Quyết định 170/2005/QĐ-UB về Quy định huy động, hỗ trợ và sử dụng vốn xây dựng nâng cấp đường giao thông nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
Số hiệu: 170/2005/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh Người ký: Nguyễn Công Ngọ
Ngày ban hành: 22/12/2005 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Giao thông, vận tải, Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 170/2005/QĐ-UBND

Ngày 22 tháng 12 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH HUY ĐỘNG, HỖ TRỢ VÀ SỬ DỤNG VỐN XÂY DỰNG NÂNG CẤP ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN

Căn cứ vào Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;

Căn cứ Nghị quyết số 37/2005/NQ-HĐND 16 ngày 26/7/2005 của HĐND tỉnh về việc huy động, hỗ trợ và sử dụng vốn xây dựng, nâng cấp đường giao thông;

Xét đề nghị của Sở Tài chính tại tờ trình số 289/TC-QLNS ngày 30/11/2005,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định huy động, hõ trợ và sử dụng vốn xây dựng nâng cấp đường giao thông nông thôn”.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2005. Các quy định trước đây trái với quy định này được bãi bỏ.

Điều 3: Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, các Sở: Giao thông Vận tải, Tài chính, Kế hoạch-Đầu tư; Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh; UBND các huyện, thị xã vá các cơ quan, đơn v có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

T/M.UBND TỈNH BẮC NINH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Công Ngọ

 

QUY ĐỊNH

HUY ĐỘNG, HỖ TRỢ VÀ SỬ DỤNG VỐN XÂY DỰNG NÂNG CẤP ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 170/2005/QĐ-UBND ngày 22/12/2005  của UBND tỉnh Bắc Ninh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Xây dựng, nâng cấp, quản lý, sửa chữa đường giao thông nông thôn là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cấp các ngành và của mỗi công dân. Quy định này nhằm thống nhất cơ chế hỗ trợ kinh phí từ Ngân sách tỉnh; cụ thể hoá cơ chế, phương tức huy động sự đóng góp của nhân dân, cán bộ, công chức, các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo thêm nguồn vón để đẩy nhanh việc xây dựng, nâng cấp đường giao thông trong tỉnh, góp phần tứng bước đáp ứng yêu câu của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Điều 2: Việc huy động phải đúng đối tượng, đam rbảo công bằng xã hội. Nguồn vốn thu được phải quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch, chủ yếu là để xây dựng, nâng cấp đường giao thông tại cơ sở (xã, phường, thị trấn, thôn, xóm).

Điều 3: Đối tượng ngân sách tỉnh hố trợ là các dự án nâng cấp xây dựng đường giao thông do xã, phường, thị trấn quản lý (bao gồm các tuyến đường liên thôn, trục thôn và đường trục chính của xã).

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THU VÀ QUẢN LÝ NGUỒN THU

Điều 4: Đối tượng huy động là nhân dân trong tỉnh; công chức viên chức; cán bộ chiến sỹ trong lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn tỉnh; chủ các phương tiện vận tải đường bộ và các đơn vị kinh tế trên địa bàn (kể cả các đơn vị liên doanh với nước ngoài) và đóng góp tự nguyện khác.

Điều 5: Đối tượng được miễn huy động.

Những đối tượng sau đây thuộc diện được miễn huy động:

- Thương binh, bệnh binh hạng 1 và hạng 2;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;

- Người có công với cách mạng được hưởng ưu đãi đặc biệt;

- Người tàn tật (mù, qùe, liệt, thần kinh) ;

- Thân nhân liệt sĩ đang được hưởng chế độ trợ cấp;

- Người nghèo đói (được chính quyền xã xét duyệt);

- Người già yếu, cô đơn không nơi nương tựa, được chính quyền địa phương chấp nhận;

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lư vũ trang, học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, THCN hệ chính quy, học sinh đang các trường dạy nghề (chưa có việc làm, thời gian học nghề từ 3 tháng trở lên).

Điều 6: Mức huy động

Mức huy động 1 năm đối với từng đối tượng cụ thể như sau:

1- Nhân khẩu trong nông nghiệp và phi nông nghiệp:

- Thuộc diện nông nghiệp: 20.000đồng/1 người

- Thuộc diện phi nông nghiệp: 25.000đồng/1 người (gồm cả hưu trí, mất sức lao động).

