Quyết định 17/2019/QĐ-TTg về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu
Số hiệu: 17/2019/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 08/04/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 18/04/2019 Số công báo: Từ số 389 đến số 390
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2019/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ MỘT SỐ GÓI THẦU, NỘI DUNG MUA SẮM NHẰM DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỢC ÁP DỤNG HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 26 LUẬT ĐẤU THẦU

Căn cứ Luật tchức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sđiều của Luật đu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về một sgói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật đu thầu.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quyết định này quy định về danh mục các gói thầu, nội dung mua sắm nhm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu và quy trình lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu, nội dung mua sắm trong danh mục này.

2. Các trường hợp mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên khác với các trường hợp quy định tại Điều 3 Quyết định này thì thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập khi sử dụng vốn nhà nước đmua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên.

Điều 3. Danh mục các gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

1. Gói thầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành đặc thù cho cán bộ công chức bao gồm biên soạn giáo trình do cần thiết phải mời cơ quan, đơn vị có thm quyền hoặc có chức năng, nhiệm vụ đào tạo chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền giao.

2. Trường hp cần lựa chọn nhà thầu để cung cấp dịch vụ tổ chức các hội nghị, hội thảo, đại hội, tập huấn (phục vụ ăn, nghỉ cho đại biểu; cho thuê hội trường, phòng họp và các dịch vụ liên quan như trang trí, khánh tiết, nước uống...) mà do yêu cầu thực tế phải bố trí địa điểm ăn, nghỉ tập trung cho tất cả đại biểu và đáp ứng yêu cầu tiến độ cần thực hiện gấp.

3. Gói thầu cung cấp dịch vụ đào tạo nhân lực của Việt Nam tại nước ngoài do các cơ sở đào tạo tại nước ngoài trực tiếp thực hiện với chuyên môn đặc thù hoặc kỹ thuật chuyên sâu đi với các lĩnh vực văn hóa, khoa học, kỹ thuật, tự nhiên, xã hội.

4. Gói thầu mua chó nghiệp vụ; đào tạo chó nghiệp vụ; mua ma tuý, chất nổ, mẫu tẩm nguồn hơi ma tuý, chất nổ để huấn luyện chó nghiệp vụ.

5. Gói thầu thuê kho lưu giữ hàng tạm giữ; thuê vận chuyển, bốc xếp hàng tạm giữ tại các cảng biển, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung nếu chỉ có duy nhất 01 đơn vị cung cấp dịch vụ trong cảng.

6. Gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay.

7. In ấn, cung cấp các loại tem (tem miễn thuế, tem rượu nhập khẩu, tem rượu sản xuất trong nước, tem xì gà nhập khẩu; tem thuốc lá điếu nhập khẩu, tem thuốc lá sản xuất trong nước, tem thu lệ phí làm thủ tục hải quan, tem thu lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh); các loại biên lai (biên lai thuế, biên lai thu tiền, biên lai thu hộ lệ phí, biên lai thuế xuất khẩu, biên lai thuế đối với hàng hóa nhập khẩu); các loại tờ khai (tờ khai nguồn gốc xe ô tô nhập khẩu, tờ khai nguồn gốc xe gắn máy nhập khẩu); các loại sổ định mức hàng miễn thuế; các loại seal (niêm phong) hải quan.

8. Mua, trao đổi bản quyền chương trình truyền hình.

9. Sản xuất và lắp đặt sân khấu phục vụ sản xuất chương trình phát sóng gắn liền với ý tưởng thực hiện.

10. Thuê địa điểm để tổ chức sản xuất, ghi hình các chương trình mang tính nghệ thuật cao.

11. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo điện tử, đài phát thanh truyền hình đối với những nội dung phục vụ nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo trong trường hợp cơ quan, đơn vị được giao kinh phí tuyên truyền trực tiếp ký hp đồng với các cơ quan báo chí để thực hiện.

