Quyết định 1711/QĐ-UBND về Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2020
Số hiệu: | 1711/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn | Người ký: | Phạm Duy Hưng |
Ngày ban hành: | 21/09/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Chính sách xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1711/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 21 tháng 9 năm 2020 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2488/QĐ-UBND ngày 10/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 11/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1855/TTr-LĐTBXH ngày 16/9/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2020.
Điều 2. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1711/QĐ-UBND ngày 21/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 theo định kỳ xác định thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở từng địa phương phục vụ công tác đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2020; qua đó phân tích, thống kê lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo theo các chiều thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để làm cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội năm 2020; đồng thời cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý theo quy định.
- Việc điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phải thực hiện đúng quy trình, bảo đảm trung thực, công khai, minh bạch nhằm xác định đúng đối tượng.
- Điều tra viên phải là người hiểu biết tình hình dân cư tại địa bàn và trực tiếp đến phỏng vấn, thu thập thông tin của từng hộ và phản ảnh đúng tình hình thu nhập của hộ theo các tiêu chí quy định tại phiếu điều tra.
- Người cung cấp thông tin là chủ hộ hoặc người hiểu và nắm được các thông tin theo yêu cầu của phiếu điều tra.
- Kết quả rà soát, điều tra phải phản ảnh đúng thực trạng đời sống của Nhân dân, phải phân loại được hộ nghèo, hộ cận nghèo theo các tiêu chí quy định của Trung ương. Tuyệt đối không bỏ sót hộ nghèo, hộ cận nghèo, không chạy theo thành tích làm sai lệch thực trạng nghèo của địa phương. Tổng hợp báo cáo kết quả đảm bảo tiến độ thời gian theo quy định.
II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP RÀ SOÁT
Theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.
Thực hiện tại tất cả các xã, phường, thị trấn thuộc 08 huyện, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh.
Thực hiện thông qua các phương pháp đánh giá chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập (trên cơ sở phân tích kết quả thống kê và điều tra mức sống hộ gia đình, thực hiện quy đổi từ mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng sang các mức điểm số tương ứng khi thực hiện rà soát và đánh giá tài sản, cụ thể: 700.000 đồng tương ứng 120 điểm; 900.000 đồng tương ứng 140 điểm; 1.000.000 đồng tương ứng 150 điểm; 1.300.000 đồng tương ứng đương 175 điểm và xác định mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo.
4.1. Công tác chuẩn bị rà soát
- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc rà soát hộ nghèo trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua các cuộc họp tại cơ sở để người dân biết và tham gia thực hiện.
- Thành lập/kiện toàn Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo các cấp, ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; mời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp (tỉnh, huyện, xã) cùng giám sát quá trình điều tra hộ nghèo, hộ cần nghèo năm 2020:
+ Cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1748/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2017 về việc thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017 - 2020.
+ Cấp huyện/thành phố (gọi chung là cấp huyện): Thành lập/kiện toàn Ban Chỉ đạo do 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban; Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó ban Thường trực, lãnh đạo Phòng Thống kê làm Phó ban; các ngành và tổ chức hội, đoàn thể tham gia thành viên Ban Chỉ đạo tương tự như cấp tỉnh.
+ Cấp xã/phường/thị trấn (gọi chung là cấp xã): Thành lập/kiện toàn Ban Chỉ đạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng ban; 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Phó ban Thường trực; các Ban, Ngành, đoàn thể xã tham gia thành viên Ban Chỉ đạo.
- Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí rà soát
+ Cấp tỉnh: Ban hành kế hoạch và xây dựng dự toán kinh phí rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo do cấp tỉnh thực hiện.
+ Cấp huyện: Trên cơ sở Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của Ủy ban nhân dân tỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện tại địa phương; bố trí kinh phí của địa phương để phục vụ công tác rà soát; chỉ đạo cấp xã xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí rà soát theo quy định.
+ Cấp xã: Xây dựng phương án, kế hoạch, kinh phí, tổ chức lực lượng thực hiện công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Tổ chức lực lượng rà soát tại cơ sở bao gồm: Trưởng thôn/bản/tổ dân phố, đại diện các đoàn thể ở cơ sở... là những người có kinh nghiệm về công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, am hiểu đặc điểm của địa phương.
- Tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát quá trình điều tra, rà soát tại cơ sở:
+ Cấp tỉnh: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các thành viên Ban Chỉ đạo (hoặc cán bộ chuyên môn giúp việc thành viên Ban Chỉ đạo).
+ Cấp huyện: Tương tự như cấp tỉnh.
+ Cấp xã: Ban công tác Mặt trận và thành viên Ban Chỉ đạo.
- Tập huấn quy trình rà soát cho Điều tra viên:
+ Cấp tỉnh: Mở 02 lớp tập huấn hướng dẫn quy trình rà soát và sử dụng bộ công cụ cho giảng viên nguồn cấp huyện, cấp xã thành phần bao gồm: 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện - Trưởng ban Chỉ đạo; 01 lãnh đạo và 01 chuyên viên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố; 01 lãnh đạo Ủy ban nhân dân và 01 công chức Lao động - Thương binh và Xã hội xã/phường/thị trấn.
+ Cấp huyện: Tập huấn cho thành viên Ban Chỉ đạo, cán bộ chuyên môn giúp việc Ban Chỉ đạo (nếu có); Ban Chỉ đạo xã/phường/thị trấn và điều tra viên các thôn, bản, tổ dân phố.
4.2. Quy trình rà soát
Bước 1. Xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát
Các điều tra viên phối hợp với cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, Trưởng thôn/bản/tổ dân phố để tổ chức xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát trên địa bàn gồm 02 loại:
- Danh sách hộ gia đình có khả năng nghèo, cận nghèo: Điều tra viên sử dụng mẫu phiếu A (theo Phụ lục số 3a) để nhận dạng nhanh đặc điểm hộ gia đình có giấy đề nghị (Phụ lục 1a) và hộ gia đình cần rà soát trên địa bàn. Nếu hộ gia đình có các điều kiện theo quy định tại cột 0 phiếu A (điều kiện sàng lọc đối tượng không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo) đưa ra khỏi danh sách cần rà soát. Các hộ còn lại thực hiện đánh giá theo các nội dung từ cột 1 đến cột 9 phiếu A, nếu hộ gia đình có từ 02 điều kiện trở xuống thì đưa vào danh sách các hộ có khả năng nghèo, cận nghèo (Phụ lục số 2c) để tổ chức rà soát theo mẫu Phiếu B.
Cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp xã, Trưởng thôn, điều tra viên chủ động phát hiện những hộ gặp khó khăn, biến cố rủi ro trong năm có khả năng nghèo, cận nghèo nhưng chưa có giấy đề nghị xét duyệt bổ sung để đưa vào danh sách hộ cần rà soát.
- Danh sách hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát cận nghèo: Điều tra viên lập danh sách toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý (Phụ lục số 2d) để tổ chức rà soát theo mẫu Phiếu B.
Bước 2. Tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình
Các điều tra viên thực hiện rà soát các hộ gia đình ở hai danh sách trên theo mẫu phiếu B áp dụng cho khu vực thành thị và nông thôn chia theo vùng tương ứng với địa bàn (theo Phụ lục số 3b kèm theo), trong đó lưu ý một số trường hợp sau:
+ Đối với hộ gia đình sinh sống tại các tổ dân phố thuộc phường (địa bàn thành phố); các thôn/bản/tiểu khu thuộc thị trấn (các huyện) có các đặc điểm tài sản đất đai, chăn nuôi như khu vực nông thôn thì các điều tra viên sử dụng phiếu B áp dụng cho khu vực nông thôn để điều tra;
+ Đối với hộ gia đình sinh sống ở khu vực nông thôn, miền núi thuộc nơi có sông, hồ và có tài sản như tàu, ghe, thuyền, áp dụng mức điểm cho tài sản tàu, ghe, thuyền của địa bàn theo mức điểm của phiếu B đã được bổ sung điểm của chỉ tiêu trên.
Sau khi rà soát bằng phiếu B xong, các điều tra viên tiến hành tổng hợp và phân loại kết quả như sau:
* Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo qua rà soát, bao gồm:
- Hộ nghèo khu vực thành thị: Là hộ có tổng điểm B1 từ 140 điểm trở xuống hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên, trong đó chia ra:
+ Hộ nghèo khu vực thành thị theo tiêu chí thu nhập: Là hộ có tổng điểm B1 từ 140 điểm trở xuống.
+ Hộ nghèo khu vực thành thị thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: Là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên.
- Hộ nghèo khu vực nông thôn: Là hộ có tổng điểm B1 từ 120 điểm trở xuống hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên, trong đó chia ra:
+ Hộ nghèo khu vực khu vực nông thôn theo tiêu chí thu nhập: Là hộ có tổng điểm B1 từ 120 điểm trở xuống.
+ Hộ nghèo khu vực nông thôn thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: Là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên.
- Hộ cận nghèo khu vực thành thị: Là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm.
- Hộ cận nghèo khu vực nông thôn: Là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm.
* Danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo qua rà soát, bao gồm:
- Hộ thoát nghèo khu vực thành thị:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo: Là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm.
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn còn là hộ cận nghèo: Là hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm.
- Hộ thoát nghèo khu vực nông thôn:
+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo: Là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm.
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn là hộ cận nghèo: Là hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm.
- Hộ thoát cận nghèo khu vực thành thị: Là hộ có tổng điểm B1 trên 175 điểm.
- Hộ thoát cận nghèo khu vực nông thôn: Là hộ có tổng điểm B1 trên 150 điểm.
Bước 3. Tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát
Thành phần tham gia gồm Trưởng thôn (chủ trì cuộc họp), Bí thư Chi bộ, đại diện các hội, đoàn thể, cán bộ thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo (các Điều tra viên) và mời đại diện các hộ gia đình tham dự cuộc họp. Trường hợp cần thiết, Trưởng thôn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cử đại diện tham gia cuộc họp.
Nội dung cuộc họp: Lấy ý kiến người dân để thống nhất kết quả đánh giá, chấm điểm theo mẫu phiếu B đối với các hộ trong danh sách (chủ yếu tập trung vào hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh; hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo).
Kết quả cuộc họp được lập thành 02 Biên bản (theo Phụ lục số 2đ kèm theo), có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện của các hộ dân (01 bản lưu ở thôn, 01 bản gửi Ban Chỉ đạo cấp xã để tổng hợp).
Bước 4. Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày làm việc.
Trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã cần tổ chức phúc tra lại kết quả rà soát theo đúng quy trình.
Bước 5. Báo cáo, xin ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn sau khi hoàn tất quy trình niêm yết công khai và phúc tra nếu có khiếu nại của người dân để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, có ý kiến thẩm định trước khi ban hành Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận kết quả rà soát. Việc xin ý kiến thẩm định và tổ chức kiểm tra, phúc tra (nếu có) trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi báo cáo, xin ý kiến thẩm định.
Bước 6. Công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ kết quả phân loại hộ gia đình qua điều tra, rà soát, tiếp thu ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện để quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn; thực hiện niêm yết công khai danh sách tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã và cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo (mẫu theo Phụ lục số 2e, hoặc các địa phương tự điều chỉnh, bổ sung mẫu nhưng vẫn đảm bảo các thông tin cơ bản quy định tại Phụ lục 2e) cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được phê duyệt để phục vụ cho công tác quản lý đối tượng và thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước.
- Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thu thập bổ sung đặc điểm, điều kiện sống (thông tin hộ và các thành viên trong hộ) của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (Mẫu phiếu C theo Phụ lục số 3c) và cập nhật vào cơ sở quản lý dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bước 7. Công tác báo cáo
Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ban hành Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ
1. Thời gian tổ chức triển khai thực hiện
Công tác rà soát được thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 11 năm 2020.
Lưu ý: Năm 2020, vừa thực hiện rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, vừa thực hiện tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025. Vì vậy, yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện đảm bảo thời gian theo Kế hoạch.
- Cấp xã báo cáo cấp huyện: Trước ngày 20 tháng 11 năm 2020 (Phụ lục 4a, 4a1, 4a2, 4b, 4c, 4c1, 4c2, 4d, 4đ, 4đ1, 4đ2, 4e, 4g, 4h1, 4h2 và 4i);
+ Cấp huyện báo cáo cấp tỉnh: Trước ngày 25 tháng 11 năm 2020 (Phụ lục 4a, 4a1, 4a2, 4b, 4c, 4c1, 4c2, 4d, 4đ, 4đ1, 4đ2, 4e, 4g).
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 11 năm 2020.
Sử dụng nguồn kinh phí dự án Nâng cao năng lực, giám sát đánh giá thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020 đã giao tại Quyết định số 2488/QĐ-UBND ngày 10/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh để tổ chức các lớp tập huấn cấp tỉnh về quy trình rà soát, in tài liệu hướng dẫn, phiếu điều tra, rà soát mẫu biểu tổng hợp cấp cho cấp huyện, thành phố tổ chức thực hiện; tổ chức kiểm tra giám sát, phúc tra kết quả tại các địa phương.
2. Đối với cấp huyện, thành phố
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cân đối bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách cấp huyện để hỗ trợ công tác điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo (bao gồm tập huấn, tài liệu, hỗ trợ cho điều tra viên…) đảm bảo các điều kiện để thực hiện công tác điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn đạt kết quả tốt.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực công tác giảm nghèo, xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh; thống nhất mẫu biểu thực hiện trên địa bàn.
- Biên soạn hướng dẫn, in ấn tài liệu, mẫu biểu/phiếu điều tra cấp cho các huyện, thành phố. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cho Ban Chỉ đạo tỉnh và các huyện, thành phố (bao gồm cấp xã).
- Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo và giám sát việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ở cơ sở; phúc tra kết quả rà soát của các huyện, thành phố trong trường hợp thấy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hoặc có đơn thư khiếu nại.
- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo đúng quy trình và tiến độ quy định.
- Tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, công nhận.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố tổ chức thực hiện cập nhật kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý.
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, đảm bảo thực hiện tốt nội dung kế hoạch đề ra.
Phối hợp với các Sở, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân, các hội viên tham gia thực hiện tốt và giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Thành lập/kiện toàn Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo (hoặc sử dụng Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện).
- Ban hành kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho thành viên Ban Chỉ đạo, cán bộ chuyên môn giúp việc Ban Chỉ đạo (nếu có); Ban Chỉ đạo xã/phường/thị trấn và điều tra viên các thôn/bản/tổ dân phố.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Phân công các thành viên Ban Chỉ đạo rà soát, cán bộ các Ban, Ngành giám sát, hỗ trợ các xã/phường/thị trấn.
- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo đúng quy trình và đúng thời hạn quy định.
- Kiểm tra và tổ chức phúc tra kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của cấp xã trong trường hợp thấy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hoặc có đơn thư khiếu nại.
- Tổng hợp phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời phục vụ công tác thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội trên địa bàn.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn lưu trữ đầy đủ hồ sơ, kết quả rà soát; theo dõi, cập nhật kết quả rà soát và phát sinh trong năm vào phần mềm quản lý.
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Thành lập/kiện toàn Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo (hoặc sử dụng Ban Quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia để tổ chức thực hiện).
- Phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên các phương tiện truyền thông và các cuộc họp với người dân, khuyến khích các hộ gia đình chủ động đăng ký tham gia.
- Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, tổ chức lực lượng thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Tổng hợp, phân loại và lập danh sách chi tiết các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn. Báo cáo kết quả để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp và có ý kiến thẩm định. Trên cơ sở kết quả rà soát, quyết định công nhận và chỉ đạo tổ chức việc cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Lưu trữ đầy đủ hồ sơ kết quả rà soát, quản lý, theo dõi kết quả trên địa bàn, cập nhật thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh vào phần mềm quản lý; bổ sung thay đổi thông tin của hộ nghèo, hộ cận nghèo vào phần mềm quản lý khi phát sinh những thay đổi để làm cơ sở cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hằng năm.
Trên đây là Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2020. Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này./.
Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2020 về thực hiện công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư Ban hành: 05/11/2020 | Cập nhật: 17/11/2020
Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2019 về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 Ban hành: 10/12/2019 | Cập nhật: 21/01/2020
Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020 Ban hành: 02/08/2019 | Cập nhật: 12/10/2019
Thông tư 14/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Ban hành: 26/09/2018 | Cập nhật: 28/09/2018
Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền thuê đất nộp một lần dự án Công viên văn hóa chủ đề “Ấn tượng Hội An” tại phường Cẩm Nam, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Ban hành: 12/07/2017 | Cập nhật: 17/07/2017
Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới; bị bãi bỏ lĩnh vực Đường bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 13/07/2017 | Cập nhật: 21/07/2017
Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh mục Quyết định công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của ngành Công Thương đã hết hiệu lực thi hành Ban hành: 07/09/2016 | Cập nhật: 10/12/2016
Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Ban hành: 28/06/2016 | Cập nhật: 08/09/2016
Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực lý lịch tư pháp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Bình Định dưới hình thức “Bản sao y bản chính” theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ban hành: 15/07/2016 | Cập nhật: 15/12/2016
Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 19/11/2015 | Cập nhật: 24/11/2015
Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 28/10/2015 | Cập nhật: 19/09/2016
Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2015 về nội dung ưu đãi, hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn thực hiện Quyết định 62/2013/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 09/09/2015 | Cập nhật: 14/09/2015
Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đối với lĩnh vực tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 12/09/2011 | Cập nhật: 29/10/2011