Quyết định 1840/QĐ-TTg phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và thời hạn trình dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017
Số hiệu: 1840/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 23/09/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1840/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÂN CÔNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ SOẠN THẢO VÀ THỜI HẠN TRÌNH CÁC DỰ ÁN LUẬT, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT ĐƯỢC BỔ SUNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2016 VÀ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2017

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 22/2016/QH14 ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Quốc hội về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 234/NQ-UBTVQH14 ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 22/2016/QH14 ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Quốc hội về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và thời hạn trình các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.

2. Các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình năm 2016 gối sang Chương trình năm 2017, đã được phân công tại Quyết định số 1273/QĐ-TTg ngày 07/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII, năm 2015 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 thì tiếp tục thực hiện theo Quyết định này.

Điều 2.

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ sau đây:

a) Khẩn trương thành lập Ban soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh; tiến hành tổng kết việc thi hành pháp luật có liên quan; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến dự án luật, pháp lệnh; tổ chức nghiên cứu khoa học, nghiên cu thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến dự án luật, pháp lệnh; đánh giá tác động dự án luật, pháp lệnh, dự kiến những nội dung cần được giao quy định chi tiết trong dự thảo luật, pháp lệnh và chuẩn bị nội dung văn bản quy định chi tiết, dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành sau khi luật, pháp lệnh được thông qua, bảo đảm dự án trình được chuẩn bị kỹ cả về nội dung và kỹ thuật văn bản.

b) Tập trung thời gian, nguồn lực để bảo đảm chất lượng, tiến độ dự án, dự thảo; chuẩn bị hồ sơ dự án luật, pháp lệnh để gửi Bộ Tư pháp thẩm định theo quy định tại Điều 58 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, đồng thời bổ sung Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật có liên quan, Báo cáo đánh giá tác động văn bản; chuẩn bị hồ sơ gửi Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra theo quy định tại Điều 64 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến Chính phủ, cơ quan thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội không đúng thời hạn.

c) Đối với các dự án luật, pháp lệnh lớn, phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến về quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn và những vấn đề lớn, còn có ý kiến khác nhau trước khi hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ.

d) Dự liệu đủ thời gian để chỉnh lý và nghiêm túc tiếp thu hoặc giải trình các ý kiến góp ý, thẩm định đối với các dự án.

đ) Chủ động phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình soạn thảo, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh.

e) Định kỳ hằng tháng, cơ quan chủ trì soạn thảo cập nhật thông tin điện tử về tình hình, tiến độ soạn thảo và hằng quý, gửi báo cáo về tình hình và kết quả nghiên cu, soạn thảo các dự án đã được phân công, nêu rõ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình soạn thảo, đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục đến Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:

a) Thẩm định kịp thời và nâng cao chất lượng công tác thẩm định các dự án luật, pháp lệnh.

b) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

c) Công khai tình hình các cơ quan chủ trì soạn thảo chưa bảo đảm tiến độ trình các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết đã được xác định tại Nghị quyết số 22/2016/QH14 của Quốc hội và Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ trên Trang Thông tin điện tử của Chính phủ và Cng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan chủ động xây dựng dự kiến kế hoạch, chương trình tchức các phiên họp chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật bảo đảm có sự gắn kết, sắp xếp hợp lý giữa các dự án luật, pháp lệnh đưa vào các phiên họp thường kỳ và các phiên họp chuyên đề của Chính phủ; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều 3.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện nghiêm túc các giải pháp đã được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra về đy nhanh tiến độ và bảo đảm cht lượng xây dựng, ban hành, khắc phục triệt đtình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kim tra, xác định rõ trách nhiệm các đơn vị, cá nhân thuộc bộ, ngành mình trong xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết.

Điều 4.

Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội đề xuất phân bổ kinh phí hỗ trợ xây dựng các dự án luật, pháp lệnh đã được phân công tại Quyết định này đbảo đảm chất lượng và tiến độ soạn thảo các dự án.

Điều 5.

Quyết định này có hiệu lực thi hành ktừ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thtướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ;
- Lưu: Văn thư, PL(3).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

BẢN PHÂN CÔNG

CƠ QUAN CHỦ TRÌ SOẠN THẢO VÀ THỜI HẠN TRÌNH CÁC DỰ ÁN LUẬT, PHÁP LỆNH ĐƯỢC BỔ SUNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2016, CÁC DỰ ÁN LUẬT, PHÁP LỆNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1840/QĐ-TTg ngày 23 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

I. PHÂN CÔNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ SOẠN THẢO VÀ THỜI HẠN TRÌNH CÁC DỰ ÁN LUẬT, PHÁP LỆNH, DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT ĐƯỢC BỔ SUNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2016

TT

Tên dự án

Cơ quan chủ trì soạn thảo

Thi hạn trình Chính phủ

Thời hạn trình UBTVQH (Nghị quyết số 234)

Ghi chú

1.

