Quyết định 17/2003/QĐ-UBBT Bản quy định thực hiện Nghị định 22/1998/NĐ-CP về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
Số hiệu: | 17/2003/QĐ-UBBT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận | Người ký: | Huỳnh Tấn Thành |
Ngày ban hành: | 18/04/2003 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Đất đai, Quốc phòng, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 17/2003/QĐ-UBBT |
Phan Thiết, ngày 18 tháng 4 năm 2003 |
BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 22/1998/NĐ-CP NGÀY 24/4/1998 CỦA CHÍNH PHỦ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc Hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
Căn cứ Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính -Vật giá, Sở Địa chính, Sở Xây dựng, Sở Tư Pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy định về việc thực hiện Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ tại tỉnh Bình Thuận .
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định số 1603/QĐ-CTUBBT ngày 31/8/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận V/v đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ tại tỉnh Bình Thuận và Quyết định số 1803/QĐ-CTUBBT ngày 18/7/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh V/v quy định định mức chi phí phục vụ công tác đền bù giải tỏa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận .
Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND & UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính –Vật giá, Sở Địa chính, Sở Xây dựng, Sở Tư Pháp, Trưởng Ban Đền bù giải tỏa của tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ Tịch UBND các Huyện, Thành phố; các đơn vị tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận : |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN |
VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 22/1998/NĐ-CP NGÀY 24/4/1998 CỦA CHÍNH PHỦ TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2003/QĐ-UBBT ngày / / 2003 của UBND tỉnh Bình Thuận)
Bản Quy định này áp dụng để bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng quy định tại Điều 27 của Luật Đất đai năm 1993:
1. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh là đất được xác định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai và được quy định chi tiết tại Nghị định số 09/CP ngày 12/2/1996 của Chính phủ về chế độ quản lý sử dụng đất quốc phòng, an ninh.
2. Đất sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng gồm:
a) Đất sử dụng xây dựng đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp, thoát nước, sông, hồ, đê. Đập, kênh mương và các hệ thống công trình thủy lợi khác, trường học, cơ quan nghiên cứu khoa học, bệnh viện, trạm xá, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, cơ sở huấn luyện thể dục thể thao, nhà thi đấu thể thao, sân bay, bến cảng, bến tàu, bến xe, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu an dưỡng;
b) Đất sử dụng xây dựng nhà máy thủy điện, trạm biến thế điện, hồ nước dùng cho công trình thủy điện, đường dây tải điện, đường dây thông tin, đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí, đài khí tượng thủy văn, các loại trạm quan trắc phục vụ việc nghiên cứu và dịch vụ công cộng, kho tàng dự trữ quốc gia;
c) Đất sử dụng xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội;
d) Đất sử dụng xây dựng các công trình thuộc các ngành và lĩnh vực sự nghiệp về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kỹ thuật và các lĩnh vực sự nghiệp kinh tế khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân ;
e) Đất do tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng cho dự án sản xuất kinh doanh, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu vui chơi giải trí, khu du lịch và các dự án đầu tư khác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cấp phép đầu tư theo quy định của pháp luật;
g) Đất sử dụng cho dự án phát triển các khu đô thị mới, các khu dân cư tập trung và các khu dân cư khác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định;
h) Đất sử dụng cho công trình công cộng khác và các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
3. Việc bồi thường thiệt hại để xây dựng các công trình mở rộng đường giao thông theo chính sách huy động sức dân tham gia xây dựng công trình đường giao thông thực hiện theo Nghị quyết số 54/NQ-HĐND ngày 17/1/2003 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận và có quy định riêng.
4. Việc bồi thường thiệt hại các dự án đầu tư phát triển du lịch được thực hiện theo quy định hiện hành của UBND tỉnh về chính sách, chế độ và đơn giá đền bù để thực hiện các dự án du lịch tại tỉnh Bình Thuận.
Điều 2: Đối tượng phải bồi thường thiệt hại
Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (gọi chung là người sử dụng đất) để sử dụng vào mục đích quy định tại Điều 1 của Quyết định này có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về đất và tài sản hiện có gắn liền với đất theo quy định của Quyết định này.
Điều 3: Đối tượng được bồi thường thiệt hại
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước có đất bị thu hồi (gọi chung là người bị thu hồi đất) được bồi thường thiệt hại về đất khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng phải là người có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Quyết định này.
2. Người được đền bồi thường hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi phải là người sở hữu hợp pháp tài sản đó, phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Việc bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất giải quyết theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4: Phạm vi bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất thu hồi theo quy định tại Chương II của Quyết định này;
2. Bồi thường thiệt hại về tài sản hiện có bao gồm cả các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn liền với đất thu hồi;
3. Trợ cấp đời sống và sản xuất cho những người phải di chuyển chỗ ở, di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh;
4. Trả các chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi mà phải chuyển nghề nghiệp;
5. Trả các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức thực hiện bồi thường , di chuyển, giải phóng mặt bằng.
Điều 5: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về đất
1. Khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 1 của Quyết định này, tùy từng trường hợp cụ thể, người có đất bị thu hồi được bồi thường bằng tiền, nhà ở hoặc bằng đất.
2. Khi thực hiện bồi thường bằng đất hoặc bằng nhà ở mà có chênh lệch về diện tích hoặc giá trị thì phần chênh lệch được giải quyết theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 của Quyết định này.
Điều 6: Điều kiện để được bồi thường thiệt hại về đất
Người bị Nhà nước thu hồi đất được bồi thường thiệt hại phải có một trong những điều kiện sau :
1. Có giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất theo quy định của Pháp luật về đất đai;
2. Có Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;
3. Có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Pháp luật.
4. Có giấy tờ thanh lý, hoá giá, mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước cùng với xác nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật hoặc quyết định giao nhà ở hoặc cấp nhà ở gắn liền với đất ở thuộc sở hữu Nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
5. Bản án có hiệu lực thi hành của Tòa án nhân dân về việc giải quyết tranh chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai;
6. Trường hợp đất không có các giấy tờ quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 của điều này; người bị thu hồi đất được bồi thường thiệt hại phải có các giấy tờ chứng minh được đất bị thu hồi là đất đã sử dụng ổn định như sau:
a) Đất không có tranh chấp, đã sử dụng ổn định trước ngày 08/01/1988 và được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận;
b) Được cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền giao đất sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mà người được giao đất vẫn tiếp tục sử dụng đất từ đó đến ngày bị thu hồi;
c) Có giấy tờ hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất mà người đó vẫn sử dụng liên tục từ khi được cấp đến ngày đất bị thu hồi;
d) Có giấy tờ mua bán đất, mua bán nhà và tài sản gắn liền với đất trước ngày 18/12/1980 hoặc có giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời gian từ 18/12/1980 đến ngày 15/10/1993 của người sử dụng đất hợp pháp được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận;
e) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do UBND tỉnh hoặc UBND huyện, thành phố, Sở Địa chính cấp theo ủy quyền của UBND tỉnh hoặc có tên trong sổ địa chính nay vẫn tiếp tục sử dụng;
7. Người nhận chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc nhà gắn liền với quyền sử dụng đất mà đất đó của người sử dụng thuộc đối tượng có đủ một trong các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 của Điều này nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ;
8. Người tự khai hoang đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối trước ngày 15/10/1993 và liên tục sử dụng cho đến khi thu hồi đất, không có tranh chấp và làm đầy đủ nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước;
Điều 7: Người không được bồi thường thiệt hại về đất
Người bị thu hồi đất không có một trong các điều kiện quy định tại điều 6 của quy định này hoặc tại thời điểm sử dụng đất vi phạm quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt và đã công bố hoặc vi phạm hành lang bảo vệ công trình, người chiếm đất trái phép thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường thiệt hại về đất.
Điều 8: Giá đất để tính bồi thường thiệt hại
Giá đất để tính bồi thường thiệt hại là giá theo quy định hiện hành của UBND Tỉnh.
1. Khi thu hồi đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng đất theo diện tích và hạng đất của đất bị thu hồi. Nếu không có đất để bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền theo giá đất được quy định tại Điều 8 của Quyết định này.
Trường hợp diện tích đất được bồi thường nhỏ hơn diện tích đất bị thu hồi thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền phần chênh lệch đó.
Trường hợp diện tích đất bồi thường có giá đất thấp hơn giá đất bị thu hồi thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng phần tiền chênh lệch đó, nếu đất bồi thường có giá đất cao hơn giá đất của đất bị thu hồi thì người được nhận đất bồi thường không phải nộp phần tiền chênh lệch đó.
2. Nếu đất bị thu hồi là đất Nhà nước giao sử dụng tạm thời, đất cho thuê, đất đấu thầu, thì người bị thu hồi đất không được bồi thường thiệt hại về đất nhưng được bồi thường thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất.
3. Người bị thu hồi đất là người làm nông nghiệp, nhưng không thuộc đối tượng được bồi thường theo quy định tại Điều 7 của Quyết định này, sau khi bị thu hồi đất, người đó không còn đất để sản xuất nông nghiệp thì chính quyền địa phương xem xét và nếu có điều kiện sẽ được giao đất mới.
4. Trường hợp đất thu hồi thuộc quỹ đất công ích của xã theo quy định tại Điều 45 của Luật Đất đai năm 1993 hoặc đất của xã chưa giao cho ai sử dụng thì người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải bồi thường thiệt hại đất bằng tiền cho ngân sách xã. Người đang sử dụng đất công ích của xã được UBND xã bồi thường thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất.
Điều 10: Bồi thường thiệt hại đối với đất ở tại đô thị
1.Đất đô thị là đất được quy định tại Điều 55 Luật Đất đai và được quy định chi tiết tại Nghị định số 88/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất đô thị. Đất được quy hoạch để xây dựng đô thị nhưng chưa có cơ sở hạ tầng, thì không được bồi thường như đất đô thị, mà đền bù theo giá đất đang chịu thuế sử dụng đất hoặc tiền thuê đất nhân với hệ số K tối đa là 30%.
2.Đất ở tại đô thị là đất được quy định tại Khoản 2, Điều 1, Nghị định số 60/CP ngày 15/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
3.Đất bị thu hồi là đất ở thì được bồi thường thiệt hại bằng tiền, nhà ở hoặc đất ở tại khu tái định cư.
Điều 11: Bồi thường thiệt hại đối với đất ở thuộc nông thôn
1. Đất ở của mỗi hộ gia đình nông thôn bao gồm đất để làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của gia đình.
2. Người bị thu hồi đất được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng. Trường hợp không có đất ở để bồi thường thì bồi thường thiệt hại bằng tiền theo giá đất quy định tại Điều 8 của Quyết định này.
3. Trường hợp các hộ bị thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở mà Nhà nước không lo được đất ở để tái định cư thì được hỗ trợ kinh phí để tìm chỗ ở mới, mức hỗ trợ cụ thể theo phương án bồi thường được duyệt.
Điều 12: Diện tích đất ở được tính bồi thường
1. Đối với những hộ, cá nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng đất làm nhà ở, mua nhà ở đang thuê, nhà thanh lý, nhà hóa giá thuộc sở hữu Nhà nước; đất chuyển nhượng được cấp có thẩm quyền cho phép thì được bồi thường theo diện tích thực tế bị thu hồi nhưng không vượt quá diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở.
2. Đất không có giấy tờ hợp pháp tại mục 1 Điều 12 Quyết định này, nhưng đã sử dụng để ở ổn định từ trước thời điểm 15/10/1993, không vi phạm quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước đó, không có ai tranh chấp và được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận, thì cũng được coi như hợp pháp và người bị thu hồi đất được tính bồi thường theo diện tích thu hồi thực tế.
3. Những trường hợp không thuộc mục 1, mục 2, Điều 12 Quyết định này, nhưng không thuộc diện sử dụng đất vi phạm quy hoạch, vi phạm hành lang bảo vệ công trình, chiếm đất trái phép, thì người bị thu hồi đất được bồi thường theo thực tế bị thu hồi phần diện tích đất dùng để xây nhà ở, các công trình phục vụ nhu cầu ở và khuôn viên nếu có, phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 13: Xử lý một số trường hợp cụ thể về đất ở
1. Trường hợp diện tích lô đất còn lại sau khi thu hồi còn lại quá ít (dưới 40 m2) hoặc chiều sâu của lô đất không đủ tiêu chuẩn (dài dưới 3,3 m), không đủ để xây dựng nhà ở, khuyến khích các hộ gia đình thỏa thuận với các hộ lân cận để chuyển nhượng, sắp xếp lại cho phù hợp. Trường hợp các hộ không tự sắp xếp được, thì Nhà nước sẽ thu hồi phần diện tích đất còn lại để quản lý, sử dụng và bồi thường như phần đất bị thu hồi.
2. Đối với những hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi từ 2.000 m2 trở lên, được bố trí lại 5% trong quỹ đất ở tại chỗ hoặc tại khu tái định cư và phải nộp 100% tiền xây dựng cơ sở hạ tầng vào ngân sách Nhà nước (miễn tiền sử dụng đất).
Trường hợp diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi từ 1.000 m2 đến dưới 2.000 m2 vẫn được để lại 5% trong quỹ đất ở, nhưng do không đủ bố trí 01 lô đất ở nên giải quyết như sau: nếu hộ đó có nhu cầu nhận thêm đất cho đủ 01 lô để ở thì được mua thêm phần diện tích đất còn thiếu theo quy hoạch; nếu không đồng ý mua thêm thì Nhà nước sẽ thanh toán lại tiền sử dụng đất phần diện tích 5% họ được hưởng.
3. Trường hợp đất đang sử dụng là đất giao để sử dụng tạm thời, đất cho thuê, đất đấu thầu, khi Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất không được bồi thường thiệt hại về đất nhưng được bồi thường thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất.
4. Người bị thu hồi đất ở không thuộc đối tượng được bồi thường như quy định tại Điều 7 của Quyết định này, nếu còn nơi ở khác thì không được giao đất mới; trường hợp không còn nơi ở nào khác thì được xem xét giao đất mới hoặc mua căn hộ chung cư và phải nộp tiền sử dụng đất, tiền mua căn hộ chung cư.
Điều 14: Bồi thường thiệt hại đối với đất chuyên dùng
1. Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang được Nhà nước giao đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường thiệt hại về đất, nhưng được UBND tỉnh xem xét giao đất mới và được bồi thường thiệt hại những chi phí không thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã đầu tư vào đất.
2. Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, đơn vị kinh tế tập thể được Nhà nước cho thuê đất hoặc giao đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng tiền thuộc nguồn vốn của ngân sách Nhà nước thì khi Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường thiệt hại về đất, nhưng được UBND tỉnh xem xét giao hoặc cho thuê đất mới theo hồ sơ dự án được duyệt và được bồi thường thiệt hại những chi phí không thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã đầu tư vào đất; nếu đất đó đã nộp tiền sử dụng đất từ nguồn vốn không thuộc ngân sách Nhà nước thì được bồi thường thiệt hại về đất và được xem xét giao hoặc cho thuê đất mới.
Điều 15: Nộp ngân sách Nhà nước tiền bồi thường thiệt hại về đất
Trong các trường hợp sau, người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải nộp toàn bộ khoản bồi thường thiệt hại về đất vào ngân sách Nhà nước sau khi đã trừ phần đền bù chi phí đầu tư của người bị thu hồi đất:
- Đất bị thu hồi là đất giao tạm sử dụng, đất cho thuê, đất đấu thầu quy định tại khoản 2 Điều 9 của Quyết định này.
- Đất công ích của xã quy định tại khoản 4 Điều 9 của Quyết định này.
- Đất giao không phải nộp tiền sử dụng đất hoặc phải nộp tiền sử dụng đất mà tiền đó có nguồn từ ngân sách Nhà nước quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 của Quyết định này; trừ đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản giao cho hộ gia đình, cá nhân .
- Đất sử dụng không hợp pháp quy định tại khoản 3 Điều 9 và khoản 4 Điều 13 của Quyết định này, mà người bị thu hồi đất không được bồi thường thiệt hại về đất, chỉ được bồi thường thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất.
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN
Điều 16: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản
1.Bồi thường thiệt hại về tài sản bao gồm nhà, công trình kiến trúc, cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác gắn liền với đất hiện có tại thời điểm thu hồi đất.
2.Chủ sở hữu tài sản có tài sản hợp pháp quy định tại khoản 1 Điều này, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường thiệt hại theo giá trị hiện có của tài sản.
3.Chủ sở hữu tài sản có trên đất bất hợp pháp quy định tại Điều 7 của Quyết định này, khi Nhà nước thu hồi đất được xem xét hỗ trợ.
Điều 17: Bồi thường thiệt hại nhà, công trình kiến trúc
1.Phương pháp xác định mức bồi thường theo theo giá trị hiện có của nhà, công trình kiến trúc .
- Giá trị hiện có của nhà, công trình kiến trúc và các tài sản khác gắn liền với đất được xác định như sau :
Mức bồi thường |
= |
Khối lượng thiệt hại Của nhà, công trình Và vật kiến trúc |
X |
Đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình, vật kiến trúc |
x |
Tỷ lệ (%) còn lại của nhà, công trình, vật kiến trúc |
Tổng mức bồi thường tối đa không quá 100% và tối thiểu không nhỏ hơn 60% giá trị nhà, công trình tính theo đơn giá bồi thường của nhà và công trình tháo dỡ.
+ Đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình, vật kiến trúc do UBND tỉnh quy định ở từng thời điểm (hiện nay là Quyết định số 2667/QĐ-CTUBBT ngày 19/10/2001 của UBND tỉnh quy định về đơn giá đền bù thiệt hại khi Nhà nước giải tỏa, thu hồi các công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận).
+ Tỷ lệ (%) còn lại được áp dụng theo Thông tư số 13/TT-LB ngày 18/8/1994 của Liên Bộ Xây dựng - Tài chính – Ban Vật giá Chính phủ.
+ Riêng nhà cấp 4, nhà tạm, vật kiến trúc, công trình phụ độc lập, không áp dụng tỷ lệ % còn lại mà được bồi thường theo giá xây dựng mới nhà, công trình và vật kiến trúc.
2.Đối với nhà, công trình bị giải tỏa, phá dỡ một phần được bồi thường như sau:
- Nhà, công trình bị giải tỏa, phá dỡ một phần nhưng phần diện tích còn lại không còn sử dụng được thì được bồi thường thiệt hại cho toàn bộ công trình.
- Nhà, công trình bị giải tỏa, phá dỡ một phần nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được thì được bồi thường thiệt hại phần giá trị công trình bị tháo dỡ. Ngoài ra chủ sở hữu tài sản còn được bồi thường thêm phần bị ảnh hưởng như sau:
+ Đối với nhà xây gạch: được bồi thường thêm phần diện tích tính đến khung chịu lực hoặc tường chịu lực gần vệt giải tỏa nhất.
+ Đối với nhà tạm: được bồi thường thêm 20% giá trị bồi thường phần diện tích bị giải tỏa.
3.Đối với nhà, công trình có thể tháo rời và di chuyển đến chỗ ở mới để lắp đặt thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và chi phí hao hụt trong quá trình tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt; tuy nhiên tổng mức đền bù không được vượt quá giá trị xây dựng mới của nhà, công trình.
4.Xử lý các trường hợp bồi thường thiệt hại về nhà, công trình kiến trúc
4.1.Chủ sở hữu tài sản có tài sản hợp pháp, khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường theo mức quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 của Điều này.
4.2.Chủ sở hữu tài sản là người có nhà, công trình chưa có giấy phép xây dựng thì tùy từng trường hợp, được bồi thường hoặc hỗ trợ như sau:
- Nhà, công trình xây dựng trên đất thuộc đối tượng quy định tại Điều 6 của Quyết định này thì được bồi thường theo mức quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 của Điều này.
- Nhà, công trình xây dựng trên đất thuộc đối tượng quy định tại Điều 7 của Quyết định này, nhưng tại thời điểm xây dựng chưa có quy hoạch hoặc xây dựng phù hợp với quy hoạch, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì được trợ cấp bằng 80% đối với đất nông thôn, bằng 70% đối với đất đô thị theo mức bồi thường quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 của Điều này; nếu khi xây dựng vi phạm quy hoạch đã được công bố, vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì không được bồi thường , hỗ trợ.
5.Bồi thường thiệt hại cho người thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
- Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) bị thu hồi đất, phải tháo dỡ thì được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp phần diện tích hợp pháp. Ngoài ra, nếu người đó không tiếp tục thuê nhà của Nhà nước thì được hỗ trợ bằng tiền để tạo lập chỗ ở mới với mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê. Diện tích nhà, đất để tính mức hỗ trợ là diện tích nhà, đất đang thuê, nhưng mức tối đa không vượt quá hạn mức đất ở theo quy định.
- Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị thu hồi đất, phải tháo dỡ được mua nhà ở, thuê nhà hoặc giao đất làm nhà ở theo giá quy định của UBND tỉnh và được hỗ trợ di chuyển chỗ ở theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Quyết định này.
