Quyết định 1839/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: | 1839/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau | Người ký: | Lâm Văn Bi |
Ngày ban hành: | 26/10/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Bưu chính, viễn thông, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1839/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 26 tháng 10 năm 2016 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử;
Căn cứ Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1563/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 66/TTr-SCT ngày 29/9/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020”.
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1839/QĐ-UBND ngày 26/10/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
1. Mục tiêu chung
Xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), đưa TMĐT trở thành hoạt động phổ biến, thúc đẩy phát triển thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Cà Mau đến năm 2020 cần đạt được như sau:
- 50% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin để quảng bá thương hiệu và bán sản phẩm cho khách hàng.
- 30% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch TMĐT.
- 60% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử trên Internet hoặc trên nền tảng di động.
- 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ của các cá nhân, hộ gia đình qua phương tiện điện tử.
- 500 lượt cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nước tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn về TMĐT.
- 1.500 cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được đào tạo, tập huấn ngắn hạn về thương mại điện tử, đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp.
- Triển khai đưa vào ứng dụng và phát triển các tiện ích thanh toán thương mại điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử, đặc biệt loại hình thương mại điện tử doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B).
- Hình thành, phát triển các sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín.
1. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thương mại điện tử
a) Nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật về thương mại điện tử (thanh tra, quản lý thị trường, công an, viện kiểm sát, tòa án) tại các địa phương thông qua việc thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thương mại điện tử, trang bị các phương tiện hiện đại để hỗ trợ việc theo dõi, giám sát, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm các hoạt động thương mại điện tử trên môi trường trực tuyến.
- Số lớp: 01 lớp/năm, mỗi lớp khoảng 100 người; 1 lớp x 05 năm = 05 lớp.
- Kinh phí: 37.500.000 đồng/lớp x 05 = 187.500.000 đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) thuộc Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương; Sở Thông tin và Truyền thông.
b) Mở rộng và củng cố năng lực của Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Sàn thương mại điện tử được xây dựng trên mô hình kinh doanh thương mại điện tử, là cầu nối giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), là nơi trao đổi thông tin, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, là nơi mua, bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; củng cố uy tín của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng các dịch vụ trực tuyến trên sàn.
- Kinh phí:
Chi phí |
Đơn giá (VND) |
Số lượng |
Cộng (VNĐ) |
Xây dựng Sàn giao dịch thương mại điện tử năm 2017 |
190.000.000 |
1 năm |
190.000.000 |
Duy trì, cài đặt, hiệu chỉnh Sàn giao dịch thương mại điện tử năm 2018 |
10.000.000 |
1 năm |
10.000.000 |
Quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm năm 2019 - 2020 |
20.000.000 |
2 năm |
20.000.000 |
Tổng cộng |
|
|
220.000.000 |
Trong đó:
- Kinh phí: 220.000.000 đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) thuộc Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương; Sở Thông tin và Truyền thông.
2. Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử
a) Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý và chương trình chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử (Theo Quyết định số 07/2015/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia).
Nội dung đào tạo chủ yếu bao gồm: Tổng quan và lợi ích của thương mại điện tử; hệ thống pháp luật về thương mại điện tử; các hoạt động thanh tra, kiểm tra, thống kê thương mại điện tử; lập kế hoạch triển khai thương mại điện tử; dịch vụ công trực tuyến; các kỹ năng khai thác, quản lý và cập nhật thông tin thương mại trực tuyến.
- Số lớp: 01 lớp/năm, mỗi lớp khoảng 100 người; 1 lớp x 05 năm = 05 lớp.
- Kinh phí: 37.500.000 đồng/lớp x 05 = 187.500.000 đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) thuộc Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương; Sở Thông tin và Truyền thông.
b) Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho doanh nghiệp và sinh viên về thương mại điện tử theo các chủ đề chuyên sâu, phù hợp với địa phương và lĩnh vực kinh doanh.
Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về kỹ năng thương mại điện tử cho doanh nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh. Nội dung tập huấn chủ yếu bao gồm: Lập kế hoạch ứng dụng và triển khai thương mại điện tử cho doanh nghiệp; các kỹ năng khai thác thông tin thương mại trực tuyến; các kỹ năng tìm kiếm khách hàng trên Internet; các doanh nghiệp triển khai và ứng dụng thương mại điện tử thành công; xây dựng và quản trị website thương mại điện tử; ứng dụng marketing trực tuyến; sàn giao dịch thương mại điện tử; xây dựng thương hiệu trên môi trường Internet.
- Số lớp: 01 lớp/năm, mỗi lớp khoảng 100 người; 1 lớp x 05 năm = 05 lớp.
- Kinh phí: 37.500.000 đồng/lớp x 05 = 187.500.000 đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) thuộc Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương; Sở Thông tin và Truyền thông
3. Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử
Khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp bằng các mô hình kinh doanh thương mại điện tử mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến
Hàng năm hỗ trợ 10 doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có hoặc đã có Website TMĐT đang hoạt động, thiết kế, nâng cấp thành website TMĐT có đầy đủ chức năng để bán hàng như: giỏ hàng trực tuyến, tích hợp thanh toán trực tuyến, chức năng quản lý hoạt động khuyến mãi trực tuyến, facebook store, hỗ trợ chat live và website thân thiện, hỗ trợ và phù hợp với các thiết bị cầm tay …..
- Kinh phí:
Nội dung |
Số lượng DN |
Đơn giá (VNĐ) |
Thành tiền (VNĐ) |
Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí thiết kế, nâng cấp (10 DN x 5 năm) |
50 |
15.000.000 |
750.000.000 |
Tổng cộng |
|
|
750.000.000 |
Trong đó:
- Kinh phí: 750.000.000 đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) thuộc Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương; Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh và các đơn vị có liên quan.
- Kinh phí: 60.000.000 đồng.
- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh.
III. NHU CẦU VÀ NGUỒN KINH PHÍ
1. Nhu cầu: Tổng kinh phí triển khai kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020 là 1.592.500.000 đồng (Một tỷ, năm trăm chín mươi hai triệu, năm trăm ngàn đồng).
2. Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh cấp theo Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020 là 1.592.500.000 đồng.
1. Sở Công Thương
- Sở Công Thương là cơ quan đầu mối, chủ trì thực hiện kế hoạch, có trách nhiệm triển khai, phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet), Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thuộc Bộ Công Thương và các đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ứng dụng thương mại điện tử, quảng bá thông tin lên mạng Internet.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử hàng năm và triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch.
- Chủ trì xây dựng dự toán kinh phí thực hiện hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung kế hoạch phát triển thương mại điện tử phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và hướng dẫn của Trung ương.
- Tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch. Tổng hợp báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương theo đúng quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Sở Công Thương trong việc hỗ trợ các sở, ngành, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử; đào tạo các kỹ năng và tư vấn cho doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến công nghệ thông tin và thương mại điện tử; triển khai chữ ký số và chứng thực chữ ký số trong các giao dịch TMĐT; triển khai đồng bộ Kế hoạch này với các kế hoạch, chương trình phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh, gắn kết sự phát triển TMĐT với Chính phủ điện tử.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông phát triển hạ tầng đảm bảo chất lượng phục vụ phát triển thương mại điện tử; hỗ trợ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử.
- Phối hợp với Công an tỉnh thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
3. Sở Tài chính
- Phối hợp Sở Công Thương tham mưu cân đối nguồn kinh phí, trình UBND tỉnh bố trí kinh phí ngân sách tỉnh hàng năm để đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử.
- Phối hợp với Sở Công Thương thực hiện kiểm tra kế hoạch, giám sát Chương trình.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương xem xét, trình UBND tỉnh đưa Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và kế hoạch chung giai đoạn.
5. Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố Cà Mau phối hợp với Sở Công Thương triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử có liên quan đối với các lĩnh vực ngành, đơn vị và trên địa bàn quản lý.
Trên đây là Kế hoạch Phát triển thương mại điện tử tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020, trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu các ngành, đơn vị có liên quan phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
Quyết định 1563/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 08/08/2016 | Cập nhật: 10/08/2016
Quyết định 07/2015/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia Ban hành: 02/03/2015 | Cập nhật: 05/03/2015
Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử Ban hành: 16/05/2013 | Cập nhật: 17/05/2013
Quyết định 1563/QĐ-TTg năm 2009 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Ban hành: 05/10/2009 | Cập nhật: 20/10/2009