Luật quy hoạch

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

Tháng 9/2016

Đã được Chính phủ cho ý kiến

2.

Pháp lệnh sửa đi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Tháng 10/2016

Tháng 11/2016

 

3.

Nghị quyết sửa đi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính

 

Tháng 10/2016

Đã được Chính phủ cho ý kiến

4.

Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án

Bộ Tài chính

 

Tháng 11/2016

Đã được Chính phủ cho ý kiến

5.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13

Bộ Tư pháp

 

Tháng 10/2016

Đã được Chính phủ cho ý kiến

II. PHÂN CÔNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ SOẠN THẢO VÀ THỜI HẠN TRÌNH CÁC DỰ ÁN LUẬT, PHÁP LỆNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2017

TT

Tên dự án

Cơ quan chủ trì soạn thảo

Thi hạn trình Chính phủ

Thời hạn trình UBTVQH
(Nghị quyết số 234)

1.

Luật bảo vệ bí mật nhà nước

Bộ Công an

Tháng 12/2016

Tháng 02/2017

2.

Luật an ninh mạng

Bộ Công an

Tháng 7/2017

Tháng 9/2017

3.

Luật cạnh tranh (sửa đi)

Bộ Công Thương

Tháng 01/2017

Tháng 02/2017

4.

Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Tháng 01/2017

Tháng 3/2017

5.

Luật bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tháng 01/2017

Tháng 3/2017

6.

Luật thủy sản (sửa đổi)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tháng 02/2017

Tháng 4/2017

7.

Luật sửa đi, bsung một số điều của Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bộ Ngoại giao

Tháng 5/2017

Tháng 7/2017

8.

Luật quốc phòng (sửa đi)

Bộ Quốc phòng

Tháng 6/2017

Tháng 8/2017

9.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thể dục, thể thao

Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch

Tháng 7/2017

Tháng 9/2017

10.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tố cáo

Thanh tra Chính phủ

Tháng 02/2017

Tháng 4/2017

11.

Luật quản lý nợ công (sửa đổi)

Bộ Tài chính

Tháng 02/2017

Tháng 4/2017

12.

Luật đo đạc và bản đồ

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tháng 10/2016

Tháng 9/2017

13.

Luật lý lịch tư pháp (sửa đổi)

Bộ Tư pháp

Tháng 6/2017

Tháng 8/2017

 

Điều 58. Thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình

1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Chính phủ.

Đối với dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.

2. Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:

a) Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo;

b) Dự thảo văn bản;

c) Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản, nếu trong dự án, dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính;

d) Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;

đ) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ;

e) Tài liệu khác (nếu có).

Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

3. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau đây:

a) Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được thông qua;

b) Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính;

d) Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

đ) Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;

e) Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung dự án, dự thảo.

4. Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến về việc dự án, dự thảo đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình Chính phủ. Trong trường hợp Bộ Tư pháp kết luận dự án, dự thảo chưa đủ điều kiện trình Chính phủ thì trả lại hồ sơ cho cơ quan chủ trì soạn thảo để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo.

Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.

5. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo và đồng thời gửi báo cáo giải trình tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến cơ quan thẩm định khi trình Chính phủ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết.

Xem nội dung VB
Điều 64. Hồ sơ và thời hạn gửi hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để thẩm tra

1. Hồ sơ dự án, dự thảo để thẩm tra bao gồm:

a) Tờ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án, dự thảo;

b) Dự thảo văn bản;

c) Báo cáo thẩm định đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình; ý kiến của Chính phủ đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình; bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý;

d) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo; báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án, dự thảo;

đ) Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;

e) Dự thảo văn bản quy định chi tiết và tài liệu khác (nếu có).

Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

2. Đối với dự án, dự thảo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thì chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Ủy ban về các vấn đề xã hội và cơ quan khác tham gia thẩm tra để tiến hành thẩm tra.

Đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội thì chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan chủ trì thẩm tra, Ủy ban pháp luật, Ủy ban về các vấn đề xã hội và cơ quan khác tham gia thẩm tra để tiến hành thẩm tra.

3. Cơ quan thẩm tra không tiện hành thẩm tra dự án, dự thảo khi chưa đủ các tài liệu trong hồ sơ hoặc hồ sơ gửi không đúng thời hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Xem nội dung VB