Quyết định 1867/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế giai đoạn 2017-2022
Số hiệu: 1867/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Cao
Ngày ban hành: 19/08/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 1867/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN NGHỆ THUẬT CA HUẾ GIAI ĐOẠN 2017 - 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cLuật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Di sản Văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Quyết định 2054/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tng thphát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cnước giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 8 tháng 6 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch về việc đưa Ca Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thquốc gia;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 662/TTr-SVHTT ngày 27 tháng 4 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế giai đoạn 2017 - 2022, với những nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu Đề án:

a) Mục tiêu chung: Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế - di sản văn hóa phi vật thquốc gia, góp phần xây dựng nên văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bn sc dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân; trở thành sản phẩm du lịch tiêu biu, đặc sắc của Huế; đồng thời, sớm đưa Ca Huế trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Tổ chức ít nhất 02 Liên hoan nghệ thuật Ca Huế cấp tỉnh vào dịp Festival Huế, Festival Nghề truyền thống Huế hoặc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11);

- Tổ chức 01 hội thảo khoa học quốc tế về nghệ thuật Ca Huế;

- Hằng năm, mở ít nhất 02 lớp đào tạo chuyên ngày liên quan đến nghệ thuật Ca Huế tại Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Thừa Thiên Huế;

- Hằng năm tổ chức ít nhất 02 lớp bi dưỡng cho các diễn viên, nghệ nhân về knăng thực hành di sản nghệ thuật Ca Huế;

- Duy trì các câu lạc bộ Ca Huế hiện đang sinh hoạt gồm: Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Trung tâm Văn hóa thành phố Huế, Trung tâm Bảo tn Di tích Cđô Huế Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh, Bảo tàng văn hóa Huế (CLB Ca Huế thính phòng) và tư gia nhà nghiên cứu Bửu Ý (CLB Ca Huế Nguyễn Thị Lợi); đồng thời, xem xét thành lập phát trin Câu lạc bộ Ca Huế tại các địa phương nhm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân trong đời sống đương đại;

- Ban hành một số cơ chế, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế;

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác kim kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản nghệ thuật Ca Huế để đến năm 2020 hoàn thiện s hóa cơ sở dữ liệu về di sản nghệ thuật Ca Huế;

- Tiến hành biên soạn, xuất bản 3 ấn phẩm nghiên cứu về di sản nghệ thuật Ca Huế;

- Đến năm 2022 hoàn thành bộ hồ sơ đề nghị vinh danh nghệ thuật Ca Huế là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

2. Một số nhiệm vụ và giải pháp:

a) Tiến hành kiểm kê, nhận diện giá trị và hiện trạng thực hành di sản nghệ thuật Ca Huế:

- Điều tra thống kê các nghệ nhân, câu lạc bộ đang thực hành di sản nghệ thuật Ca Huế; các công trình nghiên cứu, nhạc cụ trình diễn Ca Huế, các bài bản Ca Huế;

- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế như: Hoạt động kiểm kê, sưu tm, tư liệu hóa, truyền dạy,...;

- Tăng cường công tác sưu tầm và nghiên cứu về nghệ thuật Ca Huế nhằm hệ thống, biên soạn thành những tài liệu chính thống để bảo tn, lưu truyền và làm cho loại hình này tiếp tục phát triển;

- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về di sản nghệ thuật Ca Huế.

b) Tổ chức truyền dạy, đào tạo cho thế hệ trẻ về kỹ năng đàn, ca, sáng tác bài bản Ca Huế:

- Tiếp tục cng cố và phát triển Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đáp ng nhu cầu đào tạo các chuyên ngành Ca Huế phù hợp với tình hình thực tế hin nay. Thúc đẩy và tạo điều kiện cho Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tuyển sinh các chuyên ngành: Nghệ thuật biu diễn Ca kịch Huế, Nhạc công truyền thống Huế;

- Vận động và tạo điều kiện để các câu lạc bộ, nghệ nhân Ca Huế mở các lớp truyền dạy nghệ thuật Ca Huế;

- Tạo điều kiện đcác Phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thị xã và thành phố Huế phối hợp với Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, các Nhà hát nghệ thuật, các Câu lạc bộ Ca Huế mở các lớp truyền dạy Ca Huế tại địa phương;

- Giới thiệu di sản nghệ thuật Ca Huế vào trường học (từ tiu học đến trường THPT) theo hình thức ngoại khóa.

c) Tạo điều kiện, môi trường cho các nghệ nhân, câu lạc bộ và cộng đồng thực hành di sản nghệ thuật Ca Huế:

