Quyết định 1879/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác tự phê bình và phê bình của cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn hiện nay”
Số hiệu: | 1879/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Giang | Người ký: | Bùi Văn Hạnh |
Ngày ban hành: | 09/12/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1879/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ TÀI “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000; Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 84/TTr-KHCN ngày 22 tháng 11 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác tự phê bình và phê bình của cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn hiện nay”, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác tự phê bình và phê bình của cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn hiện nay.
2. Cơ quan chủ trì: Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang.
3. Chủ nhiệm đề tài: Tiến sỹ Thân Minh Quế.
4. Thời gian thực hiện: 18 tháng (từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2015).
5. Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác tự phê bình và phê bình của cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bắc Giang hiện nay.
- Đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng công tác tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang.
6. Nội dung thực hiện:
6.1. Điều tra thực trạng công tác tự phê bình và phê bình của các đối tượng cán bộ chủ chốt ở cơ sở
- Lập 01 mẫu phiếu khảo sát, 04 mẫu phiếu điều tra. Tổ chức điều tra, khảo sát với 2514 phiếu, trong đó: khảo sát 230 phiếu tại 230 xã về 6 đối tượng là cán bộ chủ chốt cơ sở; điều tra 2284 dành cho cán bộ, công chức cấp xã, thôn, đảng viên tại các huyện Yên Thế, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.
- Xử lý kết quả điều tra, viết báo cáo phân tích thực trạng chất lượng tự phê bình và phê bình của cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bắc Giang hiện nay.
6.2. Đề xuất những giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm nâng cao chất lượng công tác tự phê bình và phê bình của cán bộ chủ chốt cấp xã tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay
- Dự kiến các nhóm giải pháp về: Công tác tư tưởng; Công tác kiểm tra, giám sát; Phát huy dân chủ nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy và chi bộ; Tăng cường sự lãnh đạo của cấp trên...
6.3. Xây dựng mô hình xã điểm về công tác tự phê bình và phê bình
Dự kiến chọn 3 đơn vị cấp xã điểm: Đồng Tâm, huyện Yên Thế; thị trấn Neo, huyện Yên Dũng; xã Dĩnh Kế, Thành phố Bắc Giang để xây dựng mô hình điểm về công tác tự phê bình và phê bình, áp dụng một số giải pháp.
6.4. Xây dựng các chuyên đề nghiên cứu
Chuyên đề 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề tự phê bình và phê bình trong Đảng.
Chuyên đề 2: cấp xã và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã - Quan niệm, vai trò, đặc điểm.
Chuyên đề 3: Quan niệm, vị trí, vai trò, bản chất và mục tiêu công tác tự phê bình và phê bình của cán bộ chủ chốt cấp xã trong giai đoạn hiện nay.
Chuyên đề 4: Nội dung, nguyên tắc, quy trình tự phê bình và phê bình của cán bộ chủ chốt cấp xã hiện nay.
Chuyên đề 5: Quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá chất lượng công tác tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã hiện nay.
Chuyên đề 6: Những nhân tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng công tác tự phê bình và phê bình của cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bắc Giang.
Chuyên đề 7: Mối quan hệ giữa tự phê bình và phê bình của cán bộ chủ chốt đối với việc xây dựng hệ thống chính trị và việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội ở cấp xã thuộc tỉnh Bắc Giang hiện nay.
Chuyên đề 8: Thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bắc Giang hiện nay và những vấn đề đặt ra.
Chuyên đề 9: Chất lượng công tác tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã tỉnh Bắc Giang hiện nay - Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm.
Chuyên đề 10: Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác tự phê bình và phê bình.
Chuyên đề 11: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đối với từng chức danh và hoàn thiện quy trình tự phê bình và phê bình cán bộ chủ chốt cấp xã.
Chuyên đề 12: Gắn công tác tự phê bình và phê bình với các khâu trong công tác cán bộ ở các đảng bộ cấp xã.
Chuyên đề 13: Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ nhằm nâng cao chất lượng công tác tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
Chuyên đề 14: Phát huy dân chủ, đề cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ đảng viên và nhân dân trong công tác tự phê bình và phê bình của cán bộ chủ chốt cấp xã.
Chuyên đề 15: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền cấp huyện đối với công tác tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
Chuyên đề 16: Xây dựng Tập bài giảng "Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác tự phê bình, phê bình cán bộ chủ chốt cấp xã".
Chuyên đề 17: Kinh nghiệm mô hình điểm về công tác tự phê bình và phê bình của cán bộ chủ chốt cấp xã ở Bắc Giang.
6.5. Tổ chức 02 cuộc Hội thảo khoa học
6.6. Viết báo cáo khoa học kết quả thực hiện đề tài
7. Sản phẩm của đề tài:
- Báo cáo kết quả thực hiện đề tài;
- 17 báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học;
- 02 Tập Kỷ yếu hội thảo khoa học;
- 06 mô hình xã điểm về công tác tự phê bình và phê bình;
- Các sản phẩm khác: 05 mẫu phiếu điều tra, khảo sát với 2514 phiếu điều tra đầy đủ thông tin; 02 lớp tập huấn điều tra; báo cáo kết quả điều tra, khảo sát.
8. Kinh phí thực hiện:
Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).
Điều 2. Cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm triển khai thực hiện đề tài đúng tiến độ và nội dung đã được phê duyệt.
Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và nghiệm thu đề tài theo đúng quy định của Nhà nước.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Chính trị tỉnh; chủ nhiệm đề tài và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Nghị định 81/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoa học và công nghệ Ban hành: 17/10/2002 | Cập nhật: 06/12/2012