Quyết định 19/2020/QĐ-UBND quy định về nội dung và mức hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Số hiệu: | 19/2020/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Nguyên | Người ký: | Dương Văn Lượng |
Ngày ban hành: | 28/09/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2020/QĐ-UBND |
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 9 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2168/TTr-SNN ngày 17 tháng 9 năm 2020; của Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 222/BC-STP ngày 25 tháng 6 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về nội dung và mức hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2020, thay thế Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh ban hành Quy chế xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Công Thương, Lao động - Thương binh Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2020/QĐ-UBND ngày 28/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định nội dung và mức hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, gồm:
a) Hỗ trợ di dời các cơ sở ngành nghề nông thôn ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch.
b) Hỗ trợ đào tạo nhân lực.
c) Hỗ trợ phát triển làng nghề.
2. Quy định này áp dụng đối với:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (sau đây gọi chung là cơ sở ngành nghề nông thôn) bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan tới công tác quản lý ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
1. Trường hợp cùng một thời điểm, nội dung có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác nhau, đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ có lợi nhất.
2. Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí, chi phí còn lại do chủ đầu tư tự cân đối.
Điều 3. Nội dung và mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ di dời cơ sở ngành nghề nông thôn
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% chi phí di dời cơ sở ngành nghề nông thôn ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch cụm công nghiệp, quy hoạch ngành nghề nông thôn nhưng không quá 30 triệu đồng/cơ sở.
2. Hỗ trợ về đào tạo nhân lực
a) Hỗ trợ các lớp truyền nghề do cơ sở ngành nghề nông thôn trực tiếp tổ chức: Hỗ trợ 80% chi phí, nhưng không quá 25 triệu đồng/lớp. Chi phí lớp học gồm:
- Chi thuê hội trường, phòng học, thuê thiết bị phục vụ học tập (nếu có) mức chi theo chi phí thực tế.
- Chi thù lao giảng viên: 600.000 đồng/buổi (04 tiết học).
- Chi biên soạn tài liệu: 45.000 đồng/trang.
- Chi giải khát giữa giờ: 40.000 đồng/người/ngày.
b) Hỗ trợ các khóa truyền nghề theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề do nghệ nhân cấp tỉnh tổ chức: 80.000 đồng/giờ, nhưng không quá 640.000 đồng/ngày và 25 triệu đồng/khóa truyền nghề.
c) Hỗ trợ các khóa truyền nghề theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề do thợ thủ công tổ chức: 50.000 đồng/giờ, nhưng không quá 400.000 đồng/ngày và 15 triệu đồng/khóa truyền nghề.
3. Hỗ trợ đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các hoạt động quảng bá, giới thiệu phát triển làng nghề
a) Đối với làng nghề: 40 triệu đồng/làng nghề.
b) Đối với làng nghề truyền thống: 50 triệu đồng/làng nghề truyền thống.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện các nội dung Quy định này.
b) Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.
c) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống hàng năm gửi Sở Tài chính để tổng hợp vào phương án phân bổ ngân sách báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
d) Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.
đ) Báo cáo định kỳ thực hiện theo quy định của pháp luật, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị có liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển và các nguồn vốn khác để hỗ trợ đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
a) Căn cứ vào khả năng của ngân sách, Sở Tài chính tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho hoạt động phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trong kế hoạch hàng năm theo quy định của pháp luật.
b) Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn chế độ chính sách liên quan đến việc hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề theo quy định.
4. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia các chương trình, kế hoạch khuyến công, hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan hướng dẫn thực hiện các nội dung về bảo vệ môi trường tại các làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn.
b) Nghiên cứu, hướng dẫn các làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn áp dụng các biện pháp xử lý môi trường phù hợp với quy mô và điều kiện sản xuất.
7. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo phát triển du lịch gắn với làng nghề; tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch, hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch làng nghề, khuyến khích phát triển dịch vụ và sản phẩm du lịch làng nghề.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Hướng dẫn, quản lý công nghệ sản xuất; hạn chế việc đưa công nghệ cũ, lạc hậu vào làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn gây ô nhiễm môi trường.
b) Hướng dẫn thủ tục và hỗ trợ chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hướng dẫn thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan nghiên cứu, giới thiệu, phổ biến công nghệ sản xuất thân thiện môi trường đối với làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn.
9. Các Sở ngành khác có liên quan
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và quy định này để tổ chức thực hiện.
10. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Xây dựng kế hoạch, tổng hợp dự toán kinh phí phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và định hướng bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; định kỳ 5 năm một lần, rà soát, thống kê, phân loại, lập quy hoạch (hoặc kế hoạch quản lý) phát triển ngành nghề nông thôn tại địa phương cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
c) Phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện các chương trình, đề án, dự án hoặc các hoạt động có liên quan đến phát triển ngành nghề nông thôn tiếp cận các nguồn lực, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.
11. Các cơ sở ngành nghề nông thôn và làng nghề được hỗ trợ phải đảm bảo sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả và chịu sự kiểm tra của các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác quản lý ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.
12. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn Ban hành: 12/04/2018 | Cập nhật: 12/04/2018