- Xây dựng, vận dụng thích hợp các cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương đhỗ trợ về vật chất, điều kiện hoạt động góp phần động viên tinh thần của các nghệ nhân;

- Nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng và phong tặng danh hiệu vinh dự của Nhà nước cho các nghệ nhân Ca Huế có nhiu đóng góp xuất sc trong việc bảo vệ và phát huy giá trị Ca Huế;

- Định kỳ hàng năm xem xét khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thể tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế

- Có chính sách hỗ trợ học phí, học bổng cho các học sinh, sinh viên theo học các lớp liên quan đến di sản nghệ thuật Ca Huế;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành, sáng tạo và truyền dạy nghệ thuật Ca Huế trong các gia đình, các nhà trường, câu lạc bộ và cộng đồng nhm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thn của cộng đồng và nhân dân địa phương;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ ca sĩ, nhạc công, nghệ nhân giao lưu, học hỏi, trau dồi nghề nghiệp; phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân và phục vụ khách tham quan du lịch trong và ngoài nước;

- Lựa chọn một số thiết chế văn hóa, công trình phủ đệ, di tích tiêu biểu để tổ chức thí đim phục hồi Ca Huế thính phòng;

- Hỗ trợ cộng đồng phục hồi, lưu truyền các bài bản Ca Huế cổ, tín ngưỡng và các lhội liên quan đến nghệ thuật Ca Huế; mở rộng các hình thức và môi trường sinh hoạt mới, phù hợp với mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị Ca Huế trong cuộc sng đương đại;

- Khuyến khích thành lập và phát triển các câu lạc bộ Ca Huế trong và ngoài tỉnh; tổ chức các hoạt động giao lưu, hội thi, hội diễn; chú trọng đến hoạt động sáng tác lời Ca Huế; bồi dưỡng tài năng thông qua phong trào hoạt động bảo vệ và phát huy nghệ thuật Ca Huế tại địa phương;

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nghệ nhân Ca Huế có cơ hội giao lưu nghệ thuật Ca Huế trong và ngoài tỉnh, hng năm tổ chức Liên hoan nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương;

- Nâng cấp cơ sở vật chất, nơi sinh hoạt, thực hành di sản nghệ thuật Ca Huế.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế đbảo tồn và phát huy giá trdi sản Ca Huế.

d) Tổ chức khai thác di sản nghệ thuật Ca Huế phục vụ phát triển du lịch:

- Tổ chức biểu diễn nghệ thuật Ca Huế vào các chương trình Festival Huế, Festival lang truyn thống Huế hoặc ngày Di sản Việt Nam (23/11) đgiới thiệu đến người dân và du khách trong và ngoài nước;

- Xây dựng Ca Huế trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của Huế; Đng thời, đa dạng hoa các chương trình biểu diễn nhằm tăng khả năng lựa chọn cho du khách khi thưng thức nghệ thuật Ca Huế;

- Thực hiện việc chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn Ca Huế trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trên sông Hương để phục vụ du khách;

- Tăng cường công tác xã hội hóa trong cộng đồng, các tầng lớp nhân dân h tr cùng vi ngun kinh phí Nhà nước đảm bảo cho hoạt động biu din Ca Huế tại các địa phương, các câu lạc bộ thông qua các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, những người yêu thích bộ môn nghệ thuật Ca Huế;

- Xây dng nghệ thuật Ca Huế thành một sn phẩm phục vụ phát triển du lịch bền vững, đy mạnh tăng cường xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thut Ca Huế gắn với phát triển du lịch để đáp ứng nhu cu thưởng thức của du khách trong và ngoài nước.

đ) Tuyên truyền, quảng bá di sản nghệ thuật Ca Huế:

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực, nhận thức của cán bộ làm công tác văn hóa, cán bộ ở các cấp chính quyền nói chung và cộng đồng xã hội về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Ca Huế;

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, in tờ rơi, tập sách, đĩa tuyên truyn di sản nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nghệ thuật Ca Huế;

- Các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về yêu cầu, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy giá trị ngh thut Ca Huế trong các tng lớp nhân dân, trong lực lượng đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể;

- Tuyên dương, khen thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích xuất sc trong công tác bảo tn và phát huy giá trị di sn Ca Huế.

3. Kinh phí thực hiện:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp.

4. Tchức thực hiện:

a) Sở Văn hóa và Thể thao:

- Chtrì phối hợp với các sở, ban; ngành, đoàn thể và các địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện đề án; hướng dẫn kiểm tra giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện đề án và định kỳ hàng năm báo cáo UBND tnh;

- Tổ chức công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu qutrong công tác kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa, truyn dạy nghệ thuật Ca Huế;

- Xây dựng các quy định chuẩn mực về phong cách, tác phong, ứng xử, trang phục cho các nghệ nhân, nghệ sĩ tham gia vào hoạt động Ca Huế trên sông Hương phù hợp với nghệ thuật biu din Ca Huế và thun phong mỹ tục Việt Nam, góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động Ca Huế trên sông Hương;

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Ca Huế theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng nội dung tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú đ nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thvà cộng đồng cư dân về bảo tồn và phát huy giá trị Ca Huế. Trên cơ sở đó phối hợp liên ngành có liên quan để triển khai thực hiện;

- Đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Ca Huế; Các chính sách hỗ trợ nghệ nhân Ca Huế phù hợp với thực tế địa phương;

- Hướng dẫn các câu lạc bộ Ca Huế: Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai Đề án, gửi Sở Văn hóa và Thể thao tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh; Phối hợp Sở Văn hóa và Ththao nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách liên quan đến hoạt động của Câu lạc bộ Ca Huế theo quy định; Tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện các nội dung liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản Ca Huế.

- Căn cứ nội dung Đề án được duyệt hàng năm giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập dự toán cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xem xét, đề xuất UBND tỉnh về bố trí nguồn lực để thực hiện Đề án.

b) Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế: Phối hợp với Sở Văn hóa và Ththao xây dựng kế hoạch đưa Ca Huế trở thành sản phẩm phục vụ phát triển, du lịch.

c) Ban Thi đua Khen thưởng - Sở Nội vụ; Thẩm định và trình UBND tỉnh hồ sơ khen thưởng, biu dương tập thể và cá nhân có nhiều thành tích xuất sc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Ca Huế.

d) Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng kế hoạch đưa Ca Huế vào giới thiệu từ trường Mầm non đến trường THPT theo hình thức ngoại khóa hoặc câu lạc bộ.

đ) Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền nhm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác bảo tồn di sản Ca Huế, xây dựng các chương trình, chuyên mục về giới thiệu và truyền dạy Ca Huế để đăng tải trên sóng truyền hình, mạng xã hội...

e) Sở Tài chính; Tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn lực để thực hiện đề án trong khả năng ngân sách địa phương.

g) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phi hp với Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu UBND tỉnh huy động nguồn vốn để thực hiện đề án.

h) Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Văn hóa và Ththao tham mưu UBND tỉnh đưa đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Ca Huế vào danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm.

i) Sở Giao thông và Vận tải chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt mẫu thuyền mới phục vụ du lịch và Ca Huế trên sông Hương.

k) Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế:

- Tổ chức tuyên truyền, phát động đến toàn thể cán bộ Đoàn và đoàn viên, thanh thiếu niên về ý nghĩa, giá trị độc đáo của nghệ thuật Ca Huế;

- Chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trong tỉnh huy động lực lượng đoàn viên, thanh thiếu niên tích cực tham gia cổ vũ các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đoàn trong khối Nghệ thuật tích cực tham gia tập luyện nghệ thuật Ca Huế;

- Khuyến khích xây dựng các tiết mục Ca Huế trong các chương trình giao lưu liên hoan nghệ thuật quần chúng.

l) Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh: Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao triển khai các nội dung sáng tác, phổ biến các tác phẩm nghệ thuật Ca Huế, phối hợp công tác tổ chức, chuyên môn, vận động nghệ sĩ, nghệ nhân tham gia các trại sáng tác lời mới cho Ca Huế, hội thi, liên hoan, trình diễn nghệ thuật Ca Huế trên địa bàn tỉnh.

m) Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chỉ đạo Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế tổ chức tuyên truyền vận động các diễn viên, nghệ sĩ tham gia thực hiện Đề án.

n) UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế:

- Chỉ đạo các phòng, ban và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động sinh hoạt Ca Huế nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Ca Huế ở địa phương;

- Tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn về ý nghĩa, giá trị di sản Ca Huế; huy động cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng đoàn viên, thanh thiếu niên và nhân dân tích cực tìm hiểu nghệ thuật Ca Huế;

- Biểu dương, khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Ca Huế tại địa phương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ VH
, TT&DL; (đ b/c)
- TT TU. TT HĐND t
nh;
- CT và các PCT UBND
tỉnh;
- Các đơn vị có tên tại mục 4;
- VP: PCVP và các CV;
- Lưu: VT
, VH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao