Quyết định 17/1998/QĐ-NHNN7 ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước
Số hiệu: 17/1998/QĐ-NHNN7 Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Lê Đức Thuý
Ngày ban hành: 10/01/1998 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Ngân hàng, tiền tệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17/1998/QĐ-NHNN7

Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Pháp lệnh NHNN công bố tại lệnh số 37-LCT/HĐNN8 ngày 24/5/1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định 161/HĐBT ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành: "Điều lệ Quản lý ngoại hối" của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hội,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này “Quy chế hoạt động giao dịch hối đoại”.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Chánh Văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng các Vụ, Cục ở NHNNTW, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nhà nước các tỉnh, thành phố, Tổng Giám đốc, Giám đốc các Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Lê Đức Thuý

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7ngày 10 tháng 01 năm 1998 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước)

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

Điều 1: Mục đích

Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh doanh hối đoái, đa dạng hoá các loại hình giao dịch trên thị trường; tạo các công cụ phòng ngừa rủi ro trước những biến động của tỷ giá và lãi suất trên thị trường trong tương lại; giúp cho các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, các đơn vị kinh tế chủ động trong kinh doanh; thúc đẩy và phát triển các giao dịch hối đoái để góp phần hoàn thiện thị trường hối đoái ở Việt Nam.

Điều 2: Các loại hình giao dịch

Giao dịch hối đoái là giao dịch mua bán ngoại tệ. Các loại hình giao dịch hối đoái quy định tại Quy chế này bao gồm:

1. Giao dịch hối đoái giao ngay (tên gọi bằng tiếng Anh SPOT):

Giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch mua, bán một số lượng ngoại tệ giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán.

2. Giao dịch hối đoái kỳ hạn (tên gọi bằng tiếng anh FORWARD):

Giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định, và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lại.

3. Giao dịch hối đoái hoán đổi (tên gọi bằng tiếng Anh SWAP):

Giao dịch hối đoái hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: Giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Điều 3: Đối tượng tham gia giao dịch

Các đối tượng sau đây được phép tham gia và sử dụng các loại hình giao dịch hối đoái:

1- Các tổ chức tín dụng

2- Các tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam

3- Các tổ chức khác và cá nhân

4- Ngân hàng Nhà nước

Điều 4: Phạm vi giao dịch

Các đối tượng quy định tại Điều 3 chỉ được tiến hành giao dịch hối đoái trong phạm vi như sau:

1. Các tổ chức tín dụng:

a) Các tổ chức tín dụng không phải ngân hàng thương mại:

Các tổ chức tín dụng không phải ngân hàng thương mại có đủ điều kiện quy định tại điểm a mục 1 điều 5, được phép tiến hành giao dịch hối đoái giao ngay với các đối tượng quy định tại Điều 3 của quy chế này.

b) Các ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư & phát triển:

Các ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư & phát triển có đủ điều kiện quy định tại điểm a mục 1 Điều 5, được phép tiến hành các giao dịch hối đoái giao ngay với các đối tượng quy định tại Điều 3 của quy chế này.

Các ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư & Phát triển có đủ điều kiện quy định tại điểm b mục 1 Điều 5 được phép thực hiện các giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi với nhau và với các đối tượng quy định tại Điều 3, trừ đối tượng quy định tại mục 3 Điều 3.

2. Các tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam:

Các tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam có nguồn thu ngoại tệ hoặc có nhu cầu giao dịch ngoại tệ phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối hiện hành, chỉ được phép thực hiện các giao dịch hối đoái giao ngay với với tổ chức tín dụng và chỉ thực hiện các giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi, với các ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư & Phát triển.

3. Các đối tượng khác:

Các tổ chức khác và các cá nhân chỉ được phép thực hiện các giao dịch hối đoái giao ngay phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối hiện hành và chỉ được tiến hành giao dịch với các tổ chức tín dụng.

4. Ngân hàng Nhà nước:

Ngân hàng Nhà nước tiến hành các giao dịch hối đoái (giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi) với các tổ chức tín dụng thông qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Điều 5: Điều kiện kinh doanh hối đoái và thủ tục xem xét cấp giấy phép giao dịch hối đoái ngay, kỳ hạn, hoán đổi cho các Tổ chức tín dụng.

1. Điều kiện:

a. Các tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch hối đoái giao ngay phải có Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép kinh doanh ngoại hối.

b. Chỉ các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư & phát triển có đủ các điều kiện sau sẽ được Ngân hàng nhà nước xem xét cấp giấy phép giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi:

Có đủ điều kiện quy định tại điểm a mục 1 Điều 5.

Có hệ thống thông tin, báo cáo thống kê tốt, nắm được trạng thái ngoại tệ của các chi nhánh và toàn bộ hệ thống trong ngày.

Có quy chế quy định trạng thái ngoại tệ cho các bộ phận kinh doanh ngoại hối trong hệ thống.

Báo cáo đầy đủ, thường xuyên số liệu về doanh số, trạng thái ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Có đội ngũ cán bộ được đào tạo, thông thạo các nghiệp vụ giao dịch hối đoái.

2. Thủ tục xin cấp giấy phép:

Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và phát triển gửi đơn xin cấp giấy phép (theo mẫu đính kèm Quy chế này) về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối). Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, kiểm tra thực trạng của ngân hàng, quá trình thực hiện báo cáo để quyết định cấp hoặc không cấp giấy phép giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi.

Điều 6: Đồng tiền giao dịch

1. Các giao dịch hối đoái được phép tiến hành giữa ngoại tệ với đồng Việt Nam hoặc giữa các ngoại tệ với nhau.

2. Căn cứ tình hình thực tế, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép quy định cụ thể các loại ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

3. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định các đồng tiền không được phép giao dịch.

Điều 7: Phí giao dịch

Ngân hàng Nhà nước quy định mức phí giao dịch tối đa áp dụng đối với mức phí mà các tổ chức tín dụng được phép thu.

Điều 8: Kỳ hạn giao dịch của các giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi.

Kỳ hạn giao dịch tối đa được phép áp dụng đối với các loại hình giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi là 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng giao dịch.

Điều 9: Nguyên tắc yết giá giao dịch.

Các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ phải niêm yết đồng thời cả tỷ giá mua và tỷ giá bán.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ KỸ THUẬT GIAO DỊCH:

Điều 10: Nguyên tắc thực hiện giao dịch ngay (SPOT)

1. Tỷ giá giao ngay:

Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc đo hai bên tự thoả thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

2. Thanh toán:

Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện và kết thúc chậm nhất trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo sau ngày cam kết mua bán. Các bên tham gia giao dịch được phép thoả thuận cụ thể điểm chuyển tiền trong phạm vi hai ngày làm việc quy định trên.

Điều 11. Nguyên tắc thực hiện giao dịch kỳ hạn (Porward)

1. Tỷ giá:

Tỷ giá giao dịch kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Đầu tư & phát triển yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thoả thuận với nhau, nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định giới hạn tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký kết hợp đồng.

2. Thanh toán:

a. Ngày thanh toán là ngày làm việc cuối cùng của kỳ hạn giao dịch và được hai bên ghi rõ trong hợp đồng khi ký kết hợp đồng.

b. Các bên chỉ được phép chuyển tiền khi đến hạn thanh toán. Việc chuyển tiền giữa hai bên phải được thực hiện và kết thúc chậm nhất trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo sau ngày thanh toán.

Điều 12: Nguyên tắc thực hiện giao dịch hối đoái hoán đổi (SWAP):

1. Tỷ giá:

Tỷ giá giao dịch hoán đổi là tỷ giáo thực hiện giao dịch do Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu từ và phát triển yết giá hoặc do các bên thoả thuận với nhau tại thời điểm ký kết hợp đồng theo nguyên tắc: Trường hợp giao dịch hoán đổi bao gồm giao dịch hối đoái giao ngay thì tỷ giá giao dịch giao ngay phải theo quy định đối với tỷ giá giao ngay tại mục 1 Điều 10 của quy chế này.

Trường hợp giao dịch hoán đổi bao gồm giao dịch hối đoái kỳ hạn thì tỷ giá giao dịch kỳ hạn phải theo quy định đối với tỷ giá giao dịch kỳ hạn tại mục 1 Điều 11 của quy chế này.

2. Thanh toán:

Trường hợp giao dịch hoán đổi gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn thì việc thanh toán dựa trên nguyên tắc đã quy định đối với giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn.

Trường hợp giao dịch hoán đổi gồm hai giao địch kỳ hạn thì việc thanh toán dựa trên nguyên tắc đã quy định đối với giao dịch kỳ hạn.

Điều 13: Đặt Cọc

1. Để đảm bảo cho các hợp đồng giao dịch hối đoái kỳ hạn hoặc hợp đồng giao dịch hối đoái hoán đổi, Tổng giám đốc (giám đốc) các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu từ và phát triển được quyền yêu cầu đối tác giao dịch của mình đặt cọc. Mức đặt cọc đối với các khách hàng khác nhau do Tổng giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và phát triển quy định cụ thể. Các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và phát triển quy định cụ thể. Các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và phát triển phải trả lãi cho khoản đặt cọc theo mức lãi suất tiền gửi tương ứng phù hợp với kỳ hạn giữ số tiền đặt cọc.

2. Các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và phát triển có trách nhiệm hoàn trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc và khoản lãi của số tiền đặt cọc cho bên đối tác khi bên đối tác thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.

Điều 14: Phương thức giao dịch

Các bên tham gia giao dịch hối đoái có thể tiến hành giao dịch trực tiếp qua điện thoại, telex, fax và hệ thống mạng vi tính.

1. Giao dịch qua điện thoại, telex, fax:

Sau khi cam kết giao dịch, đối với trường hợp giao dịch hối đoái giao ngay các bên có thể xác nhận lại với nhau bằng văn bản về số lượng ngoại tệ mua, bán, tỷ giá và phương thức thanh toán hoặc ký kết hợp đồng chi tiết theo Điều 15 của Quy chế này. Đối với trường hợp giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi, các bên tham gia phải ký kết hợp đồng chi tiết theo quy định tại Điều 15 của quy chế này.

2. Giao dịch qua mạng vi tính:

Trường hợp giao dịch qua mạng vi tính theo mã số và các quy ước của mạng vi tính thì các bên tham gia giao dịch chỉ cần xác nhận với nhau bằng văn bản, không cần phải ký kết hợp đồng.

Điều 15: Hợp đồng giao dịch hối đoái

Hợp đồng giao dịch hối đoái phải có đầy đủ các điều khoản sau:

- Tên loại hình giao dịch

- Tên, địa chỉ, mã số (code) của các bên tham gia giao dịch.

- Số hiệu tài khoản của các bên.

- Ngày ký kết hợp đồng.

- Kỳ hạn của hợp đồng (nếu có).

- Các đồng tiền giao dịch (ngoại tệ với ngoại tệ hoặc ngoại tệ với đồng Việt Nam).

- Số lượng giao dịch

- Tỷ giá giao dịch

- Phương thức thanh toán.

- Ngày thanh toán.

- Mức đặt cọc (nếu có) - Phí giao dịch nếu có

- Địa điểm chuyển tiền đi, địa điểm chuyển tiền đến.

- Chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền của mỗi bên.

III. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:

IV. XỬ LÝ VI PHẠM:

Điều 17: Xử lý vi phạm hợp đồng giao dịch

Trường hợp vi phạm hợp đồng giao dịch, bên bị vi phạm hợp đồng có quyền khiếu nại tại Toà kinh tế.

Nếu Bên đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng thì số tiền đặt cọc thuộc về Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và phát triển nhận tiền đặt cọc; Nếu Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư và phát triển nhận tiền đặt cọc từ chối thực hiện hợp đồng, thì phải trả cho bên đặt cọc số tiền đặt cọc, tiền lãi và một khoản tiền bằng với số tiền đặt cọc, bị cảnh cáo hoặc rút giấy phép kinh doanh trong trường hợp vi phạm nhiều lần.

Điều 18: Xử lý vi phạm trong thanh toán

Việc thanh toán chậm so với thời hạn đã cam kết trong hợp đồng giao dịch sẽ bị xử phạt như sau:

- Trường hợp đồng tiền thanh toán là ngoại tệ sẽ áp dụng mức phạt tối đa bằng 150% trần lãi suất cho vay ngoại tệ hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tính trên số ngày chậm trả và số tiền chậm trả.

- Trường hợp đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam sẽ áp dụng mức phạt tối đa bằng 150% lãi suất trần cho vay ngắn hạn hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tính trên số ngày chậm trả và số tiền chậm trả.

Điều 19: Xử lý vi phạm các quy định của quy chế này

1. Các Tổ chức tín dụng phải nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo, theo đúng mẫu quy định của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo đúng thời gian, báo cáo số liệu chính xác.

Các Tổ chức tín dụng khi kinh doanh các loại hình giao dịch giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi phải đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định tại Quy chế này và giới hạn trạng thái ngoại tệ theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. (Các giao dịch kỳ hạn cũng được tính vào trạng thái ngoại tệ của Tổ chức tín dụng).

2. Các Tổ chức tín dụng vi phạm chế độ báo cáo và quy định của Ngân hàng Nhà nước về biên độ tỷ giá, phí giao dịch, kỳ hạn giao dịch và các quy định khác sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hoặc xử lý bằng một trong các hình thức sau:

a. Vi phạm chế độ báo cáo: Cảnh cáo đối với trường hợp gửi báo cáo chậm. Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động mua bán ngoại tệ đối với trường hợp thường xuyên gửi báo cáo chậm hoặc không gửi báo cáo.

b. Vi phạm biên độ tỷ giá giao dịch, phí giao dịch và kỳ hạn giao dịch: Đình chỉ toàn bộ hoạt động mua bán ngoại tệ hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh ngoại tệ.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Điều 20.- Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối có trách nhiệm phối hợp với các Vụ, Cục có liên quan để phổ biến thực hiện Quy chế này và cấp giấy phép giao dịch hối đoái kỳ hạn, hoán đổi cho các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển có đủ điều kiện.

Điều 21.- Vụ trưởng Vụ Kế toán tài chính có trách nhiệm hướng dẫn tài khoản hạch toán các giao dịch hối đoái: kỳ hạn, hoán đổi.

Điều 22.- Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nhà nước các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy chế này của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Điều 23.- Tổng giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức thực hiện Quy chế này trong đơn vị mình.

Điều 24.- Mọi sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

 

TỔ CHỨC TÍN DỤNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Ngày.... tháng.... năm 1998

 

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI KỲ HẠN, HOÁN ĐỔI

Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng nhà nước

Tên Tổ chức tín dụng:............................................

Số giấy phép kinh doanh ngoại tệ:................................

Cấp ngày:........ tháng....... năm.....................................

Trụ sở chính:.................................................................

Điện thoại:.................... Fax:........................................

Tổng số vốn điều lệ:......................................................

Hệ thống thông tin nội bộ, trang thiết bị kỹ thuật:.........

.................................................................

.................................................................

Số cán bộ được đào tạo và thông thạo các nghiệp vụ giao dịch hối đoái:........

.................................................................

Loại hình giao dịch hối đoái xin phép hoạt động:

+ Giao dịch kỳ hạn:

+ Giao dịch hoán đổi:

Đề nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam xem xét và duyệt cấp giấy phép cho.................... được kinh doanh các loại hình hối đoái nói trên.

Chúng tôi xin cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành của Ngân hàng nhà nước.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Tổ chức tín dụng:

BÁO CÁO TÌNH HÌNH GIAO DỊCH NGOẠI TỆ (KỲ HẠN, HOÁN ĐỔI)

Loại ngoại tệ:

Ngày: Tháng: Năm:

G.dịch

Mua

Bán

Kỳ hạn

(tháng)

Số lượng

Tỷ giá

Đối tác

Tổng

Số lượng

Tỷ giá

Đối tác

Tổng

 

1

.................................

.................................

.................................

 

.................................

...........................

...........................

 

 

2

.................................

.................................

.................................

 

.................................

...........................

...........................

 

 

3

.................................

.................................

.................................

 

.................................

...........................

...........................

 

 

4

.................................

.................................

.................................

 

.................................

...........................

...........................

 

 

5

.................................

.................................

.................................

 

.................................

...........................

...........................

 

 

6

.................................

.................................

.................................

 

.................................

...........................

...........................

 

 

Chú thích: Báo cáo từng giao dịch theo các kỳ hạn, ghi rõ số lượng, tỷ giá và đối tác giao dịch.

Cộng tổng tất cả các giao dịch theo từng kỳ hạn và ghi vào cột tổng

Mỗi loại ngoại tệ báo cáo riêng một bảng theo mẫu trên

Đối với giao dịch hoán đổi (SWAP) nếu gồm 1 giao dịch giao ngay (SPOT) và 1

giao dịch kỳ hạn thì ghi phần giao ngay vào mẫu báo cáo doanh số giao ngay, ghi

phần giao dịch kỳ hạn vào mẫu này

Đối với giao dịch hoán đổi gồm 2 giao dịch kỳ hạn thì ghi cả hai giao dịch đó vào

mẫu báo cáo này.

Lập bảng: Kiểm soát: Đại diện đơn vị (TGĐ/Giám đốc)

Tổ chức tín dụng:

BÁO CÁO TÌNH HÌNH GIAO DỊCH NGOẠI TỆ (GIAO NGAY)

Ngày: tháng: Năm:

I. Đồng đô la Mỹ:

Doanh số

Doanh số mua

Doanh số bán

 

Giao dịch

Số lượng

Tỷ giá g.d

Số lượng

Tỷ giá g.d

 

Giao dịch với khách hàng

 

 

 

 

 

Cộng doanh số giao dịch với khách hàng (A)

 

 

 

 

Đối tác mua

Đối tác bán

Giao dịch với ngân hàng

 

 

 

 

 

 

Cộng doanh số giao dịch với ngân hàng (B)

 

 

 

 

 

Tổng doanh số giao dịch với khách hàng + ngân hàng (A+B)

 

 

 

 

 

II. Các ngoại tệ khác: (nguyên tệ)

Tên đồng tiền

Tổng doanh số mua

Tổng doanh số bán

DEM

 

 

FRF

 

 

JPY

 

 

HKD

 

 

CHF

 

 

SGD

 

 

...

 

 

...

 

 

...

 

 

Chú thích: Báo cáo doanh số mua bán đô la Mỹ (USD) phải báo cáo chi tiết các giao dịch theo từng mức tỷ giá giao dịch

Ví dụ: Trong ngày đơn vị có 4 giao dịch với 3 mức tỷ giá khác nhau: giao dịch 1: 10.000 USD tỷ giá 11200; giao dịch 2: 15.000 USD tỷ giá 11195; giao dịch 3: 20.000 USD tỷ giá 11.205; giao dịch 4: 15.000 USD tỷ giá 11.200. Việc báo cáo thực hiện như sau:

 

Số lượng

Tỷ giá g.d

Giao dịch với khách hàng

25.000 USD

11.200 (giao dịch 1 + g.d 4)

 

15.000 USD

11.195

 

20.000 USD

11.205

Cộng giao dịch với khách hàng

60.000 USD

 

Đối với báo cáo các giao dịch với ngân hàng nếu cùng tỷ giá và

cùng đối tác thì thực hiện theo nguyên tắc trên.

Nếu các giao dịch cùng tỷ giá nhưng khác đối tác thì phải báo cáo cụ thể theo từng đối tác. Các TCTD chỉ cần sử dụng mã (code) giao dịch của các đối tác theo quy ước trên thị trường liên ngân hàng để ghi vào cột đối tác mua, bán)

Lập bảng: Kiểm soát: Đại diện đơn vị (TGĐ/Giám đốc)





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.