Quyết định 1892/QĐ-UBND năm 2016 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
Số hiệu: 1892/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam Người ký: Bùi Quang Cẩm
Ngày ban hành: 25/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1892/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 25 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 sửa đổi, bsung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;

Căn cứ Kế hoạch số 2858/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2016 trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

Xét đề nghị của Sở Tư pháp (tại Tờ trình số 56/TTr-STP ngày 11 tháng 11 năm 2016),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (có phụ lục kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Các Sở, ngành, đơn vị có liên quan dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng thông qua.

2. Sở Tư pháp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động-Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư;
- VPUB: LĐVP(3), NC(3);
- Lưu: VT, NC(H).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Quang Cẩm

 

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1892/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

I. LĨNH VỰC TƯ PHÁP

1. Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài có thời gian cư trú tại Việt Nam

a) Nội dung đơn giản hóa:

- Giới hạn độ tuổi được quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo hướng chỉ cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên (tại thời điểm cư trú tại Việt Nam).

- Cách thức thực hiện: Ngoài phương thức nộp hồ sơ và nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp tại Sở Tư pháp như hiện nay, cá nhân có thể lựa chọn cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính và đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến

Lý do:

- Thứ nhất: Theo quy định tại Điều 12 - Bộ luật Hình sự năm 2015 thì tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi trở lên nên những trường hợp dưới 14 tuổi yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì nội dung xác nhận tình trạng án tích là không có. Nhưng do Luật Lý lịch tư pháp, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật không giới hạn độ tuổi để cá nhân được quyền yêu cầu nên thời gian vừa qua có một số cá nhân dưới 14 tuổi yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp để làm các thủ tục như xin đi học... đã gây tốn kém về thời gian, tiền bạc và không cần thiết cho người dân cũng như cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Thứ hai: Nhằm đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và trả kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp, mặt khác đáp ứng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính hiện nay để giảm bớt chi phí đi lại cho người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và giảm bớt khó khăn cho những trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 đặc biệt là những trường hợp đang học tập, làm việc, cư trú tại nước ngoài hoặc cư trú tại những địa bàn xa cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 7 và Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.259.440.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 886.340.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 373.100.000 đồng/năm.

- Tỷ lcắt giảm chi phí: 29,6 %.

2. Cấp phiếu lý lịch tư pháp cho quan nhà nưc, tchức chính trị, tchức chính trị - xã hội; cấp phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan tiến hành tố tụng

a) Nội dung đơn giản hóa:

- Cách thức thực hiện: Ngoài phương thức nộp hồ sơ và nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp tại Sở Tư pháp như hiện nay, tổ chức có thlựa chọn cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính và đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến.

- Lý do: Tạo thuận lợi cho tổ chức trong việc thực hiện thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính để giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Bổ sung quy định về cách thức nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp; khoản 2 Điều 19 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa: Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục và nhận kết quả, đáp ứng yêu cầu cải cách.

3. Năm (05) thtục hành chính gồm: Tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với Quản tài viên; tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; gia hạn quyết định tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trưc thời hạn đối với Quản tài viên; hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trưc thời hạn đi với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

a) Nội dung đơn giản hóa:

- Bổ sung quy định về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ, thời hạn giải quyết.

- Lý do: Đphù hợp với quy định tại khoản 2, Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Bổ sung vào quy định tại khoản 5, 6 Điều 20 Nghị định 22/2015/NĐ-CP ngày 16 /02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và đề nghị ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 22/2015/NĐ-CP .

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa: Việc quy định cụ thể các bộ phận cấu thành nhằm công khai, minh bạch các thông tin về thủ tục, tiết kiệm thời gian đi lại cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính.

II. LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG

1. Bn (04) thủ tục hành chính gồm: Giải quyết chế độ đối với thương binh đng thời là người ng chế độ mất sức lao động; giải quyết chế độ thcúng liệt sỹ; mua bảo him y tế đối với người có công và thân nhân; giải quyết chế độ đi với thương binh đng thời là bệnh binh

a) Nội dung đơn giản hóa:

- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết từ 15 ngày làm việc xuống 08 ngày làm việc.

- Nội dung 2: Nộp hồ sơ trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.

Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đng thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 4 Điều 11; điểm b, khoản 2 Điều 22, Điều 23, khoản 4 Điều 41 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 hướng dn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 54.300.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 24.500.000.đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 29.800.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 54,88%

2. Ba (03) thủ tục hành chính gồm: Giải quyết trcấp tiền tuất hàng tháng khi ngưi có công từ trần; giải quyết chế độ đối với thân nhân liệt sỹ; giải quyết chế độ người có công giúp đcách mạng

a) Nội dung đơn giản hóa:

- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết từ 10 ngày làm việc xuống 05 ngày làm việc.

- Nội dung 2: Nộp hồ sơ trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.

Lý do: Đcắt giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 4 Điều 7, Điều 38; điểm b, khoản 1 Điều 40 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 22.962.310 đồng/năm.

- Chi phí tuân th TTHC sau khi đơn giản hóa: 16.824.120 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 6.138.190 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,73%

3. Giải quyết chế độ ưu đãi đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng

a) Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị xét tặng đối với “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” còn sống là thực hiện ngay sau khi hoàn thiện thủ tục mà không cần tiến hành 03 đợt vào các dịp: Ngày giải phóng miền Nam 30 tháng 4; ngày Quốc khánh 02 tháng 9 và Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12.

Lý do: Đối với các “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” hiện nay hầu hết tuổi đã cao, do vậy thời gian xét tặng cần thực hiện sớm mà không cần theo đợt để đảm bảo quyền lợi của người được hưởng chính sách.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đi điểm a, khoản 6, điều 5 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy đnh chi tiết, hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 28.660.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 16.425.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 12.235.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 42,69%

4. Giải quyết chế độ ưu đãi ngưi hoạt động kháng chiến bi nhim cht độc hóa học

a) Nội dung đơn giản hóa:

- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết như sau: Kim tra hsơ từ 10 ngày xuống 05 ngày; Quyết định trợ cấp, phụ cấp từ 10 ngày xuống 05 ngày”.

- Nội dung 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.

Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm e, g khoản 2, điều 29 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 40.088.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa 18.020.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 22.068.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 55,1%.

III. LĨNH VỰC XÂY DỰNG

1. Sáu (06) thủ tục hành chính gồm: cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp I, II; công trình tôn giáo; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình quảng cáo; công trình theo tuyến; công trình không theo tuyến

a) Nội dung đơn giản hóa:

- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết từ 30 ngày làm việc xuống 10 ngày làm việc.

- Nội dung 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.

Lý do: Đcắt giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm e, khoản 1 - Điều 102 Luật Xây dựng năm 2014.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 60.330.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa 30.120.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 30.210.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50,1%

2. Hai (02) thủ tục hành chính, gồm: cấp giấy phép xây dựng đối với trường hp di dời công trình; sửa chữa, cải tạo công trình

a) Nội dung đơn giản hóa:

- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết:

+ Đối với công trình: Từ 30 ngày làm việc xuống 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp l.

+ Đối với nhà ở riêng lẻ: Từ 15 ngày làm việc xuống 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hsơ hợp lệ.

- Nội dung 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.

Lý do: Đ ct giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm e, khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng năm 2014.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 50.320.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 26.644.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 23.676.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 47,1%.

3. Ba (03) thủ tục hành chính gồm: cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép xây dựng

a) Nội dung đơn giản hóa:

- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết từ 10 ngày làm việc xuống 05 ngày làm việc.

- Nội dung 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.

Lý do: Đcắt giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm b, khoản 2 Điều 102 Luật Xây dựng năm 2014.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 41.220.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 26.188.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 15.032.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 36,47%.

4. Cấp giấy phép hoạt động cho nhà thầu nưc ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam

a) Nội dung đơn giản hóa: Giảm thời gian giải quyết từ 20 ngày làm việc xuống 10 ngày làm việc.

Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 2 Điều 6 Thông tư số 14/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 25.120.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 12.500.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 12.620.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50,24%.

5. Cấp giấy phép quy hoạch xây dựng dự án đầu tư xây dựng

a) Nội dung đơn giản hóa: Giảm thời gian giải quyết từ 45 ngày làm việc xuống 25 ngày làm việc.

Lý do: Đcắt giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa khoản 2,3 - Điều 33 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 25.360.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 14.500.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 10.860.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 42,8%.

6. Thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình

a) Nội dung đơn giản hóa:

- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết từ 25 ngày làm việc xuống 12 ngày làm việc.

- Nội dung 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.

Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm b, khoản 2 Điều 26 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 120.310.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 56.650.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 63.660.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 52,9%.

IV. LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

1. Bốn (04) thủ tục hành chính gồm: Đăng ký và cấp quyền sử dụng đất, quyền shữu nhà và tài sản khác gn liền với đất lần đầu; Đăng ký, cấp Giy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ shữu không đồng thời là người sử dụng đất; Đăng ký và cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gn liền với đất cho ngưi nhận chuyn nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát trin nhà ; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gn liền với đất cho ngưi đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu.

a) Nội dung đơn gin hóa:

- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết từ 30 ngày xuống 15 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Nội dung 2: Nộp hồ sơ qua dường bưu điện hoặc trực tuyến.

Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đng thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm a, b, khoản 2 - Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 180.500.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 85.120.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 95.380.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 52,84%.

2. Thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đi thông tin về ngưi được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đi về tài sản gn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận

a) Nội dung đơn giản hóa: Giảm thời gian giải quyết lừ 15 ngày xuống 07 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Đcắt giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm i, khoản 2 - Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 156.850.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 74.900.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kim: 81.950.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 52,2%.

3. Cấp đi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gn liền với đất

a) Nội dung đơn giản hóa: Giảm thời gian giải quyết từ 10 ngày xuống 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đi điểm p, khoản 2 - Điều 61, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 102.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 55.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 47.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 46,1%.

4. Đính chính giấy chng nhận đã cấp

a) Nội dung đơn giản hóa: Bổ sung thời hạn giải quyết

do: Cho phù hợp với quy định tại khoản 2, Điều 8, Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Bổ sung vào quy định tại điu 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa: Việc quy định cụ thể thời gian giải quyết nhằm công khai, minh bạch các thông tin về thủ tục, tiết kiệm thời gian đi lại cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính.

5. Cấp lại giấy chứng nhận do bị mất

a) Nội dung đơn giản hóa: Giảm thời gian giải quyết từ 30 ngày xuống 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi điểm q, khoản 2, điều 61, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 16.300.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 8.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 8.300.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50,9%.

6. Cp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá

a) Nội dung đơn giản hóa:

- Bổ sung quy định về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ, Thời hạn giải quyết.

- Lý do: Cho phù hợp với quy định tại khoản 2, Điều 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Bổ sung quy định tại điểm đ, khoản 5, điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật đất đai hoặc khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP ngày 04/4/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp quy định việc tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa

Việc quy định cụ thể các bộ phận cấu thành nhằm công khai, minh bạch các thông tin về thủ tục, tiết kiệm thời gian đi lại cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời phù hợp với quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính.

V. LĨNH VỰC ĐẦU TƯ

1. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

a) Nội dung đơn giản hóa:

- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết từ 05 ngày xuống 02 ngày làm việc ktừ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Nội dung 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.

do: Đcắt giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 6, điều 30, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 250.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 105.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 145.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 58%.

2. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

a) Nội dung đơn giản hóa:

- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết từ 25 ngày xuống 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Nội dung 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.

Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 3, điều 18, Thông tư số 06/2016/TT-BKHĐT ngày 28/6/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 178.500.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 97.250.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 81.250.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 45,5%.

3. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

a) Nội dung đơn giản hóa:

- Nội dung 1: Giảm thời gian giải quyết từ 30 ngày xuống 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Nội dung 2: Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.

Lý do: Để cắt giảm chi phí về thời gian, tài chính của cá nhân, tổ chức trong việc tuân thủ thủ tục hành chính, đồng thời đa dạng hóa phương thức nhận hồ sơ và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

b) Kiến nghị thực thi: Sửa đổi khoản 2, điều 19, Thông tư số 06/2016/TT-BKHĐT ngày 28/6/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 76.000.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 35.000.000 đng/năm

- Chi phí tiết kiệm: 41.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 53,95%.





Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư Ban hành: 12/11/2015 | Cập nhật: 24/11/2015

Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Ban hành: 15/05/2014 | Cập nhật: 23/05/2014

Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010