Quyết định 180/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án Thiết lập Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử đến từng người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu: 180/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Trần Ngọc Căng
Ngày ban hành: 25/03/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Bưu chính, viễn thông, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 180/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 25 tháng 3 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THIẾT LẬP HỆ THỐNG HỒ SƠ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ ĐẾN TỪNG NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 ca Thtướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát trin mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu Hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu;

Căn cứ Kế hoạch số 127-KH/TU ngày 05/4/2018 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tăng cường công tác bo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Căn cứ Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 08/6/2018 của UBND tỉnh thực hiện Kế hoạch số 127-KH/TU ngày 05/4/2018 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Xét đề nghị của Giám đốc sY tế tại Tờ trình số 314/TTr-SYT ngày 9/3/2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Thiết lập Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử đến từng người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế (b/c);
- Thường trực T
nh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT
UBND tnh;
- Báo Qu
ng Ngãi, Đài PTTH tnh;
- VP
UB: PCVP, CBTH;
- Lưu: VT, KGVX(HQ57).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

ĐỀ ÁN

THIẾT LẬP HỆ THỐNG HỒ SƠ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ ĐẾN TỪNG NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 180/QĐ-UBND ngày 25/3/2020 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Hồ sơ sức khỏe điện tử hay hồ sơ y tế điện tử (EHR - Electronic health record) là tập hợp được hệ thống hóa thông tin sức khe ca bệnh nhân và dân số được lưu trữ điện tử ở định dạng kỹ thuật số. Những hồ sơ này có thđược chia strên các hthống theo dõi công tác chăm sóc sức khỏe khác nhau.

Trong bối cảnh cụ thể nước ta hiện nay, việc xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tlà rất cần thiết, có tính thời sự cao, bảo đảm cho người dân đều có hồ sơ sức khỏe điện ttừ khi bt đầu sinh ra cho đến khi mất đi. Đối với người dân, hồ sơ sức khỏe điện tử giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khe liên tục, suốt đời ca mình. Từ đó, chủ động phòng bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của mình. Khi đi khám bệnh, thông qua hsơ sức khỏe, người bệnh cung cấp cho thầy thuốc hồ sơ sức khỏe, tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ tạo thuận lợi cho việc chẩn đoán và điều trị ca thầy thuốc.

Đi với người thầy thuốc, hồ sơ sức khỏe điện tcung cấp cho người thầy thuốc đầy đủ các thông tin về bệnh tật, tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưng đến sức khỏe. Từ đó kết hợp với thăm khám hiện tại, người thầy thuốc có nhận định về sức khe của người bệnh toàn diện hơn, chn đoán bệnh kịp thời, chính xác hơn, phát hiện bệnh sớm hơn, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mỗi người dân. Hơn nữa, khi thông tin vsức khỏe của người bệnh được thông suốt gia các tuyến sẽ giúp việc chn đoán và phối hợp điều trtốt hơn. Hồ sơ sức khỏe điện tử giúp người thầy thuc chăm sóc sức khỏe cho người dân liên tục, toàn diện theo nguyên lý của y học gia đình tốt hơn.

Đối với công tác quản lý, việc triển khai hồ sơ sức khỏe điện t giúp cho nnh có được dữ liệu về sức khe của người dân đy đ, chính xác và kịp thời. Đây là cơ sở dữ liệu về sức khỏe rất lớn (big data) ca ngành với việc tng hợp, phân tích dliệu thông tin sẽ giúp ngành y tế có các chỉ đạo kịp thời về phòng chống dịch bệnh nói riêng và có được các dự báo, hoạch định chính sách vcông tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tốt hơn vì có những bằng chứng thực tiễn, có cơ sở khoa học. Mặt khác, big data là nền tảng để phát trin các ứng dụng thông minh phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn.

Đối với bảo him y tế, khi thông tin về khám chữa bệnh ca người bệnh thông suốt, minh bạch, giúp cho việc quản lý chi phí khám, chữa bệnh BHYT d dàng hơn, góp phần hạn chế việc lạm dụng thuốc và xét nghiệm nếu có.

Như vậy, việc xây dựng hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử rất có ích cho người dân, rất có lợi cho ngành y tế, tạo thuận lợi cho thầy thuốc khi hành nghề, là một nội dung quan trọng có ý nghĩa thực tiễn, có tính thời sự cao trong việc xây dựng y tế điện t, từng bước ứng dụng và phát trin y tế thông minh, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, góp phần hiện đại hóa ngành y tế, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới theo Nghị quyết s 20-NQ/TW.

II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỒ SƠ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ

1. Trong nước

Thực hiện Đ án phát trin mạng lưới y tế cơ sở, Bộ Y tế đã lựa chọn 26 Trạm Y tế xã thuộc 8 tỉnh bao gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai, Yên Bái, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An tham gia vào Đán Y tế cơ s, thực hiện mô hình điểm trạm y tế xã, phường giai đoạn 2018 - 2020.

Theo đó, Hà Tĩnh là một địa phương có điều kiện tương tự như Quảng Ngãi đã lập hsơ sức khỏe điện tử cho người dân. Đến nay, Hà Tĩnh đã có trên 83% dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử và nhiều địa phương khác đang triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tcho người dân địa phương.

Việc trin khai thí điểm tạo lập và quản lý hồ sơ sức khe điện tử toàn dân tại các tỉnh đã có những kết quả bước đầu cơ bản, quan trọng và tiền đề đtriển khai trong toàn tỉnh trong thời gian tới và liên thông của hai hệ thống khám cha bệnh và tiêm chủng vào hệ thống hồ sơ sức khỏe điện t.

2. Tại tỉnh Quảng Ngãi

Trong thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được ngành Y tế quan tâm, chú trọng; đặc biệt đầu tư ng dụng CNTT trong quản lý khám, cha bệnh và thanh toán bảo him y tế; đến nay toàn ngành đã triển khai phn mềm Quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán Bảo him y tế (BHYT) đến tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, huyện và Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; 100% các cơ sở khám, chữa bệnh đã phối hợp với các đơn vị cung ứng dịch vụ triển khai liên thông dữ liệu với Bo him xã hội và Cng dữ liệu Bộ Y tế. Các cơ s khám, chữa bệnh cũng chú trọng triển khai và ng dụng CNTT đối với một số kỹ thuật cao trong công tác khám, chữa bệnh; trin khai Bệnh viện vệ tinh tại một số cơ skhám, chữa bệnh tuyến tnh; ứng dụng hệ thống lấy số khám bệnh tự động đã làm gim đáng kthời gian chờ đợi khám bệnh của người dân. Trin khai các phần mềm chuyên ngành như: quản lý thuốc và trang thiết bị y tế, quản lý hành nghề y, dược và các phần mm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng như chuyên ngành tiêm chủng, báo cáo dịch, ...

Từ tháng 8/2018, Sở Y tế đã chủ động phối hợp với các đơn vị cung ứng triển khai thí đim Phân hệ quản lý hồ sơ sức khỏe điện ttại Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, 25 Trạm Y tế xã, thị trấn và đạt được những kết quả bước đầu với hơn 245 nghìn người dân đã có hồ sơ sức khỏe điện tử, phần mềm đã kết nối liên thông dliệu tự động từ các nguồn: Tiêm chủng, phần mềm Quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán BHYT tuyến huyện và xã. Tập trung nguồn lực ưu tiên hoàn thiện hồ sơ sức khỏe điện tử cho những đối tượng như: Quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư, hen phế quản,..., quản lý sức khỏe hộ gia đình, quản lý sức khỏe học đường, đối tượng mang thai, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi.

Dliệu báo cáo thống kê đầy đủ chi tiết theo chuẩn Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội. Việc tạo lập mã số định danh y tế (ID) cho người dân đquản lý hồ sơ sức khe điện tử được xây dựng dựa vào mã số BHYT.

3. Những khó khăn và vướng mắc

a) Khách quan

- Chưa có cơ sdữ liệu quốc gia về dân cư của người dân đ tích hp vào hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử nên việc đồng bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) người tham gia BHYT để hình thành hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tvẫn gặp nhiều khó khăn như: việc cập nhập số thBHYT đúng của người dân có thẻ BHYT trên địa bàn hay việc thay đi đối tượng theo mã số thẻ,...dẫn đến dtrùng lặp; cán bộ y tế tuyến xã phải thường xuyên theo dõi, giám sát để điều chỉnh và b sung.

- Chưa có quy định về việc chuyển dữ liệu khám, chữa bệnh (KCB) vào hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tđối với các đơn vị (các đơn vị ngoài ngành quản lý). Quy định đphối hp giữa các địa phương, giữa các ngành trong việc thêm, bớt nhân khu, hộ khẩu và chuyển nhân khẩu, hộ khu trong hệ thống phần mềm hồ sơ sức khỏe điện t.

- Kinh phí trin khai hệ thống hồ sơ sức khe điện tử hiện nay là chưa có. Đặc biệt, là kinh phí sử dụng hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử. Đồng thời, hạ tầng CNTT tại các đơn vị đã xuống cấp, nhu cầu đào tạo sử dụng lớn, công tác phối hp điều tra, thu thập thông tin cần sự phối hp nhiu nhân lực và công tác truyền thông phải được quan tâm thực hiện đúng mức.

- Một số Trạm Y tế xã số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh ít nên ảnh hưởng đến tiến độ việc tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử.

b) Chủ quan

- Chưa liên thông và liên kết dữ liệu tất cả các đơn vị khám, chữa bệnh trên địa bàn (các BV tuyến tỉnh, các phòng khám tư nhân ...) vào hthống hồ sơ sức khỏe điện tử.

- Bệnh án đin tchưa được triển khai tại các đơn vị khám, chữa bệnh tuyến huyện, tuyến tnh.

- Trẻ < 6 tháng tuổi khi khai báo trên phần mềm tiêm chủng mrộng lấy tên ca mẹ nên khi liên thông dữ liệu giữa phần mềm tiêm chủng và phần mềm hồ sơ sức khỏe gặp khó khăn. Cán bộ phải thực hiện song song việc khám chữa bệnh (đối tượng trẻ em đã có thẻ BHYT) tiến hành mphần mềm tiêm chủng đđi tên mẹ sang tên con để trùng khớp với hồ sơ sức khỏe khi đó mới có thể liên thông dliệu được.

- Hệ thống phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử vẫn cn phát trin thêm các chức năng hỗ trợ người dùng, các nhà quản lý theo dõi, khai thác và giám sát số liệu trên hệ thống tốt hơn.

- Sự phối hp để cùng thực hiện giữa các đơn vị còn hạn chế, đặc biệt là khi có sự thay đi về chức năng hệ thống, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống.

- Số lượng dữ liệu cần phải rà soát và cp nhật thông tin sức khỏe theo Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khe ban đu lớn, mất nhiều thời gian để khai thác thông tin của một nhân khẩu.

III. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Hệ thống hồ sơ sức khe điện tử phải đảm bảo tính bo mật theo quy định của pháp lut, mỗi người được gắn một mã định danh y tế duy nhất và thng nhất đxem thông tin về sức khỏe của mình. Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử được các cơ sy tế quản lý, sdụng phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe; bảo đảm liên thông, đng bộ, kết nối với các phần mềm khác từ các chương trình mục tiêu, các hệ thống thông tin quản bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm, hệ thống thông tin tiêm chng, phần mềm khám cha bệnh,...

b) Mục tiêu cụ th

- Thiết lập hồ sơ sức khỏe điện t cho từng người dân để mọi người dân đều được quản lý, theo dõi, chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các cơ sở y tế.

- Thiết lập hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý sức khỏe, theo dõi tình hình bệnh tật và chăm sóc sức khỏe cho người dân Quảng Ngãi.

- Cập nhật thông tin, chỉ số sức khỏe khi đi khám bệnh, chữa bệnh, hoàn thiện hsơ điện tử quản lý sức khỏe toàn dân tiến tới mọi người dân đu được theo dõi, qun lý sức khỏe, khám và chăm sóc sức khỏe định kít nhất một lần/năm.

- Giúp đồng bộ hóa việc quản lý, chăm sóc sức khỏe của người dân nhiều tuyến khác nhau; góp phần qun lý, chăm sóc sức khỏe người dân từ tuyến y tế cơ sở, qua đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

2. Phạm vi của Đề án

a) Phạm vi

Trin khai tại 173 xã, phường, thị trấn thuộc 14 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Qung Ngãi.

b) Đối tượng

- Đối tượng được quản lý sức khỏe: Toàn bộ người dân có hộ khu thường trú tại tnh Quảng Ngãi.

- Đối tượng trực tiếp tham gia quản lý sức khỏe toàn dân: Trạm Y tế các xã/phường/thị trấn; Trung tâm Y tế huyện/thành ph; các đơn vị hệ dự phòng tuyến tnh; các cơ sở khám, chữa bệnh (phòng khám, bệnh viện) công lập, tư nhân có tham gia khám và thanh toán qua Quỹ Bảo him Y tế và S Y tế.

c) Thời gian thc hiện

c1) Giai đoạn 1:

- Cài đặt phần mềm hồ sơ sức khe điện tử cho 100% trạm y tế xã/phường/thị trn và tt cngười dân đều được cập nhật các thông tin vphần hành chính (Phần A theo mẫu Hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân tại Quyết định 831/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế).

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã trực tiếp sử dụng phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử, dự kiến 630 học viên.

- Cập nhật các dliệu y tế có sẵn đang được quản lý tại các cơ sở y tế như: Tiêm chủng mở rộng; phòng chống suy dinh dưng; khám và quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên; khám và qun lý sức khỏe người cao tui; khám và quản lý thai nghén... vào hồ sơ sức khỏe điện tử.

- Nhập các thông tin y tế vào hồ sơ sức khỏe điện tử khi người dân đến khám bệnh tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực.

- Tiếp tục tạo lập mới hồ sơ sức khỏe điện t cho nhng người đến khám lần đu; đồng thời, cập nhật, bsung các thông tin sức khỏe vào hsơ cho những lần khám tiếp theo.

c2) Giai đoạn 2: Từ 01/8/2020 trở đi, duy trì công tác qun lý sức khỏe người dân; tiếp tục lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho những người chưa thực hiện giai đoạn 1; thường xuyên cập nhật, bsung các thông tin sức khỏe cá nhân khi người dân tham gia khám sức khỏe, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và từ các nguồn dữ liệu khác.

IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Tạo lập và quản lý hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử

- Phối hợp với đơn vị cung cấp phần mềm xây dựng hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử theo Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu Hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tng CNTT phục vụ việc quản lý sức khỏe toàn dân.

- Tchức các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã trực tiếp sử dụng phần mềm hệ thống hồ sơ sức khỏe điện t.

2. Lập hồ sơ sức khỏe điện tử theo mẫu quy định

Tiếp nhận các thông tin sẵn có từ cơ sở dữ liệu dân cư của tỉnh Qung Ngãi mà Bộ Y tế đang quản lý. Sử dụng nguồn thông tin này để cập nhập các thông tin cơ bn về hành chính vào hồ sơ sức khỏe điện tcho toàn bộ người dân tnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó, hoàn thành việc tạo lập bước đu hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tcho toàn bộ người dân tnh Quảng Ngãi.

3. Thực hiện cập nhật, bổ sung thông tin về sức khỏe vào hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân

a) Sử dụng, nâng cấp các phần mềm hiện đang có tại các cơ sở y tế để liên thông, kết nối giữa phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tvới phn mềm khám chữa bệnh, phần mềm quản lý các chương trình y tế.

b) Cập nhật, bổ sung các thông tin y tế có sẵn đang được quản lý tại các cơ sy tế: Tiêm chủng mrộng; phòng chống suy dinh dưng; khám và quản lý sức khỏe học sinh, sinh viên; khám và quản lý sức khe người cao tui; khám và quản lý thai nghén... vào hồ sơ sc khỏe điện t.

c) Thực hiện cập nhật thông tin liên quan đến sức khỏe vào hồ sơ sức khỏe điện tử theo hình thức bsung, cập nht thông tin vào hồ sơ sức khỏe điện tử khi người bệnh đến khám bệnh ở trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực hoặc thông qua các đợt khám sức khỏe định kỳ, khám chữa bệnh lưu động.

d) Đối với các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện, tuyến tỉnh cập nhật các thông tin y tế những người đến khám chữa bệnh vào hồ sơ sức khe điện tử thông qua việc liên thông, kết nối giữa các phần mềm.

e) Đi với các Trung tâm chuyên khoa tỉnh, các đơn vị quản lý chương trình y tế tham gia phối hp trong việc lập hồ sơ sức khỏe điện tử về các thông tin mình phụ trách. Trong trường hợp danh sách bệnh nhân đang lưu trtại đơn vị thì chuyển danh sách trên về Trạm y tế để tiến hành việc lập hồ sơ cho người dân. Các thông tin về HIV/AIDS, nghiện ma túy, mại dâm không nhập vào hsơ này.

4. Triển khai thí điểm kết nối, liên thông các phần mềm khám chữa bệnh (HIS) với phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử

Lựa chọn Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn và 25 Trạm y tế xã, thị trn thí đim trin khai đồng bộ 2 phn mềm (phần mềm khám, chữa bệnh và phần mềm hồ sơ sức khỏe điện t - đã triển khai thí điểm từ Quý IV/2018). Qua đó xem xét khả năng kết nối, liên thông và nhu cầu đáp ứng trong việc quản lý y tế, thanh quyết toán dịch vụ khám cha bệnh thông qua BHYT tại các bệnh viện.

5. Tổ chức tuyên truyền, vận động

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhm nâng cao nhận thức của ngưi dân về lợi ích ca việc lập hồ sơ sức khỏe điện tử, các hoạt động cụ th sau:

- In tờ rơi tuyên truyền phát cho người dân về thông tin, lợi ích ca việc lập hồ sơ sức khỏe điện tử, qua đó để quản lý, theo dõi, chăm sóc ban đầu tại các cơ sở y tế.

- Sản xuất phóng sự tuyên truyền cho người dân đ hiu và tích cực tham gia việc lập hồ sơ sức khỏe điện tử.

- Tuyên truyền trên Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi, Đài Truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố (thuộc Trung tâm Truyền thông - Văn hóa - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố) và trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Kinh phí

- Tổng kinh phí dkiến thực hiện Đề án: 4.559.830.000 đồng (Bn tỷ năm trăm năm mươi chín triệu tám trăm ba mươi nghìn đồng), trong đó:

+ Kinh phí tổ chức tập huấn, đào tạo, văn phòng phẩm: 119.830.000 đồng.

+ Kinh phí truyền thông (Quý II/2020): 90.000.000 đồng.

+ Kinh phí thuê phần mềm HIS và Phần mềm Hồ sơ sức khỏe điện tử: 2.088.000.000 đồng.

+ Kinh phí trang bị máy vi tính cho các Trạm Y tế xã: 2.262.000.000 đồng.

- Từ năm 2021 tr đi: Kinh phí tchức thực hiện triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ được xây dựng và đưa vào dự toán kế hoạch hàng năm (bao gồm cả chi phí thuê phần mềm cho các Bệnh viện tuyến huyện, thành phố và các Bệnh viện tuyến tỉnh).

2. Nguồn kinh phí: Nguồn ngân sách chi sự nghiệp của tỉnh.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SY tế

- Trên cơ sở Đề án đã được phê duyệt, hàng năm lập dự toán kinh phí tổ chức triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn toàn tỉnh.

- Chđạo, hướng dẫn các ngành liên quan và các địa phương phi hp đơn vị cung cấp phần mềm trin khai đúng tiến độ, đạt mục tiêu đề ra.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa và lợi ích của công tác quản lý sức khỏe toàn dân đến người dân.

- Phối hợp với STài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh b trí ngân sách tchức thực hiện.

- Chđạo các đơn vị trực thuộc trực tiếp tham gia lập hồ sơ, khám sức khỏe lần đầu và thực hiện quản lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn tnh.

- Chủ trì, phối hợp lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm và tchức đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo các điều kiện về cơ svật chất, chuyên môn để triển khai hiệu quả kế hoạch khám, quản lý sức khỏe người dân.

- Tchức giám sát, kim tra, đôn đốc thực hiện, tng hợp báo cáo kết quả gửi UBND tnh và Bộ Y tế theo quy định.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan đề xuất UBND tỉnh phê duyệt kinh phí để thực hin các hoạt động của Đán này; hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố sử dụng kinh phí đúng quy định.

3. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi

- Cung cấp, chia sẻ cơ sở dữ liệu sẵn có về người dân, hộ gia đình với Sở Y tế đlập hồ sơ sức khe, bảo đảm an toàn, thống nhất.

- Phối hp Sở Y tế, Sở Tài chính tham mưu UBND tnh về nguồn kinh phí đthực hiện Đề án này.

4. SThông tin và Truyền thông

- Ch trì triển khai thực hiện công tác tuyên truyền về lợi ích việc lập hồ sơ sức khe điện t cho người dân tnh Quảng Ngãi; phối hợp Sở Y tế, Đài Phát thanh - Truyền hình Qung Ngãi, Báo Quảng Ngãi xây dựng kế hoạch truyền thông về lập hồ sơ sức khỏe điện t.

- Chỉ đạo và hướng dẫn hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thông tin tuyên truyền để người dân hiu rõ lợi ích và tích cực tham gia việc lập hồ sơ sức khe điện t.

- Phối hợp với đơn vị triển khai phần mềm (Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel hoặc Tập đoàn VNPT- chi nhánh Quảng Ngãi) xây dựng giải pháp, chuẩn dữ liệu đkết nối trao đổi thông tin giữa phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử với các phn mm quản lý khám, chữa bệnh và các phn mm khác ca ngành y tế đang triển khai trên địa bàn tnh.

- Phối hp với Sở Y tế quy định các trường thông tin, dliệu phần mm quản lý hsơ sức khỏe điện tcần kết xuất, chia sẻ với các hệ thống phn mềm dùng chung của tnh để phục vụ công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo điu hành của các cấp.

- Tham gia khảo sát, xây dựng kế hoạch đảm bo hạ tầng, trang thiết bị CNTT, đường truyền tại các đơn vị cơ sở, hệ thống máy chủ phục vụ cho việc vận hành hệ thống phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ Đán của tnh, xây dựng kế hoạch cụ th, chi tiết ca huyện, thành phố để tổ chức thực hiện có hiệu qu Đ án này.

- Chđạo UBND các xã, phường, thị trấn tham gia tích cực việc lập hồ sơ sức khỏe điện ttại địa phương; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn hiểu và hưng ứng tham gia.

VII. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ ĐỀ ÁN

Đ án “Thiết lập Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tđến từng người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” được trin khai shình thành cơ sở dliệu lớn về sức khỏe, bảo đảm mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi và được thống nhất lưu trữ trong hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử; tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình khám, chữa bệnh ca người dân khi đến các cơ sở y tế.

Hình thành hệ thống khám bệnh, chữa bệnh thông minh, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu người dân; đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí; góp phần giảm tải bệnh viện, xây dựng hình nh mới ca bệnh viện: văn minh, hiện đại, hết lòng vì bệnh nhân. Quản lý, khai thác thông tin tại các cơ sở y tế các tuyến nhanh chóng, hiệu quả, thuận tiện. Khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ giúp việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn; giúp người thầy thuốc chăm sóc sức khỏe cho người dân liên tục, toàn diện theo nguyên lý của y học gia đình. Đi với bo him y tế, khi thông tin về khám chữa bệnh của người bệnh thông suốt, minh bạch, giúp cho việc qun lý chi phí khám, chữa bệnh BHYT dễ dàng hơn, góp phần hạn chế việc lạm dụng thuốc và xét nghiệm nếu có.

Kết quả đạt được của Đán Thiết lập Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử giúp cho cơ quan quản lý y tế ra quyết định chính sách kịp thời dựa trên khả năng phân tích dữ liệu lớn, qun lý, theo dõi hiệu quả hoạt động của ngành; có các chỉ đạo kịp thời về phòng chống dịch bệnh, dự báo, hoạch định chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân; góp phần xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh; hướng đến một nền y tế thông minh, hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và nâng cao uy tín, sự tin tưởng ca người dân đối với ngành y tế Quảng Ngãi./.