Quyết định 1814/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất mãng cầu ta tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
Số hiệu: | 1814/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | Người ký: | Trần Ngọc Thới |
Ngày ban hành: | 04/09/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1814/QĐ-UBND |
Bà Rịa – Vũng Tàu , ngày 04 tháng 09 năm 2012 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT MÃNG CẦU TA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính Phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính Phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính Phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 249/TTr-SNN-NN ngày 20/8/2012.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất mãng cầu ta tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 với những nội dung chính sau:
- Tận dụng tốt nhất các lợi thế, khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phát triển cây mãng cầu ta nhằm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập cho người trồng mãng cầu ta; đồng thời hỗ trợ đắc lực cho ngành dịch vụ du lịch phát triển.
- Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu”, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch, nhân dân trong tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và một phần xuất khẩu.
- Phát triển các vùng cây ăn quả đặc sản (trong đó có mãng cầu ta) như những mô hình mẫu về phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP).
- Phát triển quy mô diện tích mãng cầu ta trên địa bản tính đến năm 2020 khoảng 1.700 ha; sản lượng 10.000 tấn; đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch, nhân dân trong tỉnh, thị trường trong nước và một phần xuất khẩu.
- Sản phẩm mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu được gắn nhãn hiệu tập thể, được bảo hộ và sử dụng trên thực tế. Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm đồng thời, nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất trồng sản phẩm mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu. Duy trì và phát triển nhãn hiệu tập thể mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu thành sản phẩm hàng hóa, đem lại giá trị kinh tế cao cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1. Quy hoạch vùng sản xuất mãng cầu ta đến năm 2020:
1.1. Các chỉ tiêu quy hoạch:
Đến năm 2023: diện tích tổng số: 1.709 ha; diện tích cho sản phẩm: 1.538 ha; năng suất bình quân: 6,53 tấn/ha; sản lượng: 10.048 tấn.
- Địa bàn quy hoạch vùng sản xuất mãng cầu ta đến năm 2020:
+ Huyện Tân Thành 02 xã gồm: xã Tóc Tiên, xã Châu Pha. Với tổng diện tích là 520,21 ha.
+ Huyện Đất Đỏ 04 xã gồm: xã Phước Long Thọ, xã Phước Hội, xã Long Tân và Láng Dài, với tổng diện tích là 940,8 ha.
+ Huyện Xuyên Mộc 02 xã gồm: xã Hòa Hiệp, xã Bình Châu. Với tổng diện tích là 248,5 ha.
- Phân theo từng tiểu vùng sản xuất tập trung:
+ Tiểu vùng 1: xã Tóc Tiên, xã Châu Pha huyện Tân Thành.
+ Tiểu vùng 2: xã Phước Long Thọ, xã Phước Hội huyện Đất Đỏ.
+ Tiểu vùng 3: xã Long Tân huyện Đất Đỏ.
+ Tiểu vùng 4: xã Láng Dài huyện Đất Đỏ.
+ Tiểu vùng 5: xã Hòa Hiệp huyện Xuyên Mộc.
+ Tiểu vùng 6: xã Bình Châu huyện Xuyên Mộc.
Bảng 1: Diễn biến quy mô vùng trồng mãng cầu ta tập trung
ĐVT: ha
Tiểu vùng/Xã |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
Toàn tỉnh |
376,56 |
476,56 |
576,56 |
723,76 |
962,91 |
1.212,51 |
1.509,51 |
1.609,51 |
1.709,51 |
1.709,51 |
Tiểu vùng 1 |
181,06 |
181,06 |
181,06 |
181,06 |
420,21 |
420,21 |
420,21 |
420,21 |
520,21 |
520,21 |
Xã Tóc Tiên |
38,50 |
38,50 |
38,50 |
38,50 |
38,50 |
38,50 |
38,50 |
38,50 |
138,50 |
138,50 |
Xã Châu Pha |
142,56 |
142,56 |
142,56 |
142,56 |
381,71 |
381,71 |
381,71 |
381,71 |
381,71 |
381,71 |
Tiểu vùng 2 |
94,00 |
94,00 |
94,00 |
141,20 |
141,20 |
141,20 |
141,20 |
141,20 |
141,20 |
141,20 |
Xã Phước Long Thọ |
90,00 |
90,00 |
90,00 |
90,00 |
90,00 |
90,00 |
90,00 |
90,00 |
90,00 |
90,00 |
Xã Phước Hội |
4,00 |
4,00 |
4,00 |
51,20 |
51,20 |
51,20 |
51,20 |
51,20 |
51,20 |
51,20 |
Tiểu vùng 3 |
18,00 |
118,00 |
118,00 |
118,00 |
118,00 |
118,00 |
415,00 |
415,00 |
415,00 |
415,00 |
Xã Long Tân |
18,00 |
118,00 |
118,00 |
118,00 |
118,00 |
118,00 |
415,00 |
415,00 |
415,00 |
415,00 |
Tiểu vùng 4 |
35,00 |
35,00 |
35,00 |
135,00 |
135,00 |
384,60 |
384,60 |
384,60 |
384,60 |
384,60 |
Xã Láng Dài |
35,00 |
35,00 |
35,00 |
135,00 |
135,00 |
384,60 |
384,60 |
384,60 |
384,60 |
384,60 |
Tiểu vùng 5 |
21,50 |
21,50 |
21,50 |
21,50 |
21,50 |
21,50 |
21,50 |
121,50 |
121,50 |
121,50 |
Xã Hòa Hiệp |
21,50 |
21,50 |
21,50 |
21,50 |
21,50 |
21,50 |
21,50 |
121,50 |
121,50 |
121,50 |
Tiểu vùng 6 |
27,00 |
27,00 |
127,00 |
127,00 |
127,00 |
127,00 |
127,00 |
127,00 |
127,00 |
127,00 |
Xã Bình Châu |
27,00 |
27,00 |
127,00 |
127,00 |
127,00 |
127,00 |
127,00 |
127,00 |
127,00 |
127,00 |
Bảng 2: Dự kiến sản lượng mãng cầu ta qua các năm
(ĐVT: tấn)
Tiểu vùng/ Xã |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
Toàn tỉnh |
1.399 |
1.483 |
1.552 |
1.624 |
2.193 |
2.746 |
3.656 |
5.055 |
6.722 |
8.778 |
9.336 |
10.048 |
Tiểu vùng 1 |
621 |
661 |
695 |
731 |
770 |
819 |
871 |
2.158 |
2.298 |
2.447 |
2.447 |
3.030 |
Xã Tóc Tiên |
108 |
121 |
134 |
148 |
164 |
173 |
183 |
193 |
203 |
215 |
215 |
798 |
Xã Châu Pha |
513 |
540 |
561 |
583 |
606 |
646 |
689 |
1.965 |
2.094 |
2.232 |
2.232 |
2.232 |
Tiểu vùng 2 |
384 |
406 |
424 |
443 |
463 |
480 |
745 |
771 |
797 |
825 |
825 |
838 |
Xã Phước Long Thọ |
367 |
389 |
406 |
425 |
444 |
459 |
475 |
492 |
509 |
527 |
527 |
535 |
Xã Phước Hội |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
20 |
269 |
279 |
288 |
298 |
298 |
303 |
Tiểu vùng 3 |
73 |
78 |
81 |
85 |
582 |
602 |
623 |
645 |
667 |
2.428 |
2.428 |
2.465 |
Xã Long Tân |
73 |
78 |
81 |
85 |
582 |
602 |
623 |
645 |
667 |
2.428 |
2.428 |
2.465 |
Tiểu vùng 4 |
143 |
151 |
158 |
165 |
173 |
179 |
713 |
738 |
2.175 |
2.250 |
2.250 |
2.285 |
Xã Láng Dài |
143 |
151 |
158 |
165 |
173 |
179 |
713 |
738 |
2.175 |
2.250 |
2.250 |
2.285 |
Tiểu vùng 5 |
80 |
83 |
86 |
89 |
91 |
97 |
102 |
108 |
114 |
120 |
678 |
700 |
Xã Hòa Hiệp |
80 |
83 |
86 |
89 |
91 |
97 |
102 |
108 |
114 |
120 |
678 |
700 |
Tiểu vùng 6 |
99 |
103 |
107 |
111 |
115 |
570 |
602 |
636 |
671 |
709 |
709 |
732 |
Xã Bình Châu |
99 |
103 |
107 |
111 |
115 |
570 |
602 |
636 |
671 |
709 |
709 |
732 |
1.2. Kế hoạch trồng mới và chăm sóc mãng cầu ta ở các xã qua các năm như sau:
- Chăm sóc và cải tạo vườn mãng cầu ta hiện có trong vùng tập trung 376,56 ha.
- Trồng mới 1.332,6 ha mãng cầu ta.
- Chăm sóc kỳ kiến thiết cơ bản: 3.997,8 ha; trong đó, năm trồng mới 1.332,6 ha, năm thứ nhất 1.332,6 ha và năm thứ hai 1.332,6 ha. Cụ thể:
+ Năm 2013: trồng mới 100ha ở xã Long Tân.
+ Năm 2014: trồng mới 100ha ở xã Bình Châu, chăm sóc năm thứ nhất: 100 ha thuộc xã Long Tân (trồng năm 2013).
+ Năm 2015: trồng mới 147ha ở các xã phước Hội 47 ha và xã Láng Dài 100ha; chăm sóc năm thứ nhất 100 ha, ở xã Bình Châu (trồng năm 2014); chăm sóc năm thứ hai 100 ha ở xã Long Tân (trồng năm 2013).
+ Năm 2016: trồng mới 239ha ở xã Châu Pha, chăm sóc năm thứ nhất 147 ha, ở các xã Phước Hội và Láng Dài (trồng năm 2015); chăm sóc năm thứ hai 100 ha thuộc xã Bình Châu (trồng năm 2014).
+ Năm 2017: trồng mới 249,6ha ở xã Láng Dài, chăm sóc năm thứ nhất 239 ha, ở xã Châu Pha (trồng năm 2016); chăm sóc năm thứ hai 147 ha ở xã Phước Hội và Láng Dài (trồng năm 2015).
+ Năm 2018: trồng mới 297ha ở xã Long Tân, chăm sóc năm thứ nhất 249,6 ha, thuộc xã Láng Dài (trồng năm 2017); chăm sóc năm thứ hai 239 ha, ở xã Châu Pha (trồng năm 2016).
+ Năm 2019: trồng mới 100ha ở Hòa Hiệp, chăm sóc năm thứ nhất 297ha ở xã Long Tân. (trồng năm 2018); chăm sóc năm thứ hai 249,6 ha, thuộc xã Láng Dài (trồng năm 2017).
+ Năm 2020: trồng mới 100ha ở xã Tóc Tiên, chăm sóc năm thứ nhất 100ha ở xã Hòa Hiệp (trồng năm 2019); chăm sóc năm thứ hai 297ha ở xã Long Tân. (trồng năm 2018).
+ Năm 2021: chăm sóc năm thứ nhất 100ha ở xã Tóc Tiên (trồng năm 2020), chăm sóc năm thứ hai 100ha ở xã Hòa Hiệp (trồng năm 2019).
+ Năm 2022: chăm sóc năm thứ hai 100ha ở xã Tóc Tiên (trồng năm 2020).
Chăm sóc vườn mãng cầu ta kỳ kinh doanh (2012 - 2023): 10.285 ha
2. Định hướng phát triển mãng cầu ta đến năm 2030:
- Dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ ổn định với diện tích mãng cầu ta 1.709 ha, diện tích cho sản phẩm 1.606 ha, sản lượng 13.403 tấn.
- Tập trung thâm canh vườn mãng cầu ta hiện có và trồng mới từ năm 2013 đến năm 2020 để tăng diện tích cho sản phẩm, tăng năng suất, chất lượng vườn cây, tăng giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người trồng mãng cầu ta.
- Hoàn thiện quy trình sản xuất mãng cầu ta theo VietGAP, đến năm 2030, 100% diện tích mãng cầu ta được sản xuất theo quy trình VietGAP đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, tạo uy tín với khách hàng; trên cơ sở đó giữ vững và không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Hoàn thành dự án “Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể mãng cầu ta Bà Rịa- Vũng Tàu. Không ngừng củng cố và quảng bá thương hiệu mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu bằng các giải pháp như tăng cường bảo quản, chế biến, xúc tiến thương mại, gắn kết chặt chẽ thương hiệu của ngành du lịch...Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất thu mua, chế biến và tiêu thụ mãng cầu ta trên địa bàn tỉnh.
3. Các giải pháp thực hiện quy hoạch.
3.1. Nhóm giải pháp về phát triển mãng cầu ta theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam (VietGAP):
Phát triển mãng cầu ta theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt: Xây dựng mô hình điểm, sau đó nhân ra diện rộng, các mô hình điểm được xây dựng tại các địa phương như: xã Châu Pha (huyện Tân Thành), xã Láng Dài (huyện Đất Đỏ), xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc).
3.2. Nhóm giải pháp về giống và cây giống cây mãng cầu ta:
- Bên cạnh việc nhân giống bằng hạt, tiếp tục sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính do Trung tâm Nghiên cứu cây ăn miền Đông Nam bộ khuyến cáo.
- Về cơ cấu giống: nhóm giống mãng cầu dai.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng nói chung và giống mãng cầu ta nói riêng đảm bảo chất lượng giống tốt.
3.3. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất mãng cầu ta
- Thủy lợi:
+ Xây dựng hệ thống kênh dẫn từ các hồ đã có để tạo nguồn cho vùng trồng mãng cầu ta hoặc sử dụng nguồn nước ngầm, nước tự có khác để tưới.
+ Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng nói chung và mãng cầu ta nói riêng.
- Giao thông nội đồng: đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông nội đồng; trong đó tập trung ưu tiên đối với các xã Tóc tiên, Châu Pha, Hòa Hiệp, Bình Châu.
- Hệ thống điện phục vụ phát triển mãng cầu ta: đầu tư hoàn chỉnh hệ thống điện phục vụ sản xuất, bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân trồng mãng cầu ta trong vùng tập trung có nguồn điện chất lượng tốt, an toàn, phục vụ tưới tiêu, rải vụ, chế biến và bảo quản sản phẩm.
3.4. Nhóm giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mãng cầu ta, tăng cường công tác khuyến nông:
Xây dựng các mô hình trồng mới và thâm canh vườn mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP, tập huấn về giống, kỹ thuật trồng mới, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản mãng cầu ta, tổ chức tham quan mô hình, hội thảo đầu bờ...
3.5. Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất:
Thành lập các hợp tác xã sản xuất và kinh doanh mãng cầu ta như: Hợp tác xã dịch vụ sản xuất cây ăn quả đặc sản Tóc tiên - Châu Pha (kể cả nhãn xuồng cơm vàng và mãng cầu ta), Hợp tác xã dịch vụ sản xuất cây ăn quả đặc sản Đất Đỏ (phục vụ cho các xã Long Tân, Láng Dài, Phước Long Thọ, Phước Hội - kể cả nhãn xuồng cơm vàng và mãng cầu ta), Hợp tác xã dịch vụ sản xuất cây ăn quả đặc sản Xuyên Mộc (phục vụ cho các xã Bình Châu và Hòa Hiệp kể cả nhãn xuồng cơm vàng và mãng cầu ta ).
3.6. Nhóm giải pháp về chính sách đối với người trồng mãng cầu ta:
- Hỗ trợ giống trồng mới mãng cầu ta
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo và tham gia thực hiện mô hình.
- Hỗ trợ vay tín dụng
3.7. Nhóm giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm mãng cầu ta:
- Tiếp tục xây dựng và quảng bá thương hiệu mãng cầu ta Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Tổ chức thực hiện và tham gia các hội chợ, xúc tiến thương mại.
- Quy hoạch và xây dựng các điểm dừng chân cho khách du lịch (tại Bình Châu, thành phố Vũng Tàu, thị trấn Phú Mỹ) để quảng bá, tiếp thị và bán sản phẩm cho khách du lịch.
- Liên kết với các siêu thị và hệ thống bán lẻ trên toàn quốc để tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng trang WEB về trái cây đặc sản và ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Đầu tư hệ thống sơ chế và nhà mát để bảo quản sản phẩm.
3.8. Nhóm giải pháp về đề xuất dự án ưu tiên đầu tư:
- Dự án sản xuất và cung ứng giống mãng cầu ta cho 1.332 ha trồng mới.
- Dự án xây dựng mô hình sản xuất mãng cầu ta theo tiêu chẩn VietGAP.
- Dự án xây dựng và quảng bá thương hiệu mãng cầu ta tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Dự án đầu tư, xây dựng hệ thống điện phục vụ vùng sản xuất mãng cầu ta.
3.9. Tổ chức thực hiện quy hoạch:
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các quy hoạch ngành hàng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức công bố quy hoạch, hướng dẫn các ngành, địa phương liên quan cụ thể hóa quy hoạch để đưa vào các kế hoạch 05 năm, hàng năm.
- Các sở ban ngành, địa phương liên quan, theo chức năng nhiệm vụ, tổ chức và phối hợp thực hiện.
4. Khái toán vốn đầu tư:
Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 151 tỷ đồng; trong đó:
- Phân theo nguồn vốn:
+ Vốn ngân sách: 12,86 tỷ đồng.
+ Vốn vay ngân hàng: 85,67 tỷ đồng
+ Nguồn vốn tự có: 52,29 tỷ đồng.
- Phân theo giai đoạn kinh tế
+ Giai đoạn 2011 - 2015: 29,39 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 111,21 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2021 - 2025: 10,23 tỷ đồng.
Điều 2. Căn cứ quy hoạch được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp cùng các ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện, công bố công khai quy hoạch theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các Sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và môi trường, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Giám đốc kho bạc nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006