2- Công chức, viên chức, sĩ quan trong các lực lượng vũ trang hưởng lương đóng trên địa bàn tỉnh: 5 ngày lương/1 người.

3- Công cức, viên chức: 3 ngày lương/1 người.

4- Chủ phương tiện vận tải đường bộ:

a. Xe ô tô vận tải hàng hoá từ 13 tấn trở lên: 1.000.000đồng/1 chiếc.

b. Xe ô tô vân tải hàng hoá từ 10 tấn đến dưới 13 tấn: 700.000đồng/1 chiếc.

c. Xe ô tô vận tải hàng hoá dưới 10 tấn: 500.000đồng/1 chiếc.

d. Xe công nông và các loại xe vận tải dưới 1 tấn: 300.000đống/1 chiếc.

e. Xe công nông trên 1 tấn mức thu là: 400.000đồng/1 chiếc.

f. Xe ô tô trở người:

- Từ 30 chỗ ngồi trở lên: 700.000đồng/1 chiếc.

- Dưới 30 chỗ ngồi đến 6 chỗ ngồi: 500.000đồng/1 chiếc.

- Từ 5 chỗ ngồi trở xuống: 200.000đồng/1 chiếc.

g. Xe vận tải thô sơ (Trâu, bò, ngựa kéo dùng trong kinh doanh): 70.000đồng/1 chiếc.

5. Các đơn vị kinh tế:

a. Doanh nghiệp hạng I: 10.000.000 đồng.

b. Doanh nghiệp hạng II: 6.000.000 đồng.

c. Doanh nghiệp hạng III: 4.000.000 đồng.

d. Doanh nghiệp hạng IV, doanh nghiệp công ích: 2.000.000 đồng.

e. Công ty cổ phần, Công ty TNHH, HTX thủ công nghiệp, vận tải và doanh nghiệp tư nhân: 1.000.000 đồng.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã đóng góp theo đầu phương tiện thì không nộp theo quy định từ mục a đến mục e của Khoản 5, Điều 6 và các doanh nghiệp có xe ô tô vận tải chuyên dùng đã đóng góp theo quy định ở mục a đến mục e của Khoản 5 Điều 6 thì chỉ phải đóng góp bằng 50% số tiền quy định ở mục a, mục b, mục c, mục d, mục e, mục f Khoản 4 Điều 6.

Điều 7: Hình thức huy động

1- Căn cứ vào mức huy động, tuỳ điều kiện cụ thể từng địa phương có hình thức huy động sự đóng góp bằng tiền, bằng công lao động, bằng vật tư hoặc bằng phương tiện vận chuyển có gía trị tương đương mức quy định tại Điều 6 để tham gia trực tiếp xây dựng công trình đường giao thông với yêu cầu đạt hiệu quả kinh tế, huy động được sự đóng góp cao nhất của nhân dân và các tổ chức kinh tế, xã hội.

2- Phương thức thức tạo nguồn vốn tại địa phương: Các huyện, thị xã sử dụng một phần quỹ đất theo quy hoạch tại địa phương để thực hiện chương trình phát triển giao thông nông thôn. Đối với những xã phường thị trấn hạn chế về quỹ đất thì UBND các huyện, thị xã cân đối chung trên địa bàn để hỗ trợ cho các địa phương nói trên.

Điều 8: Thu và quản lý nguồn thu.

1- UBND cấp xã, phường chịu trách nhiệm tổ chức thu và quản lý nguồn thu từ các đối tượng thuộc Khoản 1; mục d, mục e, mục g, thuộc khoản 4 Điều 6 quy định này, trên địa bàn quản lý.

Nguồn thu này chủ yếu để xây dựng và nâng cấp đường giao thông nông thôn trong địa bàn xã, phường, thị trấn; không điều tiết lên huyện thị xã.

2- UBND huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức thu và quản lý nguồn thu từ các đối tượng thuộc Khoản 2; Khoản 3; các mục a, b, c, f khoản 4 của Điều 6; mục e thuộc khoản 5 Điều 6 quy định này.

Nguồn thu chủ yếu để xây dựng, nâng cấp đường giao thông trục huyện, đường đô thị và hỗ trợ một phần cho các xã khó khăn.

3- Sở Tài chính thông qua hệ thông tài chính tổ chức thu và quản lý nguồn thu từ các đơn vị kinh tế trên địa bàn tỉnh theo Khoản 5 (trừ mục e) của Điều 6 quy định này. Nguồn thu này sử dụng để hỗ trợ cho các huyện theo kế hoạch của tỉnh.

4- Ngành công an và ngành giao thông nông thôn vận tải có biện pháp hỗ trợ các địa phương trong việc tổ chức thu của các chủ xe máy và chủ phương tiện vận tải.

5- Nguồn vốn thu phải được gửi vào một tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và chỉ được sử dụng để xây dựng, nâng cấp đường giao thông theo kế hoạch đã được HĐND hoặc UBND địa phương thông qua và phải được quản theo đúng chế độ quy định của Nhà nước.

Chương III

NHỮNG QUY ĐỊNH HỖ TRỢ KINH PHÍ TỪ NGÂN SÁCH TỈNH

Điều 9: Hàng năm dự toán Ngân sách cấp tỉnh bố trí kinh phí để hỗ trợ các công trình xây dựng, nâng cấp đường giao thông nông thôn. Căn cứ vào dự toán Ngân sách tỉnh giao, UBND huyện, thị xã chủ động phân bổ và quản lý sử dụng theo đúng các quy định hiện hành.

Mức hỗ trợ từ Ngân sách cấp tỉnh bằng 40% giá trị khối lượng thực tế thực hiện hoàn thành trong kế hoạch năm, nhưng không cao hơn mức hỗ trợ được phân bổ theo dự toán đầu năm.

Trường hợp các dự án đường giao thông được hỗ trợ từ các nguồn của các cơ quan Trung ương, các tổ chức quốc tế kể cả các tổ chức phi Chính phủ hoặc các nguồn vốn: JBIC, ADB, WB, …. Có giá trị lớn hơn mức hỗ trợ quy định trên thì Ngân sách cấp tỉnh sẽ không hỗ trợ.

Điều 10: Điều kiện để được xét ghi kế hoạch hỗ trợ vốn.

UBND huyện, thị xã xét ghi kế hoạch vố hỗ trợ cho các công trình khi có đủ điều kiện sau:

- Văn bản đề nghị hỗ trợ vốn của UBND xã, phường, thị trấn.

- Có đủ các thủ tục hồ sơ đầu tư xây dựng: Báo cáo đầu tư, hồ sơ thiết kế và dự toán thi công được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Có đủ căn cứ về tài chính, thuyết minh cụ thể nguồn vốn huy động của địa phương, đóng góp của nhân dân và nguồn vốn khác.

Điều 11: Công tác chuẩn bị đầu tư và lập kế hoạch hỗ trợ.

Căn cứ vào quy hoạch phát triển đường giao thông nông thôn của địa phương hàng năm; UBND các huyện, thị xã hướng dẫn các xã lập dự án đầu tư hoặc báo cáo đầu tư, dự toán thiết kế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định hiện hành. UBND xã lập hồ sơ gửi về phòng Giao thông Xây dựng và phòng Tài chính-Kế hoạch huyện, phòng TC-KH huyện tổng hợp báo cáo UBND huyện.

UBND huyện, thị xã xây dựng kế hoạch hỗ trợ hàng năm, gửi báo cáo tổng hợp về Sở Giao thông-Vận tải, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch-Đầu tư trước ngày 30/10 hàng năm để tổng hợp xây dựng dự toán và kế hoạch hỗ trợ trình UBND tỉnh.

Điều 12: Cấp phát vốn hỗ trợ.

- Căn cứ vào dự toán Ngân sách của tỉnh bố trí đầu năm, văn bản đề nghị của UBND huyện, thị xã về việc hỗ trợ kinh phí xây dựng, nâng cấp đường giao thông; Sở Tài chính cấp phát tạm ứng có mục tiêu từ Ngân sách cấp huyện, thị xã theo quy định.