Điều 18: Bồi thường thiệt hại về mồ mả
- Giá bồi thường về mồ mả theo quy định hiện hành UBND Tỉnh. Giá bồi thường về mồ mả bao gồm chi phí mua quan tài, đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp (không bao gồm tường rào xây xung quanh nếu có). Chi phí về đất đai nếu có, sẽ được chi thêm theo hóa đơn thu của cơ quan quản lý nghĩa trang tại nơi chuyển đến trong phạm vi tỉnh Bình Thuận.
Điều 19: Bồi thường thiệt hại về hoa màu
- Mức bồi thường thiệt hại đối với cây hàng năm trên đất thu hoạch một vụ được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch một năm theo năng suất bình quân của 3 năm trước đó. Đối với cây lâu năm, mức đền bù thiệt hại được tính bằng giá trị hiện có của từng loại cây tại thời điểm thu hồi đất.
- Giá bồi thường về cây cối, hoa màu theo quy định hiện hành UBND Tỉnh.
- Đối với thủy sản, hải sản được nuôi trong diện tích nuôi trồng thủy sản, Hội đồng bồi thường các huyện, thành phố Phan Thiết hoặc Ban đền bù giải tỏa phải thông báo cho người bị giải tỏa biết trước ít nhất là 03 tháng (kể từ ngày có thông báo giải toả) để thu hoạch sản phẩm. Nếu sau thời hạn này mà không thu hoạch thì không được tính bồi thường.
CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, KHEN THƯỞNG
Điều 20: Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống
1.Hỗ trợ để ổn định đời sống cho những hộ phải di chuyển hẳn chổ ở được tính cho số nhân khẩu có trong sổ hộ khẩu tại thời điểm kiểm kê với mức 1.000.000 đồng/ khẩu.
2.Hỗ trợ khác cho gia đình có người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội của Nhà nước bị giải toả phải di chuyển chổ ở do bị thu hồi đất được hưởng hỗ trợ với mức 1.000.000 đồng/hộ.
3.Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề đối với sản xuất nông nghiệp:
Các hộ sản xuất nông nghiệp có diện tích đất nông nghiệp sử dụng hợp pháp, bị thu hồi từ 40% trở lên và Nhà nước không có đất cấp đổi để tiếp tục sản xuất thì được hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề với mức như sau:
- Hộ bị thu hồi từ 70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trở lên được hỗ trợ 1.260.000 đồng/lao động chính và 315.000 đồng/một nhân khẩu ăn theo.
- Hộ bị thu hồi từ 40% đến dưới 70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trở lên được hỗ trợ bằng 50% mức quy định ở trên.
4. Đối với những hộ cố tình không chấp hành chủ trương, chính sách và kế hoạch giải tỏa theo quy định sẽ không được hưởng các chính sách hỗ trợ tại mục 1, mục 2, mục 3 của Điều này.
Đối với những công trình cần giải tỏa gấp, các hộ gia đình chấp hành tốt các chủ trương, chính sách và kế hoạch giải tỏa, giao mặt bằng đúng thời gian quy định của UBND tỉnh hoặc của UBND huyện, thành phố thì được thưởng như sau:
1. Thưởng thêm 5% trên giá trị bồi thường tài sản (trừ giá trị đất và các khoản hỗ trợ) đối với những hộ có giá trị bồi thường dưới 50.000.000 đồng.
2. Thưởng thêm 8% trên giá trị bồi thường tài sản (trừ giá trị đất và các khoản hỗ trợ) đối với những hộ có giá trị bồi thường từ 50.000.000 đồng trở lên.
Mức thưởng cho mọi trường hợp tối đa không quá 5.000.000 đồng/hộ và tối thiểu không dưới 1.000.000 đồng/hộ.
Điều 22: Chi phí phục vụ cho công tác bồi thường thiệt hại
1.Chi phí phục vụ cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng:
- Nội dung các khoản chi phục vụ cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng bao gồm: chi phí triển khai thành lập Hội đồng bồi thường và công tác chuẩn bị; chi phí khảo sát, điều tra thực trạng đất đai, tài sản; chi phí kiểm kê, đánh giá đất đai, tài sản thực tế bị thiệt hại; chi phí lập phương án bồi thường , giải phóng mặt bằng; kiểm tra, hướng dẫn thực hiện, hiệp thương và chi trả tiền bồi thường ; trang thiết bị làm việc, in ấn, văn phòng phẩm và các chi phí khác liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của Ban đền bù giải tỏa tỉnh và các Hội đồng bồi thường thiệt hại huyện, thành phố.
- Định mức chi phục vụ cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các công trình thuộc nguồn Ngân sách được tính toán trên tổng gía trị đền bù như sau:
Tổng giá trị bồi thường |
Định mức chi (đồng) |
Dưới 25 triệu đồng Trên 25 triệu đến 50 triệu đồng Trên 50 triệu đến 100 triệu đồng Trên 100 triệu đến 200 triệu đồng Trên 200 triệu đến 300 triệu đồng Trên 300 triệu đến 400 triệu đồng Trên 400 triệu đến 500 triệu đồng Trên 500 triệu đến 700 triệu đồng Trên 700 triệu đến 1 tỷ đồng Trên 1 tỷ đến 2 tỷ đồng Trên 2 tỷ đến 3 tỷ đồng Trên 3 tỷ đến 4 tỷ đồng |
1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 6.000.000 7.000.000 9.000.000 11.000.000 13.000.000 15.000.000 18.000.000 22.000.000 |
Đối với công trình có giá trị bồi thường trên 04 tỷ đồng, phải có phương án cụ thể trình UBND Tỉnh phê duyệt nhưng không vượt quá tỷ lệ quy định chung.
- Đối với các công trình không thuộc nguồn vốn Ngân sách. Ban đền bù giải tỏa tự thỏa thuận với chủ dự án về kinh phí hoạt động, nhưng áp dụng định mức tối đa không quá 1,5 lần so với các công trình có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước.
- Việc sử dụng các khoản chi phục vụ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được thực hiện theo hướng dẫn tại phần B Thông tư 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài Chính.
2.Chi phí cho công tác thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường :
- Định mức chi: Được trích ngoài nguồn chi tại mục 1 Điều 22 này và tính bằng 20% mức chi phí phục vụ cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, nhưng mức tối thiểu là 300.000 đồng cho 01 phương án bồi thường .
- Nội dung chi: Chi phí cho công tác thẩm định của Hội đồng thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường của các huyện, thành phố được quy thành 100% và chi cụ thể như sau:
+ Trích 20 % cho các thành viên Hội đồng thẩm định.
+ Trích 60 % bồi dưỡng cho các thành viên tham gia thẩm định hồ sơ.
+ Trích 10 % hỗ trợ kinh phí văn phòng.
+ Trích 10 % chi cho các hoạt động khác.
Điều 23: Một số nguyên tắc chung về chính sách tái định cư của tỉnh
1.Trong phương án bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình, Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Ban Đền bù giải tỏa tỉnh hoặc Hội đồng đồng bồi thường thiệt hại các huyện, thành phố và các ngành liên quan lập phương án xây dựng các khu tái định cư để tái bố trí lại dân cư thuộc diện phải giải tỏa di dời.
Khu tái định cư là mặt bằng để bố trí lại dân cư thuộc diện phải giải tỏa di dời, được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc các căn nhà chung cư.
2.UBND tỉnh xem xét, quyết định vị trí, địa điểm, quy mô, thiết kế của các khu tái định cư tập trung hoặc tái định cư phân tán trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. theo đề nghị của Sở Xây dựng, Sở Địa chính, và Ban Đền bù giải tỏa tỉnh hoặc Hội đồng bồi thường thiệt hại các huyện, thành phố .
3.Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng ở đô thị hoặc nông thôn.
4.Trước khi bố trí đất cho các hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở, các khu tái định cư phải được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phù hợp với quy hoạch chung về đất ở của tỉnh và các huyện.
5.Diện tích đất ở tái bố trí lại cho hộ gia đình ở các khu tái định cư, tối thiểu không dưới 80 m2 và tối đa không vượt quá diện tích quy định tại chính sách về hạn mức đất ở khi bồi thường và khi cấp quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
6.Việc bán, cho thuê các căn hộ chung cư được ưu tiên cho những hộ gia đình thuộc diện bị Nhà nước thu hồi đất phải giải tỏa, di dời .
Điều 24: Đối tượng được giao đất, bán hoặc cho thuê nhà chung cư ở các khu tái định cư
1.Hộ gia đình và cá nhân được giao đất, bán hoặc cho thuê căn hộ chung cư tại các khu tái định cư nếu có một trong những điều kiện sau:
- Hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất ở sau khi bị giải tỏa còn lại dưới 40 m2 đối với khu vực đô thị và dưới 60 m2 đối với khu vực nông thôn, thuộc đối tượng được đền bù về đất ở theo quy định, có nhu cầu xin nhận đất hoặc mua nhà chung cư tại khu tái định cư.
- Hộ gia đình có diện tích đất sau khi bị thu hồi còn đủ từ 40 đến 100 m2, nhưng trong hộ có từ 2 gia đình trở lên đang cùng sinh sống (hộ ghép), hộ có nhiều người đang sinh sống đủ điều kiện để tách hộ và có nguyện vọng xin nhận đất hoặc mua nhà chung cư tại khu tái định cư. Mỗi hộ ghép, hộ tách ra được bố trí 1 (một) lô đất ở hoặc căn hộ chung cư tại khu tái định cư.
2.Những trường hợp khác có nhu cầu bố trí đất ở hoặc mua căn hộ chung cư tại khu tái định cư nhưng không thuộc các đối tượng ở trên, UBND tỉnh sẽ xem xét, giải quyết cụ thể từng trường hợp.
Điều 25: Chính sách ưu tiên bố trí đất, nhà ở và hỗ trợ tại các khu tái định cư:
1.Chính sách ưu tiên bố trí đất ở, căn hộ chung cư trong các khu tái định cư thực hiện theo nguyên tắc:
- Ưu tiên cho những hộ chấp hành đầy đủ và đúng thời gian về thu hồi đất, sớm thực hiện di dời giải phóng mặt bằng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Việc bố trí đất ở, các căn hộ chung cư tại các khu tái định cư được xem xét trên cơ sở điều kiện thuận lợi về vị trí đất ở mà các hộ đang sử dụng.
2.Chính sách hỗ trợ tại các khu tái định cư:
- Những hộ có nhà bị giải tỏa phải di dời, nhận đất ở hoặc mua căn hộ chung cư tại các khu tái định cư, được Nhà nước hỗ trợ chi phí tháo dỡ, di dời nhà theo mức như sau:
+ 5.000.000 đồng cho một hộ đối với hộ có nhà cấp 3 trở lên.
+ 4.000.000 đồng cho một hộ đối với hộ có nhà cấp 4.
+ 2.000.000 đồng cho một hộ đối với hộ có nhà tạm.
- Nhà nước hỗ trợ một phần các khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong giá thành của khu tái định cư như chi phí san ủi mặt bằng, đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước. Tùy từng công trình mà UBND tỉnh sẽ xem xét, quyết định mức hỗ trợ cụ thể, nhưng tối đa không quá 30% giá thành của khu tái định cư.
- Hộ được nhận đất ở và mua căn hộ chung cư tại các khu tái định cư không phải nộp các khoản lệ phí địa chính, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các khoản chi phí này sẽ do Chủ đầu tư chi trả.
- Trường hợp những hộ bị giải tỏa toàn bộ nhà ở mà còn đất nông nghiệp, nếu phù hợp với quy hoạch thì được bố trí ở lại tại chỗ. Mỗi hộ không phải nộp tiền chuyển mục đích sử dụng đất 100 m2, số tiền này sẽ do Chủ đầu tư chi trả.
Điều 26: Thanh toán tiền giao quyền sử dụng đất ở khu tái định cư
1.Giá giao quyền sử dụng đất ở, giá bán các căn hộ chung cư của các khu tái định cư do UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Sở Tài chính – Vật giá, Sở Địa chính, Sở Xây dựng và UBND các huyện, thành phố. Hộ được giao quyền sử dụng đất ở hoặc mua nhà chung cư tại các khu tái định cư có trách nhiệm nộp tiền đất và tiền mua nhà theo các quy định của Nhà nước.
2.Những hộ bị thuộc diện bồi thường được bố trí đất ở hoặc mua căn hộ tại khu tái định cư được hưởng chính sách trả chậm như sau:
- Nếu tổng giá trị bồi thường từ 30.000.000 đồng trở xuống thì được chi trả toàn bộ tiền đền bù để làm nhà và ổn định chỗ ở. Tiền đất hoặc tiền mua căn hộ chung cư phải nộp được quy ra giá vàng 98% theo giá bán ra của Công ty Vàng bạc đá quý Bình Thuận để trả góp trong thời hạn 5 năm và được chia đều thanh toán làm 5 kỳ, tức mỗi năm thanh toán 20% số tiền phải nộp.
- Nếu tổng giá trị bồi thường trên 30.000.000 đồng thì các hộ được giữ lại 30.000.000 đồng để làm nhà và ổn định chỗ ở. Phần chênh lệch (tổng số tiền bồi thường trừ đi 30.000.000 đồng) được chia làm hai phần, các hộ được nhận 50% để ổn định chỗ ở mới, 50% còn lại nộp tiền đất hoặc tiền mua mua căn hộ chung cư .
Số tiền còn phải trả (được tính bằng tổng số tiền phải nộp trừ đi khoản đã nộp 50% phần chênh lệch ở trên) được quy ra giá vàng 98% theo giá bán ra của Công ty Vàng bạc đá quý Bình Thuận, các hộ được trả góp trong thời hạn 5 năm và được chia đều thanh toán làm 5 kỳ, tức mỗi năm thanh toán 20% số tiền còn phải nộp.
- Trường hợp các hộ trả ngay một lần trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Ban Đền bù giải tỏa tỉnh hoặc Hội đồng đền bù giải tỏa các huyện, thành phố thì được tính giảm 10% tổng số tiền giao quyền sử dụng đất, tiền mua căn hộ chung cư phải nộp.
3.Đối với các hộ ghép, hộ tách ra từ hộ chính không được hưởng các chính sách hỗ trợ, nộp chậm, mà phải nộp ngay toàn bộ tiền giao quyền sử dụng đất, tiền mua nhà chung cư vào ngân sách Nhà nước.
Điều 27: Trách nhiệm của UBND các cấp, các ngành
1.Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Ban Đền bù giải tỏa tỉnh, Hội đồng đền bù giải tỏa các huyện, thành phố lập phương án bồi thường thiệt hại và phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng theo đề nghị của Ban Đền bù giải tỏa tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố đã được Hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định.
2.Giám đốc Sở Tài chính – Vật giá có trách nhiệm
- Chủ trì cùng các ngành liên quan xác định giá đất, giá nhà cửa, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu để tính bồi thường thiệt hại trình UBND tỉnh ban hành làm căn cứ tính toán giá bồi thường thiệt hại các công trình của tỉnh.
- Thẩm định, kiểm tra phương án giá bồi thường thiệt hại của Ban Đền bù giải tỏa tỉnh, Hội đồng bồi thường thiệt hại các huyện, thành phố về việc áp giá bồi thường, mức trợ cấp, hỗ trợ của từng công trình trước khi trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Giám sát, kiểm tra việc chi trả tiền bồi thường , trợ cấp, hỗ trợ cho từng đối tượng và quyết toán chi phí phục vụ cho công tác bồi thường thiệt hại .
3.Giám đốc Sở Địa chính có trách nhiệm:
- Thẩm tra quy mô, diện tích đất thuộc đối tượng được bồi thường hoặc không được bồi thường, lập thủ tục thu hồi đất, giao đất, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đề xuất mức bồi thường hoặc trợ cấp về đất cho từng trường hợp bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường thiệt hại và trợ cấp về đất cho từng trường hợp.
- Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đất đai theo Luật Đất đai để tổ chức thực hiện bồi thường thiệt hại và lập khu tái định cư mới.
- Chịu trách nhiệm trong việc xác định tính hợp pháp hoặc không hợp pháp về đất, vị trí, hệ số đất bị thu hồi làm cơ sở cho việc tính toán bồi thường thiệt hại .
4.Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm:
- Thẩm định cấp nhà, loại nhà, diện tích, chất lượng còn lại và tính hợp pháp của nhà ở và vật kiến trúc, các công trình xây dựng của từng đối tượng trong khu vực giải phóng mặt bằng trên cơ sở đề xuất của Chủ dự án, làm cơ sở tính toán bồi thường thiệt hại .
- Phối hợp với Sở Tài chính – Vật giá xác định đơn giá nhà và các công trình xây dựng, vật kiến trúc khác trình UBND tỉnh ban hành làm căn cứ tính toán giá bồi thường thiệt hại các công trình của tỉnh.
5.Ban Đền bù giải tỏa của tỉnh có trách nhiệm:
- Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xác định tính hợp pháp hoặc không hợp pháp về nhà, đất và vật kiến trúc trên đất làm cơ sở tính toán bồi thường thiệt hại .
- Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng phương án bồi thường thiệt hại các công trình theo phân cấp trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện các nội dung và những bước công việc liên quan đến công tác bồi thường thiệt hại theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Tổ chức chi trả kịp thời tiền bồi thường thiệt hại, trợ cấp cho các đối tượng bị thiệt hại theo quy định của Nhà nước.
- Lập dự toán và quyết toán chi phí bồi thường thiệt hại, chi phí phục vụ cho công tác bồi thường thiệt hại theo quy định của Nhà nước.
- Phối hợp với Sở Địa chính tổ chức giao đất tái định cư cho các hộ bị giải tỏa theo phương án được duyệt.
6.Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm:
- Là Chủ tịch Hội đồng bồi thường thiệt hại cấp huyện, thành phố; chịu trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng bồi thường thiệt hại huyện, thành phố lập phương án bồi thường thiệt hại báo cáo Hội đồng thẩm định của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Thành lập Hội đồng bồi thường thiệt hại và tổ chức thực hiện bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng theo phương án được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chủ trương giải tỏa; giám sát, kiểm tra hướng dẫn việc chi trả bồi thường thiệt hại, chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng để cùng đề xuất mức hỗ trợ đối với những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Kiểm tra hành chính về nhà và đất, xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức cưỡng chế hành chính các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
7.Giám đốc các Sở, Ban, Ngành khác của tỉnh, Trưởng các Phòng, Ban của huyện, thành phố: có trách nhiệm tham gia cùng Ban Đền bù giải tỏa của tỉnh hoặc Hội đồng bồi thường thiệt hại các huyện, thành phố về các lĩnh vực thuộc quản lý chuyên ngành khi có yêu cầu; chịu trách nhiệm về các quyết định, xác nhận của mình.
8.Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:
- Là thành viên của Hội đồng bồi thường thiệt hại, nếu dự án nằm trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức vận động nhân dân trên địa bàn chấp hành tốt chủ trương bồi thường thiệt hại của Nhà nước.
- Chịu trách nhiệm về việc xác nhận thời điểm sử dụng đất, xây dựng nhà ở, tài sản có trên đất, các chế độ chính sách của các đối tượng thuộc diện giải tỏa trên địa bàn.
Điều 28: Trách nhiệm của người được giao đất, thuê đất (chủ dự án)
- Tham gia Hội đồng bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng, cung cấp các tài liệu cần thiết để Hội đồng thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Tổ chức chi trả tiền bồi thường thiệt hại kịp thời cho các đối tượng được đền bù thiệt hại hoặc trợ cấp ngay sau khi phương án bồi thường thiệt hại được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Trả thay cho các Hộ được nhận đất ở và mua căn hộ chung cư tại các khu tái định cư các khoản lệ phí địa chính, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tiền chuyển mục đích sử dụng đất 100 m2 cho mỗi hộ được quy định tại khoản 2 Điều 25 của Quyết định này.
Điều 29: Trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 1 của Quyết định này có trách nhiệm chấp hành đầy đủ và đúng thời gian về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Đối với những hộ cố tình không chấp hành chủ trương, chính sách và kế hoạch giải tỏa theo quy định, thì Ban Đền bù giải tỏa tỉnh, Hội đồng bồi thường thiệt hại huyện, thành phố báo cáo UBND cùng cấp áp dụng biện pháp cưỡng chế , buộc phải di chuyển để giải phóng mặt bằng. Mọi chi phí cho công tác cưỡng chế do người bị cưỡng chế chi trả.
Điều 30: Khiếu nại và thời hiệu :
Người bị thu hồi đất được bồi thường thiệt hại nếu thấy quyết định bồi thường thiệt hại không đúng với quy định thì được quyền khiếu nại và được giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại và tố cáo của công dân. Người khiếu nại phải gởi đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định bồi thường thiệt hại, quá thời hạn này đơn khiếu nại không còn giá trị xem xét xử lý.
Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải chấp hành di chuyển giải phóng mặt bằng và giao đất đúng kế hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Điều 31: Những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, có động cơ cá nhân hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến vi phạm các quy định liên quan đến công tác bồi thường thiệt hại thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Thông tư 145/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Ban hành: 04/11/1998 | Cập nhật: 21/12/2009
Nghị định 22/1998/NĐ-CP về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước nước thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Ban hành: 24/04/1998 | Cập nhật: 17/09/2012