Quyết định 1836/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch phát triển thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"
Số hiệu: 1836/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Trần Xuân Việt
Ngày ban hành: 25/02/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1836/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội;

Căn cứ Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1081/QĐ TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;

Cản cử Quyết định số 17/2012/QĐ - UBND ngày 09/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 264/TTr -SNN ngày 19/12/2012; Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 59/BC-KT&ĐT ngày 23/01/2013; được sự nhất trí của đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND Thành phố và các đồng chí thành viên UBND Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Quy hoạch phát triển thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN:

1. Quy hoạch phát triển thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phải phù hợp với các quy hoạch: Quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội đến nám 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; đồng thời phải phù hợp với chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam.

2. Chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và an toàn vệ sinh thực phẩm, có khả năng cạnh tranh cao gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời phát triển khai thác thủy sản (KTTS) một cách hợp lý, gắn với bảo vệ nguồn lợi, môi trường sinh thái.

3. Quy hoạch phát triển thủy sản hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản tự nhiên, góp phần tích cực cải tạo, giải quyết ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan sinh thái phục vụ khai thác đa mục tiêu.

4. Huy động nguồn lực từ nhiều thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản đảm bảo cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Áp dụng quy trình sản xuất thân thiện với môi trường để tạo sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:

1. Mục tiêu chung:

Phát triển các vùng NTTS tập trung theo hướng đồng bộ nhằm tăng năng suất, chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản của thành phố. Giữ ổn định và cải tạo diện tích ao hồ nhỏ trong khu dân cư để tận dụng đưa vào NTTS và tạo cảnh quan, môi trường. NTTS mặt nước lớn gắn liền với phát triển du lịch sinh thái. Phát triển sản xuất giống thủy sản dần đưa Hà Nội thanh trung tâm sản xuất giống thủy sản công nghệ cao cung cấp cho thành phố và các tỉnh lân cận.

2. Mục tiêu cụ thể:

a. Đến năm 2020:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất thủy sản đạt 14,3%/năm.

- Diện tích NTTS 22.500 ha, trong đó diện tích vùng NTTS tập trung 10.260 ha với tốc độ tăng bình quân 0,9%/năm; năng suất bình quân 9,4 tấn/ha (vùng NTTS tập trung đạt 17,5 tần/ha) với tốc độ tăng bình quân 11,1%/năm; sản lượng nuôi 212.000 tn với tốc độ tăng bình quân 12,2 %/năm.

- Nuôi cá lồng, bè ở một số sông, hồ chứa nước ổn định khoảng 800 lồng.

- Xây dựng một số vùng NTTS công nghệ cao. Tập trung đầu tư cho các vùng NTTS tập trung tăng nhanh năng suất, chai lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phm.

- Phát triển sản xuất giống thủy sản, xây dựng trung tâm giống thủy sản công nghệ cao, nâng cao chất lượng giong, đưa Hà Nội thành trung tâm sản xuất giống thủy sản công nghệ cao cung cấp cho Thành phố và các tỉnh lân cận trong vùng.

- Sản lượng KTTS là 2.400 tấn, sản lượng khai thác giảm bình quân 1,9%/năm.

- Tổng sn lượng chế biến thủy sản (CBTS) là 6.850 tấn; tăng bình quân 15,7%/năm.

b. Định hướng đến năm 2030:

- Tập trung đầu tư cho các vùng sản xuất công nghệ cao: NTTS, sản xuất giống, mở rộng vùng nuôi thâm canh để tăng năng suất.

- Diện tích NTTS khoảng 22.000 ha (Trong đó, diện tích vùng NTTS tập trung 11.473 ha); Năng suất bình quân 13,7 tn/ha (vùng NTTS tập trung đạt 23,7 tấn/ha) với tốc độ tăng bình quân 8,3%/năm.

- Sản lượng nuôi 301.500 tấn với tốc độ tăng bình quân 8,7 %/năm.

- Ổn định năng lực nghề KTTS khoảng 2.200 tẩn, sản lượng khai thác giảm bình quân 1,2%/năm.

- Tổng sản lượng CBTS đến năm 2030 đạt 10.000 tấn với tốc độ tăng bình quân 3,9%/năm.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỀN THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020

1. Nuôi trồng thủy sản:

Khai thác các loại hình mặt nước đưa vào NTTS, ưu tiên phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của Thành phố. Tăng cường áp dụng khoa học - công nghệ vào NTTS theo từng loại hình nuôi để tăng năng suất, tạo sản phẩm có chất lượng.

a) Quy hoạch NTTS tập trung:

Tập trung phát triển các vùng NTTS tập trung có diện tích từ 30 ha trở nên tại các huyện: ng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Ba Vì, Thanh Oai, Thường Tín, Thanh Trì, Quốc Oai, Sóc Sơn

Đến năm 2020: Diện tích nuôi 10.260 ha với tốc độ tăng bình quân 0,9%/ năm. Năng suất nuôi trung bình đạt 17,5 tấn/ha, sản lượng nuôi đạt 179.500 tn.

- Cơ cấu đối tượng nuôi: cá truyền thống, cá chép lai, cá rô phi, cá diêu hồng, cá lăng, cá chiên, cá tràm đen, cá quả, cá rô đồng, tôm, thủy đặc sản khác.

- Cá rô phi, cá diêu hồng: diện tích nuôi đạt 3.330 ha với sản lượng nuôi đạt 64.365 tấn. Cá rô phi và diêu hồng sẽ được nuôi bán thâm canh (nuôi đơn và nuôi ghép) và nuôi thâm canh cao tại một số vùng nuôi tại các huyện: Thanh Oai, Ba Vì, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phú Xuyên, ng Hòa, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thường Tín, Thanh Trì.

- Cá lăng, cá chiên: diện tích nuôi đạt 180 ha với sản lượng 5.400 tn. Cá lăng, cá chiên là những đối tượng yêu cầu môi trường nước sạch, khí hậu mát nên sẽ tập trung phát triển ở các huyện Ba Vì, Mỹ Đức và Sóc Sơn.

- Cá trm đen, cá quả: diện tích nuôi đạt 320 ha với sản lượng 9.600 tấn. Tập trung phát triển ở các huyện Thanh Oai, Chương Mỹ, ng Hòa, Phú Xuyên, Gia Lâm, Thưng Tín.

- Cá truyền thống: diện tích nuôi các đối tượng này sẽ giảm dần còn khoảng 6.430 ha với sản lượng 100.100 tấn và trong cơ cấu cá truyền thống sẽ tập trung chủ yếu và cá trm cỏ và cá chép lai, giảm dần cá trôi, mè và một số loại cá truyền thống khác hiệu quả kinh tế thấp.

Định hướng đến năm 2030: Giữ ổn định diện tích các vùng NTTS tập trung 10.260 ha. Đầu tư xây dựng một số khu NTTS công nghệ cao trên cơ sở các khu NTTS đã có để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Năng suất nuôi bình quân tại các khu NTTS tập trung đạt 23,7 tấn/ha với sản lượng đạt 243.100 tấn.

b) Quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặt nước ln (nuôi hồ chứa):

NTTS mặt nước lớn chỉ nuôi với hình thức quảng canh, thả giống và khai thác với năng suất duy trì khoảng 0,1 tn/ha.

Nuôi cá lồng bè trên hồ chứa với mật độ thấp sẽ được tập trung chủ yếu ở huyện Ba Vì (hồ Suối Hai), thị xã Sơn Tây (hồ Đồng Mô, Xuân Khanh), huyện Mỹ Đc (hồ Quan Sơn - Tuy Lai), huyện Chương Mỹ (hồ Đồng Sương, Văn Sơn) và nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá lăng, cá quả, cá trắm giòn, cá chép giòn, cá diêu hng, cá rô phi, cá tầm và một số thủy đặc sn khác.

- Đến năm 2020: Sản lượng nuôi cá hồ chứa đạt 660 tấn (trong đó 432 tấn từ nuôi cá mặt nước lớn và 228 tấn nuôi cá lồng trên h), số lượng lồng nuôi trên hồ chứa đạt 456 lồng.

- Định hướng đến năm 2030: Sản lượng nuôi cá hồ chứa đạt 1.116 tấn (trong đó 432,7 tấn từ nuôi cá mặt nước lớn và 684 tấn nuôi cá lồng trên hồ), số lượng lng nuôi trên hồ chứa đạt 456 lng.

c) Quy hoạch NTTS ao hồ nhỏ:

Với ao hồ nằm trong khu dân cư cần duy trì diện tích và nuôi với mật độ vừa phải kết hợp với tạo cảnh quan môi trường cho khu dân cư

Với diện tích ao nằm gần khu dân cư nhưng có diện tích dưới 10 ha thì cần tăng cường đầu tư về khoa học công nghệ, cải tạo môi trường, đầu tư hệ thống cấp và thoát nước hoàn chỉnh để tăng năng suất.

- Đến năm 2020: Diện tích nuôi 6.700 ha và năng suất nuôi bình quân tăng lên 3 tấn/ha với sản lượng nuôi đạt 20.100 tấn.

- Định hướng đến năm 2030: Diện tích nuôi giảm xuống còn 6.200 ha, năng suất nuôi bình quân tăng lên 4,5 tấn/ha với sản lượng nuôi đạt 27.900 tấn. NTTS ao hồ nhỏ sẽ được phát triển nuôi ở hầu hết các huyện của thành phố. Đối tượng nuôi: Cá truyền thống, cá rô phi, ếch, ba ba.

d) Quy hoạch nuôi cá lồng trên sông:

Phát triển nuôi cá lồng bè chủ yếu trên sông Hồng, sông Đà, sông Đáy.

Đến năm 2020 có khoảng 344 lồng nuôi, thể tích lồng nuôi 27m3/lồng, năng suất đạt 0,5 tấn/lồng, sản lượng nuôi khoảng 172 tấn. Định hướng đến năm 2030 sẽ giữ n định số lượng lồng nuôi, tăng thtích lồng lên 90 m3/lồng; năng suất đạt 1,5 tn/lng và sản lượng đạt 516 tấn.

đ) Quy hoạch hệ thống sản xuất và kinh doanh cá cnh:

Đến năm 2020: Sản lượng cá cảnh đạt 15 triệu con và tăng lên 40 triệu con vào năm 2030. Khôi phục và phát triển một số làng nghề sản xuất cá cảnh. Xây dựng vùng sản xuất cá cảnh tập trung với quy mô 15 - 20 ha có cơ sở hạ tầng đồng bộ, biện đại.

e) Quy hoạch hệ thống cơ sở hậu cần cho NTTS:

Nhu cầu con giống: giống thủy sản nước ngọt truyền thống đã đáp ứng đủ 100% nhu cầu. Tổng nhu cầu con giống cho nuôi thương phẩm của toàn Thành phố đến năm 2020 khoảng 671,66 triệu con. Trong đó, giống cá truyền thống khoảng 385 triệu con (chiếm 57,4% tổng con giống); giông cá rô phi khoảng 197 triệu con (chiếm 29,4); cá quả, cá trm đến khong 81,7 triệu con (chiếm 12,2%); tôm càng xanh khong 4 triệu con giống (chiếm 0,6 %); thủy đặc sản cần 3,03 triệu con giống (chiếm 0S5 %).

Hệ thống trại sản xuất giống: đầu tư xây dựng Trung tâm giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội tại xã Mỹ Lương và Trần Phú - huyện Chương Mỹ nhằm sản xuất giống có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Đầu tư nâng cấp và nâng cao năng lực sản xuất giống của 19 cơ sở sản xuất giống tư nhân ở các huyện có truyền thống và các huyện nuôi trọng điểm để đáp ứng nhu cầu con giống tại chỗ chất lượng cao cho người nuôi.

Cơ sở hạ tầng: nâng cấp hệ thống đường giao thông, thủy lợi và hệ thống điện đáp ứng được nhu cầu và phục vụ phát triển sản xuất.

2. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

Khai thác một cách hợp lý, chọn lọc, đồng thời đẩy mạnh công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên trên các hồ, sông và suối. Nghiên cứu trữ lượng cá hồ chứa, tuổi, mùa vụ khai thác, chất lượng và số lượng đàn cá bổ sung. Nghiên cứu cơ cấu đàn cá thả bổ sung hợp lý dựa trên cơ sở đánh giá nguồn thức ăn tự nhiên và khả năng quản lý của họ đ đu phát triển.

Tổng sản lượng khai thác thủy sản của thành phố còn khoảng 2.400 tấn vào năm 2020, tiếp tục giảm còn 2.200 tấn vào năm 2030.

Khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý, phải đi đôi với công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi tự nhiên Xây dựng một số khu bảo tồn nguồn lợi đặc biệt đối với một số loài thủy sản truyền thống, có giá trị kinh tế cao.

- Thành phố Hà Nội có 3 khu vực được xây dựng thành khu bảo tồn, trong đó có 2 khu vực cấp quc gia là Khu vực ngã ba sông Đà - Lô - Thao, Hồ Tây, một khu vực bảo tồn cấp tỉnh là Hồ Hoàn Kiếm.

3. Chế biến và thương mại thủy sản:

Đầu tư xây dựng cơ sở thu mua, sơ chế và dây chuyền sản xuất các sản phẩm phối chế và sản phẩm giá trị gia tăng từ nguồn nguyên liệu tại các vùng NTTS tập trung, xây dựng hệ thống chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

Tập trung đầu tư Nhà máy chế biến mới với dây chuyền sản xuất các sản phẩm phối chế và sản phẩm giá trị gia tăng từ nguồn nguyên liệu cá rô phi như sản phẩm cá filê với công suất nhỏ khoảng 10-20 tấn/ngày trong các cơ schế biến đông lạnh.

Theo quy hoạch tổng công suất hệ thống kho lạnh bảo quản thủy sản thành phố Hà Nội là 20.000 tấn/năm.

Lượng nguyên liệu đủ cung cấp cho CBTS theo như quy hoạch đến năm 2020 sẽ cần tương ứng 10.000 tấn (trong đó cá rô phi là 9.900 tấn, thy đặc sản khác là 100 tấn) và đến năm 2030 sẽ cần 20.000 tấn (trong đó cá rô phi là 18.000 tấn, thy đặc sản khác là 2.000 tấn).

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và dịch vụ:

a) Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng cơ sở phục vụ NTTS đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng cho các vùng sản xuất tập trung.

b) Giải pháp về thức ăn:

- Khuyến khích các công ty, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện có tại Hà Nội đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn cho thủy sản.

- Tăng cường tuyên truyền việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong NTTS đặc biệt là ở những vùng NTTS tập trung, thay thế dần thức ăn chế biến và phân hữu cơ trong NTTS nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước nuôi.

c) Giải pháp về con giống:

Đầu tư nâng cấp ca sơ vật chất các cơ sở sản xuất con giống, đầu tư đàn cá bố mẹ đảm bảo tiêu chuẩn. Đến năm 2020 đảm bảo 100% con giống cung cấp cho NTTS của Thành phố là con giống sạch bệnh, chất lượng cao. Đầu tư đàn cá ông bà cho Trung tâm giống thủy sản Hà Nội, hỗ trợ thay thế đàn cá bố mẹ cho các cơ sở sản xuất giống tại các huyện.

d) Dịch vụ thuốc, hóa chất cho NTTS:

- Tăng cường thực hiện việc quản lý và sử dụng thuốc, hóa chất trong NTTS được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.

- Giám sát chặt chẽ trong khâu nhập thuốc, hóa chất sử dụng trong NTTS và thuốc thú y thủy sản theo quy định của Nhà nước.

2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ:

Xây dựng chính sách khuyến khích thành phần kinh tế trong việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, kho lạnh, cơ sở thu gom, bảo quản, sơ chế, xây dựng chợ đầu mối thủy sản. Tăng cường công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu thủy sản cho các vùng NTTS tập trung. Hỗ trợ xây dựng chuỗi sản phẩm trong NTTS từ khâu nuôi đến sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phm.

3. Giải pháp về phân vùng sản xuất và tổ chức quản lý:

Thực hiện quy hoạch phân vùng sản xuất thủy sản hình thành các vùng NTTS tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển các tổ chức: Chi hội Nghề cá, HTX dịch vụ thủy sản, nâng cao vai trò quản lý cộng đồng tại các vùng NTTS tập trung; tạo sự liên kết giữa 4 nhà: Nhà qun lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông.

Tăng cường kiểm soát dịch bệnh và việc sử dụng các thuốc, hóa chất dùng trong sản xuất thủy sản. Thực hiện triệt để việc áp dụng vùng nuôi tập trung thâm canh có điều kiện; các cam kết chấp hành quy hoạch và quy định vvệ sinh môi trường vùng NTTS tập trung.

4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực:

Đào tạo cán bộ có chuyên môn sâu về các lĩnh vực phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tăng cường đào tạo cán bộ có chuyên môn về thủy sản cho các huyện, thị xã, các vùng nuôi ở nhiu cấp độ khác nhau.

5. Giải pháp về khoa học công nghệ và công tác khuyến ngư:

Phát triển nhanh công nghệ về NTTS theo hình thức thủ công và công nghiệp tập trung vào các đối tượng có giá trị kinh tế. Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu cơ bản, cơ sở và nghiên cứu ng dụng nhằm phát triển NTTS đa dạng và công nghệ cao.

Tăng cường năng lực, cập nhật và nâng cao kiến thức thường xuyên cho cán bộ khuyến ngư cấp cơ sở. Tchức các lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật NTTS, nuôi thâm canh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng các mô hình trình diễn trong NTTS.

6. Giải pháp về môi trường và phòng ngừa dịch bệnh:

Tiến hành đánh giá tác động môi trường cho từng vùng. Khuyến khích những vùng nuôi áp dụng các hình thức sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm thủy sản, áp dụng thực hành nuôi thủy sản tốt (VietGAP), thực hành quản lý tốt (BMP), nuôi có trách nhiệm (CoC) để hướng tới một ngành thủy sản "phát triển xanh". Xúc tiến việc thành lập và vận hành các trạm quan trắc môi trường tại các huyện trọng điểm về NTTS.

7. Giải pháp về cơ chế chính sách: xây dựng chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng, sơ chế, chế biến, kinh doanh thủy sản.

8. Giải pháp về vốn đầu tư:

Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất thủy sản đến năm 2020 khoảng 2.923 tỷ đng (Vốn có nguồn gốc ngân sách: 1263 tỷ đồng, chiếm 43,2%). Trong đó:

Giai đoạn 2011 -2015: 1.136 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016-2020: 1.786 tỷ đồng.

Nguồn vốn: thu hút mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển thủy sản bao gồm vốn có nguồn gốc ngân sách, vốn doanh nghiệp, HTX, nhân dân và vốn xã hội hóa.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội:

Tổ chức công bố quy hoạch và xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện quy hoạch.

Chủ trì, phối hợp với các s, ban ngành, UBND các quận, huyện, thị xã cùng các cơ quan có liên quan cụ thể hóa các nhiệm vụ, các giải pháp thực hiện Quy hoạch, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch. Tham mưu giúp UBND Thành phố bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế và ban hành các cơ chế, chính sách có liên quan. Tổ chức lng ghép các chương trình để triển khai thực hiện quy hoạch.

Xây dựng mới các dự án phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao (dự án sản xuất giống, sản xuất cá cảnh, nuôi công nghệ cao). Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc phát triển và quản lý thủy sản.

2. Các sở ngành có liên quan:

Theo chức năng nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức thực hiện quy hoạch

3. UBND các huyện, thị xã:

Triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn địa phương mình quản lý theo pháp luật hiện hành; trong quá trình thực hiện cần phối hợp với các Sở, Ban, ngành trong thành phố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở, ban, ngành của Thành phố; Chủ tịch UBND các Quận, huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Xuân Việt

 

PHỤ LỤC:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011- 2020
(Kèm theo Quyết định s 1836/QĐ-UBND ngày 25/02/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt. Quy hoạch phát triển thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030)

TT

Tên dự án

Địa điểm

I

Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng vùng NTTS tập trung.

 

1

Vùng NTTS tại 5 xã huyện Ba Vì

5 xã: Cổ Đô, Phú Đông, Phú Cường, Vạn Thắng và Phong Vân

2

Vùng NTTS tập trung huyện Mỹ Đức

Xã Hợp Thanh

3

Vùng NTTS tại 2 xã huyện Ứng Hòa

Xã Trung Tú và Đông Tân

4

Vùng NTTS kết hợp chăn nuôi tập trung thôn Thanh Nê, xã Thanh Bình, Thôn Chi Nê, xã Trung Hòa huyện Chương Mỹ

 

5

Vùng NTTS tập trang xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín

Xã Nghiêm Xuyên

6

Mở rộng vùng NTTS xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên

Xã Chuyên Mỹ

7

Vùng NTTS tập trung huyện Thanh Oai

Xã Liên Châu, Hông Dương, Dân Hòa

8

Vùng NTTS tập trung huyện Sóc Sơn

Xã Tân Hưng

9

Vùng NTTS tập trung huyện Quốc Oai

Xã Thạch Hòa và Đông Yên

10

Vùng NTTS tập trung xã Đại Áng, huyện Thanh Trì

Xã Đại Áng

11

Vùng NTTS tập trung tại huyện Mỹ Đức

Các xã Hùng Tiến, Hồng Sơn, Thị Trấn Đại Nghĩa, An Tiến, An Phú, Lê Thanh, Tuy Lai.

12

Vùng NTTS tập trung tại xã Trường Yên huyện Chương Mỹ

Xã Trường Yên

13

Vùng NTTS tập trung 2 xã huyện Ứng Hòa

Xã Phương Tú, Hòa Lâm

14

Vùng NTTS tập trung tại huyện Chương Mỹ

Xã Nam Phương Tiến

15

Vùng NTTS tập trung tại huyện Chương Mỹ

Xã Thủy Xuân Tiên

16

Vùng NTTS huyện Mê Linh

Xã Liên Mạc, Tự Lập

17

Vùng NTTS tập trung tại huyện Phú Xuyên

Xà Tri Trung, Hoàng Long

18

Vùng NTTS tập trung tại huyện Phúc Thọ

Xã Long Xuyên

19

Vùng NTTS tập trung tại huyện Quốc Oai

Các xã Tuyết Nghĩa, Cấn Hữu

20

Vùng NTTS tập trung tại huyện Sóc Sơn

Các xã Việt Long, Bắc Phú, Xuân Giang, Phù Linh

21

Vùng NTTS tập trung tại huyện Mê Linh

Xã Tiến Thắng

22

Vùng NTTS tập trung tại huyện Ba Vì

Các xã Tiên Phong, Cam Thượng

23

Vùng NTTS tập trung tại huyện Ba Vì

Xã Vật Lại

24

Vùng NTTS tập trung tại huyện Mê Linh

Xã Chu Phan

25

Vùng NTTS tập trung tại xã Thanh Văn huyện Thanh Oai

Xã Thanh Văn

26

Vùng NTTS tập trung huyện Ứng Hòa

Xã Trầm Lộng, Minh Đức

27

Vùng NTTS huyện Phúc Thọ

Các xã Phúc Hòa, Sen Chiểu, Ngọc Tảo

28

Vùng NTTS tập trung tại huyện Gia Lâm

Các xã Đa Tôn, Lệ Chi, Kim Sơn, Dương Quang

29

Vùng NTTS huyện Thạch Thất

Các xã Lại Thượng, Cần Kiệm, Cẩm Yên

30

Vùng NTTS tập trung tại huyện Thanh Oai

Xã Tam Hưng, Tân Ước

II

Chương trình phát triển giống thủy sản

 

31

Đầu tư xây dựng Trung tâm giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội

Xã Mỹ Lương, Trần Phú - Chương Mỹ

32

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất cá cảnh tập trung.

Các huyện có điều kiện thuần lợi

 

Nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các cơ sở sản xuất giống tư nhân.

10 cơ sở sản xuất giống

III

Chương trình phát triển NTTS

 

34

Xây dựng mô hình và áp dụng vùng nuôi theo quy phạm nuôi tốt (VietGap).

Các vùng NTTS tập trung

35

Tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn nâng cao kỹ thuật cho các hộ NTTS.

Toàn thành phố

III

Chương trình Chế biến và thương mại thủy sản

 

36

Dự án nâng cấp và cải tạo chợ cá đầu mối Yên Sở.

Yên Sở - Hoàng Mai

37

Dự án hỗ trợ hạ tầng cơ sở chế biến thủy sản nước ngọt

 

IV

Chương trình tăng cường năng lực quản lý ngành thủy sản

 

38

Dự án nâng cao năng lực chi cục thủy sản Hà Nội

Chi cục thủy sản Hà Nội

39

Dự án tăng cường thông tin tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu các vùng nuôi.

Toàn thành phố

40

Dự án hỗ trợ thuốc khử trùng, hóa chất và chế phẩm sinh học đế xử lý môi trường trong NTTS

Toàn thành phố

41

Đề án tăng cường công tác quản lý, phân vùng khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Toàn thành phố

42

Dự án xây dựng và quản lý khu bảo tồn thủy sản nội địa hồ Hoàn Kiếm, hồ Đồng Mô, ngã ba sông Đáy

Hồ Hoàn kiếm, hồ Đồng Mô, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa