Quyết định 1729/QĐ-TTg năm 2020 sửa đổi Quyết định 655/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại khu công nghiệp, khu chế xuất"
Số hiệu: 1729/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 04/11/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1729/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 655/QĐ-TTG NGÀY 12 THÁNG 5 NĂM 2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC THIẾT CHẾ CỦA CÔNG ĐOÀN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Công đoàn ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về Tài chính Công đoàn;

Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

Xét đề nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Tờ trình số 04/TTr-TLĐ ngày 24 tháng 2 năm 2020 và Tờ trình số 14/TTr-TLĐ ngày 31 tháng 7 năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất" với các nội dung cụ thể như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

a) Sửa đổi mục 1, phần I như sau:

Mục tiêu tổng quát:

“Huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn lực của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và nguồn lực của tổ chức công đoàn cùng tham gia đầu tư xây dựng nhà ở, các cơ sở y tế, giáo dục, siêu thị và các công trình thương mại dịch vụ, công trình văn hóa, thể thao tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chủ động của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức Công đoàn trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, đoàn viên công đoàn, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.”

b) Sửa đổi mục 2, phần I như sau:

Mục tiêu cụ thể:

“Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp các địa phương chuẩn bị điều kiện về đất đai, quy hoạch để đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2017 - 2020 đầu tư thí điểm 01 thiết chế công đoàn.

- Giai đoạn 2021 - 2025 phấn đấu triển khai 50 thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Từ năm 2026 trở đi, phấn đấu tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước đều có thiết chế công đoàn.”

c) Thay thế khoản 1, Phần II như sau:

“Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

- Chủ động xây dựng, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương theo quy định, đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân: có cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp; bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, vị trí thuận lợi, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Chủ trì, phối hợp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng quy hoạch, kế hoạch, bố trí nguồn vốn từ ngân sách do địa phương quản lý và thu hút các nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các khu nhà ở cho công nhân mua, thuê và thuê mua tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với đầy đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật, gồm: hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, cây xanh và các công trình hạ tầng xã hội, gồm: các công trình văn hóa, thể thao, nhà trẻ, trường học, thương mại dịch vụ, công viên cây xanh...trong đó có các thiết chế công đoàn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, đoàn viên công đoàn, người lao động.

- Bố trí quỹ đất, nguồn vốn từ ngân sách do địa phương quản lý và thực hiện giải phóng mặt bằng tại khu đất quy hoạch thiết chế công đoàn đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất để thực hiện đầu tư xây dựng thiết chế công đoàn theo Quyết định này.

- Giao đất, cho thuê đất cho người sử dụng đất, bao gồm: giao đất cho Ban quản lý dự án thiết chế Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thuộc quy hoạch khu thiết chế của công đoàn; giao đất cho doanh nghiệp thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các doanh nghiệp khác để đầu tư các dự án nhà ở để bán, cho thuê và cho thuê mua thuộc khu quy hoạch thiết chế công đoàn theo quy định pháp luật về đất đai, nhà ở, đầu tư và pháp luật khác có liên quan."

d) Sửa đổi, bổ sung mục a khoản 2 Phần III như sau:

“- Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn để phục vụ đoàn viên công đoàn và người lao động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

- Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, phát huy tác dụng, quản lý tài chính và quản lý đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật về đầu tư công.

- Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, cơ quan có liên quan tổ chức, triển khai thực hiện Đề án đảm bảo hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, phát huy tác dụng, quản lý tài chính và quản lý đầu tư xây dựng, quản lý sau đầu tư theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật khác có liên quan; định kỳ kiểm tra đánh giá, tổng kết việc thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

- Sau khi được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giới thiệu, chấp thuận địa điểm khu đất quy hoạch thiết chế công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm:

+ Tổ chức khảo sát, lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 thiết chế của công đoàn trên toàn bộ phạm vi diện tích đất do địa phương giới thiệu, chấp thuận bằng vốn của tổ chức công đoàn.

+ Thực hiện đầu tư một số hạng mục hoặc toàn bộ dự án thiết chế công đoàn bằng nguồn vốn của tổ chức công đoàn, vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ, vốn vay và vốn huy động hợp pháp khác theo hướng:

. Làm chủ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (nếu có) và các công trình văn hóa, thể thao thuộc quy hoạch khu thiết chế công đoàn từ nguồn vốn của tổ chức công đoàn và ngân sách nhà nước hỗ trợ tuân thủ các quy định của pháp luật.

. Các doanh nghiệp có chức năng và đủ năng lực theo quy định của pháp luật thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê và cho thuê mua thuộc quy hoạch khu thiết chế công đoàn theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 57 của Luật Nhà ở, tổ chức đầu tư theo các quy định của pháp luật về nhà ở xã hội, trong đó có các đối tượng là công nhân, đoàn viên công đoàn, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Phối hợp Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình thực hiện quy hoạch khu thiết chế công đoàn, với các nội dung: thu hút các nhà đầu tư nhằm xã hội hóa tối đa nguồn lực thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân; tiêu chí lựa chọn đối tượng được mua, thuê và thuê mua nhà ở thuộc dự án nhà ở cho công nhân; phương án giá bán, giá thuê và giá thuê mua tại các dự án nhà ở cho công nhân; quản lý thiết chế công đoàn sau đầu tư theo các quy định của pháp luật.”

đ) Bổ sung mục e khoản 2 phần III như sau:

“Ủy quyền cho các địa phương thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng thiết chế công đoàn”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, PL, KTTH, QHĐP, NN;
- Lưu: VT, CN (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát.

Đầu tư xây dựng nhà ở, nhà trẻ, siêu thị và các công trình văn hóa, thể thao tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp hành động của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội để tạo điều kiện nâng cao đời sống công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và để tổ chức công đoàn nâng cao hơn nữa vị thế của mình trong các mối quan hệ chính trị giữa Đảng, chính quyền và công đoàn, đây cũng là phương thức để tập hợp và phát triển đoàn viên trong tình hình mới.

2. Mục tiêu cụ thể.

- Từ 2017 đến năm 2018 phấn đấu hoàn thành 10 thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Từ năm 2018 - 2020 hoàn thành và đưa vào sử dụng 40 thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Đến năm 2030 phấn đấu tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước đều có thiết chế của công đoàn, từ đó nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên và công nhân lao động bằng những việc làm cụ thể và thiết thực.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ và giải pháp về đất đai, xây dựng

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có trách nhiệm tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính... để đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh, thành phố để cho công nhân lao động... được thuê, thuê mua và mua để cải thiện chỗ ở.

“Tiếp tục nâng cao chất lượng nhà ở cho công nhân, có cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

2. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Thực hiện theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

- Thực hiện theo Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, thỏa thuận thống nhất cơ chế đặc thù khác (nếu có) để đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của pháp luật.

3. Giải pháp về huy động nguồn lực đầu tư

a) Ngân sách trung ương hỗ trợ

- Giai đoạn 2016 - 2020: 141,7 tỷ đồng;

- Sau giai đoạn 2016 - 2020: được hỗ trợ khi có chủ trương về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định của pháp luật.

b) Nguồn tài chính của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

c) Nguồn vốn vay ưu đãi và vốn huy động hợp pháp khác.

4. Giải pháp về quản lý sau đầu tư

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành các quy định để thực hiện việc quản lý và sử dụng các thiết chế của tổ chức công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của pháp luật.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện:

Đề án được thực hiện trong giai đoạn 2017 - 2020 và đến năm 2030.

2. Phân công tổ chức, thực hiện

a) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, phát huy tác dụng, quản lý tài chính và quản lý đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật về đầu tư công.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan tổ chức, triển khai thực hiện Đề án; định kỳ kiểm tra đánh giá, tổng kết việc thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

- Chỉ đạo Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cơ quan chuyên môn ở địa phương liên quan để triển khai thực hiện Đề án.

- Thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn để thực hiện việc đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của pháp luật.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính tổng hợp, cân đối nguồn vốn từ ngân sách trung ương theo kế hoạch đầu tư trung hạn sau giai đoạn 2016-2020 sau khi có chủ trương về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định của pháp luật để thực hiện việc đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

c) Bộ Tài chính

- Hướng dẫn cơ chế tài chính, lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn để thực hiện việc đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo phân cấp ngân sách nhà nước.

- Hướng dẫn thực hiện các ưu đãi liên quan đến chính sách tài chính, thuế, tín dụng, chế độ miễn tiền sử dụng đất, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chế độ miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các thuế khác liên quan đến việc đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát tài chính trong quá trình triển khai Đề án.

d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách về tín dụng liên quan đến thực hiện đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; chỉ đạo, đôn đốc các Ngân hàng thương mại được chỉ định thực hiện cho vay ưu đãi nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm đủ quỹ đất để triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, trong đó có các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của pháp luật.

e) Bộ Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Phê duyệt thiết kế mẫu, thiết kế điển hình về nhà ở, nhà trẻ, siêu thị và các công trình văn hóa, thể thao của thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, phù hợp với điều kiện kinh, tế, xã hội, đặc điểm phong tục tập quán và nhu cầu của đoàn viên, công nhân lao động.

- Nghiên cứu, ban hành bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn về nhà ở cho công nhân, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng vật liệu mới... nhằm giảm giá thành, cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp; bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong quá trình triển khai Đề án.

g) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

h) Bộ Giáo dục và Đào tạo

Hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và các tổ chức có liên quan thực hiện việc thành lập, quản lý hoạt động các cơ sở trông giữ trẻ, trường mầm non tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong đó có thiết chế công đoàn.

i) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, Khi quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất mới nhất thiết phải kèm theo quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, kèm theo các khu chức năng dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao... theo quy định của pháp luật.

- Bố trí quỹ đất và các nguồn vốn do địa phương quản lý để đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn, tạo điều kiện về quỹ đất và các điều kiện hạ tầng kỹ thuật để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát.

Đầu tư xây dựng nhà ở, nhà trẻ, siêu thị và các công trình văn hóa, thể thao tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp hành động của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội để tạo điều kiện nâng cao đời sống công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và để tổ chức công đoàn nâng cao hơn nữa vị thế của mình trong các mối quan hệ chính trị giữa Đảng, chính quyền và công đoàn, đây cũng là phương thức để tập hợp và phát triển đoàn viên trong tình hình mới.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU
...

2. Mục tiêu cụ thể.

- Từ 2017 đến năm 2018 phấn đấu hoàn thành 10 thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Từ năm 2018 - 2020 hoàn thành và đưa vào sử dụng 40 thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Đến năm 2030 phấn đấu tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước đều có thiết chế của công đoàn, từ đó nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên và công nhân lao động bằng những việc làm cụ thể và thiết thực.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chính như sau:
...

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ và giải pháp về đất đai, xây dựng

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có trách nhiệm tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính... để đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh, thành phố để cho công nhân lao động... được thuê, thuê mua và mua để cải thiện chỗ ở.

“Tiếp tục nâng cao chất lượng nhà ở cho công nhân, có cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chính như sau:
...

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...

2. Phân công tổ chức, thực hiện

a) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Chịu trách nhiệm toàn diện trong việc triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, phát huy tác dụng, quản lý tài chính và quản lý đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và pháp luật về đầu tư công.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan tổ chức, triển khai thực hiện Đề án; định kỳ kiểm tra đánh giá, tổng kết việc thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

- Chỉ đạo Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cơ quan chuyên môn ở địa phương liên quan để triển khai thực hiện Đề án.

- Thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn để thực hiện việc đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 57. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội
...

2. Đối với nhà ở xã hội được đầu tư không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo quy định như sau:
...

d) Trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để bố trí cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp ở thì doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chính như sau:
...

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...

2. Phân công tổ chức, thực hiện
...

e) Bộ Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Phê duyệt thiết kế mẫu, thiết kế điển hình về nhà ở, nhà trẻ, siêu thị và các công trình văn hóa, thể thao của thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, phù hợp với điều kiện kinh, tế, xã hội, đặc điểm phong tục tập quán và nhu cầu của đoàn viên, công nhân lao động.

- Nghiên cứu, ban hành bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn về nhà ở cho công nhân, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng vật liệu mới... nhằm giảm giá thành, cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp; bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong quá trình triển khai Đề án.

Xem nội dung VB