Quyết định 174/QĐ-PCVT năm 1994 về Điều lệ chức trách thuyền viên trên tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải ban hành
Số hiệu: 174/QĐ-PCVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Bùi Danh Lưu
Ngày ban hành: 05/02/1994 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 174/QĐ-PCVT

Hà Nội, ngày 05 tháng 2 năm 1994

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ CHỨC TRÁCH THUYỀN VIÊN TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Điều 41, Bộ Luật hàng hải Việt Nam ngày 30/6/1990;
Để xác định rõ nhiệm vu, trách nhiệm theo chức danh và chế độ kỷ luật đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ pháp chế và vận tải, ông Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản "Điều lệ chức trách thuyền viên trên tàu biển Việt Nam".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/3/1994 và thay thế quyết định số 1080/QĐ-PC ngày 08 tháng 05 năm 1984 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Điều 3: Các ông thủ trưởng: Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế và vận tải, Vụ Tổ chức cán bộ và Lao động, Cục Hàng hải Việt Nam, các tổ chức và đơn vị có liên quan đến hoạt động tàu biển Việt Nam và các chủ tàu Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Bùi Danh Lưu

(Đã ký)

 

ĐIỀU LỆ

CHỨC TRÁCH THUYỀN VIÊN TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 174/ QĐ-PCVT ngày 5 tháng 2 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ GTVT)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Bản điều lệ này quy định các chức danh, trách nhiệm theo chức danh và chế độ kỷ luật đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.

"Tàu biển Việt Nam" nói trong điều lệ này bao gồm các tàu biển đã được đăng ký vào "Sổ đăng ký tàu biển quốc gia" của Việt Nam, trừ các tàu biển Việt Nam chuyên dùng để khai thác và chế biến hải sản.

"Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam" bao gồm các công dân Việt Nam và công dân nước ngoài có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được làm việc trên tàu biển Việt Nam theo quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 2. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và pháp luật của các nước mà tàu Việt Nam đến và các quy định của "Điều lệ chức trách thuyền viên trên tàu biển Việt Nam".

Điều 3. Mọi hành vi vi phạm các quy định của "Điều lệ chức trách thuyền viên trên tàu biển Việt Nam" thì tuỳ theo mức độ vi pham sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định nói tại Chương VI Điều lệ này hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định của luật pháp ban hành.

Chương 2:

QUỐC KỲ, CỜ LỄ VÀ NGHI LỄ TRÊN TÀU

Điều 4.

1- Quốc kỳ của nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cờ quốc tịch tàu biển Việt Nam và được treo đúng nơi quy định khi tàu đó đã được chứng nhận quyền mang cờ quốc tịch tàu biển Việt Nam.

2- Bảo vệ và giữ gìn sự tôn nghiêm của Quốc kỳ là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thuyền viên.

3- Khi tàu hành trình hoặc khi neo đậu, Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột lái. Đối với tàu không có cột lái, Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính. Hàng ngày, Quốc kỳ được kéo lên vào lúc mặt trời mọc và hạ xuống lúc mặt trời lặn. Về mùa đông, nhưng ngày có sương mù, Quốc kỳ được kéo lên vào thời điểm có thể trông thấy được. Quốc kỳ được kéo lên sớm hơn, hoặc hạ xuống muộn hơn thời gian quy định trong những trường hợp sau đây:

- Tàu ra vào cảng.

- Gặp tàu quân sự hoặc tàu biển Việt Nam khi 2 tàu trông thấy nhau.

4- Việc kéo và hạ Quốc kỳ phải được thực hiện theo lệnh của thuyền phó trực ca.

5- Biểu trưng tàu biển Việt Nam sơn trên ống khói của tàu phải được chiếu sáng vào ban đêm trong suốt thời gian tàu neo, đậu ở cảng.

6- Khi có Chủ tịch nước hay Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở trên tàu, ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột lái còn phải treo thêm một Quốc kỳ ở đỉnh cột chính và chỉ được phép hạ xuống khi các vị khách nói trên đã rời khỏi tàu.

7- Trong những ngày lễ lớn, hay những ngày có chỉ thị đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, Quốc kỳ phải được kéo lên một cách trang nghiêm theo nghi lễ chào cờ. Khi tàu đang hành trình trên biển và trong điều kiện thời tiết cho phép ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột lái còn phải treo thêm một Quốc kỳ ở định cột chính và ở cột mũi treo cờ hiệu của chủ tàu (nếu có).

8- Khi tàu neo, đậu ở cảng nước ngoài:

a) Hàng ngày Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phải được kéo lên trước và hạ xuống sau Quốc kỳ của nước có cảng mà tàu đang đậu.

b) Vào những ngày lễ lớn của Việt Nam, ngoài Quốc kỳ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quốc kỳ của nước mà tàu đang neo, đậu còn treo thêm các loại cờ hiệu hàng hải quốc tế.

c) Vào ngày lễ lớn của nước có cảng tàu đang neo, đậu, tàu phải treo thêm các cờ hiệu hàng hải quốc tế, nếu Chính quyền cảng yêu cầu.

Điều 5.

1- Việc trang hoàng cờ lễ khi tàu neo, đậu ở cảng phải theo nghi thức sau:

a) Nghi thức lễ lớn: Treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột lái của tàu qua sà ngang các cột trước và cột chính. Ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái đều treo Quốc kỳ, cột mũi treo cờ hiệu chủ tàu. Nếu tàu đang bốc dỡ hàng hoá thì phải trang trí sao cho không bị ảnh hưởng đến công việc bốc dỡ hàng hoá của tàu.

b) Nghi thức lễ thường: Treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến cột trước, một dây thứ hai từ cột chính đến cột lái. Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột trước, cột chính và cột lái.

c) Việc dùng cờ hiệu hàng hải quốc tế để trang hoàng, phải chọn cờ có kích thước, màu sắc phù hợp để dây cờ đẹp, trang nghiệm.

d) Không được sử dụng Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước ngoài, quân kỳ, cờ chức vụ và cờ chữ thập đỏ để trang hoàng trong dây cờ lễ.

2- Khi hành trình trên lãnh hải hoặc ra vào hay neo đậu trong vùng nước cảng biển nước ngoài, phải treo Quốc kỳ nước đó ở cột trước của tàu.

3- Khi gặp tàu quân sự, các loại tàu biển khác của Việt Nam và của các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam thì phải chào nhau. Tàu dân sự phải chào quân sự trước, tàu nhỏ phải chào tàu lớn trước. Nghi thức chào: Khi hai tàu hành trình đến ngang nhau, theo lệnh của thuyền phó trực ca, Quốc kỳ được kéo xuống lưng chừng cột lái và đợi cho tàu kia cũng kéo Quốc kỳ xuống như thế, rồi từ từ kéo lên đình cột. Có thể kéo còi chào nhau: Kéo 3 tiếng còi dài và đợi cho tàu kia đáp lại, sau đó kéo một tiếng còi ngắn thay cho việc chào nhau bằng cờ.

4- Quốc kỳ và cờ hiệu phải được treo ở trạng thái mở, không để cuộn. Trong những ngày quốc tang, Quốc kỳ phải được treo theo nghi thức tang lễ.

Điều 6. Khi có các vị khách nói ở Khoản 6, Điều 4 của Điều lệ này đến thăm tàu:

1- Trường hợp có thông báo trước thì thuyền trưởng phải lệnh cho thuyền viên mặc trang phục chỉnh tề theo nghi thức ngày lễ, đứng xếp hàng dọc theo hành lang đầu cầu thang, còn thuyền trưởng phải có mặt tại chân cầu thang để đón khách lên tàu.

2- Trường hợp không được báo trước, thì thuyền phó trực ca phải đón chào các vị khách tại chân cầu thang và đưa các vị khách vào phòng khách, đồng thời báo cho thuyền trưởng đến tiếp khách.

3- Thuyền trưởng có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động của tàu cho các vị khách biết.

Chương 3:

THUYỀN VIÊN TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM

Mục A: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THUYỀN VIÊN

Điều 7.

1- Thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm thuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh khác làm việc trên tàu và phải có tên trong sổ danh bạ thuyền viên của tàu.

2- Sĩ quan trên tàu bao gồm thuyền phó nhất, thuyền phó hai, thuyền phó ba, thuyền phó hành khách, máy trưởng, máy nhất, máy hai, máy ba, sĩ quan điện, sĩ quan vô tuyến điện, sĩ quan máy lạnh, sĩ quan thực tập, bác sĩ (y sĩ) và quản trị.

3- Các chức danh khác của tàu bao gồm thuỷ thủ trưởng, thuỷ thủ phó, thuỷ thủ, điện báo viên, thợ máy chính, thờ máy, thợ điện, trưởng lò, thợ lò, thợ máy lạnh, thờ bơm, phục vụ viên, bếp trưởng, cấp dưỡng, tổ trưởng phục vụ hành khách, nhân viên phục vụ hành khách, tổ trưởng và nhân viên phục vụ bàn, quản lý kho hành khách, thợ giặt là, kế toán, thủ quỹ, nhân viên bán hàng, nhân viên bán vé và trật tự viên v.v...

4- Đối với các chức danh không được quy định cụ thể tại khoản 2, 3 của Điều này thì chủ tàu căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu để bố trí các chức danh đó nhưng phải được cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam chấp thuận và ghi vào sổ danh bạ thuyền viên của tàu.

Điều 8.

1- Một số sĩ quan tàu biển được giao đảm nhận chức năng như sau:

a) Thuyền phó nhất phụ trách bộ phận boong, phục vụ và y tế.

b) Máy trưởng phụ trách bộ phận máy và điện.

c) Thuyền phó hành khách phụ trách bộ phận phục vụ hành khách và hành khách.

d) Sỹ quan vô tuyến điện phụ trách bộ phận vô tuyến điện trên tàu.

2- Sĩ quan tàu biển có nhiệm vụ:

a) Thực hiện thành thạo công việc thuộc nhiệm vụ chức danh.

b) Tổ chức, kiểm tra việc khai thác sử dụng và bảo quản máy móc thiết bị của tàu theo đúng quy trình, quy phạm. Định kỳ kiểm tra các máy móc, thiết bị kỹ thuật do mình quản lý và có những biện pháp cần thiết để kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng chúng.

c) Bảo đảm tàu luôn luôn sách, gọn, ngăn nắp; thực hiện nội quy phòng cháy chữa cháy và phải ghi chép đầy đủ các nhật ký và sổ theo dõi kỹ thuật của tàu.

d) Hướng dẫn và kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn cho những thuyền viên thuộc bộ phận mình phụ trách.

g) Khi giao nhận máy móc, thiết bị kỹ thuật, vật tư, tài sản và hồ sơ, tài liệu v.v... phải tìm hiểu kiểm tra trước và lập biên bản bàn giao. Biên bản bàn giao lập thành 4 bản: 1 bản giao cho sĩ quan phụ trách, 1 bản lưu lại ở bộ phận mình quản lý và mỗi bên giao và nhận 1 bản.

Điều 9.

1- Việc bố trí chức danh thuyền viên trên tàu khách phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

2- Thuyền viên có trách nhiệm hoàn thành một cách mẫn cán nhiệm vụ của mình theo chức danh được giao.

3- Thuyền viên phải chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng và phải thực hiện vô điều kiện các mệnh lệnh hợp pháp của thuyền trưởng hoặc của sĩ quan được thuyền trưởng uỷ quyền.

4- Thuyền viên phải luôn luôn cảnh giác, phòng ngừa tai nạn, sự cố đối với tàu, hàng và người trên tàu. Khi thấy tình huống nguy hiểm, phải báo cho thuyền trưởng hay sĩ quan phụ trách hoặc sĩ quan trực ca biết, đồng thời áp dụng các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa tai nạn, sự cố.

5- Thuyền viên được phân công phụ trách máy móc, thiết bị, dụng cụ và các tài sản khác của tàu phải có nghĩa vụ quản lý, sử dụng theo đúng quy định hiện hành.

6- Thuyền viên khi trực ca phải mặc đúng trang phục và phải có thái độ nghiêm túc.

7- Nhiệm vụ của thuyền viên phải được phổ biến bằng mệnh lệnh. Trong hợp việc chấp hành mệnh lệnh gặp trở ngại phải báo ngay cho người phát lệnh biết.

8- Thuyền viên có nhiệm cụ chuyển lên tàu lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm khác để phục vụ đời sống và sinh hoạt của tàu.

Điều 10.

1- Việc đi bờ, nghỉ bù của thuyền viên do thuyền trưởng quyết định, khi cần thiết, thuyền trưởng có quyền chỉ định thuyền viên phải ở lại tàu để làm nhiệm vụ.

2- Khi rời tàu hay trở lại tàu, thuyền viên phải báo cáo cho sỹ quan trực ca.

3- Khi tàu chuẩn bị rời cảng, tất cả thuyền viên phải có mặt ở tàu đúng giờ do thuyền trưởng quy định.

4- Khi tàu đậu tại cầu cảng, yêu cầu 1/3 tổng số thuyền viên của mỗi bộ phận phải có mặt tại tàu. Khi tàu neo ở các vùng neo đậu, 2/3 tổng số thuyền viên của mỗi bộ phận phải có mặt tại tàu.

Điều 11.

1- Mỗi thuyền viên trước khi rời khỏi tàu để nghỉ phép hoặc chuyển tàu hay chuyển đổi chức danh phải bàn giao cho người thay thế:

a) Các nhiệm vụ đang đảm nhiệm với sự hướng dẫn cụ thể.

b) Các máy móc, thiệt bị và dụng cụ được phân công phụ trách.

c) Các tài sản, đồ dùng của tàu đã được cấp phát để sử dụng, kể cả chìa khoá buồng ở.

2- Việc bàn giao phải lập biên bản có xác nhận của sĩ quan phụ trách liên quan. Sau khi kết thúc việc bàn giao, thuyền trưởng cấp giấy phép rời tàu.

Mục B: THUYỀN TRƯỞNG

Điều 12.

1- Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên tàu, có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, pháp luật Việt Nam và quy định của Điều lệ này.

2- Thuyền trưởng chỉ huy theo chế độ thủ trưởng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tàu. Thuyền trưởng là người duy nhất được ban hành các mệnh lệnh liên quan đến mọi hoạt động của tàu và phải chịu trách nhiệm đối với các mệnh lệnh đó.

3- Nếu trên tàu không bố trí chức danh thuyền phó ba thì thuyền trưởng đảm nhiệm ca trực của thuyền phó ba.

4- Nếu trên tàu không bố trí chức danh thuyền phó hai và thuyền phó ba thì nhiệm vụ của thuyền phó hai và thuyền phó ba do thuyền trưởng và thuyền phó nhất đảm nhiệm theo sự phân công của thuyền trưởng.

Điều 13. Khi giao hoặc nhận tàu, thuyền trưởng có trách nhiệm:

1- Việc bàn giao tàu phải được tiến hành trực tiếp giữa hai thuyền trưởng.

2- Khi giao, nhận tàu phải bàn giao chi tiết về phần vỏ tàu, các máy móc, trang thiết bị, tài sản, toàn bộ các hồ sơ, tài liệu, tiền mặt v.v... và phải lập bản thống kê từng hạng mục.

3- Yêu cầu thuyền trưởng giao tàu cho biết về cấu trúc đặc biệt, tính năng kỹ thuật, khả năng khai thác và kế hoạch tiếp tục hoàn thành v.v... Các sĩ quan phụ trách từng bộ phận báo cáo bằng văn bản về tình hình mọi mặt của bộ phận mình và bản kê tài sản của tàu. Thuyền trưởng cũng với máy trưởng và thuyền phó nhất tiến hành kiểm tra, tìm hiểu tình trạng thực tế của tàu.

4- Thời gian bắt đầu và kết thúc việc bàn giao phải được ghi biên bản, hai bên cùng ký tên và phải ghi nhật ký hàng hải. Biên bản bàn giao tàu phải được lập thành 4 bản: 1 bản gửi cho chủ tàu, 1 bản lưu lại tàu và 2 bản cho bên giao và bên nhận.

5- Thuyền trưởng giao tàu phải họp toàn thể thuyền viên để giới thiệu thuyền trưởng mới đến nhận công tác và thông báo việc trao quyền cho thuyền trưởng mới.

Điều 14. Khi đưa tàu vào khai thác hoặc ngừng khai thác thuyền trưởng có trách nhiệm:

1- Theo lệnh của chủ tàu để đưa tàu vào khai thác, ngừng khai thác hoặc sửa chữa hay giải bản.

2- Chuẩn bị cho mỗi chuyến đi, phải có những biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho người, tàu, và hàng hoá trên tàu; Kể cả vật tư kỹ thuật, nhiên liệu, nước ngọt, lương thực, thực phẩm v.v... của tàu.

3- Giao nhiệm vụ cụ thể cho thuyền phó nhất và máy trưởng tiến hành chuẩn bị mọi mặt để tàu khời hành an toàn đúng giờ quy định.

4- Kiểm tra việc chuẩn bị hải đồ, các tài liệu hàng hải khác liên quan đến toàn bộ chuyến đi của tàu.

5- Nắm vững tình hình diễn biến thời tiết trong khu vực tàu sẽ đi qua, lập kế hoạch chuyến đi và kẻ hướng đi trên hải đồ có tính toán đầy đủ các điều kiện địa lý, khí tượng - thuỷ văn hàng hải.

6- Kiểm tra việc xếp hàng hoá theo sơ đồ hàng hoá đảm bảo số lượng và chất lượng của hàng hoá. Đặc biệt, chú ý bốc dỡ và vận chuyển hàng rời, hàng nguy hiểm trên tàu; Tận dụng dung tích và trọng tài của tàu nhưng phải đảm bảo tính ổn định của tàu.

7- Ít nhất 02 giờ trước khi tàu rơi cảng phải biết được toàn bộ tình hình công việc chuẩn bị của tàu, kiểm tra sự có mặt của thuyền viên và những người khác còn ở trên tàu.

8- Trường hợp có thuyền viên của tàu vắng mặt, để bảo đảm cho tàu xuất phát đúng giờ, thuyền trưởng phải kịp thời thông báo cho giám đốc cảng vụ, chủ tàu (nếu tàu đậu ở các cảng trong nước) hoặc thông báo cho đại lý, cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền của Việt Nam (nếu tàu đậu ở cảng nước ngoài) biết họ tên, chức danh và thời gian rời tàu của thuyền viên đó. Đồng thời, phải áp dụng mọi biện pháp để thuyền viên này kịp trở về tàu hoặc đón tàu ở cảng sắp đến, nếu vắng mặt thuyền viên đó không ảnh hưởng đến an toàn của tàu.

9- Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi thuyền viên mà không có sự chấp thuận của chủ tàu.

Điều 15. Khi tàu hành trình thuyền trưởng có trách nhệm:

1- Tính toán một cách thận trọng hướng đi của tàu nhằm đảm bảo an toàn và kinh tế nhất. Thường xuyên áp dụng mọi phương pháp, sử dụng mọi thiệt bị hàng hải được trang bị trên tàu để xác định chính xác vị trí của tàu. Kiểm tra, hướng dẫn và yêu cầu các thuyền phó trực ca phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định hiện hành về chế độ trực ca khi tàu hành trình.

2- Chú ý kiểm tra hướng đi của tàu. Ngoài thuyền trưởng không ai có quyền thay đổi hướng đi đã định. Trường hợp có nguy cơ va chạm hoặc để tránh tình huống nguy hiểm bất ngờ hay có người rơi xuống biển thì Thuyền phó trực ca có quyền thay đổi hướng đi của tàu nhưng phải báo ngay cho thuyền trưởng.

3- Khẩn trương có mặt ở buồng lái khi thuyền phó trực ca yêu cầu và có mặt thường xuyên ở buồng lái khi tàu hành trình trong luồng hẹp, co biển, kênh đào, gần bờ, khi ra vào cảng, trong các khu vực nguy hiểm, thời tiết xấu, tầm nhìn xa bị hạn chế hoặc qua những khu vực có mật độ tàu thuyền nhiều v.v... Trong các trường hợp nói trên, thuyền trưởng phải áp dụng các biện pháp thích hợp, neo phải ở vị trí sẵn sáng "thả neo" và phải báo cho buồng máy biết để sẵn sàng thực hiện điều động khi cần thiết.

4- Khi gặp các tảng băng trôi, các vật chướng ngại và các nguy hiểm trực tiếp khác đối với tàu hoặc khi gặp bão nhiệt đới, gặp nhiệt độ không khi xuống dưới 0oC cùng với gió mạnh gây ra đóng băng trên thượng tầng kiến trúc của tàu hay khi gặp gió cấp 10 hoặc trên cấp 10 mà chưa nhận được tin bão thì thuyền trưởng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để xử lý tình huống một cách thích hợp nhằm đảm bảo an toàn người, tàu và hàng hoá trên tàu. Đồng thời, thông báo ngay những diễn biến nói trên cho các tàu thuyền xung quanh, cho chủ tàu và cho cơ quan có thẩm quyền đầu tiên ở đất liền mà tàu có thể liên lạc được.

5- Trường hợp tàu đi vào vùng có băng do tàu phá băng dẫn đường, thuyền trưởng phải chấp hành sự hướng dẫn của thuyền trưởng tàu phá băng và kịp thời có các khuyến nghị với tàu phá băng để bảo đảm an toàn hàng trình cho tàu của mình.

6- Khi tàu hành trình ở khu vực bắt buộc phải có hoa tiêu dẫn tàu thì nhất thiết phải xin hoa tiêu. Tại những khu vực không bắt buộc có hoa tiêu dẫn tàu nhưng nếu thấy cần thiết thì thuyền trưởng vẫn có quyền xin hoa tiêu để bảo đảm an toàn hành trình của tàu.

7- Bảo đảm an toàn trong việc đưa đón hoa tiêu lên tàu và rời khỏi tàu. Bố trí chu đáo nơi nghỉ và ăn uống cho hoa tiêu.

8- Trước khi hoa tiêu dẫn tàu, thuyền trưởng thông báo cho hoa tiêu biết về tính năng điều động của tàu, những khuyết tật về khả năng điều động và tình trạng máy móc, thiết bị v.v... nhằm tạo điều kiện cho hoa tiêu có thể chủ động xử lý khi dẫn tàu.

Trường hợp hoa tiêu được quyền sử dụng thuỷ thủ lái và phương tiện thông tin liên lạc riêng thì thuyền trưởng vẫn phải thường xuyên có mặt ở buồng lái để kịp thời áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền, tăng cường việc cảnh giới và chuẩn bị neo ở vị trí sẵn sàng "thả neo".

9- Việc sử dụng hoa tiêu dẫn tàu không miễn giảm nghĩa vụ điều khiển tàu của thuyền trưởng. Thuyền trường phải có biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời, chính xác mọi tình huống có thể xảy ra nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tàu.

Trường hợp hoa tiêu xử lý tình huống thiếu chính xác hoặc không hợp lý, thuyền trưởng phải kịp thời đình chỉ hành động xử lý đó của hoa tiêu và yêu cầu hoa tiêu phải có hành động đúng để bảo đảm an toàn hành trình của tàu. Trường hợp cần thiết, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thay thế hoa tiêu. Khi vắng mặt ở buồng lái, thuyền trưởng phải giới thiệu cho hoa tiêu biết thuyền phó được mình uỷ quyền thay thế.

10- Khi tàu hành trình ở những khu vực chưa quen biết hoặc tầm nhìn xa bị hạn chế hay gần khu vực có nhiều vật chương ngại nguy hiểm, thuyền trưởng có quyền yêu cầu các thuyền phó khác phải có mặt ở vị trí để thực hiện nhiệm vụ.

11- Trường hợp có người rơi xuống biển, thuyền trưởng phải kịp thời áp dụng các biện pháp có hiệu quả để tìm cứu người bị nạn, đồng thời thông báo cho chủ tàu và thông báo cho các tàu thuyền khác đang hành trình gần khu vực đó tìm kiếm và cứu giúp. Chỉ được phép cho tàu rời khỏi khu vực có người đang bị mất tích khi đã cố gắng tìm kiềm nhưng xét thấy không còn hy vọng. Thời gian và các biện pháp đã tiến hành tìm cứu phải được ghi vào nhật ký hàng hải.

12- Khi nhận được tín hiệu cấp cứu hoặc khi phát hiện có tàu bị nạn, thuyền trưởng có nhiệm vụ nhanh chóng điều động tàu đến cứu trợ nếu việc cứu trợ này không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu, hàng hoá và thuyền viên của mình. Tàu chỉ được phép tiếp tục hành trình khi đã nhận được thông báo của tàu bị nạn không cần cứu giúp. Thời gian, vị trí tàu bị nạn và lý do dến hoặc không đến cứu trợ phải được ghi vào nhật ký hàng hải.

Khi cứu trợ tàu bị nạn, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp có hiệu quả để cứu người. Việc cứu tàu, hàng hoá và tài sản khác chỉ được tiến hành khi có sự thoả thuận của thuyên trưởng tàu bị nạn theo hợp đồng cứu hộ. Trường hợp vì lý do nào đó mà thuyền trưởng tàu bị nạn không thể ký hợp đồng cứu hộ thì ít nhất phải có sự thoả thuận bằng lời hay bằng vô tuyến điện hoặc bằng tín hiệu trông thấy được của thuyền trưởng tàu bị nạn. Các hình thức thoả thuận này phải được ghi vào nhật ký hàng hải.

13- Khi gặp tàu không có người, nếu điều kiện cho phép thì thuyền trưởng phải tổ chức kéo tàu đó vào cảng gần nhất và thông báo cho chính quyền cảng, chủ tàu và cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền của Việt Nam ở nước đó biết. Trường hợp không thể lai dắt được thì ghi vào nhật ký hàng hải vị trí của tàu đó, nguyên nhân không thực hiện được việc lai dắt... và phải thông báo cho chính quyền cảng gần nhất.

14- Nếu tàu mình bị tai nạn cần thiết có sự cứu trợ thì thuyền trưởng phải dùng mọi biện pháp yêu cầu tàu khác cứu giúp, nhưng trước hết phải yêu cầu sự cứu trợ của các tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam.

15- Trường hợp xảy ra va chạm với tàu khác, thuyền trưởng phải yêu cầu thuyền trưởng tàu kia báo cho mình biết tên tàu, chủ tàu, hô hiệu, cảng đăng ký, cảng xuất phát, cảng ghé và cảng đến. Đồng thời, phải thông báo cho tàu kia biết những thông tin nói trên của tàu mình. Nếu xét thấy tàu mình có khả năng và điều kiện cho phép thì phải có trách nhiệm cứu tàu bị nạn, trước hết là cứu người.

16- Sau khi xảy ra va chạm, thuyền trưởng phải kịp thời lập biên bản về điễn biến xảy ra sự cố, nêu rõ sự thiệt hại của mỗi bên có sự xác nhận của thuyền trưởng tàu kia và các bên hữu quan. Đồng thời, tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ tai nạn theo quy định của pháp luật.

17- Trường hợp tàu bị nạn không còn khả năng cứu được và bắt buộc phải bỏ tàu, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp để cứu người và tổ chức mang theo nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký vô tuyến điện, hải đồ khu vực bị nạn, tiền và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác v.v... của tàu. Thuyền trưởng phải là người phải rời tàu cuối cùng.

18- Khi bỏ tàu, thuyền trưởng phải ưu tiên giải quyết theo thứ tự: trẻ em, người ốm, phụ nữ và người già xuống xuồng cứu sinh.

19- Khi bỏ tàu, thuyền trưởng vẫn hoàn toàn có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm trong việc tổ chức tìm kiếm và cứu số thuyền viên, hành khách (nếu có) đang bị mất tích và áp dụng các biện pháp cần thiết để đưa những người còn lại đến nơi an toàn và về nước, nếu tàu bị tai nạn ở nước ngoài.

20- Nếu được tàu khác cứu giúp, thuyền trưởng có trách nhiệm lãnh đạo thuyền viên, hành khách của tàu mình thực hiện nghiêm chỉnh quy định của tàu đó.

21- Trường hợp trên tàu không có đủ khả năng cứu chữa người lâm bệnh, thuyền trưởng có trách nhiệm tìm mọi biện pháp để nhận được sự giúp đỡ về y tế, kể cả phải đưa tàu vào cảng gần nhất và phải báo ngay cho chủ tàu.

22- Trường hợp thuyền trưởng lâm bệnh nặng hoặc bị tai nạn bất ngờ thì tạm thời trao lại quyền chỉ huy tàu cho thuyền phó nhất và báo cho chủ tàu biết để có biện pháp giải quyết kịp thời. Đồng thời báo cáo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền của Việt Nam tại nước đó biết nếu tàu ở nước ngoài và phải ghi vào nhật ký hàng hải.

Điều 16. Khi tàu ra vào hoặc đậu ở cảng và tại các khu vực neo, thuyền trưởng có trách nhiệm:

1- Khi tàu hoạt động trên lãnh hải hoặc đậu ở cảng và các khu vực neo tại Việt Nam hoặc nước ngoài, thuyền trưởng phải nghiêm chỉnh tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Việt Nam, các công ước quốc tế có liên quan và pháp luật của nước đó.

2- Trước và trong khi làm thủ tục tàu đến, trong và sau khi làm thủ tục tàu rời cảng, thuyền trưởng phải có biện pháp nghiêm cấm không cho thuyền viên của tàu liên lạc với những người khác, trừ các trường hợp thật cần thiết.

3- Khi tàu đến cảng nước ngoài, trong vòng 24 giờ phải báo cáo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền của Việt Nam tại nước đó biết và đề nghị sự giúp đỡ nếu thấy cần thiết. Thuyền trưởng có nghĩa vụ thực hiện mọi chỉ thị của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền của Việt Nam. Trường hợp xảy ra tranh chấp có liên quan đến tàu hoặc tàu, thuyền viên bị bắt giữ, thuyền trưởng phải kịp thời kháng nghị và phải báo cáo ngay cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền của Việt Nam tại nước đó và chủ tàu biết để có biện pháp can thiệp.

4- Khi kết thúc mỗi chuyến đi, thuyền trưởng phải lập báo cáo gửi chủ tàu về tình hình chuyến đi và kết quả việc thực hiện kế hoạch khai thác tàu.

5- Khi tàu đậu trong cảng, thuyền trưởng phải tổ chức áp dụng các biện pháp phòng cháy, chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn cho người, tàu và hàng hoá.

6- Khi thuyền trưởng rời khỏi tàu, nhất thiết phải có chỉ thị cụ thể công việc cho thuyền phó nhất hay thuyền phó trực ca ở lại tàu. Đối với những việc quan trọng phải được ghi rõ trong nhật ký hàng hải và báo cho sĩ quan trực ca biết địa chỉ của mình trong thời gian ở trên bờ.

7- Khi tàu đậu ở các khu vực mà các điều kiện an toàn hàng hải không đảm bảo, thuyền trưởng phải thường xuyên có mặt ở tàu. Nếu phải rời tàu thì yêu cầu thuyền phó nhất ở lại tàu để thay mặt mình xử lý kịp thời những tình huống có thể xảy ra.

8- Thuyền trưởng của các tàu làm nhiệm vụ thường trực, cứu hộ v.v... việc trực ca tại tàu do chủ tàu quyết định nhưng phải bảo đảm khả năng sẵn sàng điều động tàu để thi hành nhiệm vụ.

9- Ngoài ra đối với thuyền trưởng của tàu khách có trách nhiệm tổ chức và đồng viên thuyền viên nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ hành khách; áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn tuyệt đối sinh mệnh hành khách, thuyền viên, tàu, hàng hoá, hành lý và tài sản trên tàu. Tổ chức huấn luyên cho thuyền viên thành thạo trong việc cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng tàu và hướng dẫn cho hành khách cách sử dụng phương tiện cứu sinh, cứu hoả...

Điều 17.

1- Khi nhận tàu mới đóng, thuyền trưởng có trách nhiệm:

Phải tổ chức nhận bàn giao cụ thể về vỏ tàu, máy móc, toàn bộ trang thiết bị kỹ thuật, các hồ sơ kỹ thuật, tài sản, dụng cụ sinh hoạt v.v... Việc nhận và bàn giao tàu phải được lập biên bản có kỹ xác nhận của thuyền trưởng bên nhận và bên giao.

2- Khi tàu sửa chữa có trách nhiệm:

a) Duyệt các hạng mục sửa chữa do các bộ phận trên tàu lập.

b) Không được tự ý điều chỉnh các hạng mục sửa chữa đã được duyệt và cấp kinh phí khi chưa có sự đồng ý của chủ tàu.

c) Trong thời gian tàu trên đà, thuyền trưởng phải áp dụng các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho tàu và thực hiện đúng quy định nội dung của đà và cùng với thuyền phó nhất và máy trưởng tiến hành kiểm tra vỏ tàu, hệ thống van thông biển, chân vịt, bánh lái và lập biên bản xác nhận hiện trạng của chúng. Công việc này cũng phải tiến hành lập lại trước khi tàu xuống đà và có sự xác nhận của cơ quan đăng kiểm.

d) Tổ chức kiểm tra, giám sát về tiến độ, chất lượng sửa chữa và đảm bảo an toàn lao động và tổ chức thuyền viên thực hiện tốt các công việc tự sửa chữa, tự bảo quản trong thời gian tàu trên đà.

e) Khi hoàn thành việc sửa chữa tàu, tổ chức nghiệm thu từng phần và các hạng mục sửa chữa bảo đảm chất lượng, tránh gây thiệt hại cho chủ tàu.

Mục C: SỸ QUAN TÀU BIỂN VIỆT NAM

I- THUYỀN PHÓ NHẤT

Điều 18.

1- Thuyền phó nhất là người kế cận thuyền trưởng và chịu sự lãnh đạo của thuyền trưởng. Trực tiếp tổ chức quản lý, khai thác tàu, phục vụ đời sống, sinh hoạt, trật tự kỷ luật trên tàu. Nếu vắng mặt thuyền trưởng và được thuyền trưởng uỷ quyền, thuyền phó nhất thay mặt thuyền trưởng phụ trách các công việc chung của tàu.

2- Thuyền phó nhất giúp thuyền trưởng chỉ đạo công việc của các thuyền phó (khi tàu không hành trình), trực tiếp lãnh đạo bộ phận boong, bộ phận phục vụ và y tế trên tàu.

3- Thừa lệnh của thuyền trưởng, thuyền phó nhất có quyền ban hành các mệnh lệnh liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của thuyền viên theo quy định của Điều lệ này.

4- Thuyền phó nhất trực ca từ 04 giờ đến 08 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ trong ngày. Khi điều động tàu ra, vào cảng hoặc hành trình trên luồng hẹp, đến các khu vực neo đậu thì thuyền phó nhất phải có mặt ở phía mũi tàu để chỉ huy thực hiện lệnh của thuyền trưởng.

Điều 19. Thuyền phó nhất có trách nhiệm:

1- Tổ chức thực hiện đúng quy trình, quy phạm vận hành kỹ thuật và bảo quản đối với vỏ tàu, boong tàu, các cần cẩu, thượng tầng và buồng ở, phòng làm việc, kho tàng, các hệ thống máy móc, thiết bị trên boong tàu như hệ thống hầm hàng, neo, bánh lái, tới, cần cẩu, dây buộc tàu, hệ thống phòng chống cháy, hệ thống đo nước, thông gió, dụng cụ chống thủng và các phương tiện cứu sinh.

2- Thường xuyên phải kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị, phương tiện, dụng cụ máy móc v.v...; kịp thời báo cho thuyền trưởng biết những hư hỏng, mất mát và đề xuất các biện pháp khắc phục. Nếu thiết bị có liên quan đến bộ phận máy thì báo cho máy trưởng để có biện pháp khắc phục.

3- Kiểm tra kỹ hầm hàng trước khi tiếp nhận hàng hoá xuống tàu và phải áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm an toàn cho tàu, hàng hoá trở trên tàu.

4- Bảo đảm đúng quy định về bốc dỡ và vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, hàng rời, hàng nặng, hàng chở trên boong, hàng cồng kềnh và các loại hàng hoá đặc biệt khác.

5- Theo dõi ngày công, bố trí nghỉ bù, nghỉ phép cho thuyền viên bộ phận boong; Sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở, thời gian làm việc, học tập, nghỉ ngơi và giải trí cho thuyền viên.

6- Cùng máy trưởng lập và trình thuyền trưởng bảng phân công nhiệm vụ cho thuyền viên của tàu khi có lệnh báo động về cứu hoả, cứu sinh, cứu thủng và "bỏ tàu".

7- Ít nhất mỗi tháng một lần tổ chức tập luyện cho thuyền viên, về cứu hoả, cứu sinh, cứu thủng tàu.

8- Trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động của thuyền viên để cứu tàu khi có lệnh báo động.

9- Tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ và kiểm tra số lượng thuyền viên, hành khách xuống xuồng cứu sinh khi có lệnh "bỏ tàu". Đồng thời, bằng mọi cách giúp thuyền trưởng bảo vệ nhật ký hàng hải, nhật ký máy, nhật ký vô tuyến điện, hải đồ, tiền mặt và các giấy tờ cần thiết khác.

10- Định kỳ tổ chức kiểm tra các phương tiện cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng tàu và báo cho thuyền trưởng biết để kịp thời có biện pháp khắc phục.

11- Định kỳ tiến hành kiểm tra vỏ tàu và các trang thiết bị trên boong.

12- Lập sổ theo dõi việc sửa chữa các phương tiện, thiết bị thuộc bộ phận boong và kiểm tra kết quả việc sửa chữa đó.

13- Lập kết hoạch cung cấp vật tư, thiết bị kỹ thuật, nước ngọt, thực phẩm, lương thực... và tổ chức quản lý, sử dụng các vật tư thiệt bị đó khi được cấp.

14- Kiểm tra nước Iacanh, các két balat, két nước ngọt. Khi cần thiết lệnh cho sĩ quan máy trực ca bơm nước điều chỉnh để bảo đảm cho tàu luôn ở trạng thái cân bằng.

15- Kiểm tra dây buộc tàu, khi vực gần chân vịt trước khi báo cho bộ phận máy tiến hành chạy thử máy.

16- Trường hợp thuyền trưởng vắng mặt, nếu xảy ra tình huống cấp bách không bảo đảm an toàn cho tàu hoặc có lệnh của Giám đốc cảng vụ hay chủ tàu thì thuyền phó nhất có trách nhiệm yêu cầu hoa tiêu đến để điều động tàu đảm bảo an toàn.

17- Chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho thuyền viên; Đôn đốc việc giữ gìn vệ sinh trên tàu, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho thuyền viên, nếu trên tàu không bố trí chức danh bác sĩ (y sĩ).

18- Trước khi tàu rời cảng, thuyền phó nhất phải kiểm tra các việc có liên q uan cho chuyển đi như đóng kín hầm hàng, cửa kín nước, việc chằng buộc trang thiết bị và hàng hoá trên boong; Kiểm tra hệ thống lái, thiết bị neo, thiết bị phát tín hiệu bằng âm thanh, đèn hành trình, tay chuông và các thiết bị thông tin liên lạc nội bộ của tàu.

Ít nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng, thuyền phó nhất phải báo cáo cụ thể cho thuyền trưởng biết về công việc chuẩn bị của chuyến đi.

Điều 20. Đối với việc vận chuyển hàng hoá trên tàu, thuyền phó nhất có trách nhiệm:

1- Lập sơ đồ bốc dỡ hàng hoá theo yêu cầu của thuyền trưởng nhằm tận dụng dung tích và trọng tải, bảo đảm đúng quy định về bốc dỡ, vận chuyển hàng hoá trên tàu. Đặc biệt, chú ý đối với việc bốc dỡ nhiều loại hàng trong một chuyến, hàng trả ở nhiều cảng, hàng nguy hiểm, hàng rời v.v... và hàng chở trên boong. Sơ đồ xếp dỡ hàng phải được thuyền trưởng phê duyệt trước khi xếp hàng lên tàu.

2- Kiểm tra nước Iacanh, balat, nước ngọt và nhiên liệu. Nếu thấy ảnh hưởng đến tính ổn định, thế vững của tàu thì phải tiền hành điều chỉnh cho phù hợp.

3- Trong thời gian làm hàng phải thường xuyên có mặt ở tàu để theo dõi tiến độ bốc dỡ hàng hoá, tránh mất mát, hư hỏng, hao hụt nhằm bảo đảm đúng số lượng và chất lượng hàng hoá khi giao nhận. Trường hợp cần vắng mặt thì báo cho thuyền trưởng biết và giao việc theo dõi làm hàng cho Thuyền phó trực ca nhưng phải ghi rõ những yêu cầu và sự chú ý cần thiết.

4- Khi xuống hàng phải kiểm tra việc chèn lót, ngăn cách, thông gió; Thực hiện đúng quy trình, quy phạm vận chuyển hàng hoá, nhất là đối với các loại hàng nguy hiểm, hàng rời, hàng chở trên boong.

5- Bảo đảm an toàn lao động và an toàn máy móc, thiết bị cho công nhân làm hàng trên tàu.

6- Chịu trách nhiệm về giao nhận hàng hoá, hành lý, bưu kiện và chuẩn bị các giấy tờ về vận chuyển hàng hoá trên tàu để trình thuyền trưởng. Hàng ngày phải báo cho thuyền trưởng biết về tình hình làm hàng và số lượng hàng hoá bốc dỡ được.

7- Theo dõi việc đóng, mở hầm hàng theo đúng quy trình kỹ thuật.

8- Khi xảy ra các trường hợp có ảnh hướng đến hàng hoá phải áp dụng mọi biện pháp để cứu hàng hoá và kịp thời báo cho thuyền trưởng.

9- Trực tiếp chứng kiến việc niêm phong hầm hàng và kiểm tra các mối cặp chì theo yêu cầu của hợp đồng vận chuyển.

10- Thường xuyên kiểm tra việc chằng buộc hàng hoá chở trên boong, nắp hầm hàng; áp dụng mọi biện pháp thích hợp bảo đảm an toàn cho hàng hoá khi tàu hành trình trong điều kiện thời tiết xấu.

11- Chịu trách nhiệm tổ chức việc đón nhận và phục vụ hành khách, đối với tàu chở khách nhưng không bố trí chức danh thuyền phó hành khách.

II- THUYỀN PHÓ HAI

Điều 21.

1- Thuyền phó hai chịu sự lãnh đạo trực tiếp của thuyền trưởng khi tàu hành trình và thuyền phó nhất khi tàu không hành trình. Trường hợp cần thiết, theo sự phân công của thuyền trưởng, thuyền phó hai đảm nhiệm một số nhiệm vụ của thuyền phó nhất.

2- Thuyền phó hai trực tiếp phụ trách và tổ chức bảo quản, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị hàng hải, hải đồ và các tài liệu về hàng hải, dụng cụ và thiết bị phòng chống cháy trên tàu.

3- Thuyền phó hai trực ca từ 0 giờ đến 04 giờ và từ 12 giờ đến16 giờ trong ngày. Khi điều động tàu ra, vào cảng thuyền phó hai phải có mặt ở phía lái tàu để chỉ huy thực hiện lệnh của thuyền trưởng.

Điều 22. Thuyền phó hai có trách nhiệm:

1- Quản lý buồng lái, buồng hải đồ, nhật ký hàng hải; bảo quản và tu chỉnh hải đồ, các tài liệu hàng hải khác theo các thông báo nhận được. Chuẩn bị hải đồ, tài liệu về hàng hải cho chuyến đi. Kiểm tra đèn hành trình, máy móc, thiết bị và dụng cụ hàng hải thuộc phạm vi mình phụ trách.

2- Bảo quản và duy trì sự hoạt động của đồng hồ tàu, thời kế, lấy nhật sai thời kế hàng ngày và ghi nhật ký thời kế.

3- Bảo quản, kiểm tra sai số và chỉnh lý các dụng cụ, thiệt bị hàng hải trên tàu. Quản lý các linh kiện, phụ tùng dự trữ thay thế của máy móc, thiết bị hàng hải. Trực tiếp khởi động và tắt la bàn con quay theo lệnh của thuyền trưởng.

4- Lập kế hoạch dự trù phụ tùng thay thế, các hạng mục sửa chữa định kỳ và đột xuất, đảm bảo cho các máy móc hàng hải luôn ở trạng thái hoạt động bình thường, có độ chính xác cao, đồng thời quản lý và sử dụng hợp lý vật tư, trang thiết bị được cấp.

5- Thường xuyên kiểm tra chất lượng các bình chữa cháy, tổ chức bảo quản và thay thế các chất trong bình khi hết hạn sử dụng. Quản lý tốt các dụng cụ, trang bị phòng chống cháy, đảm bảo cho các trang thiết bị đó luôn ở vị trí đã quy định.

6- Giúp thuyền phó nhất theo dõi việc giao nhận và bốc dỡ hàng hoá theo đúng sơ đồ đã được thuyền trưởng duyệt.

7- Ít nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng, phải báo cho thuyền phó nhất về các công việc chuẩn bị của mình cho chuyến đi.

8- Giúp đỡ, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập thuyền phó hai trên tàu.

9- Nếu trên tàu không bố trí chức danh thuyền phó ba thì thuyền phó hai đảm nhiệm các công việc thuộc trách nhiệm của thuyền phó ba, trừ nhiệm vụ trực ca do thuyền trường đảm nhiệm.

III- THUYỀN PHÓ BA

Điều 23.

1- Thuyền phó ba chịu sự lãnh đạo trực tiếp của thuyền trưởng khi tàu hành trình và của thuyền phó nhất khi tàu không hành trình.

2- Thuyền phó ba trực ca từ 08 giờ đến 12 giờ và từ 20 giờ đến 24 giờ trong ngày. Trường hợp trên tàu không bố trí chức danh thuyền phó ba thì nhiệm vụ ca trực do thuyền trưởng đảm nhiệm.

3- Khi điều động tàu ra vào cảng thuyền phó ba phải có mặt ở buồng lái để thực hiện lệnh của thuyền trưởng trong việc điều khiển tay chuông, ghi chép nhật ký điều động, xác định vị trí tàu và các nghiệp vụ hàng hải khác.

Điều 24. Thuyền phó ba có trách nhiệm:

1- Trực tiếp phụ trách và tổ chức bảo đảm, bảo dưỡng các phương tiện cứu sinh như xuồng cứu sinh, phao tự thổi, phao tròn, áo phao cá nhận v.v... và phải đảm bảo các dụng cụ, thiết bị này luôn ở trạng thái sẵn sàng sử dụng an toàn, thuận lợi khi có tình huống khẩn cấp xẩy ra.

2- Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị trên xuống cứu sinh, lập kế hoạch và định kỳ tiến hành thay thế, bổ sung các dụng cụ, nước ngọt, lương khô, thuốc cấp cứu v.v... Sau khi đã được thuyền trưởng phê duyệt.

3- Giúp thuyền phó nhất trong việc kiểm tra, bảo quản các dụng cụ, thiết bị cứu thủng.

4- Giúp thuyền phó hai trong việc tổ chức bảo quản, chỉnh lý các dụng cụ, thiết bị hàng hải, tu chỉnh hải đồ và các tài liệu hướng dẫn hàng hải khác.

5- Ít nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng, phải báo cho thuyền phó nhất biết về việc chuẩn bị của mình.

6- Trực tiếp phụ trách công tác hành chính trên tàu. Nếu trên tàu không bố trí chức danh quản trị thì nhiệm vụ quản trị do thuyền phó ba đảm nhiệm.

7- Giúp đỡ, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập thuyền phó ba trên tàu.

IV- THUYỀN PHÓ HÀNH KHÁCH
(Chỉ bố trí trên tàu khách)

Điều 25. Thuyền phó hành khách chịu sự lãnh đạo trực tiếp của thuyền trưởng và có nhiệm vụ tổ chức, quản lý bộ phận phục vụ hành khách và đảm nhiệm các công việc liên quan đến vận chuyển hành khách, hành lý trên tàu.

Điều 26. Thuyền phó hành khách có trách nhiệm:

1- Bảo đảm buồng hành khách, câu lạc bộ, các khu vực nghỉ ngơi, giải trí, nhà bếp, các buồng để dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hành khách v.v... và buồng ở của bộ phận phục vụ hành khách luôn luôn ngăn nắp, gọn gàng, sạch, đẹp. Trước khi nhận hành khách cùng với bác sỹ phải tiến hành kiểm tra buồng hành khách.

2- Tổ chức việc nhận và trả hành khách, sắp xếp chỗ ở cho hành khách.

3- Tổ chức phục vụ đời sống về vật chất và tinh thần cho hành khách.

4- Tổ chức quản lý các tài sản thuộc bộ phận mình phụ trách, lập kế hoạch bổ sung hoặc thay thế dụng cụ, trang thiết bị nhằm bảo đảm luôn đủ về số lượng và chất lượng.

5- Thường xuyên kiểm tra theo dõi trật tự, vệ sinh, an toàn kỹ thuật, an toàn lao động, phòng chống cháy thuộc bộ phận mình phụ trách.

6- Trước khi tàu nhận hành khách, phải kiểm tra việc đóng các cửa húp lô, chằng buộc và sắp xếp cố định các vật dụng thuộc bộ phận mình quản lý.

7- Tổ chức kiểm soát vé và bán vé cho những hành khách chưa kịp mua vé.

8- Kịp thời đề nghị thuyền trưởng thông báo cho chủ tàu hoặc đại lý của tàu biết về số lượng vé cần bán ở cảng đến.

9- Hàng ngày tiến hành kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc phục vụ hành khách thuộc bộ phận mình phụ trách.

10- Giám sát việc chế biến các món ăn nhằm bảo đảm hợp vệ sinh, đúng định lượng khẩu phần ăn do hành khách yêu cầu.

11- Cùng với bác sỹ tổ chức kiểm tra định kỳ về sức khoẻ cho thuyền viên thuộc bộ phận mình phụ trách; Kịp thời phát hiện và báo cho thuyền trưởng biết những trường hợp thuyền viên không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ phục vụ hành khách.

12- Thu thập ý kiến của hành khách và báo cho thuyền trưởng biết để có biện pháp giải quyết kịp thời.

13- Lưu giữ chìa khoá dự trữ của các buồng hành khách đúng nơi quy định.

14- Thường xuyên kiểm tra việc bảo quản kho tàng, tài sản và đồ dùng phục vụ hành khách.

15- Lập nội quy cho các bộ phận phục vụ thuộc mình quản lý và phân công nhiệm vụ cho thuyền viên phục vụ hành khách trình thuyền trưởng duyệt. Tổ chức thực hiện nội quy khi đã được thuyền trưởng phê duyệt.

16- 24 giờ sau khi kết thúc chuyến đi, phải trình thuyền trưởng duyệt bản quyết toán thu, chi của bộ phận phục vụ hành khách và nộp báo cáo đó cho chủ tàu.

V- MÁY TRƯỞNG

Điều 27. Máy trưởng chịu sự lãnh đạo của thuyền trưởng và chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng về mặt kỹ thuật của toàn bộ hệ thống động lực và thiết bị động lực của tàu, trực tiếp lãnh đạo bộ phận máy và điện trên tàu.

2- Máy trưởng thực hiện chức năng tổ chức quản lý và khai thác hệ thống động lực và các thiết bị động lực của tàu, điều hành lao động của thuyền viên thuộc bộ phận máy điện.

3- Trên tàu không bố trí chức danh máy ba thì ca trực của máy ba do máy trưởng đảm nhiệm.

4- Trên tàu không bố trí chức danh máy hai và máy ba thì nhiệm vụ và ca trực của máy hai, máy ba do máy trưởng và máy nhất đảm nhiệm theo sự phân công của máy trưởng.

Điều 28. Máy trưởng có trách nhiệm:

1- Tổ chức khai thác an toàn đạt hiệu quả kinh tế cao đối với các máy móc, thiết bị như máy chính, nồi hơi, máy làm lạnh, các máy phụ, các hệ thống và thiết bị động lực khác theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành.

2- Chịu trách nhiệm về an toàn kỹ thuật trong việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc và các hệ thống, thiết bị do các bộ phận khác quản lý như máy neo, phần cơ của máy lái, máy cẩu làm hàng, hệ thống tời, hệ thống dưỡng ống, hệ thống thông gió v.v... và hướng dẫn thuyền viên của các bộ phận này thực hiện vận hành đúng quy trình, quy phạm hiện hành.

3- Tổ chức hợp lý về chế độ làm việc, trực ca, nghỉ ngơi cho thuyền viên thuộc bộ phận máy và điện.

4- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật và an toàn lao động thuộc bộ phận mình phụ trách.

5- Thường xuyên giám sát, theo dõi việc thực hiện nội quy phòng chống cháy ở buồng máy, trạm phát điện, xưởng, kho tàng, phòng làm việc, buồng ở và các khu vực khác do bộ phận máy và điện quản lý.

6- Khi có lệnh báo động, phải chỉ đạo thuyền viên bộ phận máy và điện thực hiện đúng nhiệm vụ theo quy định.

7- Hàng ngày kiểm tra việc ghi chép nhật ký máy, nhật ký dầu và các sổ theo dõi hoạt động của các máy móc, thiết bị của tàu do bộ phận máy và điện quản lý.

8- Tổ chức cho thuyền viên bộ phận máy và điện kịp thời khắc phục sự cố và hư hỏng của máy móc, thiết bị. Duy trì đúng chế độ bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, đột xuất và định kỳ đối với máy móc, thiết bị.

9- Đề xuất kế hoạch sửa chữa định kỳ các máy móc, thiết bị thuộc bộ phận mình phụ trách và tiến hành kiểm tra kết quả sửa chữa.

10- Duyệt dự toán cung cấp vật tư kỹ thuật, nhiên liệu v.v... do các sĩ quan máy và điện đề xuất. Đồng thời, theo dõi việc sử dụng, bảo quản vật tư kỹ thuật, nhiên liệu v.v... đã được cấp phát.

11- Trực tiếp điều khiển máy khi điều động tàu ra, vào cảng, qua eo biển, luồng hẹp, khu vực nguy hiểm, tầm nhìn xa bị hạn chế v.v... Chỉ khi được phép của thuyền trưởng thì máy trưởng mới có thể rời khỏi buồng máy và giao cho máy nhất thay thế mình trực tiếp điều khiển máy.

12- Phải thực hiện một cách kịp thời, chính xác các mệnh lệnh điều động tàu của thuyền trưởng.

Nếu vì lý do nào đó không thực hiện được hoặc thực hiện chậm trễ thì máy trưởng phải kịp thời báo cho thuyền trưởng biết để xử lý. Trường hợp đặc biệt, nếu thực hiện mệnh lệnh của thuyền trưởng sẽ gây nguy cơ đến tình mạng của thuyền viên hay làm tổn hại đến máy móc, thiết bị thì phải báo ngay cho thuyền trưởng biết và chỉ chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng khi thuyền trưởng quyết định tiếp tục thi hành lệnh nói trên. Lệnh của thuyền trưởng và việc thi hành lệnh này phải được ghi vào nhật ký hàng hải và nhật ký máy.

13- Kiểm tra việc chuẩn bị cho chuyến đi của bộ phận máy, điện và ít nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng cùng thuyền phó nhất báo cho thuyền trưởng biết công việc chuẩn bị của bộ phận mình.

14- Lập báo cáo cho chủ tàu về tình trạng máy móc, thiết bị của tàu theo đúng chế độ quy định.

15- Trong thời gian điều động tàu, trong cảng, luồng hẹp hoặc hành trình trên biển, máy trưởng muốn thay đổi chế độ hoạt động của máy, các thiết bị kỹ thuật khác hay điều chỉnh nhiên liệu, nước ngọt, nước balat thì nhất thiết phải được sự đồng ý của thuyền trưởng.

16- Dự tính trước những khó khăn, hư hỏng có thể xảy ra đối với máy móc, thiết bị và chuẩn bị các biện pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa một cách hiệu quả sự cố khi xảy ra. Đồng thời, báo cho thuyền trưởng biết để chủ động xử lý khi cần thiết.

17- Trường hợp có sự cố xảy ra đối với máy móc, thiết bị thì máy trưởng hành động theo trách nhiệm và kinh nghiệm của mình xử lý sự cố đó và kịp thời báo cho thuyền trưởng biết những biện pháp đã thực hiện.

18- Nếu thuyền viên thuộc bộ phận máy và điện có hành động làm hư hỏng máy móc, thiết bị thì máy trưởng có quyền đình chỉ công việc của thuyền viên đó và kip thời báo cho thuyền trưởng biết.

19- Khi tàu neo đậu ở cảng, nếu được thuyền trưởng chấp thuận, máy trưởng có thể rời tàu nhưng phải giao nhiệm vụ cho máy nhất và báo rõ địa chỉ của mình ở trên bờ. Trường hợp tàu neo đậu ở những nơi an toàn, nếu vắng máy nhất thì máy trưởng có thể rời tàu và giao lại nhiệm vụ cho sĩ quan máy trực ca nhưng phải được thuyền trưởng chấp thuận.

20- Khi đến nhận nhiệm vụ trên tàu, máy trưởng phải tiếp nhận toàn bộ tình trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị, nhiện liệu, dầu mỡ, dụng cụ đồ nghề, tài sản, vật tư kỹ thuật và các hồ sơ tài liệu thuộc bộ phận máy và điện; Tình hình số lượng và khả năng nghiệp vụ chuyên môn của thuyền viên bộ phận máy và điện.

Biên bản tiếp nhận và bàn giao được lập thành 04 bản có ký xác nhận của thuyền trưởng: 01 bản giao cho chủ tàu, 01 bản cho thuyền trưởng, bên giao và bên nhận mỗi bên một bản.

21- Khi nhận tàu đóng mới, tàu mới mua hay tàu sửa chữa, máy trưởng tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận phần máy và điện.

VI- MÁY NHẤT

Điều 29.

1- Máy nhất là người kế cận máy trường và chịu sự chỉ huy trực tiếp của máy trưởng. Khi cần thiết và được sự chấp thuận của thuyền trưởng thay thế máy trưởng.

2- Máy nhất trực ca từ 04 giờ đến 08 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ trong ngày.

3- Máy nhất có nhiệm vụ bảo đảm tình trạng kỹ thuật và hoạt động bình thường của các máy móc, thiết bị sau:

a) Máy chính, hệ thống trục chân vịt (bao gồm cả bộ ly hợp, bộ giảm tốc nếu có), máy sự cố (bao gồm máy phát điện sự cố, máy cứu hoả và cứu đắm sự cố v.v...), bộ phận chưng cất nước ngọt, máy lọc dầu nhờn, phần cơ của máy lái, máy lai các máy và thiết bị phòng chống cháy ở buồng máy v.v... và các bình nén gió phục vụ khởi động máy.

b) Các thiết bị tự động hoá, các dụng cụ và thiết bị dùng để kiểm tra, đo, thử cũng như các thiết bị kỹ thuật khác phục vụ cho các máy móc, thiết bị do mình phụ trách.

c) Nếu trên tàu có thiết bị động lực chính là hơi nước thì máy nhất phụ trách máy chính và các thiết bị phục vụ cho máy chính.

d) Nếu trên tàu không bố trí chức danh sĩ quan máy lạnh thì máy nhất chịu trách nhiệm bảo đảm khai thác kỹ thuật các thiết bị làm lạnh, hệ thống điều hoà không khí, hệ thống làm mát bằng không khí phục vụ cho sinh hoạt của tàu.

Điều 30. Máy nhất có trách nhiệm:

1- Khai thác công suất của máy đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo các máy móc hoạt động đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình, quy phạm hiện hành. Định kỳ tiến hành bảo quản và sửa chữa những hư hỏng đột xuất các máy móc, thiết bị do mình phụ trách.

2- Lập kế hoạch làm việc của bộ phận máy; Phân công ca trực, ca bảo quản và chấm công, sắp xếp nghỉ phép, nghỉ bù cho thuyền viên bộ phận máy và điện.

3- Có mặt khi khởi động máy chính, đóng truyền động chân vịt và các máy móc quan trọng khác.

4- Lập và trình máy trưởng kế hoạch sửa chữa, bảo quản, dự trù vật tư, phụ tùng thay thế cho máy chính và cho các máy móc, thiết bị thuộc mình quản lý và tổ chức triển khai việc sửa chữa theo kế hoạch đã phê duyệt.

5- Tiếp nhận, bảo quản, phân phối, điều chỉnh, tính toán dầu bôi trơn.

6- Theo dõi, ghi chép các thông số kỹ thuật, các hạng mục đã được sửa chữa, bảo dưỡng; Quản lý các loại hồ sơ, tài liệu kỹ thuật và nhật ký máy các loại.

7- Trực tiếp tổ chức học tập và hưỡng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho thuyền viên bộ phận máy và điện.

8- Trường hợp cần thiết và khi có lệnh của thuyền trưởng, máy nhất thay mặt máy trưởng chỉ huy việc vận hành máy.

9- Nếu trên tàu không bố trí chức danh sĩ quan điện và thờ điện thì mọi nhiệm vụ về phần điện của tàu do máy nhất đảm nhiệm.

10- Ít nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng phải báo cho máy trưởng biết việc chuẩn bị của mình cho chuyến đi.

11- Giúp đỡ, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập máy nhất trên tàu.

VII- MÁY HAI

Điều 31. Máy hai chịu sự lãnh đạo trực tiếp của máy trưởng và khi cần thiết, máy hai thay thế máy nhất.

Máy hai trực ca từ 0 giờ đến 04 giờ và từ 12 giờ đến 16 giờ trong ngày.

Điều 32. Máy hai có trách nhiệm:

1- Khai thác công suất máy đạt hiệu quả kinh tế cao và bảo đảm tình trạng kỹ thuật, chế độ hoạt động của các máy móc, thiết bị theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành.

2- Trực tiếp quản lý và khai thác máy lai máy phát điện, máy nén gió độc lập, máy lọc dầu đốt, bơn dầu đốt, thiết bị hâm nóng nhiên liệu v.v... Trên các tàu máy hơi nước, máy hai phụ trách lò, nồi hơi và các máy móc, thiết bị thuộc lò và nồi hơi. Trực tiếp điều hành công việc của thợ lò, nếu trên tàu không bố trí chức danh trưởng lò.

3- Tổ chức tiếp nhận, bảo quản, phân phối, điều chỉnh, tính toán nhiên liệu cho toàn tàu.

4- Lập và trình máy trưởng kế hoạch sữa chữa, bảo quản đối với các máy móc, thiết bị do mình quản lý và tổ chức triển khai việc sửa chữa theo kế hoạch đã được phê duyệt.

5- Lập dự trù vật tư kỹ thuật cho máy móc, thiết bị thuộc mình quản lý và tổ chức quản lý, sử dụng vật tư kỹ thuật theo đúng quy định hiện hành.

6- Theo dõi, ghi chép các thông số kỹ thuật và quản lý các hồ sơ, tài liệu của máy móc thiết bị do mình phụ trách.

7- Giúp đỡ, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập máy hai trên tàu.

8- Nếu trên tàu không bố trí chức danh máy ba thì nhiệm vụ của máy ba do máy hai đảm nhiệm, trừ nhiệm vụ trực ca do máy trưởng đảm nhiệm.

9- Ít nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng phải báo cho máy trưởng biết việc chuẩn bị của mình cho chuyến đi.

VIII- MÁY BA

Điều 33. Máy ba chịu sự lãnh đạo trực tiếp của máy trưởng và khi cần thiết máy ba thay thế máy hai.

Máy ba trực ca từ 08 giờ đến 12 giờ và từ 20 giờ đến 24 giờ trong ngày.

Điều 34. Máy ba có trách nhiệm:

1- Khai thác công suất máy đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo tình trạng kỹ thuật, chế độ hoạt động của máy móc, thiết bị theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành.

2- Trực tiếp quản lý và khai thác hệ thống đường ống, hệ thông balat, bơm la canh, bơm thoạt nước và các thiết bị phục vụ cho các hệ thống đó; Hệ thống ống thông gió buồng máy, hệ thống nước sinh hoạt và vệ sinh, nồi hơi phụ, máy xuồng cứu sinh, các máy bơm độc lập (kể cả bơm chuyển dầu ở hầm hàng của tàu dầu), và các máy móc thiết bị trên boong như máy neo, máy tời, máy cẩu hàng, hệ thống phát âm hiệu v.v...

3- Lập và trình máy trưởng kế hoạch sữa chữa, bảo quản đối với các máy móc thiết bị do mình quản lý và tổ chức triển khai việc sữa chữa theo kế hoạch đã phê duyệt.

4- Lập dự trù vật tư kỹ thuật cho các máy móc, thiết bị do mình quản lý và tổ chức quản lý, sử dụng các vật tư được cấp theo đúng quy định hiện hành.

5- Trước khi nhận hàng cùng với thuyền phó nhất kiểm tra hầm hàng, ba lát và các hệ thống đường ống v.v... để chuẩn bị cho việc xếp hàng.

6- Theo dõi, ghi chép các thông số kỹ thuật và quản lý các hồ sơ tài liệu của máy móc thiết bị do mình phụ trách.

7- Ít nhất 03 giờ trước khi tàu khởi hành phải báo cho máy trưởng biết về công việc chuẩn bị của mình cho chuyến đi.

8- Giúp đỡ, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập máy ba trên tàu.

IX- SĨ QUAN MÁY LẠNH

(Chỉ định biên trên tàu chở hàng đông lạnh và tàu khách)

Điều 35. Sỹ quan máy lạnh chịu sự lãnh đạo trực tiếp của máy trưởng và có nhiệm vụ bảo đảm tình trạng kỹ thuật, chế độ làm việc bình thường của các máy móc, thiết bị làm lạnh trên tàu.

Sỹ quan máy lạnh trực ca theo chế độ làm việc của hệ thống làm lạnh tên tàu.

Điều 36. Sĩ quan máy lạnh có trách nhiệm:

1- Trực tiếp quản lý và khai thác công suất máy đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo tình trạng kỹ thuật, chế độ hoạt động của máy móc thiết bị làm lạnh, hệ thống làm mát bằng không khí và hệ thống điều hoà nhiệm độ trên tàu theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành.

2- Phụ trách và điều hành công việc của các thợ máy lạnh.

3- Lập và trình máy trưởng kế hoạch sửa chữa, bảo quản máy móc thiết bị làm lạnh và tổ chức thực hiện kế hoạch đã phê duyệt.

4- Lập dự trù vật tư kỹ thuật và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng các vật tư kỹ thuật được cấp.

5- Theo dõi, ghi chép nhật ký vận hành máy lạnh. Phân công chế độ trực ca, lập kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi cho các thợ máy lạnh.

6- Quản lý các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của hệ thống máy lạnh trên tàu.

X- SĨ QUAN ĐIỆN

Điều 37.

1- Sĩ quan điện chịu sự lãnh đạo trực tiếp của máy trưởng và bảo đảm tình trạng kỹ thuật, chế độ làm việc bình thường của máy móc, thiết bị điện trên tàu.

Sĩ quan điện trực ca theo chế độ hoạt động của máy móc, thiết bị điện trên tàu.

2- Trên tàu chỉ bố trí chức danh sĩ quan điện thì mọi nhiệm vụ về phần điện của tàu do sĩ quan điện đảm nhiệm. Trên tàu chỉ bố trí chức danh thợ điện thì mọi nhiệm vụ về phần điện của tàu do thợ điện đảm nhiệm. Trên tàu không bố trí chức danh sĩ quan điện hoặc thợ điện thì mọi nhiệm vụ về phần điện của tàu do máy nhất đảm nhiệm.

Điều 38. Sĩ quan điện có trách nhiệm:

1- Trực tiếp quản lý và khai thác theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành đối với tất cả hệ thống và trang thiết bị điện trên tàu như máy phát điện, hệ thống tự động điều khiển từ xa, hệ thống thông tin liên lạc nội bộ, hệ thống tín hiệu, nguồn điện cho các maý móc điện hàng hải và các thiết bị khác với hiệu quả kinh tế cao.

Trên các tàu động cơ điện quay chân vịt, sĩ quan điện có nhiệm vụ trực tiếp phụ trách động cơ điện này và các bộ đổi điện, máy sự cố, đèn hành trình, ắc quy v.v...

2- Phụ trách và điều hành công việc của các thợ điện.

3- Lập và trình máy trưởng kế hoạch sửa chữa, bảo quản đối với hệ thống máy móc thiết bị điện trên tàu và tổ chức thực hiện kế hoạch khi đã phê duyệt.

4- Lập dự trù vật tư kỹ thuật cho hệ thống máy móc thiết bị điện trên tàu và chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng các vật tư kỹ thuật được cấp.

5- Khi điều động tàu ra, vào cảng, hành trình qua luồng hẹp, trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế, các máy bơm bắt đầu làm việc, cẩu hàng chuyển bị làm việc hoặc chọn chế độ làm việc (hoà điện) cho các máy phát điện v.v... sỹ quan điện phải có mặt ở bảng phân phối điện chính để bảo đảm vận hành theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành.

6- Quản lý các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật về phần điện của tàu. Theo dõi, ghi chép các loại nhật ký về phần điện.

7- Phân công chế độ trực ca, lập kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi cho các thợ điện.

8- ít nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng phải báo cho máy trưởng biết công việc chuẩn bị của bộ phận điện.

XI. SĨ QUAN VÔ TUYẾN ĐIỆN

Điều 39. Sĩ quan vô tuyến điện chịu sự lãnh đạo trực tiếp của thuyền trưởng và bảo đảm tình trạng kỹ thuật, chế độ làm việc bình thường của hệ thống máy móc thiết bị vô tuyến điện trên tàu.

Sĩ quan vô tuyến điện trực ca theo chế độ hoạt động của máy móc thiết bị vô tuyến điện trên tàu.

Điều 40. Sĩ quan vô tuyến điện có trách nhiệm:

1- Trực tiếp quản lý và khai thác hệ thống maý móc thiết bị vô tuyến điện trên tàu theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành.

2- Phụ trách và điều hành công việc của các điện báo viên.

3- Bảo đảm việc thông tin liên lạc thông suốt bằng vô tuyến điện của tàu theo đúng quy tắc thông tin hàng hải.

4- Duy trì đúng chế độ thu nhận bản tin dự báo về thời tiết và thông báo hàng hải.

5- Thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật, giấy chứng nhận của các máy móc, thiết bị vô tuyến điện và kịp thời báo cho thuyền trưởng.

6- Khắc phục kịp thời những hư hỏng của máy móc, thiết bị vô tuyến điện và bảo đảm sự hoạt động bình thường của các máy móc, thiết bị đó.

7- Lập và trình thuyền trưởng kế hoạch sửa chữa, bảo qủan đối với các máy móc, thiết bị vô tuyến điện và tổ chức thực hiện kế hoạch đã phê duyệt.

8- Lập dự trù vật tư kỹ thuật cho hệ thống vô tuyến điện của tàu và chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng các vật tư kỹ thuật được cấp.

9- Trường hợp tàu bị nạn hoặc khi nhận được tín hiệu cấp cứu ở máy báo động tự động phải báo ngay cho thuyền trưởng biết.

10- Theo dõi, ghi chép các loại nhật ký vô tuyến điện. Phân công ca trực, lập kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi cho các điện báo viên. Nếu trên tàu không có định biên sĩ quan vô tuyến điện thì điện báo viên đảm nhận công việc của sĩ quan vô tuyến điện.

11- Khi nhận nhiệm vụ trên tàu phải tiếp nhận chi tiết về máy móc thiết bị vô tuyến điện, điện thoại tự động, máy vô tuyến của xuồng cưú sinh, vật tư kỹ thuật hồ sơ tài liệu kỹ thuật và các loại nhật ký vô tuyến điện, biên bản v.v... Nắm vững tình trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị thuộc hệ thống vô tuyến điện trên tàu. Biên bản giao nhận phải được lập thành 04 bản có kỹ xác nhận của thuyền trưởng: 01 bản giao cho thuyền trưởng, 01 bản cho chủ tàu, bên giao và bên nhận mỗi bên một bản.

XII. SỸ QUAN THỰC TẬP

Điều 41.

1. Các thuyền phó thực tập chịu sự qủan lý trực tiếp của thuyền phó nhất, trên các tàu huấn luyện, các thuyền phó thực tập chịu sự qủan lý trực tiếp của thuyền phó phụ trách thực tập.

Sĩ quan vô tuyến điện thực tập chịu sự qủan lý trực tiếp của sĩ quan vô tuyến điện. Sĩ quan điện thực tập chịu sự qủan lý trực tiếp của sĩ quan điện.

Sĩ quan máy thực tập và sĩ quan máy lạnh thực tập chịu sự quản lý trực tiếp của máy nhất, trên các tàu huấn luyện sĩ quan máy thực tập và sĩ quan máy lạnh thực tập chịu sự quản lý trực tiếp của sĩ quan máy phụ trách thực tập.

2. Sĩ quan thực tập phải khiêm tốn học hỏi để nắm vững nghiệp vụ, kinh nghiệm chuyên môn và thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Sẵn sàng tham gia các công việc chuyên môn, thu nhập tài liệu, hoàn thành tốt kế hoạch thực tập.

XIII. BÁC SĨ (Y SĨ)

(Chỉ định biên trên tàu khách và các tàu hoạt động tuyến viễn dương)

Điều 42. Bác sĩ (y sĩ) chịu sự lãnh đạo trực tiếp của thuyền phó nhất và phụ trách bộ phận y tế, vệ sinh trên tàu, bác sĩ (y sĩ) có nhiệm vụ theo dõi sức khoẻ, thực hiện cấp cứu và điều trị bệnh cho thuyền viên, hành khách và những người khác có mặt trên tàu.

Bác sĩ (y sĩ) qủan lý phòng khám bệnh, phòng mổ, phòng cách ly, phòng bệnh nhân, trang thiết bị y tế, thuốc men.

Nếu trên tàu không bố trí chức danh bác sĩ (y sĩ) thì nhiệm vụ y tế trên tàu do một thuyền phó đảm nhiệm theo sự phân công của thuyền trưởng.

Điều 43. Bác sĩ (y sĩ) có trách nhiệm:

1. Tiếp nhận và điều trị bệnh nhân trên tàu, trường hợp cần thiết cho bệnh nhân nghỉ việc, hoặc đưa bệnh nhân đi điều trị ở bệnh viện kể cả khi tàu ở nước ngoài.

2. Trực tiếp kiểm tra và báo cho thuyền phó nhất biết tình hình vệ sinh buồng ở của thuyền viên và hành khách, nhà ăn, câu lạc bộ và những nơi công cộng khác (nhà tắm, buồng vệ sinh v.v...). Đồng thời, hàng ngày phải báo cho thuyền phó nhất biết về tình hình điều trị bệnh nhân (nếu có).

3- Hàng ngày, kiểm tra chất lượng của lương thực, thực phẩm, nước ngọt sử dụng trên tàu và tiền hành kiểm tra việc bảo đảm vệ sinh của bộ phận nhà bếp, nhà ăn, khách sạn v.v... Tham gia lập thực đơn hàng ngày của thuyền viên và hành khách.

4- Định kỳ tổ chức khám sức khoẻ cho thuyền viên, báo cáo thuyền trưởng, chủ tàu biết những người mắc bệnh truyền nhiễm.

5- Quản lý giấy chứng nhận sức khoẻ, sổ y bạ, sổ tiêm chủng của thuyền viên.

6- Lập dự trù bổ sung và thay thế các dụng cụ y tế, thuốc men; kiểm kê tủ thuốc hàng tháng, hàng quý và báo cáo cho thuyền trưởng, chủ tàu biết; giữ gìn, bảo quản thuốc và dụng cụ y tế theo đúng quy định.

7- Kiểm tra túi thuốc xuồng cứu sinh, có kế hoạch bổ sung thay thế theo định kỳ.

8- Hướng dẫn cho thuyền viên phương pháp cấp cứu khi gặp tai nạn và các kiến thức thông thường về vệ sinh phòng bệnh mùa hè, mùa đông, khu vực hàn đới và nhiết đới.

9- Trước mỗi chuyến đi phải kiểm tra:

- Số y bạ của thuyền viên.

- Sổ tiêm chủng của thuyền viên...

- Giấy chứng nhận diệt chuột.

- Giấy chứng nhận tiêm phòng dịch cho gia súc (nếu có).

10- Tổ chức thực hiện pháp luật Việt Nam và quốc tế về y tế, bảo hộ lao động trên tàu.

11- Theo dõi việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Chăm sóc ngưới sinh, người chết trên tàu.

12- Ít nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng phải báo cáo cho thuyền phó nhất về việc chuẩn bị của bộ phận mình cho chuyến đi.

13- Sau mỗi chuyến đi phải tập hợp báo cáo về tình hình sức khoẻ của thuyền viên. Nếu cần thiết lập danh sách và báo cho thuyền trưởng, chủ tàu biết những người cần phải kiểm tra sức khoẻ.

XIV- QUẢN TRỊ
(Chức danh không quy định bắt buộc)

Điều 44. Quản trị chịu sự lãnh đạo trực tiếp của thuyền phó nhất, phụ trách công việc về quản trị tàu. Nếu trên tàu không bố trí chức danh quản trị thì nhiệm vụ quản trị tàu do thuyền phó ba đảm nhiệm.

Điều 45. Quản trị có trách nhiệm:

1- Tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của bộ phận phục vụ trên tàu. Lập kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi cho thuyền viên bộ phận phục vụ.

2- Lập và trình thuyền phó nhất bản dự trù mua lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống của tàu và tổ chức mua, bảo quản, sử dụng hợp lý lương thực, thực phẩm đó.

3- Kiểm tra, theo dõi và lập kế hoạch trình thuyền phó nhất về việc dự trù mua sắm để thay thế hoặc bổ sung các dụng cụ, thiết bị cho nhà bếp, phòng ăn, buồng ở, phòng làm việc, câu lạc bộ v.v... Tổ chức quản lý và sử dụng các dụng cụ, thiết bị và các tài sản khác của tàu do bộ phận mình phụ trách.

4- Theo dõi chế độ lao động, nhận và phát lương cho thuyền viên.

5- Phụ trách công việc tài chính của tàu và thực hiện các nghiệp vụ tài chính theo đúng quy định hiện hành.

6- Giúp thuyền trưởng trong việc giao dịch, tổ chức các buổi tiếp khách, chiêu đãi trên tàu.

7- Theo lệnh của thuyền phó nhất, tham gia thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến vận chuyển hàng hoá trên tàu.

8- Giúp thuyền phó ba thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến làm thủ tục xin phép cho tàu ra, vào cảng.

9- Sau mỗi chuyến đi, lập báo cáo tổng hợp trình thuyền trưởng về quyết toán thu-chi của tàu.

10- Ít nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng phải báo cáo thuyền phó nhất về việc chuẩn bị của bộ phận mình cho chuyến đi.

Mục D: THUYỀN VIÊN KHÁC

Điều 46. Thuỷ thủ trưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của thuyền phó nhất, phụ trách và điều hành công việc của thuỷ thủ boong.

Thuỷ thủ trưởng có nhiệm vụ kiểm tra và theo dõi việc bảo quản vỏ tàu, các loại dây, trang thiết bị của các hệ thống neo, cần cẩu, phương tiện cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng, các kho để vật tư dụng cụ và vật tư kỹ thuật, các tài sản khác của tàu do bộ phận boong quản lý.

Thuỷ thủ trưởng có trách nhiệm:

1- Lập và trình thuyền phó nhất kế hoạch làm việc hàng ngày của bộ phận boong và tổ chức thực hiện có hiệu quả các công việc đó.

2- Kiểm tra trật tự vệ sinh trên boong. Hướng dẫn thuỷ thủ thực hiện đúng yêu cầu quy định về an toàn lao động trên tàu, đặc biệt chú ý khi thực hiện các công việc trên cao, ngoài mạn tàu, trong hầm hàng và dưới balát và khi tàu ra, vào cảng.

3- Theo dõi và kiểm tra hệ thống đường ống trên boong, lỗ đo nước la canh, hầm hàng, lỗ ống lin, các hệ thống van nước.

4- Lập và trình thuyền phó nhất bản dự trù vật tư kỹ thuật cho bộ phận boong và tổ chức quản lý, sử dụng hợp lý các vật tư được cấp.

5- Lập và trình thuyền phó nhất kế hoạch sửa chữa, bảo quản máy tời, cần cẩu, ròng rọc, ba lăng, mani, dây làm hàng, dây buộc tàu và các trang thiết bị khác trên boong.

6- Quản lý và sử dụng theo đúng quy trình kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị và các dụng cụ bộ phận mình quản lý.

7- Trước khi tàu rời cảng, phải tổ chức chằng buộc chắc chắn các dụng cụ, thiết bị và hàng hoá chở trên boong. Bảo đảm việc đóng hầm hàng, các cửa kín nước, phủ bạt đậy hầm hàng, đóng nệm và xiết chặt tăng đơ theo đúng quy định.

8- Thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các phương tiện cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng và các trang thiết bị khác.

9- Khi tàu hành trình gặp thời tiết xấu, phải kiểm tra hàng hoá, vật tư trên boong và trong kho, xuồng cứu sinh, các cửa kín nước. Nếu thấy cần thiết phải tiến hành chằng buộc gia cố lại.

10- Khi bốc dỡ những hàng nặng, hàng cồng kềnh, phải chuẩn bị thiết bị cẩu và trực tiếp điều khiển công việc cẩu hàng dưới sự giám sát của thuyền phó nhất hoặc thuyền phó trực ca.

11- Khi tàu cập hoặc rời cầu hay đến gần khu vực neo đậu hoặc qua các khu vực nguy hiểm, thuỷ thủ trưởng phải có mặt ở phía mũi tàu để thực hiện nhiệm vụ.

12- Thủy thủ trưởng không trực ca, nhưng khi cần thiết thủy thủ trưởng trực ca hoặc đốc ca theo sự phân công của thuyền phó nhất.

II- THUỶ THỦ PHÓ
(Chỉ định biên trên tàu khách và tàu hoạt động tuyến viễn dương)

Điều 47. Thuỷ thủ phó chịu sự lãnh đạo trực tiếp của thuỷ thủ trưởng và khi cần thiết thay thế thuỷ thủ trưởng.

Trên tàu không bố trí chức danh thuỷ thủ phó thì nhiệm vụ của thuỷ thủ phó do thuỷ thủ trưởng đảm nhiệm.

Thủy thủ phó có trách nhiệm:

1- Quản lý các kho, bảo quản bạt đậy hầm hàng, các áo bạt che các máy móc, thiết bị trên boong, các dụng cụ và tài sản khác thuộc bộ phận boong. Tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vật tư và thu hồi vật tư cũ.

2- Bảo quản các dụng cụ và thiết bị cứu hoả, trừ trang bị cứu hoả ở buồng máy.

3- Phụ trách nghề dây, pha chế sơn, điều khiển các máy móc trên boong như máy tời, cần cẩu và theo dõi hệ thống đèn pha, đèn cột, đèn hành trình.

4- Thực hiện công việc mộc, làm thang dây và điều khiển xuồng cứu sinh.

5- Trực tiếp nhận nước ngọt, kiểm tra và đo nước ngọt, nước ballast, nước la canh và ghi chép số liệu theo dõi hàng ngày.

6- Hoàn thành tốt các công việc thuộc chuyên môn nghiệp vụ của mình.

7- Khi tàu ra, vào cảng, thuỷ thủ phó phải có mặt ở phía lái tàu để thực hiện nhiệm vụ.

8- Thuỷ thủ phó không trực ca, nhưng khi cần thiết thuỷ thủ phó trực ca và đốc ca theo sự phân công của thuyền phó nhất.

III- THUỶ THỦ

Điều 48

Thuỷ thủ thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận boong và chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của thuỷ thủ trưởng.

Khi trực ca, thuỷ thủ chịu sự chỉ huy trực tiếp của thuyền phó trực ca.

Điều 49. Thuỷ thủ có trách nhiệm:

1- Khi tàu hành trình phải thi hành kịp thời mọi mệnh lệnh của thuyền phó trực ca, lái chính xác theo khẩu lệnh hoặc theo hướng la bàn. Nắm vững và thực hiện đúng những công việc phải làm trong ca. Cảnh giới, quan sát phát hiện kịp thời các hiện tượng khác thường xảy ra xung quanh tàu, đặc biệt phía mũi tàu và phải báo ngay cho thuyền phó trực ca biết. Sau mỗi ca trực phải làm vệ sinh buồng lái.

2- Khi tàu neo, đậu trong cảng phải thực hiện đúng quy định về trực ca. Thường xuyên có mặt ở cầu thang (nếu cầu thang được hạ), theo dõi công việc làm hàng, tuần tra xung quanh tàu, phát hiện kịp thời những người lạ mặt lên tàu, các hành động vi phạm nội quy tàu gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh và an toàn hàng hải trên tàu.

3- Nếu không trực ca, phải thực hiện việc bảo quản, bảo dưỡng vỏ, boong tàu, các máy móc thiết bị khác theo sự phân công của thuỷ thủ trưởng hoặc thuỷ thủ phó.

4- Nắm vững công việc khi tàu ra, vào cảng, đóng mở hầm hàng, làm dây, nâng và hạ cần cẩu, đo nước, bảo quản, đưa đón hoa tiêu lên và rời tàu, thông thạo thông tin tín hiệu bằng cờ và đèn.

5- Nắm vững cấu trúc, đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tàu, các nơi quy định đặt các thiết bị cứu hoả, cứu sinh, cứu thủng tàu, bảo quản và sử dụng các trang thiết bị đó đúng quy định.

6- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của tàu về chế độ làm việc, ăn ở, sinh hoạt, an ninh, trật tự và vệ sinh trên tàu.

7- Nếu thuỷ thủ được đào tạo và huấn luyện về kỹ thuật lặn thì khi thực hiện công việc dưới nước theo sự phân công của thuyền phó nhất hoặc thuỷ thủ trưởng phải đảm bảo an toàn và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

8- Các tàu hoạt động trên các tuyến quốc tế, thủy thủ phải hiểu biết và nhắc lại được các khẩu lệnh của hoa tiêu bằng tiếng Anh.

IV- ĐIỆN BÁO VIÊN

Điều 50. Điện báo viên chịu sự lãnh đạo trực tiếp của sĩ quan vô tuyến điện và trực ca theo sự phân công của sĩ quan vô tuyến điện. Nếu trên tàu không bố trí chức danh sĩ quan vô tuyến điện thì điện báo viên chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của sĩ quan vô tuyến điện.

Điện báo viên có trách nhiệm:

1- Bảo đảm thông tin liên lạc bình thường giữa tàu mình với các tàu khác và các đài trên bờ.

2- Quản lý máy thu thanh, máy vô tuyến truyền hình, máy chiếu phim trên tàu.

V- THỢ MÁY CHÍNH

Điều 51. Thợ máy chính chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của máy nhất. Trường hợp cần thiết phải trực ca thì do máy trưởng quyết định.

Thợ máy chính có trách nhiệm:

1- Phải giỏi về tay nghề, nắm vững lý thuyết và vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị trên tàu.

2- Bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị theo yêu cầu và hướng dẫn của máy trưởng và các sĩ quan máy.

3- Thực hiện chế độ vệ sinh công nghiệp đối với máy móc thiết bị bộ phận máy.

VI- THỢ MÁY

Điều 52. Thợ máy chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của máy nhất và sự phân công trực tiếp của sĩ quan máy trực ca.

Thợ máy có trách nhiệm:

1- Khi tàu hành trình trực ca dưới sự chỉ huy hướng dẫn của sĩ quan máy trực ca và thực hiện vận hành, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị theo đúng quy trình, kỹ thuật.

2- Khi tàu neo đậu, bảo đảm cho các máy móc và thiết bị hoạt động theo đúng quy trình kỹ thuật.

3- Khi không trực ca thì làm việc theo sự phân công của máy nhất, thực hiện các công việc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị, vệ sinh buồng máy, nơi làm việc, tiếp nhận phụ tùng, vật tư v.v...

4- Nắm vững nguyên lý, cấu tạo và hoạt động của các máy móc, thiết bị để thực hiện công việc được giao.

5- Nắm vững kỹ thuật về vận hành máy móc, thiết bị cứu hoả, cứu sinh, phòng độc, chống nóng, chống khói, lọc nước biển, dầu mỡ, phòng ngừa ô nhiễm môi trường v.v...

VII- THỢ BƠM
(Chỉ định biên trên tàu dầu)

Điều 53. Thợ bơm chịu sự quản lý trực tiếp của máy nhất.

Thợ bơm có trách nhiệm:

1- Khi tiến hành bơm dầu hoặc bơm nước vào các hầm hàng phải chịu sự chỉ huy của thuyền phó nhất và chịu sự giám sát, hướng dẫn về nghiệp vụ của sĩ quan máy trực ca.

2- Làm vệ sinh, bảo dưỡng các đường ống và thiết bị phục vụ cho các loại bơm theo đúng quy trình kỹ thuật và vận hành thành thạo máy móc, thiết bị thuộc mình quản lý. Tiến hành công việc sữa chữa các máy móc, thiết bị đó theo sự hướng dẫn của sĩ quan máy.

3- Nắm vững nguyên lý, cấu tạo của các bơm, đường ống. Biết sử dụng các phương tiện cứu hoả ở buồng bơm, phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng của các máy móc, thiết bị do mình phụ trách để khắc phục hoặc báo cho sĩ quan máy giải quyết.

4- Trực ca theo sự phân công của máy nhất.

VIII- THỢ MÁY LẠNH
(Chỉ định biên trên các tàu chở hàng đông lạnh và tàu khách)

Điều 54. Thợ máy lạnh chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của sĩ quan máy lạnh.

Thợ máy lạnh có trách nhiệm:

1- Nếu trên tàu không bố trí sĩ quan máy lạnh thì nhiệm vụ của sĩ quan máy lạnh do thợ máy đảm nhiệm và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của máy nhất.

2- Bảo quản, bảo dưỡng, vận hành các máy móc và thiết bị của hệ thống làm lạnh trên tàu như hầm hàng, kho thực phẩm, hệ thống điều hoà không khí, hệ thống điều hoà nhiệt độ, hệ thống làm mát v.v... Tiến hành sữa chữa máy móc, thiết bị làm lạnh của tàu theo sự phân công và hướng dẫn của sĩ quan máy lạnh hoặc máy nhất.

IX- TRƯỞNG LÒ
(Chỉ định biên trên các tàu có thiết bị động lực chính là hơi nước)

Điều 55. rưởng lò chịu sự lãnh đạo trực tiếp của máy nhất, riêng về phần kỹ thuật lò và nồi hơi chịu sự hướng dẫn của máy hai.

Trưởng lò có trách nhiệm:

1- Bảo quản, bảo dưỡng, vận hành lò và nồi hơi theo đúng quy trình kỹ thuật.

2- Vệ sinh lò, nồi hơi, buồng lò, đảm bảo an toàn lao động và an toàn kỹ thuật.

3- Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố của lò, nồi hơi và các thiết bị khác; đồng thời, báo cho sĩ quan máy trực ca biết.

4- Nắm vững nguyên lý, cấu tạo và điều khiển thành thạo lò và nồi hơi.

5- Trực tiếp quản lý và điều hành công việc của thợ lò. Bố trí kế hoạch làm việc và nghỉ cho thợ lò.

X- THỢ LÒ
(Chỉ định biên trên các tàu có thiết bị động lực chính là hơi nước)

Điều 56. hợ lò chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của máy nhất, riêng về kỹ thuật của lò và nồi hơi thì chịu sự hướng dẫn của máy hai và trưởng lò.

Thợ lò có trách nhiệm:

1- Vận hành, vệ sinh lò, nồi hơi, buồng lò theo đúng quy trình kỹ thuật.

2- Sửa chữa các thiết bị phục vụ cho lò và nồi hơi theo sự hướng dẫn của trưởng lò và sĩ quan máy.

3- Nắm vững nguyên lý, cấu tạo của lò, nồi hơi và phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố xảy ra; đồng thời, báo cho sĩ quan máy trực ca, trưởng lò biết.

XI- THỢ ĐIỆN

Điều 57. Thợ điện chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của sĩ quan điện. Trưởng hợp cần thiết thợ điện thay thế sĩ quan điện đảm nhiệm những công việc về vận hành thiết bị điện trên tàu.

Nếu trên tàu không bố trí chức danh sĩ quan điện thì nhiệm vụ của sĩ quan điện do thợ điện đảm nhiệm.

Thợ điện có trách nhiệm:

1- Bảo đảm khai thác đúng quy trình kỹ thuật đối với các máy phát điện, máy phát điện sự cố, các động cơ điện cần cẩu, máy tời, điện phụ của máy diesel, ác quy sự cố, điện tử động lò hơi, các máy quạt điện v.v...

2- Bảo dưỡng các trang thiết bị điện như thiết bị lái tự động, thiết bị liên lạc bằng điện thoại, sửa chữa và thay thế thiết bị điện sinh hoạt v.v... theo sự hướng dẫn của sĩ quan điện.

3- Trong thời gian làm hàng bảo đảm cấp điện cho các thiết bị làm hàng và theo dõi các thiết bị đó. Khi có những sự cố không xử lý được thì phải báo ngay cho sĩ quan điện hoặc sĩ quan máy trực ca biết.

4- Nắm vững nguyên lý, cấu tạo của máy phát điện, các thiết bị khác về điện và hệ thống đèn chiếu sáng trên tàu.

XII. PHỤC VỤ VIÊN

Điều 58. Phục vụ viên chịu sự qủan lý, điều hành trực tiếp của thuyền phó nhất và đảm nhiệm công việc phục vụ trên tàu. Phục vụ viên có trách nhiệm phục vụ phòng ăn của tàu, làm vệ sinh buồng ở của sĩ quan, phòng làm việc, câu lạc bộ, buồng tắm, buồng vệ sinh. Giặt là khăn trải bàn, ga, chăn, chiếu, màn v.v... và lập dự trù mua bổ sung thay thế các đồ dùng trên trình thuyền phó nhất duyệt.

Nếu trên tàu có hai phục vụ viên trở lên thì nhiệm vụ cụ thể của mỗi người do thuyền phó nhất quy định.

XIII. TỔ TRƯỞNG PHỤC VỤ HÀNH KHÁCH.
(Chỉ định biên trên tàu khách)

Điều 59. Tổ trưởng phục vụ hành khách chịu sự lãnh đạo trực tiếp của thuyền phó hành khách và trực tiếp phụ trách nhân viên phục vụ buồng khách.

Tổ trưởng phục vụ hành khách có trách nhiệm:

1. Lập kế hoạch làm việc và nghỉ cho nhân viên phục vụ buồng khách và nội quy buồng ở trình thuyền phó hành khách.

2. Khi khách lên và xuống tàu phải có mặt tại cửa cầu thang để đón hoặc tiễn hành khách và giao cho nhân viên phục vụ đưa khách nhận buồng.

3. Sau khi tàu rời cảng, phải kiểm tra các buồng khách, ghi số giường còn thừa, thiếu báo cho thuyền phó hành khách biết.

4. Thông báo cho hành khách biết nội quy đi tàu, những phương tiện, đồ dùng được quyền sử dụng và cách thức sử dụng, bảo qủan các phương tiện, đồ dùng đó.

5. Hàng ngày kiểm tra, đôn đốc nhân viên phục vụ buồng khách thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và nhắc nhở hàng khách thực hiện đúng nội quy của tàu.

6. Nhận, phân phối những tiện nghi, đồ dùng của các buồng khách.

7. Cùng với thuyền phó hành khách giải quyết những trường hợp vi phạm nội quy, xâm phạm tài sản của tàu, của hành khách và những việc có liên quan giữa hành khách với nhân viên phục vụ trên tàu.

8. Cùng với nhân viên phục vụ hành khách lập biên bản và thanh toán các khoản tiền bồi thường hư hỏng các đồ dùng, tiện nghi do hành khách gây ra.

9. Trước khi tàu rời cảng, báo cáo thuyền phó hành khách biết việc chuẩn bị cho chuyến đi theo nhiệm vụ của mình.

XIV. NHÂN VIÊN PHỤC VỤ HÀNH KHÁCH
(Chỉ định biên trên tàu khách)

Điều 60. Nhân viên phục vụ hành khách chịu sự qủan lý và điều hành trực tiếp của tổ trưởng phục vụ hành khách.

Nhân viên phục vụ hành khách có trách nhiệm:

1. Phục vụ hành khách, qủan lý tài sản và tiện nghi đồ dùng cho hành khách thuộc các buồng mình phụ trách.

2. Hàng ngày vệ sinh buồng khách, buồng tắm, buồng vệ sinh, hành lang v.v...

3. Tiếp nhận hành khách lên tàu, hướng dẫn, giúp đỡ hành khách nhận buồng, sắp xếp chỗ ở đúng số vé; giao tiện nghi sinh hoạt, chìa khoá buồng cho hành khách, hướng dẫn hành khách biết sử dụng áo phao cứu sinh, lối xuống xuồng cứu sinh khi có báo động "bỏ tàu".

4. Trước khi hành khách rời tàu, kiểm tra các tiện nghi đồ dùng của buồng khách. Nếu còn đủ và không hư hỏng thì giao lại phiếu cho hành khách và nhận lại chìa khoá buồng. Nếu phát hiện có hư hỏng, mất mát thì mời hành khách ở lại chờ ý kiến giải quyết của thuyền phó hành khách và tổ trưởng phục vụ hành khách.

5. Sau khi hành khách đã rời tàu, phải tiến hành ngay việc vệ sinh, thay đổi các vật dùng của buồng khách và chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận hành khách mới.

6. Thường xuyên có mặt ở khu vực buồng khách được phân công để kịp thời giúp đỡ hành khách khi có yêu cầu.

7. Báo ngay cho tổ trưởng phục vụ hành khách biết những hư hỏng các tiện nghi ở buồng khách để có biện pháp giải quyết.

8. Khi có gió to, sóng lớn, chú ý đóng các cửa húp lô, cửa kín nước ở những buồng hành khách thuộc mình phụ trách.

9. Khi cần thiết, tham gia các công việc khác theo sự phân công của tổ trưởng phục vụ hành khách sau khi đã được thuyền phó hành khách chấp thuận.

XV. TỔ TRƯỞNG PHỤC VỤ BÀN.
(Chỉ định biên trên tàu khách)

Điều 61. Tổ trưởng phục vụ bàn chịu qủan lý, điều hành trực tiếp của thuyền phó hành khách và phụ trách nhân viên phục vụ phòng ăn, phòng giải khát, qủan lý dụng cụ phòng ăn, phòng giải khát.

Tổ trưởng phục vụ bàn có trách nhiệm:

1. Phân phối cho nhân viên phục vụ bàn ăn, giải khát, các dụng cụ, thiết bị.

2. Bảo quản tốt các dụng cụ, trang thiết bị của phòng ăn, phòng giải khát.

3. Dự trù mua sắm, thay thế và sửa chữa những hư hỏng đối với các dụng cụ, trang thiết bị của phòng ăn, phòng giải khát.

4. Cùng với phục vụ viên của tàu trực tiếp phục vụ những buổi chiêu đãi trên tàu.

5. Lập kế hoạch làm việc và nghỉ cho bộ phận phục vụ bàn ăn, bàn giải khát trình thuyền phó hành khách duyệt.

6. Lập biên bản bồi thường đối với những hành khách làm hư hỏng, hoặc mất mát tài sản, đồ dùng thuộc mình phụ trách. Trường hợp cần thiết phải báo ngay cho thuyền phó hành khách biết.

XVI. NHÂN VIÊN PHỤC VỤ BÀN
(Chỉ định biên trên tàu khách)

Điều 62. Nhân viên phục vụ bàn chịu sự qủan lý, điều hành trực tiếp của tổ trưởng phục vụ bàn và có trách nhiệm:

1. Phục vụ hành khách theo yêu cầu của thực đơn.

2. Qủan lý phòng ăn, phòng giải khát và các dụng cụ, thiết bị thuộc mình phụ trách.

3. Thực hiện vệ sinh phòng ăn, phòng giải khát và dụng cụ, thiết bị của các phòng đó.

XVII. BẾP TRƯỞNG

Điều 63. Bếp trưởng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của quản trị. Trên tàu không bố trí chức danh qủan trị thì bếp trưởng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền phó ba.

Bếp trưởng có trách nhiệm:

1. Điều hành các công việc của nhà bếp và trực tiếp chuẩn bị bữa ăn hàng ngày cho thuyền viên và hành khách.

2. Tổ chức mua, bảo quản và sử dụng lương thực, thực phẩm v.v... phục vụ cho sinh hoạt và đời sống thuyền viên và hành khách.

3. Nhận và phân phối lương thực, thực phẩm cho cấp dưỡng chuẩn bị các bữa ăn hàng ngày hoặc tự mình chuẩn bị theo thực đơn, bảo đảm đúng định lượng, hợp vệ sinh.

4. Quản lý kho lương thực, thực phẩm, dụng cụ và trang thiết bị nhà bếp. Sửa chữa những vật dụng hư hỏng và lập dự trù mua bổ sung, thay thế các vật dụng đó.

5. Giữ gìn vệ sinh nhà bếp, dụng cụ và trang thiết bị của phòng ăn.

XVIII. CẤP DƯỠNG

Điều 64.

1. Cấp dưỡng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của bếp trưởng. Trên tàu không bố trí chức danh bếp trưởng thì nhiệm vụ của bếp trưởng do cấp dưỡng đảm nhiệm.

Trên tàu không bố trí chức danh bếp trưởng và cấp dưỡng thì thuyền phó nhất phân công thuyền viên của tàu tự phục vụ.

2. Cấp dưỡng có nhiệm vụ thực hiện các công việc của nhà bếp, bảo đảm đúng chế độ ăn uống cho thuyền viên.

XIX. QUẢN LÝ KHO HÀNH KHÁCH
(Chỉ định biên trên tàu khách)

Điều 65. Quản lý kho hành khách chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền phó hành khách.

Quản lý kho hành khách có trách nhiệm:

1. Quản lý các tài sản, đồ dụng, các kho và phòng công cộng phục vụ hành khách. Nhận và giao hành lý của hành khách gửi theo chuyến đi. Xuất, nhập và giám sát các đồ dùng bằng gỗ, những dụng cụ và tiện nghi khác trang bị cho buồng hành khách, phòng ăn, phòng giải khát, buồng tắm, buồng vệ sinh, câu lạc bộ v.v...

2. Giữ sổ tài sản và các chứng từ khác thuộc mình quản lý.

3. Tổ chức sửa chữa những hư hỏng của các vật dụng thuộc bộ phận mình phụ trách.

4. Giao và bảo qủan hành lý của hành khách. Nếu làm hư hỏng, mất mát hành lý của hành khách thì phải bồi thường theo quy định hiện hành.

5. Khi cần thiết làm các công việc khác do thuyền phó hành khách phân công.

XX. THỢ GIẶT LÀ
(Chỉ định biên trên tàu khách)

Điều 66. Thợ giặt là chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của tổ trưởng phục vụ hành khách.

Thợ giặt là có trách nhiệm:

1. Giặt, là những đồ dùng bằng vải như chăn màn, áo gối, ga, khăn trải bàn, khăn mặt, khăn tắm v.v... phục vụ hành khách.

2. Quản lý và sử dụng máy giặt, bàn là, nếu hư hỏng phải báo cáo với tổ trưởng phục vụ hành khách để có kế hoạch sửa chữa, thay thế.

3. Lập dự trù xin lĩnh vật liệu, đồ dùng cho việc giặt là.

4. Khi cần thiết, tham gia các công việc khác theo sự phân công của tổ trưởng tổ phục vụ hành khách hoặc của thuyền phó hành khách.

XXI. KẾ TOÁN
(Chỉ định biên trên tàu khách)

Điều 67. Kế toán chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền phó hành khách.

Kế toán có trách nhiệm:

1. Thanh toán, quyết toán toàn bộ các khoản thu, chi thuộc bộ phận hành khác.

2. Cùng với các bộ phận phục vụ hành khách, phục vụ thuyền viên lập dự trù mua thường xuyên hoặc đột xuất các đồ dùng, văn hoá phẩm, lương thực, thực phẩm và các hàng hoá khác phục vụ hành khách và thuyền viên trên tàu để thuyền phó hành khách trình thuyền trưởng.

3. Viết phiếu xuất, nhập các đồ dùng, văn hoá phẩm, lương thực, thực phẩm ở các kho thuộc bộ phận hành khách và thuyền viên theo lệnh của thuyền phó hành khách.

4. Viết phiếu thu các khoản tiền bán vé, ăn uống, v.v...

5. Giữ sổ sách, chứng từ thu, chi thuộc bộ phận phục vụ hành khách và của tàu.

6. Hạch toán kinh tế về vận chuyển hành khách và hành lý.

7. 20 giờ sau mỗi chuyến đi phải làm xong quyết toán các khoản thu, chi để trình thuyền phó hành khách.

XXII. THỦ QUỸ
(Chỉ định biên trên tàu khách)

Điều 68. Thủ quỹ chịu sự qủan lý và điều hành trực tiếp của thuyền phó hành khách.

Thủ quỹ có trách nhiệm:

1.Quản lý ngân quỹ của bộ phận hành khách.

2. Thu, xuất các khoản tiền theo phiếu thu, phiếu xuất của kế toán.

3. Sau mỗi lần kết thúc chuyến đi, trong vòng 24 giờ phải nộp số tiền mặt hiện có cho tài vụ của chủ tàu.

4. Lưu giữ các chứng từ, số sách về thu chi.

5. Quản lý và làm đầy đủ thủ tục xuất, nhập các loại vé ra trên tàu.

6. Khi cần thiết làm các công việc khác theo sự phân công của thuyền phó hành khách.

XXIII. NHÂN VIÊN BÁN HÀNG
(Chỉ định biên trên các tàu khách)

Điều 69. Nhân viên bán hàng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền phó hành khách.

Nhân viên bán hàng có trách nhiệm:

1. Bán hàng phục vụ hành khách.

2. Lập các sổ sách, hồ sơ, chứng từ quản lý tài sản trong gian hàng và các loại hàng hoá để bán cho hành khách theo đúng quy định.

3. Dự trù mua các loại hàng hoá để bán cho hành khách và trình thuyền phó hành khách duyệt.

4. Nhận và đưa hàng xuống tàu bảo đảm chất lượng và số lượng.

5. Việc bán hàng phải theo bảng giá do thuyền phó hành khách duyệt và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ theo đúng quy định.

6. Bảo đảm sạch, đẹp quầy bán hàng trên tàu.

7. Khi cần thiết, nhân viên bán hàng có thể làm các việc khác theo sự phân công của Thuyền phó hành khách.

XXIV. NHÂN VIÊN BÁN VÉ
(Định biên trên các tàu)

Điều 70. Nhân viên bán vé do thuyền phó hành khách chỉ định trong số các nhân viên phục vụ hành khách trên tàu khi được thuyền trưởng chấp thuận.

Nhân viên bán vé có trách nhiệm:

1. Hàng ngày nhận các loại vé bán cho hành khách, chịu bồi thường về những mất mát do mình gây ra.

2. Cuối mỗi ngày phải làm thủ tục thanh toán và nạp tiền mặt cho thủ quỹ tàu.

3. Giữ gìn trật tự vệ sinh nơi bán vé.

4. Khi cần thiết có thể làm các công việc khác theo sự phân công của thuyền phó hành khách.

XXV. TRẬT TỰ VIÊN
(Định biên trên các tàu khách)

Điều 71. Trật tự viên chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền phó hành khách.

Trật tự viên có trách nhiệm:

1. Bảo đảm trật tự, an ninh cho hành khách khi lên tàu, xuống tàu và trong quá trình ở trên tàu.

2. Kịp thời giải quyết, ngăn chặn các hành động phi pháp, làm mất trật tự - an ninh trên tàu.

3. Khám xét tại chỗ và lập biên bản những vụ phạm pháp quả tang trên tàu. Điều tra những vụ vi phạm pháp luật do hành khách phát giác.

4. Tham gia lập biên bản các trường hợp hành khách bị tai nạn, bị chết trên tàu hoặc các trường hợp chết có liên quan đến hành khách.

5. Quản lý những người bị bắt giữ trên tàu và giao những người này cho chính quyền cảng đến cùng với những giấy tờ cần thiết theo lệnh của thuyền trưởng. Nếu tàu ở nước ngoài mà người bị bắt là người Việt Nam, thì có quyền giữ cho đến khi về nước, nhưng phải báo cáo cho đại sứ quán nơi tàu đến biết.

6- Nếu trên tàu có nhiều trật tự viên thì Thuyền phó hành khách chỉ định một tổ trưởng để phụ trách chung.

Chương 4:

TRỰC CA TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM

Điều 72. Trực ca trên tàu biển Việt Nam là nghĩa vụ bắt buộc. Thuyền viên trực ca phải thực hiện nghiêm chỉnh chức trách của mình và luôn phải có mặt ở vị trí quy định.

Trực ca trên tàu được thực hiện liên tục 24 giờ trong ngày, khi tàu ngừng khai thác, chế độ trực ca do chủ tàu quyết định.

Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức trực ca. Thuyền phó nhất, thuyền phó hành khách và máy trưởng có trách nhiệm giúp thuyền trưởng kiểm tra việc thực hiện trực ca trên tàu.

Điều 73

1- Ca trực của thuyền viên trên tàu được chia thành ca biển và ca bờ, cụ thể như sau:

a) Ca biển trực 8 giờ và được chia đều làm 2 lần trong một ngày.

b) Ca bờ do thuyền trưởng quy định, căn cứ vào điều kiện cụ thể khi tàu neo, cập cầu.

2- Việc giao ca phải được tiến hành ngay tại vị trí trực ca.

Sĩ quan trực ca phải nhận ca ít nhất trước 10 phút khi ca trực bắt đầu. Các thuyền viên khác nhận ca ít nhất trước 5 phút. Báo nhận ca được tiến hành ít nhất trước 15 phút.

3- Căn cứ vào tình trạng kỹ thuật và điều kiện khai thác của tàu, thuyền trưởng quy định cụ thể chế độ trực ca cho thuyền viên thuộc bộ phận vô tuyến điện, máy lạnh, điện của tàu.

4- Khi tàu đậu ở cảng hoặc tại các khu vực neo đậu, thuyền trưởng có quyền phân công ca trực cho bất cứ thuyền viên nào theo yêu cầu của nhiệm vụ trên tàu.

Điều 74. Thuyền viên trực ca phải mặc đúng trang phục. Khi thuyền viên trực ca bờ phải mang băng trực ở tay trái. Băng trực ca gồm ba sọc, bề rộng của băng 45 mm với mỗi sọc rộng 15 mm. Màu băng trực ca được quy định như sau:

1- Băng của sĩ quan trực ca có các màu: xanh đậm, trắng, xanh đậm.

2- Băng của thuyền viên trực ca có các màu: đỏ, trắng, đỏ.

Điều 75. Thuyền viên trực ca có trách nhiệm:

1. Không được bỏ vị trí hay bàn giao lại cho người khác nếu chưa được phép của thuyền trưởng, máy trưởng hoặc của sĩ quan trực ca.

2. Khi có báo động, vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trực ca của mình và chỉ khi nào có người khác đến thay thế mới được rời khỏi vị trí đến nơi quy định theo bản phân công báo động.

3. Trong thời gian trực ca, phải ghi chép đầy đủ tình hình trong ca vào sổ nhật ký của bộ phận mình theo đúng quy định.

4. Nghiêm cấm làm những việc khác không thuộc nhiệm vụ của ca trực.

Điều 76

1. Trên các tàu biển Việt Nam chỉ thuyền trưởng hoặc thuyền phó trực ca mới có quyền cho phép người lạ mặt lên tàu. Chỉ thuyền trưởng mới có quyền cho phép người lạ mặt vào buồng lái, buồng hải đồ, buồng vô tuyến điện.

2. Chỉ máy trưởng mới có quyền cho phép những người lạ mặt xuống buồng máy, vào các khu vực khác thuộc bộ phận máy quản lý.

I. THUYỀN PHÓ TRỰC CA

Điều 77.

1. Thuyền phó trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của thuyền trưởng. Khi tàu đậu ở cảng hoặc tại các khu vực neo đậu, nếu thuyền trưởng vắng mặt thì thuyền phó trực ca chịu sự chỉ huy của thuyền phó nhất.

2. Ngoài thuyền trưởng, không ai có quyền huỷ bỏ hoặc thay đổi ca trực của các thuyền phó.

3. Thuyền phó trực ca không được tự động rời vị trí trực ca nếu không được phép của thuyền trưởng hay thuyền phó nhất khi được thuyền trưởng uỷ quyền.

Điều 78. Thuyền phó trực ca có trách nhiệm:

1. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của cảng, luật lệ địa phương, quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển và các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế có liên quan.

2. Điều hành ca trực để bảo đảm an toàn cho người, tàu, hàng hoá và trật tự vệ sinh trên tàu, chú ý quan sát, theo dõi tình hình xung quanh tàu.

3. Chú ý theo dõi việc đóng, mở hầm hàng, che bạt và hệ thống thông hơi hầm hàng, việc chằng buộc, bốc dỡ hàng hoá.

4. Áp dụng những biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho tàu và cho sự hoạt động bình thường của tàu.

5. Khi xuất hiện các nguy cơ đe doạ đến an toàn của tàu như cháy, nổ, thủng hay có người rơi xuống biển v.v... thì tự mình phát tín hiệu báo động và áp dụng những biện pháp hợp lý để loại trừ những nguy cơ đó. Trong mọi trường hợp đều phải kịp thời báo cho thuyền trưởng hoặc thuyền phó nhất.

6. Hải đồ chuyến hành trinh có thao tác hướng đi của tàu phải được giữ nguyên cho đến khi tàu vào cảng. Trường hợp xảy ra tai nạn, phải tìm mọi biện pháp bảo vệ cho đến khi kết thúc việc điều tra tai nạn.

Điều 79. Khi nhận ca biển, thuyền phó trực ca có trách nhiệm:

1. Nắm vững tình hình hoạt động của tàu, các điều kiện có liên quan đến khu vực hành trình để chủ động tiếp nhận ca trực.

2. Khi mới nhận ca phải kiểm tra vị trí tàu trên hải đồ, so sánh với chỉ số của tốc độ kế.

3- Kiểm tra hướng la bàn, sai số la bàn và đèn hành trình.

4- Kiểm tra hướng lái theo la ban con quay và la bàn từ, so sanh các chỉ số đó.

5. Tiến hành thủ tục nhận ca theo đúng quy định.

Điều 80. Trong thời gian trực ca biển, thuyền phó trực ca có trách nhiệm:

1. Luôn luôn có mặt ở buồng lái, chỉ được vào buồng hải đồ để tác nghiệp hải đồ trong thời gian ngắn, sau khi đã giao việc theo dõi, quan sát phía trước mũi tàu cho thuỷ thủ trực ca.

2. Dự đoán đường đi của tàu bằng phương pháp địa văn, thiên văn, rađa và các hệ thống vô tuyến định vị hàng hải khác.

3. Thường xuyên theo dõi sự hoạt động của đèn hành trình.

4. Sau mỗi giờ và mỗi lần thay đổi hướng đi, so sánh chỉ số la bàn từ với la bàn con quay, giữ hướng lái theo hướng đi đã định và xác định chính xác vị trí của tàu.

5. Khi có sương mù, mưa rào, mưa tuyết và các hiện tượng thời tiết khác làm hạn chế tầm nhìn của tàu, kịp thời báo cho thuyền trưởng và thông báo cho sĩ quan máy trực ca. Kịp thời mở rađa, kiểm tra thiết bị phát tín hiệu sương mù, cử người quan sát phía trước mũi tàu, hiệu chỉnh đồng hồ ở buồng lái, buồng máy. Nếu có khả năng thì xác định vị trí tàu và hành động theo lệnh của thuyền trưởng.

Trường hợp tầm nhìn xa của tàu bị hạn chế đột ngột, khi thuyền trưởng chưa kịp lên buồng lái, thuyền phó trực ca phải cho tàu giảm tốc độ và phát tín hiệu sương mù.

6. Khi hành trình qua những chỗ hẹp, vùng nguy hiểm, kênh đào hoặc hành trình đến gần bờ, yêu cầu thuỷ thủ trưởng có mặt ở phía mũi tàu và chuẩn bị neo ở tư thế "sẵn sàng thả neo".

7. Trường hợp biển động, phải sử dụng những biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn hành trình của tàu.

8. Kiểm tra nước lacanh và ghi kết quả vào nhật ký hàng hải. Trường hợp thấy mực nước không bình thường phải kịp thời báo cho thuyền trưởng và thuyền phó nhất biết để có biện pháp xử lý. Mỗi ca biển phải tiến hành đo nước lacanh một lần vào cuối ca trực.

9. Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn khi đón hoa tiêu lên tàu và tiễn hoa tiêu rời khỏi tàu.

10. Đặc biệt chú ý đến an toàn của xuồng cứu sinh, vật tư, thiết bị và hàng hoá chở trên boong, bạt đậy hầm hàng hoặc nắp hầm hàng.

11. Trường hợp có người rơi xuống biển, phải báo động toàn tàu và tự mình áp dụng những biện pháp thích hợp để cứu giúp và phải báo ngay cho thuyền trưởng.

12. Khi tàu neo phải xác định vị trí neo, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp tàu bị trôi neo, đứt neo.

13. Theo dõi, ghi chép tình hình khí tượng thuỷ văn.

Điều 81. Khi trực ca bờ, thuyền phó trực ca có trách nhiệm:

1. Tiếp nhận ở ca trực trước về tình hinh chung trên tàu, công việc làm hàng, sửa chữa, số lượng thuyền viên có mặt trên tàu, những công việc cần thiết khác liên quan đến bảo đảm an toàn cho tàu.

2. Khi tàu neo phải theo dõi thời tiết và tình hình xung quanh tàu, kiểm tra vị trí neo bằng mọi phương pháp và sử dụng những biện pháp cần thiết để tránh trôi neo.

3. Theo dõi việc bốc dỡ hàng hoá và kịp thời báo cho thuyền trưởng hoặc thuyền phó nhất biết những diễn biến có thể gây tổn thất đối với hàng hoá và ảnh hưởng đến an toàn của tàu.

4. Khi đậu ở cảng cần chú ý theo dõi mớm nước của tàu, các dây buộc tàu, các vòng chắn chuột, cầu thang lên xuống tàu v.v... và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của cảng.

5. Trước khi thử máy chính, phải chú ý quan sát các chướng ngại vật sau lái. Khi thử máy cần chú ý đến các dây buộc tàu.

6. Khi thời tiết xấu và nhận được tin bão phải thực hiện các biện pháp thích hợp để phòng chống bão cho tàu.

7. Cầu thang phải có lưới bảo hiểm, cạnh cầu thang phải có phao cứu sinh và đủ ánh sáng vào ban đêm.

8. Báo cho thuyền trưởng biết tình hình trên tàu trong thời gian thuyền trưởng vắng mặt.

9. Trường hợp trên tàu có báo động nhưng vắng mặt thuyền trưởng và thuyền phó nhất, thuyền phó trực ca phải trực tiếp chỉ huy thuyền viên có mặt trên tàu thực hiện các biện pháp thích hợp để loại trừ các tai nạn, sự cố. Trường hợp có báo động của những tàu đậu gần mình thì phải tiến hành liên lạc và nếu cần thiết thì phải tổ chức giúp đỡ khi tàu đó yêu cầu.

10. Mỗi ngày phải đo nước Iacannh vào lúc 8 giờ và 16 giờ. Kết quả đo phải ghi vào nhật ký hàng hải và sổ theo dõi nước Iacanh. Trường hợp thấy mực nước cao không bình thường phải báo cho thuyền trưởng hay thuyền phó nhất biết để kịp thời khắc phục.

11. Giám sát việc thực hiện công việc hàng ngày và công việc sửa chữa do bộ phận mình phụ trách tiến hành. Kiểm tra và theo dõi việc thực hiện nội quy phòng cháy - chữa cháy và an toàn lao động trên tàu.

12. Ban đêm phải tổ chức tuần tra và quan sát tình hình xung quanh tàu.

13. Ghi danh sách số người đi bờ, từ bờ trở về tàu và báo cáo thuyền trưởng biết số người đi bờ về trễ giờ.

14. Trong thời gian nghỉ có số đông thuyền viên đi bờ, thuyền phó trực ca phải tổ chức số người còn lại ở tàu để sẵn sàng bảo vệ an toàn cho tàu.

15. Trường hợp có người trên bờ làm việc trên tàu, thuyền phó trực ca phải tổ chức theo dõi quá trình làm việc của những người đó.

16. Trong thời gian tàu không làm hàng, ban đêm thuyền phó trực ca có thể nghỉ tại buồng riêng của mình nhưng vẫn phải mặc trang phục đi ca.

II. SỸ QUAN MÁY TRỰC CA

Điều 82.

1. Sĩ quan máy trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của máy trưởng, có nhiệm vụ điều hành thợ máy, sĩ quan điện, thợ điện và thợ lò trực ca.

2. Sĩ quan máy trực ca chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hành động của mình liên quan đến việc vận hành các máy móc, thiết bị theo đúng quy trình, quy phạm, bảo đảm sự hoạt động bình thường của tất cả các máy móc, thiết bị.

3. Sĩ quan máy trực ca không có quyền tự ý bỏ ca trực khi chưa có sự đồng ý của máy trưởng hay máy nhất được máy trưởng uỷ quyền.

Điều 83. Khi bàn giao ca, sĩ quan máy nhận ca có trách nhiệm tự mình kiểm tra trạng thái hoạt động của các máy móc, thiết bị động lực, chế độ làm việc, tình trạng kỹ thuật của máy móc và thiết bị. Sĩ quan máy giao ca có trách nhiệm bàn giao cụ thể và nói rõ những khuyến nghị cần thiết cho sĩ quan máy nhận ca.

Điều 84. Sĩ quan máy trực ca có trách nhiệm:

1. Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của các máy, thiết bị, lò, nồi hơi theo đúng quy trình kỹ thuật.

2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của ca ở buồng máy, buồng lò, bảo đảm trật tự và vệ sinh công nghiệp ở buồng máy.

3. Đảm bảo các máy móc thuộc bộ phận máy hoạt động bình thường, an toàn và xử lý kịp thời các sự cố xảy ra.

4. Theo dõi công việc sửa chữa của những người trên bờ xuống tàu làm việc, đảm bảo an toàn lao động và an toàn kỹ thuật cho tàu.

5. Chú ý theo dõi tiêu hao nhiên liệu, sử dụng các vật tư kỹ thuật để có hiệu quả kinh tế.

6. Tiến hành đo dầu, nước ở các két; bơm nước Iacanh buồng máy, balát, nhiên liệu để điều chỉnh tàu theo yêu cầu của thuyền phó trực ca. Khi tiến hành bơm nước thải các loại phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

7. Khi được phép rời khỏi buồng máy, buồng lò phải yêu cầu thợ máy, thợ lò trực ca có mặt ở vị trí của mình và chỉ thị rõ những nhiệm vụ cần thiết.

Điều 85.

1. Khi tàu hành trình, sĩ quan máy trực ca có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các mệnh lệnh từ buồng lái của thuyền trưởng hoặc thuyền phó trực ca.

2. Sĩ quan máy trực ca không có quyền tự ý thay đổi chế độ làm việc của máy chính hay các máy khác. Trong trường hợp cần thiết nếu phải thay đổi chế độ làm việc hoặc cho ngừng làm việc thì sĩ quan máy trực ca phải báo trước cho thuyền phó trực ca và máy trưởng biết.

3. Khi có sự cố hay có nguy cơ đe doạ đến sinh mạng con người thì sĩ quan máy trực ca có quyền cho ngừng máy chính hay các máy khác, và phải báo ngay cho thuyền phó trực ca và máy trưởng biết. Trường hợp xét thấy việc ngừng máy chính hay các máy khác có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng cho tàu thì thuyền trưởng có quyền yêu cầu sĩ quan máy trực ca tiếp tục cho các máy móc đó hoạt động và phải chịu trách nhiệm về hậu quả có thể xảy ra. Trong trường hợp này sĩ quan trực ca máy phải ghi mệnh lệnh của thuyền trưởng vào nhật ký máy và thuyền trưởng phải ghi vào nhật ký hàng hải.

4. Khi vắng mặt máy trưởng hay máy nhất, sĩ quan máy trực ca không có quyền khởi động máy chính, trừ trường hợp thật cần thiết nhưng phải có lệnh của thuyền trưởng.

Điều 86. Khi tàu đang quay trở, tàu hành trình trên luồng, qua chỗ hẹp, tầm nhìn xa bị hạn chế thì sĩ quan mày trực ca nhất thiết phải yêu cầu máy trưởng xuống buồng máy; không được tiến hành giao nhận ca khi tàu đang điều động cập hoặc rời cầu hay trong thời gian đang ngăn ngừa tai nạn và sự cố, nếu không có sự đồng ý của máy trưởng.

III. THUỶ THỦ TRỰC CA

Điều 87. Thuỷ thủ trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của thuyền phó trực ca. Việc nhận và giao ca của thuỷ thủ thuyền phó trực ca quyết định.

Thuỷ thủ trực ca có trách nhiệm:

1. Không được rời khỏi vị trí của mình và phải hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách mẫn cán. Khi nhận ca phải tìm hiểu cụ thể tình hình của ca trực.

2. Khi nhận ca lái, thuỷ thủ trực ca phải tiếp nhận hướng lái và giữ nguyên hướng đi đã định. Trong khi lái chú ý theo dõi hoạt động của bộ phận chỉ hướng lái và hệ thống thiết bị lái. Kịp thời báo cho thuyền phó trực ca biết những sai lệch của hướng lái.

3. Khi tàu neo đậu ở cảng, phải có mặt ở vị trí do thuyền phó trực ca chỉ định và thi hành các mệnh lệnh của thuyền phó trực ca.

4. Khi trực ca cầu thang phải ghi tên khách lên xuống tàu vào nhật ký trực ca, không được phép cho người lạ mặt lên tàu nếu không có được thuyền phó trực ca chấp thuận. Khi xảy ra tai nạn, sự cố phải kịp thời phát tín hiệu báo động và hành động theo lệnh của thuyền phó trực ca.

5. Theo dõi việc bốc dỡ hàng hoá, kịp thời phát hiện những bao bì rách, bị ướt, bốc dỡ không đúng quy định và báo cho thuyền phó trực ca biết để xử lý.

IV. THỢ MÁY TRỰC CA

Điều 88. Thợ máy trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của sĩ quan máy trực ca. Việc nhận và giao ca do sĩ quan máy trực ca quyết định.

Thợ máy trực ca có trách nhiệm:

1. Nắm vững tình trạng kỹ thuật và chế độ làm việc của máy móc, thiết bị ở buồng máy.

2. Tiếp nhận ở thợ máy giao ca tình hình hoạt động của máy móc, thiết bị và các khuyến nghị, mệnh lệnh của ca trước còn phải thực hiện.

3. Báo cho sĩ quan máy trực ca biết về việc nhận ca của mình.

4. Khi trực ca, thợ máy phải đảm bảo sự hoạt động bình thường của các máy móc, thiết bị được giao. Thực hiện đúng quy trình vận hành máy móc, thiết bị và vệ sinh công nghiệp ở buồng máy.

5. Khi phát hiện có hiện tượng máy móc hoạt động không bình thường hoặc những hỏng hóc của máy móc, thiết bị phải kịp thời có biện pháp thích hợp để xử lý và báo cho sĩ quan máy trực ca biết để có biện pháp khắc phục.

V. THỢ LÒ TRỰC CA

Điều 89. Thợ lò trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của sĩ quan máy trực ca.

Thợ lò trực ca có trách nhiệm:

1. Nắm vững tình trạng kỹ thuật và chế độ làm việc của lò, nồi hơi, các máy móc, thiết bị liên quan khác.

2. Kiểm tra nước nồi hơi, sự phân phối cung cấp nhiên liệu từ các hầm đến lò.

3. Tiếp nhận ở người giao ca quá trình hoạt động của lò, nồi hơi, các loại máy móc và những khuyến nghị của ca trước phải tiếp tục thực hiện.

4. Báo cho sĩ quan máy trực ca biết việc nhận ca của mình.

5. Trong thời gian trực ca, phải chấp hành đúng quy trình vận hành lò và nồi hơi. Thực hiện đúng nội quy, chế độ đối với lò, nồi hơi và các thiết bị mà trưởng lò, sĩ quan máy trực ca máy đã đề ra. Bảo đảm chế độ vệ sinh công nghiệp buồng lò.

6. Khi phát hiện lò, nồi hơi, máy móc hoạt động không bình thường hoặc có những hỏng hóc sự cố phải kịp thời xử lý và báo cho sỹ quan máy trực ca và trưởng lò để có biện pháp khắc phục.

VI. THỢ ĐIỆN TRỰC CA

Điều 90. Thợ điện trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của sĩ quan máy trực ca hoặc sĩ quan điện nếu trên tàu có bố trí chức danh sĩ quan điện. Trường hợp trên tàu không bố trí chức danh thợ điện thì việc trực ca điện do sĩ quan điện đảm nhiệm.

Thợ điện trực ca có trách nhiệm:

1. Nhận bàn giao tình trạng làm việc của máy móc, thiết bị điện.

2. Báo cho sĩ quan máy trực ca hoặc sĩ quan điện biết về việc nhận ca của mình.

3. Bảo đảm chế độ làm việc của máy điện và các thiết bị điện khác theo đúng quy trình kỹ thuật.

4. Không được đóng hoặc mở các cầu dao điện chính khi chưa được phép của sĩ quan điện hoặc sĩ quan máy trực ca.

5. Bảo đảm cung cấp điện liên tục cho toàn tàu. Khi phát hiện máy điện và các thiết bị hoạt động không bình thường thì phải báo kịp thời cho sĩ quan máy trực ca hoặc sĩ quan điện để có biện pháp khắc phục.

VII. ĐIỆN BÁO VIÊN TRỰC CA.

Điều 91. Điện báo viên trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của sĩ quan vô tuyến điện và trực ca theo chế độ thông tin vô tuyến điện hàng hải. Nếu trên tàu định biên số điện báo viên không đủ thì sĩ quan vô tuyến điện phải đi ca. Trường hợp trên tàu không bố trí chức danh điện báo viên thì trực ca vô tuyến điện do sĩ quan vô tuyến điện đảm nhiệm.

Điều 92. Điện báo viên trực ca có trách nhiệm:

1. Bảo đảm việc thông tin liên lạc giữa tàu mình với các tàu khác và với các đài vô tuyến điện trên bờ. Thu nhận các thông tin, tín hiệu cấp cứu, thông báo hàng hải và bản tin dự báo thời tiết.

2. Khi nhận ca phải nắm vững trạng thái hoạt động của các thiết bị vô tuyến điện, nhất là các máy tự động thu phát tín hiệu cấp cứu.

3. Ghi nhật ký vô tuyến điện giờ bắt đầu trực ca hay giờ nhận bàn giao ca.

4. Thực hiện việc thu nhận thông tin liên lạc phù hợp với quy tắc thông tin vô tuyến điện hàng hải quốc tế.

5. Khi nhận được tín hiện cấp cứu, phải báo ngay cho thuyền phó trực ca và sĩ quan vô tuyến điện biết. Đồng thời, thực hiện lệnh của thuyền trưởng phù hợp với quy tắc thông tin vô tuyến điện hàng hải quốc tế.

6. Chỉ phát đi những tín hiệu báo động, tín hiệu cấp cứu khẩn cấp khi có lệnh của thuyền trưởng hoặc của người được thuyền trưởng uỷ quyền.

7. Trong thời gian "im lặng" do quy tắc thông tin vô tuyến điện hàng hải quốc tế quy định phải đình chỉ mọi công việc thông tin liên lạc và hiệu chỉnh trên các làn sóng gọi và báo tai nạn 500 KHz.

8. Phải chấp hành đúng quy định trên làn sóng báo tai nạn, cấp cứu khi gọi hoặc trả lời các đài khác. Trong thời gian liên lạc thông tin không được phép nói chuyện hoặc làm việc riêng.

9. Phải chấp hành đúng quy định sử dụng các làn sóng do các đài ven biển hoặc đài kiểm tra yêu cầu.

10. Mỗi ngày ít nhất một lần phải kiểm tra để hiệu chỉnh giờ ở buồng vô tuyến điện và buồng lái với các đài báo giờ.

11. Không được rời khỏi vị trí trực ca hoặc làm việc riêng trong khi trực ca. Nghiêm cấm việc cho người lạ mặt hoặc các thuyền viên không có nhiệm vụ vào buồng vô tuyến điện. Điện báo viên chỉ có thể rời vị trí ca khi được thuyền trưởng hay sĩ quan vô tuyến điện chấp thuận.

12. Mọi điện tín chuyển đi đều phải có sự chấp thuận của thuyền trưởng.

13. Nếu đài phát trên tàu có công suất lớn hay việc liên lạc có thuận lợi hơn thì phải tương trợ, giúp đỡ các đài khác khi đài đó yêu cầu.

14. Phải giữ bí mật tuyệt đối các điện tín, nội dung giao dịch vô tuyến điện. Chỉ có thuyền trưởng mới được quyền kiểm tra nội dung của các bức điện.

15. Phải báo cho sĩ quan vô tuyến điện những hư hỏng hay sự làm việc không bình thường của các thiết bị vô tuyến điện. Đồng thời, phải nhanh chóng tìm mọi biện pháp khắc phục, sửa chữa.

16. 01 giờ trước khi giao ca phải kiểm tra hoạt động của các thiết bị vô tuyến điện và ghi kết quả kiểm tra vào nhật ký trực ca vô tuyến điện.

Chương 5:

TỔ CHỨC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM

Điều 93. Trên tàu phải lập bảng phân công báo động về cứu hoả, cứu người rơi xuống biển, cứu thủng tàu và "bỏ tàu" (xuống xuồng cứu sinh).

Trong bảng phân công báo động phải quy định rõ:

1. Nhiệm vụ chung của mỗi thuyền viên và hành khách khi có báo động.

2. Vị trí tập trung và nhiệm vụ cụ thể của mỗi thuyền viên, hành khách khi có báo động đối với từng loại báo động trên tàu.

3. Thành phần của các ca trực ở buồng lái, buồng máy, buồng vô tuyến điện, y tế và trật tự - an ninh (trên các tàu khách) khi có báo động.

Điều 94. Bảng phân công báo động phải được niêm yết ở những nơi tập trung thuyền viên và hành khách. Trong các buồng ở của thuyền viên và hành khách phải niêm yết ở nơi dễ thấy nhất "Phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động" được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Nội dung bao gồm:

1. Tín hiệu báo động các loại.

2. Vị trí tập trung và nhiệm vụ phải thực hiện.

3. Số xuồng và vị trí ngồi trong xuồng cứu sinh.

Điều 95. Tín hiệu báo động phải được thông báo bằng chuông điện và hệ thống truyền thanh trên tàu theo quy định như sau:

1. Báo động cứu hoả gồm một hồi chuông điện liên tục kéo dài 15 đến 20 giây và lặp lại nhiều lần (----------).

2. Báo động cứu người rơi xuống biển gồm ba hồi chuông dài, lặp đi lặp lại 3 đến 4 lần (----- ----- -----).

3. Báo động cứu thủng gồm 5 hồi chuông dài, lặp đi lặp lại 2 đến 3 lần

(----- ----- ----- ----- -----).

4. Báo động "bỏ tàu" gồm 6 hồi chuông ngắn và 1 hồi chuông dài, lặp đi lặp lại nhiều lần (. . . . . . -----).

5. Lệnh báo yên bằng 1 hồi chuông liên tục kéo dài 15 đến 20 giây (----------).

Hồi chuông ngắn là hồi chuông điện kéo dài từ 1 đến 2 giây. Hồi chuông dài là hồi chuông kéo dài từ 4 đến 6 giây. Giữa hai hồi chuông cách nhau 2 đến 4 giây.

Sau tín hiệu chuông phải kèm theo thông báo bằng lời. Trường hợp báo động cứu hỏa, cứu thủng thì phải thông báo rõ vị trí nơi xảy ra sự cố.

Nếu trên tàu hệ thống chuông điện, hệ thống truyền thanh bị hỏng hoặc không có thì có thể dùng bất kỳ một thiết bị nào đó phát ra âm thanh tương tự để báo cho thuyền viên và hành khách biết.

Điều 96.

1. Để thuyền viên thực hiện nhiệm vụ của mình khi có sự cố xảy ra, ít nhất mỗi tháng một lần phải tổ chức tập luyện đối với mỗi loại báo động trên tàu. Riêng đối với tàu khách phải tổ chức hướng dẫn để hành khách làm quen với các loại báo động.

2. Chỉ có thuyền trưởng mới có quyền ra lệnh tổ chức tập luyện các loại báo động trên tàu. Việc tập luyện các loại báo động phải được ghi vào nhật ký hàng hải.

Điều 97.

1. Xuồng cứu sinh chỉ được sử dụng vào mục đích bảo đảm sinh mạng thuyền viên và hành khách và sử dụng khi luyện tập báo động cứu người rơi xuống biển, hoặc "bỏ tàu".

2. Xuồng cứu sinh phải được kiểm tra, bảo quản và kịp thời thay thế, bổ sung các trang thiết bị theo đúng quy định.

3. Việc chỉ huy xuồng cứu sinh do một thuyền phó đảm nhiệm. Thuyền viên được giao nhiệm vụ điều khiển xuồng cứu sinh phải có giấy chứng nhận lái xuồng cứu sinh. Xuồng cứu sinh chỉ được phép rời khỏi tàu khi có lệnh của thuyền trưởng. Khi trở về tàu, thuyền phó chỉ huy phải báo cáo kết quả cho thuyền trưởng.

4. Nghiêm cấm việc sử dụng xuồng cứu sinh vào các mục đích khác không được quy định tại điều này.

5. Trường hợp xuống cứu sinh đi cứu người rơi xuống biển, chỉ khi vớt được người lên xuồng thì mới được kéo cờ.

Điều 98.

1. Thời gian biểu sinh hoạt trên tàu biển do thuyền trưởng quy định. Trong trường hợp cần thiết, thuyền trưởng có thể thay đổi thời gian biểu này cho phù hợp với công việc và điều kiện thời tiết của từng mùa, từng khu vực.

2. Thuyền viên phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy sinh hoạt của tàu và phải thực hiện đúng chế độ vệ sinh, phòng bệnh trên tàu. Buồng ở của thuyền viên, phòng làm việc, câu lạc bộ, hành lang, cầu thang, buồng tắm, buồng vệ sinh và các nơi công cộng khác phải bảo đảm luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.

3. Nghiêm cấm việc đánh bạc, tiêm chích mà tuý và các hình thức sinh hoạt không lành mạnh khác ở trên tàu.

4. Việc sinh hoạt, giải trí trên tàu chỉ được tiến hành đến 22 giờ trong ngày. Trường hợp đặc biệt do thuyền trưởng quy định.

Điều 99.

Việc sử dụng các buồng và phòng trên tàu được quy định như sau:

1. Các buồng và phòng trên tàu được chia thành phòng làm việc, buồng ở, buồng hành khách và các phòng công cộng khác. Các buồng và phòng trên tàu phải được sử dụng đúng mục đích của tàu. Căn cứ vào điều kiện thực tế, thuyền trưởng quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng các buồng, phòng trên tàu.

2. Việc bố trí chỗ ở cho mỗi thuyền viên phải theo đặc tính, cấu trúc của tàu nhằm bảo đảm thuận lợi đối với công việc và sinh hoạt của thuyền viên. Thuyền phó nhất chịu trách nhiệm bố trí, sắp xếp buồng ở cho thuyền viên.

3. Nghiêm cấm chứa chất nổ, vũ khí, chất dễ cháy và những hàng hoá nguy hiểm khác trong buồng ở, phòng làm việc và phòng công cộng.

4. Một chìa khoá buồng được giao cho người ở buồng đó, còn chìa khoá thứ hai được đánh số và do thuyền phó nhất quản lý. Thuyền viên và hành khách không được thay đổi khoá buồng mình ở.

5. Thuyền viên được giao nhiệm vụ quản lý phòng làm việc, câu lạc bộ và các phòng công cộng khác phải chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản của phòng và buồng đó.

6. Khi có báo động, làm thủ tục hoặc kiểm tra chung toàn tàu, thì các buồng ở, phòng công cộng không được khoá cửa.

Điều 100.

1. Giờ ăn của các bữa ăn hàng ngày trên tàu do thuyền trưởng quy định. Sĩ quan ăn tại phòng ăn của sĩ quan, các thuyền viên khác ăn tại phòng ăn của thuyền viên. –n phải đúng giờ, trừ các thuyền viên trực ca. Thuyền viên đến phòng ăn phải mặc quần áo sạch sẽ, không được mặc quần áo đang làm việc, quần đùi, áo may ô. Khi ăn không được nói chuyện ồn ào, phải giữ vệ sinh trong phòng ăn. Chỉ có thuyền viên ốm đau và theo đề nghị của bác sĩ mới được ăn tại buồng ở của thuyền viên đó.

2. Thức ăn, đồ uống phải được kiểm tra trước khi phân phát cho thuyền viên. Phòng ăn phải luôn sạch sẽ, trên bàn phải có khăn trải bàn và các vật dụng cần thiết khác. Phục vụ viên phòng ăn phải mặc trang phục theo đúng quy định.

Chương 6:

CHẾ ĐỘ KÝ LUẬT ĐỐI VỚI THUYỀN VIÊN LÀM VIỆC TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM

Điều 101.

1. Thuyền viên nào có thành tích trong việc chấp hành quy định của "Điều lệ chức trách thuyền viên trên tàu biển Việt Nam" sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Thuyền viên vi phạm các quy định của "Điều lệ chức trách thuyền viên trên tàu biển Việt Nam" nhưng chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý theo một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

a. Khiển trách.

b. Cảnh cáo.

c. Điều động lên khỏi tàu.

d. Buộc thôi việc.

3. Thuyền viên nào vi phạm các quy định của "Điều lệ chức trách thuyền viên trên tàu biển Việt Nam", nếu gây hậu quả nghiêm trọng đối với người, tàu, hàng hoá và môi trường sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 102. Hình thức xử lý kỷ luật đối với những thuyền viên vi phạm khoản 2, điều 101 của Điều lệ này được quy định như sau:

1. Bỏ vị trí trực ca, ngủ và làm việc khác khi trực ca hoặc say rượu trong khi làm nhiệm vụ:

a. Bỏ vị trí trực ca nhưng chưa gây hậu quả:

- Lần thứ nhất: Thuyền trưởng nhắc nhở nếu có lý do chính đáng.

- Lần thứ hai: Khiển trách.

- Lần thứ ba: Cảnh cáo.

- Lần thứ tư: Điều động lên khỏi tàu.

b. Bỏ vị trí trực ca hoặc say rượu trong khi làm nhiệm vụ gây hâu quả nhưng không nghiêm trọng:

- Lần thứ nhất: Cảnh cáo

- Lần thứ hai: Điều động lên khỏi tàu.

c. Bỏ vị trí trực ca hoặc say rượu trong khi làm nhiệm vụ gây hậu quả nghiêm trọng: Buộc thôi việc và chịu trách nhiệm bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Rời tàu hoặc đi bờ quá thời hạn cho phép:

- Lần thứ nhất: Thuyền trưởng nhắc nhở.

- Lần thứ hai: Khiển trách.

- Lần thứ ba: Cảnh cáo.

- Lần thứ tư: Điều động lên khỏi tàu.

3. Đi bờ quá thời hạn cho phép không có lý do mà tàu rời bến không có mặt: (trừ trường hợp bất khả kháng)

- Lần thứ nhất: Cảnh cáo và tự chịu phí tổn.

- Lần thứ hai: Điều động lên khỏi tàu và chịu phí tổn.

- Lần thứ ba: Buộc thôi việc và chịu phí tổn.

4. Đánh nhau không gây thương tích, hoặc say rượu, hoặc đánh bạc làm mất trật tự an ninh trên tàu:

- Lần thứ nhất: Nhắc nhở.

- Lần thứ hai: Khiển trách.

- Lần thứ ba: Cảnh cáo.

- Lần thứ tư: Điều động lên khỏi tàu.

5. Nghiện ma tuý hoặc đánh nhau gây thương tích: Điều động lên khỏi tàu.

6. Trộm cắp tài sản của tàu thuyền viên và hành khách nhưng chưa gây hậu quả:

Điều động lên khỏi tàu và phải bồi thường đúng giá trị tài sản đó hoặc trả lại tài sản đó.

Trường hợp trộm cắp tài sản của tàu gây hậu quả:

Buộc thôi việc và bồi thường vật chất theo đúng giá trị tài sản đó.

7. Lạm dụng quyền hạn vi phạm quy định của Điều lệ này:

- Lần thứ nhất: Khiển trách.

- Lần thứ hai: Cảnh cáo.

- Lần thứ ba: Điều động lên khỏi tàu.

Điều 103.

1. Thuyền trưởng là người có thẩm quyền quyết định các hình thức ký luật nói tại khoản 2.a và 2.b, điều 103 và đề nghị chủ tàu quyết định các hình thức kỷ luật nói tại khoản 2.c và khoản 2.d điều 103 của bản điều lệ này.

2. Nếu thuyền trưởng vi phạm các quy định "Điều lệ chức trách thuyền viên trên tàu biển Việt Nam" thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo các hình thức nói tại khoản 2, điều 103 của Điều lệ này.

3. Các quyết định hoặc đề nghị của thuyền trưởng về kỷ luật đối với thuyền viên vi phạm quy định "Điều lệ chức trách thuyền viên trên tàu biển Việt Nam" phải báo cáo kịp thời cho chủ tàu. Chủ tàu có trách nhiệm xem xét đề nghị của thuyền trưởng và phải quyết định xử lý kịp thời.

4. Thuyền viên có quyền khiếu nại về các quyết định của thuyền trưởng và chủ tàu về kỷ luật đối với mình. Việc khiếu nại của thuyền viên liên quan đến quyết định kỷ luật quy định trong Điều lệ này được giải quyết theo Pháp lệnh về khiếu tố, tố cáo, của công dân.





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.