Quyết định 19/2008/QĐ-UBND phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Gia Lai đến năm 2010 và 2015, định hướng đến năm 2020”
Số hiệu: 19/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai Người ký: Phạm Thế Dũng
Ngày ban hành: 07/04/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bưu chính, viễn thông, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2008/QĐ-UBND

Pleiku, ngày 07 tháng 4 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Chỉ thị 58–CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;

Căn cứ Quyết định số 81/2001/QЖTTg ngày 24/05/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58 – CT/TW;

Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

Căn cứ Công văn số 331/BTTTT – KHĐT ngày 30 tháng 01 năm 2008 về việc thẩm định quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Gia Lai giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1406/QĐ-CT ngày 18 tháng 9 năm 2006 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt đề cương Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Gia Lai giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 102/TT-KHĐT ngày 25 tháng 3 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Gia Lai đến năm 2010 và 2015, định hướng đến năm 2020” với nội dung chính như sau:

I/ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Phát triển CNTT phải phải gắn với quá trình đổi mới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải cách hành chính; phải đi đôi với việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

Cơ sở hạ tầng CNTT cần được ưu tiên phát triển, bảo đảm công nghệ hiện đại, cho phép quản lý và khai thác hiệu quả.

Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố quyết định đối với việc phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp phát triển KTXH và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh Gia Lai.

Công nghiệp CNTT là ngành kinh tế mũi nhọn, cần được chú trọng thu hút đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích phát triển nhằm góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển.

II/ MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng thể:

Đưa CNTT trở thành động lực phát triển KTXH, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin trong xã hội, thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh.

Ứng dụng CNTT rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế -xã hội, tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập khu vực và quốc tế, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Phát triển CNTT theo cơ cấu, quy mô hợp lý, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời theo kịp khả năng và trình độ phát triển CNTT trong nước và khu vực.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT tại các cơ quan Đảng và Nhà nước được hiện đại hóa và hoàn thiện về số lượng, chất lượng, tốc độ, băng thông và độ tin cậy, đáp ứng các yêu cầu cho công việc triển khai và vận hành chính quyền điện tử ở các cấp cũng như thực hiện cung cấp các dịch vụ công cho người dân với chất lượng và hiệu quả cao.

Phát triển Công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghiệp nội dung trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể:

STT

Chỉ tiêu

 

2010

2015

2020

Ứng dụng CNTT

1

Số dịch vụ công được cung cấp trên mạng theo cơ chế một cửa liên thông.

 

6

15-20

25-30

2

Ưng dụng CNTT một cách đồng bộ các quy trình công tác, nghiệp vụ trong hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước của tỉnh.

Tới cấp huyên

45-55%

60-65%

70-80%

Tới cấp xã phường

30-40%

45-55%

60-70%

3

Số trường đưa môn tin học vào giảng dạy chính khoá, thực hiện giáo án điện tử và học từ xa

THPT

100%

100%

100%

THCS

35%

80%

100%

Tiểu học

 

15%

30%

4

Ứng dụng y tế từ xa

 

cấp tỉnh

cấp huyện

cấp cơ sở

5

Doanh nghiệp tham gia TMĐT

 

60%

80%

100%

6

Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công

 

5%

20%

50%

7

Tỷ lệ phổ cập tin học và sử dụng internet trong dân cư

 

20%

40%

80%

Phát triển CSHT thông tin

8

Hoàn thiện mạng cục bộ tại các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính nhà nước

Cấp huyện

100%

100%

100%

Cấp xã phường

50-60%

100%

100%

9

Số hệ thống CSDL quan trọng tại các cơ quan Đảng và Nhà nước của tỉnh được triển khai.

 

10

20-40

50-60

10

Triển khai mạng chuyên dụng kết nối các cơ quan các cấp

Cấp huyện

100%

100%

100%

Cấp xã phường

70%

100%

100%

11

Cổng điện tử của tỉnh

 

Thông tin và giao tiếp

Giao dịch

 

12

Số xã có BĐVHX và có kết nối Internet

 

100%

100%

100%

Nguồn nhân lực

13

Số cán bộ, công chức biết sử dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ

 

100%

100%

100%

14

Số cơ quan hành chính nhà nước có cán bộ chuyên trách CNTT

 

60%

80%

100%

15

Số cơ quan Đảng và Nhà nước của tỉnh có cán bộ lãnh đạo CNTT

Cấp tỉnh

100%

100%

100%

Cấp huyện

50%

70%

100%

Phát triển công nghiệp CNTT

16

Thu hút đầu tư vào sản xuất gia công phần cứng vào các khu công nghiệp

 

từ 1-2

trên 3

trên 4

17

Số doanh nghiệp gia công sản xuất phần mềm, có đội ngũ lập trình viên trên 20 người

 

từ 1-2

từ 2-3

trên 3

18

Số doanh nghiệp phát triển công nghiệp nội dung và dịch vụ

 

từ 1-2

từ 3-4

trên 5

III/ NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quy hoạch ứng dụng CNTT :

1.1 Quy hoạch ứng dụng CNTT trong cơ quan Đảng và Nhà nước:

Giai đoạn 2008-2010:

Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước theo hướng xây dựng chính quyền điện tử.

Hoàn thiện, nâng cấp các hệ thống thư điện tử cho tất cả cán bộ, công chức của tỉnh. Đồng thời xây dựng và nâng cấp các Trang thông tin điện tử của tất cả các Sở, ban, ngành để cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Triển khai 7 hệ thống dịch vụ công đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhân dân, doanh nghiệp cũng như mọi cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đồng thời xây dựng 10 CSDL trọng điểm.

Giai đoạn 2011-2015:

Tiếp tục đẩy mạnh tin học hoá hành chính nhà nước, mở rộng phạm vi ứng dụng các chương trình phần mềm đến tất cả các cơ quan đơn vị cấp phường/xã.

Tiếp tục phát triển hệ thống các dịch vụ công, đến 2015 có 10 dịch vụ công được triển khai trên cổng điện của tỉnh. Xây dựng mới 9 hệ thống CSDL quan trọng và tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô đối với 7 hệ thống CSDL đã được xây dựng trong giai đoạn 2008-2010.

1.2 Quy hoạch ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất kinh doanh, và dịch vụ:

Giai đoạn 2008 – 2010: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa thực tiễn của CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Đầu tư cơ sở vật chất cho ứng dụng và khai thác CNTT; Ứng dụng CNTT trong quản lý và tác nghiệp; Ứng dụng trong trong quảng bá thương hiệu, sản phẩm và xúc tiến thương mại; Ứng dụng CNTT trong điều khiển, đo lường chất lượng.

Giai đoạn 2011-2015: Tiếp tục đầu tư nâng cấp phần cứng, đầu tư ứng dụng các giải pháp quản lý nguồn lực doanh nghiệp, ứng dụng các giải pháp quản lý và chăm sóc khách hàng, đầu tư phát triển môi trường giao dịch điện tử.

1.3 Quy hoạch ứng dụng CNTT trong lĩnh vực đời sống xã hội:

a/ Ứng dụng CNTT trong Giáo dục:

Giai đoạn 2008-2010:

Ứng dụng trong quản lý giáo dục; Ứng dụng hỗ trợ công tác giảng dạy; Ứng dụng phát triển mạng thông tin giáo dục, tăng cường giao tiếp giữa gia đình và nhà trường, giữa xã hội và Sở giáo dục; Đưa CNTT vào giảng dạy chính khoá trong nhà trường.

Giai đoạn 2011-2015:

Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ quản lý, các chương trình quản lý và xây dựng giáo án điện tử, đưa CNTT trở thành công cụ đắc lực phục vụ tốt cho việc giảng dạy các môn khoa học khác.

b/ Ứng dụng CNTT trong y tế:

Giai đoạn 2008 - 2010 :

Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý.

Ứng dụng CNTT trong nghiệp vụ chuyên khoa.

Ứng dụng CNTT trong phát triển hệ thống thông tin y tế trực tuyến.

Giai đoạn 2011-2015:

Cần chú trọng ứng dụng CNTT nâng cao năng lực quản lý và phát triển hệ thống CSDL, qua đó xây dựng hệ thống các dịch vụ y tế từ xa.

c/ Ứng dụng CNTT nâng cao dân trí và đời sống văn hóa cộng đồng:

Giai đoạn 2008-2010:

Đầu tư nâng cấp các điểm Bưu điểm văn hoá xã, từng bước xây dựng các điểm này thành các trung tâm thông tin cơ sở. Hỗ trợ đào tạo phổ cập tin học cho lực lượng đoàn viên thanh niên tại các địa phương. Khuyến khích phát triển xã hội hoá đào tạo nhân lực CNTT, đặc biệt là các cơ sở đào tạo phổ cập tin học tại khu vực nông thôn, niền núi.

Giai đoạn 2011-2015:

Không ngừng tuyên truyền, phổ biến kiến thức về CNTT và khuyến khích mọi người dân, mọi thành phần kinh tế đầu tư ứng dụng CNTT và phát triển dịch vụ CNTT phục vụ đời sống.

2. Quy hoạch phát triển hạ tầng CNTT :

2.1. Phát triển mạng LAN của các cơ quan Sở, Ban, Ngành:

Giai đoạn 2008-2010:

Tiến hành khảo sát chi tiết hiện trạng, nhu cầu và khả năng đầu tư đối với tất cả các hệ thống mạng LAN hiện có.

Đầu tư mới và nâng cấp các hệ thống mạng máy tính cho 100% các cơ quan đơn vị cấp thành phố, thị xã và 80% các cơ quan đơn vị cấp huyện, tất cả các sở, ban, ngành.

Giai đoạn 2011-2015: Tiếp tục đầu tư nâng cấp, thay thế đồng bộ hệ thống máy tính, mạng LAN cho 100% cơ quan đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp phường xã, đặc biệt chú ý các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa.

2.2. Xây dựng mạng chuyên dụng của tỉnh Gia Lai:

Giai đoạn 2008-2010: Xây dựng mạng cáp quang kết nối trực tiếp cơ quan Đảng và Chính quyền cấp tỉnh, các Sở, Ban, Ngành và một số huyện thuộc các vùng kinh tế trọng điểm.

Giai đoạn 2011-2015: Triển khai hệ thống cáp quang mạng chuyên dụng của tỉnh đến 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường.

2.3. Phát triển và duy trì cổng thông tin điện tử của tỉnh Gia Lai:

Giai đoạn 2008-2011: Hiện nay Gia Lai đã có TT THDL và WebSite của tỉnh (www.gialai.gov.vn) song cần đầu tư nâng cấp và phát triển trong giai đoạn tới thành Cổng thông tin điện tử nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ứng dụng và khai thác thông tin.

Giai đoạn 2011-2015: Phát triển mở rộng Cổng giao tiếp điện tử với sự tích hợp đầy đủ của tất cả các hệ thống dịch vụ công từ các cơ quan đơn vị, phát triển sàn giao dịch điện tử và đảm bảo an ninh an toàn trong giao dịch. Hầu hết các dịch vụ công đều được đưa lên cổng giao tiếp điện tử của Tỉnh.

2.4. Phát triển hạ tầng CNTT trong các cơ sở giáo dục:

Đầu tư trang thiết bị máy tính cho các trường học; Xây dựng, nâng cấp mạng LAN và kết nối Internet cho các đơn vị trường học; Trang bị máy chiếu cho 100% các trường THPT và 20% các trường THCS quy mô 1 máy/1 trường.

Giai đoạn 2011-2015: Tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư trang thiết bị máy tính, kết nối mạng LAN, mạng Internet cho 100% các đơn vị trường học trong Tỉnh.

2.5. Phát triển hạ tầng CNTT trong các đơn vị Y tế:

Đầu tư trang bị máy tính, máy chiếu, kết nối mạng LAN, mạng Internet cho các bệnh viện và các cơ sở y tế trong toàn tỉnh.

Xây dựng hệ thống mạng thông tin trong ngành y tế phục vụ công tác trao đổi chuyên môn giữa các đơn vị trong ngành. Hệ thống đường truyền có thể thuê kênh của doanh nghiệp đảm bảo thông lượng cao, ổn định phục vụ các ứng dụng như khám chữa bệnh từ xa.

3. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT :

3.1. Đào tạo CNTT trong các cơ quan Đảng và quản lý Nhà nước:

Tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho tất cả cán bộ công chức về ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Phấn đấu 100% cơ quan đơn vị cấp tỉnh, thành phố, thị xã và 50% cơ quan đơn vị cấp huyện cần có cán bộ lãnh đạo CNTT (CIO), đặc biệt là các Sở, Ngành.

Toàn tỉnh phải chủ động đào tạo nguồn nhân lực CNTT, phát huy tối đa năng lực, không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường, các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.

3.2. Đào tạo CNTT trong các doanh nghiệp:

+ Đào tạo cơ bản về CNTT và nâng cao năng lực sử dụng các ứng dụng CNTT, thương mại điện tử cho lãnh đạo, cán bộ và nhân viên tại các doanh nghiệp.

+ Phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT cho các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu ứng dụng CNTT, triển khai TMĐT tại các doanh nghiệp và đào tạo công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp CNTT.

3.3. Đào tạo CNTT cho các đối tượng trong xã hội:

Nâng cao chất lượng đào tạo về CNTT&TT ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Nâng cao và thúc đẩy các loại hình đào tạo phi chính quy, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo, phổ cập tin học cho các đối tượng xã hội đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến kiến thức CNTT trong toàn xã hội.

3.4. Nâng cấp hệ thống trường, trung tâm, cơ sở đào tạo CNTT:

Rà soát, kiên quyết loại bỏ các chương trình đào tạo CNTT lạc hậu, cập nhật và biên soạn các chương trình đào tạo mới về CNTT.

Nâng cấp và xây dựng mới một số cơ sở đào tạo CNTT đáp ứng nhu cầu về lao động chuyên nghiệp cho các cơ quan, doanh nghiệp, cho phát triển công nghiệp CNTT, cho nghiên cứu và giảng dạy CNTT.

Đến năm 2015: Giảng dạy chính khoá trong 100% trường THCS và hầu hết các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo tất cả các trường từ THPT trở lên đều có cán bộ kỹ thuật chuyên trách CNTT.

3.5. Xây dựng trung tâm CNTT:

Tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo Sở BCVT và các Sở, Ban, Ngành, các tập thể, cá nhân trong tỉnh về các vấn đề liên quan đến CNTT-TT.

Chịu trách nhiệm nghiên cứu lựa chọn giải pháp, lên kế hoạch xây dựng mạng chuyên dụng của tỉnh, đồng thời vận hành, quản trị, bảo dưỡng mạng chuyên dụng đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình khai thác ứng dụng.

Góp phần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phổ cập CNTT trong toàn tỉnh.

Phát triển phần mềm, chuyển giao công nghệ, làm tiền đề cho bước phát triển ngành kinh tế trong tương lai. Làm nòng cốt triển khai và hỗ trợ cho các dự án CNTT-TT của tỉnh.

4. Quy hoạch phát triển công nghiệp CNTT :

4.1. Công nghiệp phần mềm:

Giai đoạn 2008-2010:

Chuẩn bị nguồn nhân lực; mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo CNTT tại các cơ sở đào tạo CNTT trên địa bàn tỉnh.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp CNTT, các trung tâm phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển phần mềm. Tăng cường tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước đầu tư phát triển CNPM trong đó chú trọng hướng gia công phần mềm xuất khẩu.

Giai đoạn 2011-2015:

Khuyến khích ứng dụng và khai thác CNTT, hỗ trợ phát triển CNPM trong các doanh nghiệp cũng như các trung tâm phát triển phần mềm trên địa bàn tỉnh.

4.2. Công nghiệp nội dung và dịch vụ:

Giai đoạn 2008-2010:

Phát triển các dịch vụ gia tăng trên mạng Internet.

Triển khai dịch vụ đào tạo từ xa, game-online, các dịch vụ nội dung trực tuyến, chú trọng các dịch vụ trong văn hoá, du lịch, kích thích thị trường khai thác dịch vụ nội dung số thông qua mạng Internet và truyền hình.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển Công nghiệp nội dung.

Giai đoạn 2011-2015: Dịch vụ số và các giải pháp phần mềm sẽ phát triển mạnh mẽ.

5. Định hướng phát triển đến năm 2020 :

5.1. Ứng dụng Công nghệ thông tin :

Thực hiện Chính phủ điện tử; Thực hiện công dân điện tử; Thực hiện doanh nghiệp điện tử; Phát triển thương mại điện tử; Thực hiện cơ quan đơn vị điện tử; Các dịch vụ CNTT khác.

5.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng :

Mở rộng tuyến cáp quang kết nối hầu hết phường/xã và đảm bảo 100% phường/xã được trang bị máy tính, mạng LAN.

Xây dựng Trung tâm CNTT-TT đủ mạnh đáp ứng tốt việc triển khai các ứng dụng tích hợp, quản trị an ninh hệ thống thông tin của tỉnh.

Triển khai thành công các dịch vụ cơ bản của CPĐT tại tỉnh. Các dịch vụ điện tử G2B, G2C, G2G, B2B, B2C.

5.3. Phát triển nguồn nhân lực :

Tiếp tục mở rộng sự cộng tác với các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT theo hướng hội nhập và đạt trình độ quốc tế.

Thu hút mọi thành phần đào tạo nguồn nhân lực CNTT có chất lượng.

Tăng cường căn cứ pháp lý cho xã hội hoá đào tạo nguồn nhân lực CNTT.

5.4. Phát triển Công nghiệp CNTT :

Công nghiệp CNTT-TT trở thành động lực góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa của tỉnh.Ưu tiên hướng xuất khẩu đặc biệt là công nghiệp phần cứng và xuất khẩu lao động.

