bảo vệ

Có độ rộng tối thiểu là 500m, tối đa 1.000m tính từ ranh giới ngoài của Khu bảo tồn biển. Tổng diện tích khoảng 2.500 ha.

7. Chương trình xây dựng và quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn

- Chương trình bảo tồn;

- Chương trình xây dựng kết cấu hạ tàng khu bảo tồn;

- Chương trình phát triển cộng đồng;

- Chương trình giáo dục về môi trường kết hp với du lịch sinh thái;

- Chương trình nghiên cứu khoa học.

Các chương trình, dự án cụ thể sẽ được lập trình phê duyệt và tổ chức thực hiện trong quá trình Khu bảo tồn được thành lập và đi vào hoạt động.

8. Kinh phí đầu tư cho khu bảo tồn biển.

a) Tổng nhu cầu vốn cho Khu bảo tồn biển Lý Sơn giai đoạn 2015 - 2020 là khoảng 33.845 triệu đồng.

b) Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng Khu bảo tồn biển Lý Sơn

- Ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương) đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tng, hoạt động thường xuyên và các hoạt động khác của Ban quản lý khu bảo tồn.

- Các nguồn thu khác bao gồm thu phí các dịch vụ tham quan thắng cảnh khu bảo tồn, các dịch vụ du lịch sinh thái, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để triển khai các nội dung, hoạt động của khu bảo tồn.

9. Tổ chức quản lý

Tổ chức quản lý là Ban quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn, là đơn vị sự nghiệp công lập (3 năm đu do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên, sau đó tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và tiến đến tự bảo đảm chi thường xuyên) trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi.

Ban quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc, có con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ban quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn bao gồm:

- Ban Giám đốc: gồm 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc;

- Phòng Hành chính - Kế hoạch: 03 người;

- Phòng Nghiên cứu và Phát triển: 04 người;

- Phòng Tuần tra và Quản lý du lịch: 10 người.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sắp xếp, bố trí biên chế cho Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn trong tổng số biên chế sự nghiệp của Sở đã được UBND tỉnh giao.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan để triển khai cụ thể Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- Các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường (báo cáo);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCTUBND tỉnh;
- Tổng cục Thủy sản (phối hợp);
- VPUB: PCVP, CB-TH;
- Lưu: VT, NNTN
1dv12.

CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng