Quyết định 1832/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015
Số hiệu: 1832/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ Người ký: Phạm Quang Thao
Ngày ban hành: 27/05/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Bưu chính, viễn thông, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1832/QĐ-UBND

Phú Thọ, ngày 27 tháng 05 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

Căn cứ Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử;

Căn cứ Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015;

Xét đề nghị của Giám đốc S Công Thương tại Tờ trình số 47/TTr-SCT ngày 17/5/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2015 (chi tiết có Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- Ch tịch, các PCT;
- Như Điều 2;
- CVP, các PVP;
- CV NCTH;
- Lưu: VT, KT4 (KT4-30b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Quang Thao

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ)

A. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH PHÚ THỌ:

Thương mại điện tử trong những năm gần đây có bước phát triển manh và sẽ trở thành một phương thức đ nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế.

Qua số liệu thống kê cho thấy, gần như chỉ có các ngành, doanh nghiệp có giao dịch buôn bán với nước ngoài là có website riêng để quảng bá hình ảnh và phương thức kinh doanh của doanh nghiệp mình, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ website thông tin. Phn lớn các doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng của thương mại điện tử nhưng gần như chỉ là nhận thức, chưa có kế hoạch cụ thể, cũng như chưa đầu tư mạnh vào khả năng này. Các giao dịch thương mại điện tử qua mạng dạng: Doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với khách hàng, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, giao dịch giữa các cá nhân với nhau, cơ quan nhà nước với cá nhân đã hoạt động nhưng còn kém hiệu quả, do tập quán của người tiêu dùng. Mặt khác, việc sử dụng Internet để trao đổi thương mại điện tử còn nhiều hạn chế, chưa mang tính chuyên nghiệp, thông tin chậm được cập nhật, phương thc thanh toán trên mạng còn gây nhiều khó khăn cho khách hàng và tính bảo mật, tính đảm bảo chưa cao.

Tính đến hết năm 2010, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có số lượng doanh nghiệp đã xây dựng Website riêng khoảng dưới 20% và số doanh nghiệp có kinh doanh, tham gia giao dịch trực tuyến 11%.

Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và người dân trong tỉnh ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng. Tuy nhiên, để phục vụ cho việc phát triển thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ đem lại hiệu quả thiết thực thì hiện tại cơ sở vật chất cũng chưa đủ đáp ứng được nhu cầu.

Nhìn chung, tại địa phương, hoạt động thương mại điện tử còn hạn chế, thể hiện ở việc nhận thức của doanh nghiệp, mức độ ứng dụng của doanh nghiệp chưa cao, lúng túng trong triển khai, chưa tập trung đầu tư phát triển cho hoạt động này.

Trong bối cảnh trên, việc triển khai các hoạt động thương mại điện tử theo các mục tiêu đã đề ra tại Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12/7/2010 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là cn thiết, nhằm góp phần thúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương hội nhập vào kinh tế quốc tế.

Đ tiếp cận, khai thác hiệu quả các lợi thế và tiện ích của Công nghệ thông tin và thương mại điện tử tốt hơn cần phải kế hoạch thống nhất, chặt chẽ về phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử, coi đây là phương tiện và công cụ hữu ích cho các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và mọi người dân trong tỉnh nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý điều hành, chỉ đạo kinh doanh sản xuất và chất lượng cuộc sống, góp phần đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các hoạt động thương mại điện tử theo các mục tiêu của Chính phủ đã đ ra.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

I. Mục tiêu phát triển thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015:

1. Mục tiêu chung:

Thương mại điện tử tại Phú Thọ được sử dụng phổ biến ở mức độ trên bình quân chung cả nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

2. Mục tiêu cụ thể:

Theo kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và căn cứ tình hình thực tế của tỉnh, thì mục tiêu đến năm 2015 sự phát triển thương mại điện tử của tỉnh Phú Thọ phấn đấu đạt những mục tiêu chủ yếu sau:

2.1. Các doanh nghiệp lớn tiến hành giao dịch thương mại điện tử, loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp, trong đó thúc đẩy:

a) 100% Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên thư điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

b) 80% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp.

c) 70% doanh nghiệp tham gia các trang thông tin điện tử bán hàng.

d) 20% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý.

đ) 5% doanh nghiệp tham gia các mạng kinh doanh điện tử theo mô hình trao đổi chứng từ điện tử dựa trên chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử.

