Quyết định 1698/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2035”
Số hiệu: 1698/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Văn Chánh
Ngày ban hành: 05/06/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1698/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 05 tháng 6 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI, GIAI ĐOẠN 2019 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1810/TTr-SNN ngày 15/5/2019 về việc phê duyệt Đề án “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ 2019 - 2025, định hướng đến năm 2035”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2035”, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

Chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị; là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của OCOP Đồng Nai là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ du lịch có lợi thế trên địa bàn tỉnh theo hướng gia tăng giá trị, do các tổ chức kinh tế OCOP tại địa phương thực hiện.

a) Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện, hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ.

b) Cộng đồng dân cư (bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm trên địa bàn tỉnh) chủ động tổ chức triển khai thực hiện.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của Chương trình OCOP Đồng Nai là nhằm góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, có thương hiệu mang tính đặc trưng lợi thế của mỗi vùng, mỗi xã đáp ứng cho tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu; qua đó phát huy tính sáng tạo, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của người dân, xây dựng mối liên kết phát triển kinh tế cộng đồng bền vững góp phần thực hiện nội dung thứ 3 của Chương trình xây dựng nông thôn mới là “Tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân”, giúp khu vực nông thôn giải quyết những vấn đề quan trọng và căn cơ trong giải pháp thực hiện giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

b) Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, đề án đưa ra mục tiêu và các tiêu chí đo lường cụ thể trong từng giai đoạn như sau:

- Mục tiêu giai đoạn 2019 - 2020

+ Số sản phẩm hiện có đạt 3 sao trở lên: Từ 12 sản phẩm trở lên.

+ Số sản phẩm hiện có đạt 5 sao cấp tỉnh: Từ 3 sản phẩm trở lên.

+ Củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP.

+ Đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý, sản xuất, kinh doanh cho 70% cán bộ quản lý nhà nước thực hiện Chương trình OCOP và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP.

+ Xây dựng và triển khai các dự án khai thác thế mạnh nông nghiệp kết hợp với du lịch của tỉnh như nông sản, thủy sản,... và thủ công mỹ nghệ: 05 dự án.

+ Xây dựng và triển khai các dự án khởi nghiệp OCOP của tỉnh: 02 dự án.

+ Xây dựng trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm khác cấp tỉnh tại thành phố Biên Hòa: 01 trung tâm.

+ Xây dựng và triển khai các dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của huyện: 02 dự án.

- Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025:

+ Số sản phẩm hiện có đạt 3 sao trở lên: Từ 100 sản phẩm trở lên.

+ Số sản phẩm hiện có đạt 5 sao cấp tỉnh: Từ 15 sản phẩm trở lên.

+ Số sản phẩm đạt 5 sao cấp Quốc gia: Từ 08 sản phẩm trở lên.

+ Phát triển sản phẩm mới khoảng 60 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên (tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi sản phẩm chủ lực cấp huyện, tỉnh và các sản phẩm thế mạnh khác).

+ Đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý, sản xuất, kinh doanh cho 100% cán bộ quản lý nhà nước thực hiện Chương trình OCOP.

+ Phấn đấu phát triển mới ít nhất 50 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.

+ Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho 100% đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX tham gia OCOP.

+ Xây dựng và triển khai thực hiện dự án khởi nghiệp thanh niên, phụ nữ cấp tỉnh: 09 dự án.

+ Xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm khác cấp huyện: 10 điểm.

+ Xây dựng và triển khai các dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của huyện: 20 dự án.

- Mục tiêu định hướng đến 2035:

+ Đẩy mạnh phát triển Chương trình OCOP quy mô lớn trên địa bàn nông thôn và khu vực đô thị, góp phần cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ tiêu chuẩn OCOP ra thị trường.

+ Tập trung phát triển khối kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo hướng gia tăng giá trị lợi ích cho cộng đồng dân cư trong tỉnh.

+ Tiếp tục xây dựng và triển khai các dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh của các địa phương.

+ Phát triển và nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

+ Xây dựng và quản lý nhãn hiệu OCOP thành thương hiệu mạnh của nông nghiệp Đồng Nai trên phạm vi cả nước và dần từng bước trên thị trường Quốc tế.

3. Phạm vi, đối tượng, nguyên tắc thực hiện

a) Phạm vi thực hiện

- Phạm vi không gian: Đề án “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm”

được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn và khuyến khích thực hiện chương trình ở khu vực đô thị (phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh.

- Phạm vi thời gian: Đề án “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm” được triển khai thực hiện từ năm 2019 - 2025 và định hướng đến năm 2035.

b) Đối tượng thực hiện

- Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương (tài nguyên, nguyên liệu, lao động), đặc biệt là các sản phẩm đặc trưng, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.

- Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

c) Nguyên tắc thực hiện

Tuân thủ 03 nguyên tắc cơ bản, đó là:

- Hành động địa phương hướng đến toàn cầu;

- Tự lực, tự tin và sáng tạo;

- Đào tạo nguồn lực.

4. Nội dung Đề án

a) Triển khai Chu trình OCOP toàn tỉnh: Tuân thủ thực hiện theo Chu trình OCOP hàng năm gồm: (1) Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP, (2) Nhận ý tưởng sản phẩm, (3) Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh, (4) Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh, (5) Đánh giá và xếp hạng sản phẩm, (6) Xúc tiến thương mại.

b) Xác định và phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP: Tập trung vào 06 nhóm/ngành hàng: (1) Thực phẩm, gồm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến; (2) Đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn và đồ uống không cồn; (3) Thảo dược, gồm: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu; (4) Vải và may mặc, gồm: Các sản phẩm dệt, may thổ cẩm; (5) Lưu niệm - nội thất - trang trí, thủ công mỹ nghệ, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng; (6) Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng, gồm: Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu (Phụ lục I: Danh mục sản phẩm hiện có dự kiến lựa chọn hoàn thiện, nâng cấp trong Chương trình OCOP giai đoạn 2019 - 2025).

c) Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP: Các hoạt động đánh giá, xếp hạng sản phẩm theo 05 hạng sao quy định tại bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của Trung ương và thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát có liên quan theo quy định.

d) Đào tạo nhân lực: Tập huấn, đào tạo cán bộ tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP; đào tạo, tập huấn cho các chủ thể là lãnh đạo quản lý, người phụ trách kinh doanh, kế toán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP. Nội dung đào tạo theo khung đào tạo Chương trình OCOP quy định tại Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về quyết định phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 -2020, các nội dung cần thiết khác.

đ) Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP: Hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm, thương mại điện tử, hội chợ, triển lãm; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gồm: Trung tâm OCOP (cấp tỉnh); gắn kết gian hàng OCOP tại các siêu thị, chợ, khu dân cư lớn; điểm bán hàng OCOP tại các khách sạn, nhà hàng; quầy giới thiệu sản phẩm OCOP tại các vị trí thuận lợi (Phụ lục II: Dự kiến quy hoạch trung tâm/điểm giới thiệu và bán sản phẩm ocop tại các huyện, thị xã, thành phố giai đoạn 2019 - 2025). Xây dựng Website OCOP.

e) Xây dựng và triển khai các dự án thành phần của Chương trình OCOP

- Dự án cấp tỉnh (liên huyện)

+ Dự án du lịch tuyến Bửu Long - Chiến khu D - Phú Lý. Dự án được xây dựng và triển khai trên cơ sở thế mạnh về vùng đất, sản phẩm, văn hóa, sinh thái của thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu.

+ Dự án du lịch sinh thái Sông La Ngà - Thác Mai - Suối Mơ (huyện Tân Phú, Định Quán).

+ Dự án du lịch tâm linh, sinh thái vườn Long Khánh - Cẩm Mỹ - Xuân Lộc.

+ Tuyến du lịch Long Thành - Nhơn Trạch: Trải nghiệm rừng ngập mặn,…

+ Dự án phát triển kinh tế văn hóa xã hội gắn với du lịch cộng đồng các dân tộc bản địa xã Tà Lài, huyện Tân Phú.

- Dự án khởi nghiệp OCOP: Gồm các dự án khởi nghiệp để hình thành các chủ thể OCOP và tạo ra sản phẩm OCOP, do hội viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và đoàn viên thanh niên của Tỉnh đoàn, Huyện đoàn thực hiện.

- Dự án cấp huyện: Mỗi huyện xây dựng và triển khai từ 01 - 02 dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của huyện, mỗi dự án phải tạo ra ít nhất 02 sản phẩm OCOP cấp huyện; cấp huyện chủ động nghiên cứu, đề xuất, xây dựng dự án phát triển cụ thể.

g) Triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm: Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện xây dựng kế hoạch hàng năm trình UBND cùng cấp triển khai thực hiện. Riêng giai đoạn 2019 - 2020, triển khai xây dựng hoàn thiện/nâng cấp/phát triển 12 sản phẩm theo chu trình OCOP.

h) Triển khai các hoạt động giám sát, đánh giá, tổng kết thực hiện Chương trình OCOP. 

5. Các giải pháp thực hiện

a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức: Việc thông tin, truyền thông cần triển khai thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở; trang web của Chương trình OCOP; dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh; trong các đợt hội nghị, hội thảo, tập huấn... Cần đưa Chương trình OCOP vào nghị quyết của cấp ủy các cấp; có trong kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của chính quyền địa phương.

b) Củng cố kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành thực hiện chương trình OCOP

- Bộ máy quản lý điều hành thực hiện Chương trình OCOP

Hệ thống quản lý điều hành thực hiện Chương trình OCOP hình thành trên nguyên tắc gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với chỉ đạo chung và thực tế tại địa phương.

+ Cấp tỉnh: Lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Cơ quan thường trực là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có bộ phận tham mưu giúp việc từ nhân sự và biên chế của Sở), không phát sinh biên chế mới.

+ Cấp huyện: Lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Cơ quan thường trực là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Kinh tế (có bộ phận tham mưu giúp việc từ nhân sự và biên chế của huyện), không phát sinh biên chế mới.

+ Cấp xã:

Đối với các xã: Lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tham mưu giúp việc cho Ban Chỉ đạo là cán bộ chuyên trách nông thôn mới, không phát sinh biên chế mới.

Đối với các phường, thị trấn: Phó Chủ tịch xã phụ trách chỉ đạo, tham mưu giúp việc là cán bộ thương mại dịch vụ.

- Thành lập Hội đồng tư vấn, Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP

+ Thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.

+ Cấp tỉnh: Thường trực Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, các sở, ngành, đơn vị liên quan tùy theo yêu cầu xét đánh giá công nhận đối với sản phẩm.

+ Cấp huyện: Thường trực Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, các phòng, ban, đơn vị liên quan tùy theo yêu cầu xét đánh giá công nhận đối với sản phẩm.

- Xây dựng hệ thống tư vấn đối tác hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP: (1) Mời tư vấn Trung ương hỗ trợ cho 02 huyện điểm. Nguyên tắc chọn huyện điểm: Huyện đăng ký giai đoạn đầu có nhiều sản phẩm. (2) Mời tư vấn các tỉnh phía Nam hỗ trợ 11 huyện, thị xã, thành phố. (3) Hình thành mạng lưới đội ngũ chuyên gia tư vấn tại địa phương: Cơ quan quản lý chương trình các cấp, trọng tâm là cấp huyện; Các cá nhân, pháp nhân có kinh nghiệm và năng lực tư vấn toàn diện các hoạt động của Chương trình OCOP (do các chủ thể tự mời).

c) Đào tạo nguồn nhân lực

- Tiếp tục xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chủ thể, nhất là các chủ thể tham gia Chương trình OCOP; đặc biệt về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, quản trị doanh nghiệp (đặc biệt là về vận dụng, xử lý tình huống trong quản trị sản xuất kinh doanh), lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại…. Chủ thể là các HTX, UBND cấp huyện có kế hoạch tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, nhất là mô hình HTX kiểu mới, HTX hiện đại.

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên cán bộ tham gia nắm vững chu trình OCOP, cách thực hiện các bước để chương trình đạt hiệu quả. Tổ chức tập huấn cho các chủ thể về chuyên môn, nghiệp vụ trong xây dựng, thực hiện phương án sản xuất kinh doanh để sản suất có hiệu quả nhất, sản phẩm thỏa mãn các tiêu chí của chương trình. Đào tạo, tư vấn những nội dung, phương pháp cụ thể mà chủ thể đang thực hiện để họ có thể sử dụng được ngay trong thực hiện chương trình.

- Công tác đào tạo nghề cần cải tiến để phù hợp với nhu cầu, đặc thù của ngành nghề. Có sự kết hợp linh hoạt giữa đào tạo nghề và đào tạo lao động nông thôn vì cuối cùng cũng là đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực nông thôn.

d) Xây dựng và quản lý chất lượng sản phẩm OCOP

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP. Thiết lập bộ máy quản lý có đủ thẩm quyền, đủ cả về số lượng, chất lượng, nhất là chất lượng cán bộ; đảm bảo thực hiện đúng theo chu trình OCOP, đánh giá xếp hạng sản phẩm theo bộ tiêu chí đã đề ra.

- Thực hiện thường xuyên, chặt chẽ công tác hướng dẫn, kiểm tra và giám sát từ khâu sản xuất đến khi đưa sản phẩm OCOP ra thị trường.

đ) Xếp hạng sản phẩm OCOP

Hoàn thiện và xếp hạng các sản phẩm OCOP cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Quốc gia đáp ứng nhu cầu cao của thị trường:

- Tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm cấp huyện đạt từ 3 sao đến 5 sao chuyển lên cấp tỉnh (cấp huyện).

- Tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh đạt từ 4 sao đến 5 sao chuyển lên cấp Quốc gia (cấp tỉnh).

e) Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ

- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là các nội dung của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đặc biệt các ứng dụng công nghệ của Nông nghiệp 4.0 vào tổ chức sản xuất hàng hóa, dịch vụ trong Chương trình OCOP. Lấy khoa học công nghệ làm khâu then chốt để tạo đột phá, tăng năng suất, chất lượng và gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa.

- Xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP. Các đề tài/dự án dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế OCOP (ưu tiên các hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ và vừa có địa chỉ ứng dụng cụ thể).

- Triển khai thực hiện, hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến, các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tham gia Đề án. Ứng dụng khoa học quản lý trong xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP tại cộng đồng.

g) Bảo vệ môi trường

- Kiểm soát đặc biệt đối với các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất phục vụ cho việc thu hút đầu tư; công tác phê duyệt phương án môi trưng trong các dự án đầu tư.

- Kim tra, giám sát, kịp thời xử lý các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Chú ý, tập trung các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào các cụm, khu công nghiệp để có hướng đầu tư công nghệ xử lý, đảm bảo tốt cho công tác quản lý.

h) Phát triển thị trường sản phẩm OCOP

- Từng bước thực hiện đổi mới mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động hệ thống thông tin, xúc tiến thương mại công lập theo hướng nhập, giảm bớt đầu mối và chuyển các đơn vị này từng bước thành đơn vị tự chủ để vừa tránh tình trạng bao cấp, nâng cao tính chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao hơn. Tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP để phục vụ tốt cho việc quản lý thị trường sản phẩm OCOP.

- Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng thông tin xúc tiến thương mại: Xây dựng các báo cáo chuyên đề xúc tiến thương mại đối với từng thị trường, ngành hàng, sản phẩm để cung cấp cho các chủ thể và đối tác trong và ngoài nước. Hệ thống hóa, phân loại thông tin xúc tiến thương mại theo tính chất của thông tin, theo thị trường, ngành hàng phù hợp với yêu cầu thực tế, yêu cầu của chủ thể (hướng vào thị trường và sản phẩm cụ thể)… Chú trọng tập huấn, thông tin cho các chủ thể, nhằm thường xuyên nâng cao năng lực xúc tiến thương mại cho các chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Hình thành trung tâm/điểm trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh; điểm giới thiệu, bán các sản phẩm của huyện; trong đó, có sản phẩm Chương trình OCOP để có điều kiện quảng bá các sản phẩm rộng và xa hơn, tạo thuận lợi cho tiêu thụ các sản phẩm và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh nói chung và sản phẩm Chương trình OCOP nói riêng.

i) Xây dựng các dự án đầu tư của chương trình

- Căn cứ mục tiêu của chương trình, đánh giá nhu cầu cần đầu tư của vùng/địa phương, nhóm sản phẩm OCOP, chủ thể cần hỗ trợ, như: Cải tiến mẫu mã, sản phẩm mới,… để xây dựng các dự án đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phục vụ cho phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

- Đào tạo tấp huấn nhằm nâng cao năng lực xây dựng dự án cho các chủ thể và tư vấn hỗ trợ để các chủ thể có thể xây dựng thành công những dự án đầu tư, sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả.

k) Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ, phân bố sản xuất

- Đánh giá nhu cầu thị trường về ngành hàng, sản phẩm của tỉnh. Thông qua việc phát triển và xếp hạng sản phẩm, chọn những sản phẩm chủ lực của huyện, tỉnh (những sản phẩm đạt từ 3 - 5 sao), tiến hành xúc tiến thương mại, xây dựng phương án đầu tư.

- Thực hiện tốt việc xây dựng vùng nguyên liệu cho những sản phẩm chủ lực đáp ứng trên cả 02 mặt chất lượng, số lượng gắn với các cơ sở chế biến, nhằm khuyến khích cộng đồng đầu tư sản xuất phù hợp, đúng hướng.

l) Xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP

- Hệ thống tư vấn OCOP

Tư vấn OCOP là các tổ chức/cá nhân (doanh nghiệp, viện, trường đại học) có kinh nghiệm và năng lực tư vấn. Nội dung tư vấn cụ thể theo đề án.

Cách thức hoạt động: Dưới dạng các hợp đồng tư vấn với Ban điều hành OCOP cấp tương ứng.

- Hệ thống đối tác OCOP

+ Tổ chức Hội nghị đối tác OCOP thường niên, với sự tham gia của các tổ chức OCOP của tỉnh và các chủ thể chuỗi, các nhà hỗ trợ chuỗi, nhằm: Kết nối thông tin, thu thập nhu cầu của các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP. Phân tích nhu cầu và xây dựng cơ sở dữ liệu về nhu cầu kết nối giữa các chủ thể và đối tác OCOP. Trách nhiệm thực hiện: Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới các cấp chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thực hiện.

+ Hệ thống đối tác OCOP bao gồm các tổ chức/cá nhân có quan hệ với các chủ thể OCOP theo cách hợp tác cùng có lợi ích, bao gồm:

Các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP.

Các viện, trường đại học, nhà khoa học trong lĩnh vực ngành hàng của OCOP ở các tổ chức khoa học công nghệ Trung ương, vùng và địa phương.

Các tổ chức/doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm; đài phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương; các nhà báo.

Các ngân hàng, các quỹ đầu tư.