12. Gói thầu tổ chức các chương trình nghệ thuật đặc biệt phục vụ nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao.

13. Gói thầu thẩm định giá tài sản liên quan đến các vụ án hình sự cần thực hiện gấp theo yêu cầu của cơ quan điều tra.

14. Gói thầu nhập khẩu vũ khí thể thao phục vụ các câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo huấn luyện ththao tập luyện, thi đấu hàng năm.

15. Mua vé máy bay cho các đoàn đi công tác trong nước và quốc tế.

16. Gói thầu hp tác, sản xuất phim phục vụ nhiệm vụ chính trị được giao.

17. Lựa chọn luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích cho Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước Việt Nam tại cơ quan tài phán nước ngoài hoặc quốc tế khi Việt Nam là bị đơn trong các vụ kiện quốc tế.

18. Mua sắm các chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ chỉ do một cơ sở sản xuất; có giá bán thống nhất do Nhà nước quy định (như điện, nước, xăng, dầu, phí vệ sinh môi trường và các dịch vụ tương tự khác), cước điện thoại cố định, bảo trì hệ thống tổng đài điện thoại cố định.

19. Gói thầu có giá gói thầu không quá 50.000.000 đồng.

20. Lựa chọn nhà thầu để cung cấp một số dịch vụ cần cam kết lâu dài với nhà cung cấp (nhiều hơn 1 năm) như: dịch vụ thuê đường truyền, nhà trạm; thuê hạ tầng kỹ thuật; thuê phần mềm; thuê tên miền, máy chủ và dịch vụ lưu trữ dữ liệu điện tử; dịch vụ hỗ trợ bảo hành, vận hành hệ thống phần cứng, phần mềm, dịch vụ hỗ trợ người dùng (call center)....

21. Ngoài các trường hợp quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này, nếu gói thầu, nội dung mua sắm xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật đấu thầu thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp mua sắm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu.

Điều 4. Quy trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

1. Đối với các gói thầu nêu tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 13 Điều 3 Quyết định này được thực hiện theo quy trình như sau:

a) Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

b) Thương thảo hp đồng với nhà thầu được xác định có đủ năng lực, kinh nghiệm;

c) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

d) Hoàn thiện, ký kết hp đồng với nhà thầu; nội dung hợp đồng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung liên quan đến yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thi gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị hp đồng.

Riêng đối với gói thầu quy định tại khoản 13 Điều 3 Quyết định này, nhà thầu được mời vào thương thảo hp đồng phải đáp ứng đủ năng lực, kinh nghiệm, uy tín, thực hiện thẩm định giá đúng yêu cầu của công tác điều tra và xét xử vụ án.

2. Đối với gói thầu nêu tại khoản 14 Điều 3 Quyết định này được thực hiện theo quy trình như sau:

a) Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhập khẩu vũ khí th thao;

b) Thương thảo hợp đồng với nhà thầu nhập khẩu vũ khí thể thao được lựa chọn;

c) Chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu nhập khẩu vũ khí thể thao. Nhà thầu được lựa chọn là tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh vũ khí, có uy tín, có đủ năng lực, kinh nghiệm kinh doanh vũ khí thể thao và có đơn giá chào hàng nhập khẩu vũ khí hp lý;

d) Hoàn thiện, ký kết hp đồng với nhà thầu nhập khẩu vũ khí thể thao được lựa chọn. Hợp đồng phải đầy đủ các nội dung về phạm vi, công việc thực hiện, chủng loại vũ khí nhập khẩu, mẫu mã, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, thông số kỹ thuật chính, thời gian thực hiện, chất lượng công việc và giá trị hợp đồng. Việc cấp phép nhập khẩu, cấp phép trang bị và cấp phép sử dụng vũ khí ththao thực hiện theo các quy định hiện hành vquản lý, sử dụng vũ khí th thao.

3. Đối với gói thầu mua vé máy bay nêu tại khoản 15 Điều 3 Quyết định này được thực hiện theo quy trình như sau:

a) Đối với đoàn đi công tác quốc tế

- Căn cứ kế hoạch công tác và hành trình bay đưc duyệt, cơ quan, đơn vị lấy tối thiểu 02 báo giá của 02 đại lý bán vé máy bay khác nhau (hoặc báo giá của 01 đại lý bán vé máy bay cho ít nhất 02 hãng hàng không khác nhau, trong đó có ít nht 1 đại lý chính hãng của hàng không quc gia Việt Nam) với cùng hành trình bay để xem xét, so sánh và lựa chọn đơn vị cung cấp vé máy bay trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau: Đường bay trực tiếp, phù hợp với lịch công tác; tổng các khoản chi tiền vé (bao gồm các khoản thuế và phụ phí), tiền đi đường, tiền chờ đợi tại sân bay thấp nhất.

- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký hợp đồng với nhà cung cấp bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hp thay đổi đường bay ở nước ngoài do nhu cầu công tác thì trưởng đoàn quyết định việc mua vé.

b) Đối với đoàn đi công tác trong nước

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký hợp đồng với nhà cung cấp bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Việc mua vé máy bay cho các đoàn đi công tác trong nước và quốc tế không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

4. Đối với gói thầu nêu tại khoản 16 Điều 3 Quyết định này được thực hiện theo quy trình như sau:

a) Chủ đầu tư dự án sản xuất phim lập và trình cơ quan có thẩm quyền thm định phê duyệt nội dung kế hoạch đề tài, nhóm đề tài hp tác, sản xuất phim theo năm kế hoạch;

b) Chủ đầu tư dự án sản xuất phim gửi thông báo đến các cơ sở sản xuất phim (sau đây gọi là nhà thầu sản xuất phim) kế hoạch đề tài, nhóm đề tài sản xuất phim đã được phê duyệt và đăng tải thông tin theo quy định của Luật đấu thầu;

c) Hội đồng thẩm định kịch bản (do chủ đầu tư dự án sản xuất phim thành lập theo quy định) xem xét và tuyển chọn kịch bản có chất lượng tốt nhất về nội dung, nghệ thuật và phù hợp vi kế hoạch đề tài, nhóm đề tài được phê duyệt do các nhà thầu sản xuất phim gửi đến;

d) Căn cứ vào kết quả "Giám định kịch bản", chủ đầu tư dự án sản xuất phim ra quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền ra quyết định đưa kịch bản được tuyển chọn vào kế hoạch sản xuất phim và thông báo đến nhà thầu sản xuất phim có kịch bản được tuyển chọn để lập phương án, hồ sơ sản xuất phim theo quy định hiện hành;

đ) Hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim (do chủ đầu tư dự án sản xuất phim thành lập theo quy định) thẩm định, đánh giá tổng thể phương án sản xuất phim do nhà thầu sản xuất phim gửi đến và lập báo cáo kết quả đánh giá, thẩm định lựa chọn nhà thầu để tư vấn cho chủ đầu tư;

e) Căn cứ báo cáo kết quả đánh giá, thẩm định lựa chọn nhà thầu của hội đồng lựa chọn dự án sản xuất phim, chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu sản xuất phim, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giá tối đa nhà nước hợp tác, sản xuất phim. Trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu sản xuất phim, chủ đầu tư ký hp đồng thực hiện dự án sản xuất phim theo quy định hiện hành;

g) Sau khi kết thúc quá trình sản xuất phim, chủ đầu tư dự án sản xuất phim thực hiện nghiệm thu sản phẩm, thực hiện kiểm tra, ra quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán chi phí dự án sản xuất phim (bao gồm chi phí sn xuất, quảng bá, phát hành phim) và thanh lý hợp đng theo đúng quy định hiện hành.

5. Đối với gói thầu nêu tại khoản 17 Điều 3 Quyết định này được thực hiện theo quy trình như sau:

a) Cơ quan chủ trì giải quyết vụ kiện xây dựng các tiêu chí, điều khoản giao việc, cơ chế kiểm soát tổ chức hành nghề luật sư, luật sư, xác định danh sách (không ít hơn 03) tổ chức hành nghề luật sư, luật sư dự kiến được thuê, chỉ lựa chọn vào danh sách các tổ chức hành nghề luật sư, luật sư danh tiếng, nhiều kinh nghiệm, ưu tiên các tổ chức hành nghề luật sư, luật sư đã tham gia tranh tụng và thắng nhiều vụ kiện quốc tế;

b) Cơ quan chủ trì giải quyết vụ kiện tổ chức đàm phán hp đồng dịch vụ pháp lý với tổ chức hành nghề luật sư, luật sư chiếm ưu thế nhất trên cơ sở các tiêu chí, điều khoản giao việc và cơ chế kiểm soát tổ chức hành nghề luật sư, luật sư trong vụ kiện;

c) Cơ quan chủ trì giải quyết vụ kiện phê duyệt kết quả lựa chọn tổ chức hành nghề luật sư, luật sư;

d) Cơ quan chủ trì giải quyết vụ kiện hoàn thiện, ký kết hp đồng dịch vụ pháp lý với tchức hành nghề luật sư, luật sư.

6. Đối với gói thầu nêu tại khoản 18 Điều 3 Quyết định này được thực hiện theo quy trình như sau:

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị cung cấp để thực hiện (không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu).

7. Đối với gói thầu quy định tại khoản 19 Điều 3 Quyết định này được thực hiện theo quy trình như sau:

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc mua sắm bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hoá đơn, chng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật (không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu).

8. Đối với gói thầu quy định tại khoản 20 Điều 3 Quyết định này được thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu và đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian thực hiện hợp đồng, giá gói thầu (dự trù kinh phí cho toàn bộ hợp đồng), giá trị dự kiến thanh toán cho nhà thầu trong các năm (năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba...);

b) Người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm bố trí đầy đủ kinh phí để thanh toán hợp đồng trong từng năm;

c) Khi lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải nêu rõ thời gian thực hiện hợp đồng và điều kiện thanh toán cho nhà thầu (thanh toán theo từng năm, sau khi dự toán chi hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

Trường hp việc lựa chọn nhà thầu cung cấp các dịch vụ nói trên đã được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, khi kết thúc thời hạn thực hiện hp đồng, bên mời thầu có thể đàm phán để ký tiếp hp đồng cung cấp dịch vụ trên cơ sở bảo đảm tính minh bạch và hiệu quả kinh tế. Thời gian thực hiện hp đồng (bao gồm cả thời gian thực hiện gói thầu cũ và thời gian gia hạn, nếu có) không được quá 05 năm.

Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 5 năm 2019.

2. Người quyết định mua sắm chịu trách nhiệm về tính minh bạch; khi phê duyệt dự toán, giá gói thầu phải phù hợp với quy định của pháp luật, định mức chi, bảo đảm tiết kiệm, tránh gây thất thoát, lãng phí và đem lại hiệu quả kinh tế khi thực hiện mua sắm và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của mình.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các B
an của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân t
i cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Điều 26. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật này thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Xem nội dung VB
Điều 20. Đấu thầu rộng rãi

1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.

2. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này.

Điều 21. Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Điều 22. Chỉ định thầu

1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;

c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;

e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

2. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;

b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;

d) Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;

đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

e) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

3. Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 2 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 20, 21, 23 và 24 của Luật này thì khuyến khích áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

4. Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện;

b) Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;

c) Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định của Chính phủ.

Điều 23. Chào hàng cạnh tranh

1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

b) Có dự toán được phê duyệt theo quy định;

c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

Điều 24. Mua sắm trực tiếp

1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.

Điều 25. Tự thực hiện

Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Xem nội dung VB
Điều 26. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật này thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Xem nội dung VB