2.2. Thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành giao dịch thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp, trong đó:

a) 100% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

b) 45% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp.

c) 30% doanh nghiệp tham gia các website thương mại điện tử để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3. Thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia các website thương mại điện tử để mua các sản phẩm hàng hóa dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.4. Bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia thương mại điện tử loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng.

2.5. Phần lớn dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh được cung cấp trực tuyến.

II. Các hoạt động triển khai:

Từ năm 2011 đến 2015 cần tiến hành đồng bộ các hoạt động gồm nhiệm vụ và giải pháp sau:

1. Trin khai pháp luật về thương mại điện tử:

a) Phổ biến, tập huấn các quy định của pháp luật về thương mại điện tử:

- Tập trung phổ biến các quy định của pháp luật về thương mại điện tử. Nội dung phổ biến, chủ yếu: Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành, Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015 của Việt Nam và kế hoạch phát triển thương mại điện tử của tỉnh Phú Thọ trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp biết lợi ích của thương mại điện tử và các điều kiện cần thiết để tham gia thương mại điện tử.

- Tổ chức tập huấn về chống gian lận thương mại và cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

b) Rà soát, kiến nghị, đề xuất Chính phủ, Bộ Công Thương bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự phát triển thương mại điện tử.

c) Tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan đến thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Rà soát, kiểm tra các hoạt động thương mại điện tử nhằm nắm vững tình hình phát triển thương mại điện tử trên địa bàn, làm cơ sở cho việc triển khai chính sách và thực thi pháp luật về thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Tổ chức các hoạt động thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực thương mại điện tử và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động này trên địan tỉnh Phú Thọ.

2. Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về thương mại điện tử:

a) Tổ chức các chương trình tập huấn về thương mại điện tử cho cán bộ quản lý kinh tế tại địa phương.

- Tổ chức cho đội ngũ cán bộ thực thi bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, chống cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử trên toàn tỉnh. Nội dung tuyên truyền chủ yếu: Các văn bản pháp luật liên quan đến Luật Thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chống cạnh tranh không lành mạnh từ công cụ công nghệ điện tử; Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, thống kê thương mại điện tử; Dịch vụ công trực tuyến; Các kỹ năng khai thác, quản lý và cập nhật thông tin thương mại trực tuyến.

Đối tượng tham gia là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên nghiệp vụ Quản lý thị trường, Hải quan, Công an tỉnh, Hội bảo vệ người tiêu dùng, Thanh tra chuyên ngành các sở có liên quan,…

- Tổ chức khóa tập huấn “Kỹ năng quản lý Nhà nước về thương mại điện tử” cho cán bộ quản lý Nhà nước. Nội dung tập huấn tập trung vào các vấn đề: Tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng; Quản lý Nhà nước về thương mại điện tử, khung pháp điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử; Các chính sách, định hướng phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong giai đoạn tới; Thực trạng xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam; Quan điểm xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam, định hướng và các giải pháp khắc phục khó khăn trong xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam; Xây dựng và triển khai chính quyền điện tử tại tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới.

b) Tuyên truyền về thương mại điện tử ti mọi người dân, cộng đồng người tiêu dùng:

- Tuyên truyền lợi ích của thương mại điện tử cho người tiêu dùng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể: Tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức, tuyên truyền trên Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, mỗi tháng một lần. Nội dung phổ biến, tập trung vào những lợi ích ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, tầm quan trọng và tính hiệu quả của thương mại điện tử,...

- Quảng bá các doanh nghiệp điển hình thành công trong ứng dụng và cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

c) Tổ chức đào tạo kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho cộng đng doanh nghiệp, cụ thể: mở 02 lớp đào tạo kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử; đối tượng tham gia: một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

3. Cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở dữ liệu:

a) Đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công do tỉnh quản lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Rà soát, thống kê, phân loại các dịch vụ công của các Sở, ngành, UBND các huyện, thành, thị đang cung cấp.

- Công khai quy trình giải quyết các thủ tục này trên Website của các đơn vị Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ.

b) Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cung cấp thông tin cập nhật về mặt hàng mũi nhọn của địa phương, danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, giá trị xuất nhập khẩu cao lên Cổng thông tin xuất khẩu; Phổ biến, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu thông tin v các thị trường tiềm năng tại Cổng thông tin thị trường nước ngoài của Bộ Công Thương.

c) Quản lý trực tuyến, thông tin liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh: Xây dựng các cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp chú trọng doanh nghiệp công nghiệp nông thôn tại địa phương, bao gồm các cơ sở dữ liệu về đăng ký thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp...

d) Cập nhật, bảo dưỡng, duy trì cổng thông tin doanh nghiệp tỉnh Phú Thọ.

e) Đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị: hệ thống máy tính, các thiết bị liên quan đến máy tính.

4. Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ thương mại điện tử

- Phát triển Công nghệ thông tin hỗ trợ thương mại điện tử tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển thương mại điện tử, tham gia cổng thương mại điện tử quốc gia của Bộ Công Thương để các doanh nghiệp có điều kiện nghiên cứu, tiếp cận có hiệu quả nhất với công nghệ và giải pháp tiên tiến về thương mại điện tử.

- Xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến, chứng nhận chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử... đối với phát triển thương mại điện tử.

5. Củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ:

a) Củng c, xây dựng lực lượng cán bộ có chuyên môn đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử, trước mắt thành lập bộ phận kiêm nhiệm về thương mại điện tử thuộc Sở Công Thương có trình độ tin học (quản trị mạng) và am hiểu về kiến thức pháp luật về thương mại điện tử.

b) Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách thương mại điện tử cấp Sở. Nội dung đào tạo theo chuyên đề phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, với hình thức tham gia các chương trình tập huấn của Bộ Công Thương, các trường Đại học, ...

c) Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ các địa phương đã áp dụng thành công về thương mại điện tử (tổ chức đoàn tham quan, học tập).

d) Triển khai hoạt động thống kê về thương mại điện tử:

- Tổ chức điều tra, thu thập số liệu thống kê về tình hình ứng dụng thương mại điện tử tại địa phương.

- Phối hợp với Bộ Công Thương xử lý và công bố các số liệu thống kê định kỳ về thương mại điện tử.

6. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia ứng dụng thương mại điện tử:

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thông tin và website thương mại điện tử phù hợp với mô hình, sản phẩm của doanh nghiệp. Hỗ trợ chủ yếu là kinh phí thiết lập thiết kế ban đầu, trước mắt hỗ trợ 150 doanh nghiệp ứng dụng và phát triển Website thương mại điện tử hoặc hỗ trợ thiết bị, công nghệ ứng dụng thương mại điện tử dự kiến khoảng 10.000.000 đồng/doanh nghiệp.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển thương mại điện tử. H trợ doanh nghiệp tham gia cổng thương mại điện tử quốc gia của Bộ Công Thương để các doanh nghiệp có điều kiện nghiên cứu, tiếp cận có hiệu quả nhất với công nghệ và giải pháp tiên tiến về thương mại điện tử.

- Quảng bá, giới thiệu website của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ để giới thiệu thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp và liên kết với các trang web thương mại điện tử quốc tế lớn và có uy tín.

(Nội dung các chương trình, dự án thực hiện có tổng mức kinh phí và phân công đơn vị chủ trì có phụ lục đính kèm kế hoạch)

III. Tổ chức thực hiện:

1. Thời gian triển khai thực hiện kế hoạch:

Từ năm 2011 đến năm 2015.

2. Kinh phí và ngun vốn thực hiện:

Kinh phí để thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015, do ngân sách Nhà nước cấp và huy động từ các doanh nghiệp.

Hàng năm Sở Công Thương xây dựng dự toán ngân sách theo tiến độ thực hiện gửi Sở Tài chính, thẩm định cùng thời điểm xây dựng kế hoạch và dự toán hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Phân công nhiệm vụ:

a) Sở Công Thương có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các s, ban, ngành, các cơ quan liên quan triển khai Kế hoạch này; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và đề xuất những giải pháp cần thiết nhằm đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Phú Thọ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; tổng kết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả vào năm kết thúc Kế hoạch.

- Xây dựng dự toán ngân sách từng năm về kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tổ chức chỉ đạo ngay việc quán triệt cho các cán bộ chủ chốt và tuyên truyền rộng rãi tới các doanh nghiệp và người dân về các chủ trương của Nhà nước, các chương trình, kế hoạch của tỉnh Phú Thọ về phát triển thương mại điện tử.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có yêu cầu thực tế cần bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch, giao Sở Công Thương trình UBND tỉnh xem xét./.

 


PHỤ LỤC

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011-2015
Kèm theo Kế hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của UBND tỉnh Phú thọ

TT

Tên chương trình, dự án

Kinh phí ngân sách đảm bảo thực hiện

Tổng kinh phí

Đơn vị thực hiện

Mục tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Triển khai hoạt động truyền thông về TMĐT:

 

 

 

 

 

 

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan

Giúp các DN nắm chắc các văn bản, quy định pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức và đẩy mạnh ứng dụng TMĐT

- Hội tho các quy định của pháp luật về TMĐT

14,370

14,370

14,370

14,370

14,370

71,850

- Phóng sự trên truyền hình.