- Cấp phát thanh toán: Các chủ đầu tư sau khi nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành, lập hồ sơ đề nghị thanh toán vốn hỗ trợ gửi UBND huyện, thị xã. Sau khi có báo cáo kết quả khối lượng thực hiện của UBND huyện, thị xã, Sở Tài chính sẽ cấp phát thanh toán co mục tiêu cho ngân sách huyện, thị xã theo kế hoạch đã được duyệt.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13: Trình độ và thủ tục đầu tư xây dựng, nâng cấp đường giao thông nông thôn phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước. Các ngành chức năng tạo điều kiện giải quyết nhanh các thủ tục thẩm định: Dự án, thiết kế, dự toán; giảm chi phí các khoản thẩm định, khảo sát thiếit kế, giám sát; hạ giá thành công trình đến mức thấp nhất.

Điều 14: Trách nhiệm quản lý vốn đầu tư.

- Các công trình của xã, UBND xã có trách nhiệm quản lý thực hiện dự án theo các quy định về đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước. Việc quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước và theo quy định tại Thông tư số 106/2003/TT-BTC ngày 07/11/2003 của Bộ Tài chính.

- Các công trình của thôn, UBND xã có thể ủy quyền cho thôn có trách nhiệm quản lý thực hiện dự án theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn kiểm tra của UBND xã. Việc quản lý vốn đầu tư thực hiện theo Quy chế dân chủ và Quyết định số 122/2003/QĐ-UB ngày 28/11/2003 của UBND tỉnh Bắc Ninh.

Điều 15: Trách nhiệm của các cấp, các ngành.

1- Các địa phương phải thành lập Ban quản lý dự án để giám sát quá trình xây dựng và quyết toán công trình theo đúng trình tự xây dựng cơ bản. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, có thể lựa chọn những người trong các đoàn thể nhân dân có uy tín. Chi phí cho Ban quản lý dự án được trích trong dự toán. UBND xã quy định cụ thể mức chi này sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương, nhưng không được vượt tỷ lệ quy định của Nhà nước.

2- UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm:

- Hướng dẫn UBND các xã về thực hiện các dự án đầu tư, quản lý vốn đầu tư theo đúng quy định của tỉnh.

- Quyết định phân bổ vốn đầu tư cho từng công trình, lập báo cáo tổng hợp kinh phí hàng năm đề nghị cấp trên hỗ trợ. Cấp kinh phí hỗ trợ khi các công trình có đủ điều kiện thanh toán theo quy định.

3- UBND xã, phường, thị trấn và chủ đầu tư:

- Thực hiện việc đầu tư dự án theo đúng trình tự XDCB. Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả.

- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về hồ sơ và khối lượng XDCB đề nghị thanh toán.

- Báo cáo và quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định, thực hiện quy chế dân chủ và công khai tài chính-ngân sách theo quy định.

4- Sở Tài chính chủ trì với Sở Kế hoạch-Đầu tư và Sở Giao thông Vận tải: Có trách nhiệm tổng hợp cân đối vốn hỗ trợ hàng năm trình UBND tỉnh quyết định, hướng dẫn và giải quyết kịp các vướng măc về thủ tục, nghiệp vụ; định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra và chấn chỉnh việc chấp hành các quy định về quản lý, thực hiện dự án đường GTNT của chủ đầu tư.

5- Kho bạc Nhà nước: Thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư theo quy định, xác nhận với Ban Tài chính xã về về vốn ngân sách đã nhận, số vốn đã thanh toán và nhận xét tình hình thanh toán, quyết toán từng dự án, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

6- Các cơ quan khác theo chức năng nhiệm vụ của mình cùng phối hợp giúp các huyện, thị xã, UBND các xã trong việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình hạ tầng và phúc lợi trên địa bàn xã.

Điều 16: Quy định về thu trên đây thực hiện từ năm 2005. Mức hỗ trợ từ Ngân sách cấp tỉnh được thực hiện từ 01/01/2006; các dự án đã được UBND tỉnh ghi kế hoạch hỗ trợ vốn từ 31/12/2005 trở về trước thực hiện mức hỗ trợ theo Quyết định số 39/2000/QĐ-UB ngày 21/4/2000 của UBND tỉnh Băc Ninh.

Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp các ngành liên quan theo dõi, kiểm tra và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh định kỳ, hàng năm. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phản ánh về Sở Tài chính để báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung phù hợp./.