Quyết định 174/QĐ-BGTVT năm 2021 về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng của một số đơn vị thuộc Cục Hàng không Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: 174/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Lê Anh Tuấn
Ngày ban hành: 22/01/2021 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 174/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG XE Ô TÔ CHUYÊN DÙNG CỦA MỘT SỐ ĐƠN VỊ THUỘC CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/2/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11/01/2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô;

Căn cứ Công văn số 391/BTC-QLCS ngày 13/01/2021 của Bộ Tài chính về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng của các đơn vị thuộc Cục Hàng không Việt Nam;

Xét đề nghị của Cục Hàng không Việt Nam tại các văn bản số 3754/CHK-TC ngày 28/8/2019, số 5230/CHK-TC ngày 21/11/2019, số 4844/CHK-TC ngày 09/11/2020 về tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng của các đơn vị trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng của một số đơn vị thuộc Cục Hàng không Việt Nam (chi tiết theo phụ biểu kèm theo).

Điều 2. Giao Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng của các đơn vị nêu tại Quyết định này:

a) Chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm về việc xác định chủng loại xe và thiết bị chuyên dùng gắn trên xe ô tô chuyên dùng của các đơn vị thuộc Cục theo đúng quy định của Chính phủ để trang bị phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả;

b) Rà soát, sắp xếp lại xe ô tô chuyên dùng hiện có của các đơn vị thuộc Cục, theo đó:

- Trường hợp xe ô tô chuyên dùng hiện có phù hợp với tiêu chuẩn, định mức được ban hành theo quy định thì tiếp tục quản lý, sử dụng; số xe này được tính trong tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng được ban hành;

- Trường hợp xe ô tô chuyên dùng hiện có không phù hợp với tiêu chuẩn, định mức được ban hành theo quy định thì thực hiện xử lý theo các hình thức quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.

Việc thực hiện xử lý xe ô tô chuyên dùng không phù hợp tiêu chuẩn, định mức (nếu có) phải hoàn thành chậm nhất là 06 tháng kể từ ngày Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định này.

c) Thực hiện việc mua sắm, bố trí, quản lý, sử dụng và xử lý xe ô tô chuyên dùng theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng đã ban hành, theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan.

Nguồn kinh phí mua xe ô tô của Cục Hàng không Việt Nam sử dụng từ nguồn chi quản lý hành chính và nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có); đối với 03 Cảng vụ hàng không (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) sử dụng từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp quy định tại Điều 12 Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ và nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).

Điều 3: Các cơ quan, đơn vị căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chuyên dùng nêu trên để tổ chức thực hiện mua sắm, trang bị, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Tài chính, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam; Thủ trưởng đơn vị được ban hành tiêu chuẩn, định mức và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Nhật;
- Cục QLCS - Bộ Tài chính;
- Trang TTĐT Bộ GTVT (để công khai);
- Lưu: VT, TC (Thp).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Anh Tuấn

 

TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG XE Ô TÔ CHUYÊN DÙNG CỦA MỘT SỐ ĐƠN VỊ THUỘC CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

(Kèm theo Quyết định số 174/QĐ-BGTVT ngày 22/01/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT)

TT

TÊN ĐƠN VỊ

TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC XE CHUYÊN DÙNG

Giá mua xe tối đa

Số lượng

Loại (lĩnh vực)/mục đích sử dụng

Chủng loại

1

Văn phòng Cục Hàng không Việt Nam

 

 

2

Xe phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn hàng không

Xe 7 chỗ 2 cầu, gắn các thiết bị thông tin liên lạc qua vệ tinh, thiết bị định vị toàn cầu theo quy định và có dấu hiệu riêng được in rõ trên thành xe theo Quyết định số 39/QĐ-BGTVT ngày 06/01/2010 Bộ Giao thông vận tải.

Giá mua xe (không kể thiết bị chuyên dùng gắn trên xe) theo mức giá mua xe ô tô phục vụ công tác chung

 

 

1

Xe phục vụ công tác điều tra sự cố tai nạn hàng không

Xe 16 chỗ, gắn thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị định vị và có dấu hiệu riêng được in rõ trên thành xe

 

 

2

Xe phục vụ công tác thanh tra hàng không

Xe 7 chỗ 2 cầu, gắn các thiết bị thanh tra chuyên ngành và có dấu hiệu riêng được in rõ trên thành xe “THANH TRA GIAO THÔNG” trên thành xe theo quy định tại Thông tư số 52/2015/TT-BGTVT ngày 24/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải.

 

 

3

Xe phục vụ công tác giám sát an ninh, an toàn hàng không

Xe 7 chỗ 2 cầu, gắn các thiết bị giám sát an ninh, an toàn hàng không và có dấu hiệu riêng được in rõ trên thành xe

2

Cảng vụ hàng không miền Bắc

 

 

Tối đa 01 xe/ 01 sân bay

Xe phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn hàng không

Xe 7 chỗ 2 cầu, gắn các thiết bị thông tin liên lạc qua vệ tinh, thiết bị định vị toàn cầu theo quy định và có dấu hiệu riêng được in rõ trên thành xe theo Quyết định số 39/QĐ-BGTVT ngày 06/01/2010 của Bộ Giao thông vận tải.

Giá mua xe (không kể thiết bị chuyên dùng gắn trên xe) theo mức giá mua xe ô tô phục vụ công tác chung.

 

 

2

Xe phục vụ công tác thanh tra hàng không

Xe 7 chỗ 2 cầu, gắn các thiết bị thanh tra chuyên ngành và có dấu hiệu riêng được in rõ trên thành xe “THANH TRA GIAO THÔNG” trên thành xe theo quy định tại Thông tư số 52/2015/TT-BGTVT ngày 24/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải.

 

 

3

Xe phục vụ công tác giám sát an ninh, an toàn hàng không

Xe trên 16 chỗ ngồi, gắn các thiết bị giám sát an ninh, an toàn hàng không.

3

Cảng vụ hàng không miền Trung

 

 

Tối đa 01 xe/ 01 sân bay

Xe phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn hàng không

Xe 7 chỗ 2 cầu, gắn các thiết bị thông tin liên lạc qua vệ tinh, thiết bị định vị toàn cầu theo quy định và có dấu hiệu riêng được in rõ trên thành xe theo Quyết định số 39/QĐ-BGTVT ngày 06/01/2010 của Bộ Giao thông vận tải.

Giá mua xe (không kể thiết bị chuyên dùng gắn trên xe) theo mức giá mua xe ô tô phục vụ công tác chung.

 

 

2

Xe phục vụ công tác thanh tra hàng không

Xe 7 chỗ 2 cầu, gắn các thiết bị thanh tra chuyên ngành và có dấu hiệu riêng được in rõ trên thành xe “THANH TRA GIAO THÔNG” trên thành xe theo quy định tại Thông tư số 52/2015/TT-BGTVT ngày 24/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải.

 

 

2

Xe phục vụ công tác giám sát an ninh, an toàn hàng không

Xe 7 chỗ 2 cầu, gắn các thiết bị giám sát an ninh, an toàn hàng không.

4

Cảng vụ hàng không miền Nam

 

 

Tối đa 01 xe/ 01 sân bay

Xe phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn hàng không

Xe 7 chỗ 2 cầu, gắn các thiết bị thông tin liên lạc qua vệ tinh, thiết bị định vị toàn cầu theo quy định và có dấu hiệu riêng được in rõ trên thành xe theo Quyết định số 39/QĐ-BGTVT ngày 06/01/2010 của Bộ Giao thông vận tải.

Giá mua xe (không kể thiết bị chuyên dùng gắn trên xe) theo mức giá mua xe ô tô phục vụ công tác chung

 

 

2

Xe phục vụ công tác thanh tra hàng không

Xe 7 chỗ 2 cầu, gắn các thiết bị thanh tra chuyên ngành và có dấu hiệu riêng được in rõ trên thành xe “THANH TRA GIAO THÔNG” trên thành xe theo quy định tại Thông tư số 52/2015/TT-BGTVT ngày 24/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải.

 

 

2

Xe phục vụ công tác giám sát an ninh, an toàn hàng không

Xe 7 chỗ 2 cầu, gắn các thiết bị giám sát an ninh, an toàn hàng không.

Ghi chú:

● Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định thiết bị chuyên dùng gắn trên xe; Giá mua sắm thiết bị chuyên dùng gắn trên xe theo quy định của pháp luật hiện hành./.

Điều 12. Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

1. Nguồn tài chính của đơn vị

a) Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;

b) Nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, theo giá tính đủ chi phí (gồm: Chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định);

c) Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định của pháp luật phí và lệ phí;

d) Nguồn thu từ hoạt động khác (nếu có), gồm:

- Tiền lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết;

- Lãi tiền gửi ngân hàng;

- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;

đ) Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có), gồm:

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học công nghệ);

- Kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án, đề án khác;

- Kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Vốn đầu tư phát triển theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao;

e) Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật;

g) Nguồn khác, gồm:

- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị;

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Nguồn khác (nếu có).

2. Sử dụng nguồn tài chính

a) Chi đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

- Căn cứ nhu cầu đầu tư và khả năng cân đối các nguồn tài chính, đơn vị chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư đã được phê duyệt, đơn vị quyết định dự án đầu tư, trong đó có các nội dung về quy mô, phương án xây dựng, tổng mức vốn, nguồn vốn, phân kỳ thời gian triển khai theo quy định của pháp luật về đầu tư.

- Đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theo quy định.

- Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các dự án đầu tư đang triển khai, các dự án đầu tư khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

b) Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c (phần được để lại chi thường xuyên để trang trải chi phí hoạt động thu phí) và điểm d khoản 1 Điều này, để chi thường xuyên. Một số nội dung chi được quy định như sau:

- Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công.

Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu của đơn vị, ngân sách nhà nước không cấp bổ sung.

- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý

Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Đối với các nội dung chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Trích khấu hao tài sản cố định

Số tiền trích khấu hao tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước được bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị (ngân sách nhà nước không cấp kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản cho đơn vị).

Số tiền trích khấu hao tài sản cố định được đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn vay dùng để trả nợ; số còn lại bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.

c) Chi nhiệm vụ không thường xuyên: Đơn vị chi theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí quy định tại điểm c (phần được để lại chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc thiết bị phục vụ công việc thu phí và các khoản chi khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền nếu có), điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này;

d) Đơn vị phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về mức chi, tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; chế độ công tác phí nước ngoài; chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam.

3. Phân phối kết quả tài chính trong năm

a) Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:

- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập: Đơn vị được tự quyết định mức trích Quỹ bổ sung thu nhập (không khống chế mức trích);

- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công bình quân thực hiện trong năm của đơn vị;

- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;

- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

b) Sử dụng các Quỹ

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong đơn vị; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác (nếu có).

- Quỹ bổ sung thu nhập: Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau.

Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác. Hệ số thu nhập tăng thêm của chức danh lãnh đạo đơn vị tối đa không quá 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện của người lao động trong đơn vị.

- Quỹ khen thưởng: Để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị (ngoài chế độ khen thưởng theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng) theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

- Quỹ phúc lợi: Để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động thực hiện tinh giản biên chế theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

c) Mức trích cụ thể của các quỹ quy định tại điểm a khoản này và việc sử dụng các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải công khai trong đơn vị.

Xem nội dung VB