89,760

59,840

59,840

59,840

29,920

299,200

- Báo chí, đài phát thanh địa phương.

1,800

1,800

1,800

1,800

1,800

9,000

2

Ph biến, tuyên truyền nâng cao nhận thc đào tạo kỹ năng về ứng dụng TMĐT:

 

 

 

 

 

 

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan

Cung cấp kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về TMĐT, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và cung cấp kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin.

 

a) Tổ chức các chương trình tập huấn về TMĐT cho cán bộ quản lý kinh tế tại địa phương:

 

 

 

 

 

 

 

- Tổ chức một lớp cho đội ngũ cán bộ thực thi bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, chống cạnh tranh không lành mạnh trong TMĐT trên toàn Tỉnh.

15,000

15,000

15,000

15,000

15,000

75,000

 

- Tổ chức khóa tập huấn “Kỹ năng quản Nhà nước về TMĐT” cho cán bộ quản lý Nhà nước.

15,950

15,950

15,950

15,950

15,950

79,750

 

b) Tuyên truyền về TMĐT tới mọi người dân, cộng đồng người tiêu dùng:

 

 

 

 

 

 

 

- Tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức, tuyên truyền lợi ích của TMĐT cho người tiêu dùng

24,400

24,400

12,200

12,200

12,200

85,400

 

- Quảng bá các doanh nghiệp điển hình thành công trong ứng dụng và cung cấp dịch vụ TMĐT.

 

 

25,000

25,000

25,000

75,000

 

c) Tổ chức đào tạo kỹ năng ứng dụng TMĐT cho cộng đồng doanh nghiệp.

196,720

147,540

98,360

49,180

24,590

516,390

 

 

3

Cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở dữ liệu:

 

 

 

 

 

 

 

Thúc đẩy việc cung cấp dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ các dịch vụ công cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực

a) Chi phí nghiên cứu xây dựng lập đề án lập dự toán cơ sở dữ liệu DN công nghiệp nông thôn.

 

 

 

 

 

 

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan

- Xây dựng đề án và lập dự toán

3,331

 

 

 

 

3,331

- Xây dựng cơ sở dữ liệu CNNT

166,560

299,120

30,000

30,000

30,000

555,680

b) Cập nhật, bảo dưỡng, duy tu trang Web Sở Công Thương, cổng thông tin doanh nghiệp tỉnh Phú Th

20,000

20,000

20,000

20,000

20,000

100,000

c) Mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị: hệ thống máy tính, các thiết bị liên quan đến máy tính.

184,500

 

 

 

 

184,500

4

Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ TMĐT:

Xây dựng kế hoạch ứng dụng và phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến, chứng nhận chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử... đối với phát triển TMĐT.

112,500

150,000

225,000

225,000

225,000

937,500

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán trực tuyến, chng nhận chữ ký số...

5

Củng c, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về TMĐT tỉnh Phú Thọ:

a) Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức đào tạo chuyên sâu cho cán bộ chuyên trách TMĐT cấp Sở.

 

21,000

21,000

21,000

21,000

84,000

Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Sở Thông tin, Truyền thông và các đơn vị có liên quan

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về TMĐT ở địa phương

b) Tchc đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm từ các địa phương đã áp dụng thành công về thương mại điện tử.

43,200

 

43,200

 

43,200

 

43,200

 

43,200

 

216,000

 

c) Triển khai hoạt động thống kê về TMĐT

51,250

30,750

20,500

20,500

10,250

133,250

6

H trợ doanh nghiệp tham gia ứng dụng TMĐT

 

 

 

 

 

 

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan

Để giới thiệu thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp và liên kết các trang Web TMĐT quốc tế có uy tín

a) Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thông tin, website TMĐT và công nghệ, thiết bị ng dụng thương mại điện tử.

300,000

300,000

300,000

300,000

300,000

1.500,000

b) Quảng bá, giới thiệu website của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú thọ

8,974

 

 

 

 

8,974

 

Tổng kinh phí

1.248,315

1.142,97

902,22

853,04

788,28

4.934,825

 

 

 

 

Tổng cộng: Bn tỷ chín trăm ba mươi tư triệu tám trăm hai mươi lăm ngàn đồng chẵn