Phát triển công nghiệp phần mềm chú trọng công nghiệp nội dung phục vụ cho tất cả các lĩnh vực KTXH trong nước và xuất khẩu.

IV/ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

1. Giải pháp thực hiện :

▪ Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT

▪ Nhóm giải pháp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh; xây dựng và hoàn thành cơ chế, chính sách phát triển CNTT

▪ Nhóm giải pháp huy động vốn đầu tư

▪ Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực CNTT

▪ Các giải pháp khác: Nhóm giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT, Nhóm giải pháp và tổ chức, Nhóm giải pháp về ban hành chính sách CNTT, Nhóm giải pháp về môi trường, Nhóm giải pháp về phát triển thị trường CNTT, Nhóm giải pháp tăng cường hợp tác trong và ngoài nước.

2. Dự án trọng điểm :

STT

Các Dự án trọng điểm

Thời gian thực hiện

1

Xây dựng mạng chuyên dụng của tỉnh Gia Lai

2008-2010

2

Xây dựng 10 CSDL trọng điểm

2008-2010

3

Xây dựng hệ thống 7 dịch vụ công

2008-2010

4

Xây dựng TT CNTT

2008-2010

5

Nâng cấp hệ thống các trường, các trung tâm và các sơ sở đào tạo CNTT trên địa bàn tỉnh

2008-2010

6

Phát triển, duy trì Cổng thông tin điện tử và phát triển Sàn giao dịch TMĐT

2008-2015

7

Phát triển, mở rộng mạng chuyên dụng của tỉnh đến cấp xã/phường

2011-2015

8

Tiếp tục xây dựng và phát triển 10 dịch vụ công trọng điểm

2011-2015

9

Tiếp tục nâng cấp, phát triển và xây dựng thêm 16 CSDL trọng điểm

2011-2015

10

Đầu tư trang thiết bị phát triển TT CNTT

2011-2015

V/ PHÂN KỲ KINH PHÍ ĐẦU TƯ

Giai đoạn 2008 -2010 : 153 Tỷ VNĐ

Chú thích: Tổng vốn giai đoạn 2008 – 2010: 153 Tỷ VNĐ trong đó:

- NSTW: 78 Tỷ VNĐ. (Nguồn kinh phí từ ngân sách TW)

- NSĐP: 21 Tỷ VNĐ. (Nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh, cân đối theo kế hoạch hàng năm)

- HTLD: 18 Tỷ VNĐ. (Nguồn kinh phí từ hoạt động hợp tác, liên kết, nhận tài trợ, vay tín dụng)

- TPKT: 36 Tỷ VNĐ. (Nguồn kinh phí huy động từ các thành phần kinh tế)

Giai đoạn 2011-2015 : 220 Tỷ VNĐ

Chú thích: Tổng vốn giai đoạn 2011 – 2015: 220 Tỷ VNĐ, trong đó:

- NSTW: 97 Tỷ VNĐ. (Nguồn kinh phí từ ngân sách TW)

- NSĐP: 39 Tỷ VNĐ. (Nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh, cân đối theo kế hoạch hàng năm)

- HTLD: 30 Tỷ VNĐ. (Nguồn kinh phí từ hoạt động hợp tác, liên kết, nhận tài trợ, vay tín dụng)

- TPKT: 54 Tỷ VNĐ. (Nguồn kinh phí huy động từ các thành phần kinh tế)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

2.1. Giao Sở Bưu chính, Viễn thông: Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện quy hoạch. Sở Bưu chính Viễn thông phối hợp với các sở ban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện,thị xã, thành phố để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch này; Cụ thể như sau:

Tăng cường quản lý nhà nước về CNTT-TT trên địa bàn tỉnh theo định hướng của Quy hoạch, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện Quy hoạch.

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT hàng năm phù hợp với Quy hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.

Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện/thị, thành phố, các doanh nghiệp CNTT-TT thực hiện thống kê số liệu thống kê hàng năm.

Xây dựng và đề xuất với UBND tỉnh những cơ chế chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích ứng dụng và phát triển CNTT-TT trên địa bàn tỉnh.

2.2 Các Sở, Ban, Ngành khác, UBND các huyện, thị xã, thành phố :

Căn cứ vào Quy hoạch này xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng CNTT giai đoạn 2008-2010 và kế hoạch đầu tư, kế hoạch thực hiện và triển khai thực hiện hàng năm về ứng dụng và phát triển CNTT cho đơn vị mình.

Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị khác chủ trì, thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển CNTT được phân công.

Đảm bảo đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng tiến độ.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Bưu chính Viễn thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH





Phạm Thế Dũng