Quyết định 17/2015/QĐ-UBND quy định về xử lý cán bộ, công, viên chức vi phạm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và tiếp công dân
Số hiệu: | 17/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La | Người ký: | Cầm Ngọc Minh |
Ngày ban hành: | 01/06/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Khiếu nại, tố cáo, Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2015/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 01 tháng 6 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH XỬ LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VI PHẠM TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH VÀ TIẾP CÔNG DÂN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 225/TTr-SNV ngày 01 tháng 6 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về xử lý vi phạm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và tiếp công dân.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức; cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Các hành vi vi phạm bị xử lý
1. Vi phạm thời hạn giao việc, thời hạn giải quyết trong khiếu nại, tố cáo, cụ thể:
a) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị các cấp khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân hoặc văn bản chuyển khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cấp có thẩm quyền; người đứng đầu bộ phận trong cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận với bộ phận văn thư hoặc ngày nhận đơn trong sổ theo dõi, không giao nhiệm vụ hoặc chuyển cho phòng chuyên môn (hoặc bộ phận) để tham mưu giải quyết.
b) Lãnh đạo Phòng chuyên môn (hoặc bộ phận) thuộc cơ quan, đơn vị các cấp, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận, không phân công nhiệm vụ cho công chức, viên chức để tham mưu giải quyết;
2. Vi phạm quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 8, 9 Điều 6 Luật Khiếu nại; Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 13, 14 Điều 8 Luật Tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo chậm so với thời hạn quy định.
3. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị không thực hiện nghiêm túc lịch tiếp công dân định kỳ, tiếp công dân trong các trường hợp đột xuất theo quy định hoặc ủy quyền cho bộ phận chuyên môn hoặc người không đủ thẩm quyền để tiếp công dân.
4. Vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 8 Điều 6 Luật Tiếp công dân.
Điều 4. Nguyên tắc xử lý vi phạm
1. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng quy định.
2. Số lần vi phạm được tính để xử lý trong từng năm công tác, không tính cộng dồn giữa các năm.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình xử lý kỷ luật.
Điều 5. Xử lý vi phạm
1. Các đối tượng nêu tại Điều 2 Quyết định này có một trong các hành vi vi phạm, quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 3 Quyết định này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý như sau:
a) Vi phạm lần đầu trong năm: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có văn bản nhắc nhở, phê bình trước tập thể cơ quan, đơn vị. Trường hợp người đứng đầu vi phạm, người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp có văn bản nhắc nhở, phê bình trước tập thể cơ quan, đơn vị.
b) Vi phạm lần thứ 2 trong năm: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm điểm, phê bình trước tập thể cơ quan, đơn vị và không xem xét bình chọn các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hàng năm. Trường hợp người đứng đầu vi phạm, người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp tổ chức kiểm điểm, phê bình.
c) Vi phạm lần thứ 3 trở lên trong năm: tùy theo tính chất mức độ vi phạm, người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
2. Các đối tượng nêu tại Điều 2 Quyết định này có một trong các hành vi vi phạm, quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 3 Quyết định này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành.
3. Cơ quan, đơn vị có người vi phạm quy định tại Điều 3 Quyết định này: Tùy theo mức độ vi phạm của cá nhân; tập thể cơ quan, đơn vị và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách lĩnh vực công tác có cá nhân vi phạm sẽ bị cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp trên xử lý như sau:
a) Vi phạm Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 5 Quyết định này thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trực tiếp quản lý có văn bản nhắc nhở, phê bình.
b) Vi phạm Điểm c Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Quyết định này thì không được xem xét công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hàng năm.
4. Cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định tại Điều 3 Quyết định này mà không xử lý vi phạm hoặc không báo cáo cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp để xử lý vi phạm. Khi phát hiện, người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu phụ trách lĩnh vực công tác có trường hợp vi phạm sẽ bị cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp kiểm điểm, phê bình trước tập thể cơ quan, đơn vị đó và không xem xét bình chọn các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hàng năm hoặc bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/201 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị:
a) Triển khai, quán triệt Quyết định này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ thuộc thẩm quyền quản lý.
b) Định kỳ 6 tháng (vào ngày 30 tháng 6); cuối năm (vào ngày 15 tháng 12) báo cáo tình hình thực hiện với cơ quan quản lý trực tiếp.
- Các cơ quan khối đảng, đoàn thể có trách nhiệm tổng hợp gửi báo cáo cáo về Ban Tổ chức tỉnh ủy để tổng hợp báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Các cơ quan, đơn vị khối nhà nước thuộc tỉnh; các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp Nhà nước theo hệ thống ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, gửi báo cáo về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
2. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung quyết định này trên các phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh được biết, thực hiện.
Điều 7. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 8. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức Ban hành: 06/04/2012 | Cập nhật: 11/04/2012
Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức Ban hành: 17/05/2011 | Cập nhật: 20/05/2011
Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp Ban hành: 17/11/2000 | Cập nhật: 09/12/2009