Các tổ chức Quốc tế tham gia vào các lĩnh vực quan tâm của mình dưới các dạng tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật, nhân lực, kết nối thị trường, nguồn chuyên gia,... với các HTX, SMEs tham gia chương trình OCOP.

m) Phát triển các tổ chức OCOP

- Phát triển tổ chức cho các chủ thể đã tham gia OCOP

+ Nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế hiện có, bằng cách hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất và kinh doanh theo nguyên tắc tổ chức sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu các tổ chức theo hướng có sự tham gia lớn hơn của cộng đồng, như thêm số thành viên/cổ đông, chuyển đổi loại hình (thành HTX, công ty cổ phần).

+ Hình thành các hợp tác xã/doanh nghiệp vừa và nhỏ từ hộ gia đình khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ; Nâng cấp/hoàn thiện cơ sở sản xuất (nhà xưởng, thiết bị, nhân sự,...) đáp ứng các tiêu chuẩn nhà sản xuất theo luật định.

+ Mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh với một số HTX/DN có điều kiện và đủ năng lực.

+ Kết nối các tổ chức OCOP với các nhà tư vấn phù hợp với ngành hàng và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác này theo nguyên tắc cùng có lợi.

- Hỗ trợ các tổ chức OCOP nâng cao chất lượng quản trị, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm

+ Tư vấn tại chỗ về quản trị sản xuất, kinh doanh

+ Tập huấn, tư vấn tổ chức kinh tế áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến như ISO, HACCP,...

+ Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

n) Hợp tác trong nước và Quốc tế về triển khai chương trình OCOP

Hợp tác trong nước và Quốc tế để tăng cường hiệu quả trong quá trình triển khai chương trình OCOP, thúc đẩy xúc tiến sản phẩm OCOP xuất khẩu.

o) Giải pháp về huy động nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP

- Nguồn lực từ các chủ thể

Trong quá trình triển khai OCOP, các chủ thể OCOP là các tổ chức, cá nhân có chức năng sản xuất - kinh doanh đăng ký sản phẩm OCOP, dưới các dạng: (1) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2014; (2) Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật HTX năm 2012; (3) Các tổ hợp tác và các hộ sản xuất (có đăng ký kinh doanh) theo Luật Doanh nghiệp 2014. Đây là các chủ thể trực tiếp triển khai OCOP tại cộng đồng, là đối tượng phục vụ của Chương trình OCOP. Các chủ thể này là người đăng ký triển khai sản phẩm OCOP, tổ chức sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đã đăng ký với sự hỗ trợ của Chương trình OCOP các cấp.

Các nguồn lực từ chủ thể OCOP bao gồm: Tiền, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ,... phù hợp với các quy định của pháp luật, được huy động trong quá trình hình thành các tổ chức OCOP, dưới dạng góp vốn; triển khai các hoạt động theo Chu trình OCOP. Đây là nguồn lực chủ yếu của Chương trình OCOP.

- Nguồn vốn nhà nước và các tổ chức tín dụng

+ Ngân sách nhà nước

Ngân sách chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới: Bố trí từ nguồn ngân sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất (vốn sự nghiệp nông thôn mới).

Ngân sách khoa học công nghệ, công thương (xúc tiến thương mại, khuyến công), khuyến nông hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ du lịch nông thôn; trong đó, ưu tiên sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện đầu tư hàng năm và các nguồn khác cho Chương trình OCOP.

+ Vốn tín dụng

Nguồn từ tín dụng ngân hàng, tín dụng cộng đồng, huy động nguồn lực tài chính từ các quỹ đầu tư, các tổ chức Quốc tế.

+ Nguồn vốn các nhà tài trợ, nguồn vốn khác.

p) Các chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho Chương trình OCOP

Trên cơ sở các chính sách hiện hành về hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển du lịch, khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại,…(Phụ lục III) và yêu cầu của Chương trình, tiến hành rà soát, tích hợp, bổ sung, biên tập và ban hành, phổ biến cẩm nang các chính sách áp dụng cho Chương trình OCOP nhằm giúp cộng đồng tiếp cận và vận dụng thuận lợi có hiệu quả các chính sách này đối với ngành hàng mặt hàng đối với sản xuất kinh doanh của mình:

- Chính sách hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng các dự án thế mạnh của nông nghiệp và nông thôn tham gia Chương trình OCOP.

- Chính sách nghiên cứu đầu tư đổi mới công nghệ, thực hiện chuyển giao công nghệ.

- Chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP.

- Chính sách hỗ trợ xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ nâng cao năng suất chất lượng, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy.

- Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

- Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại.

- Chính sách hỗ trợ hoạt động khuyến công.

- Chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.

- Chính sách khuyến nông.

- Một số chính sách cần thiết cần nghiên cứu hỗ trợ sản phẩm OCOP.

q) Một số giải pháp riêng cho từng nhóm sản phẩm

- Đối với nhóm thực phẩm:

+ Nâng cao nhận thức của chủ thể về tầm quan trọng của chất lượng và thương hiệu sản phẩm.

+ Khuyến khích các chủ thể đầu tư đổi mới công nghệ.

+ Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lý môi trường.

+ Riêng đối với các sản phẩm nâng cấp trong giai đoạn 2019 - 2020: Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể đăng ký kiểm định chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm; thiết kế bao bì, nhãn hiệu gắn với thông tin sản phẩm đặc biệt là truy suất nguồn gốc; xúc tiến thương mại.

- Đối với nhóm đồ uống:

+ Xác định quy mô nguồn nguyên liệu và kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào.

+ Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể OCOP; chú trọng đào tạo về quy định về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát, đặc biệt là các sản phẩm có cồn, đảm bảo sản phẩm có chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng.

+ Đối với các sản phẩm nâng cấp trong giai đoạn 2019 - 2020: Khuyến khích các chủ thể tham gia các chuỗi liên kết đầu vào và đầu ra cho sản phẩm.

- Đối với nhóm thảo dược:

+ Xúc tiến xây dựng mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Khuyến khích hỗ trợ ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

+ Tư vấn, hướng dẫn chủ thể sản xuất, đăng ký kiểm định chất lượng và thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm.

+ Nghiên cứu đưa ngành sản xuất dược liệu vào danh mục ngành ưu tiên phát triển của tỉnh.

+ Đánh giá tiềm năng, hiện trạng, xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh.

- Đối với nhóm thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất:

+ Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cụm làng nghề thủ công mỹ nghệ.

+ Đổi mới công tác đào tạo nghề đối với nhóm sản phẩm này theo hướng gắn chặt giữa lý thuyết với thực tế.

+ Sớm thành lập Hiệp hội ngành hàng thủ công mỹ nghệ, để tạo điều kiện gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất.

+ Hỗ trợ thực hiện đăng ký sở hữu trí tuệ và xây dựng thương hiệu sản phẩm có tính sáng tạo.

- Đối với nhóm dịch vụ du lịch nông thôn

+ Tập trung củng cố các tuyến du lịch theo quy hoạch.

+ Có chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng dẫn đến các điểm du lịch.

+ Hỗ trợ hướng dẫn tạo chuỗi liên kết giữa các điểm du lịch với các chủ thể OCOP, nhằm đưa sản phẩm đến tiêu thụ tại các điểm du lịch.

+ Có chính sách thông thoáng, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ du lịch nhất là lĩnh vực đất đai.

+ Hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cho người dân về cách làm du lịch, kỹ năng phục vụ.

- Đối với nhóm vải và dệt thổ cẩm

+ Trước mắt tập trung khôi phục, ổn định hoạt động các cơ sở hiện có: Hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao tay nghề của người lao động.

+ Xây dựng đề án khôi phục và phát triển làng nghề thổ cẩm vùng đồng bào dân tộc.

6. Kinh phí thực hiện Chương trình OCOP

a) Tổng kinh phí trong 07 năm (2019 - 2025) dự kiến khoảng 341,047.713 tỷ đồng (Phụ lục III: Kế hoạch phân kỳ nguồn kinh phí thực hiện đề án OCOP Đồng Nai giai đoạn 2019 - 2025).

b) Nguồn vốn: Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP chủ yếu huy động từ doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh là các chủ thể trong Chương trình OCOP; ngân sách nhà nước đầu tư thực hiện Chương trình OCOP chỉ mang tính chất hỗ trợ từ các nguồn kinh phí sự nghiệp trong dự toán chi ngân sách hàng năm. Trong đó:

- Kinh phí từ ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 141,947.713 tỷ đồng (chiếm 41,62% tổng kinh phí đề án, Phụ lục IV: Kế hoạch phân cấp nguồn kinh phí thực hiện đề án OCOP Đồng Nai giai đoạn 2019 - 2025).

+ Nguồn ngân sách tỉnh: Dự kiến khoảng 129,781.602 tỷ đồng.

+ Nguồn ngân sách huyện: Dự kiến khoảng 12,166.111 tỷ đồng.

- Kinh phí do cộng đồng huy động: Dự kiến khoảng 199,10 tỷ đồng (chiếm 58,38% tổng kinh phí đề án).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Để Chương trình thực sự trở thành nguồn cảm hứng và luôn có sức lan tỏa mạnh mẽ trong Nhân dân, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu Tỉnh ủy và phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền các nội dung của Chương trình cũng như kết quả thực hiện Chương trình thường xuyên, sâu rộng đến tất cả các đối tượng.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp các ngành liên quan, các địa phương trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP:

a) Tham mưu UBND tỉnh bổ sung chức năng nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Nông nghiệp nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới chỉ đạo đối với Chương trình OCOP.

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai OCOP Đồng Nai theo giai đoạn, hàng năm và theo dõi tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo trong quá trình thực hiện Chương trình.

c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan tổng hợp, bố trí, phân bổ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình.

d) Phối hợp với sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm.

đ) Đầu mối tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện Chương trình OCOP gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh đưa vào dự toán ngân sách nhà nước.

e) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh đánh giá, tổng kết thực hiện Đề án.

g) Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có nội dung, vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan cùng địa phương đề xuất cho UBND tỉnh xem xét.

h) Các nhiệm vụ khác liên quan đến Chương trình OCOP được UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới giao.

3. Sở Công Thương

a) Chủ trì thực hiện đối với nội dung hỗ trợ xây dựng/nâng cấp trung tâm/điểm bán hàng OCOP.

b) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm.

c) Hỗ trợ sản phẩm OCOP tham gia hội chợ triển lãm thương mại, hội thảo. Tổ chức đoàn xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường đối với các sản phẩm OCOP. Mở các lớp tập huấn đào tạo, tập huấn về xúc tiến thương mại, thương mại điện tử.

d) Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện dự án di dời vào cụm công nghiệp; hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,…

4. Sở Khoa học và Công nghệ

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế, cộng đồng đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm thuộc Chương trình OCOP; tiêu chuẩn hóa, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm. Tổng hợp đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định; hỗ trợ các địa phương đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP, hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa, đăng ký mã số mã vạch.

b) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm.

5. Sở Y tế

a) Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất xây dựng cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn theo quy định, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm; xây dựng và bảo đảm các chỉ tiêu thuốc y học cổ truyền, vệ sinh an toàn thực phẩm; đánh giá các sản phẩm thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thuốc y học cổ truyền.

b) Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm.

6. Sở Văn hóa, Thể thaoDu lịch

a) Hỗ trợ tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của các vùng, miền; xây dựng câu chuyện cho sản phẩm OCOP phục vụ công tác phân phối, tiếp thị sản phẩm.

b) Phối hợp với sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm.

7. Sở Tài chính

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan trong việc tổng hợp đề xuất UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn hàng năm thực hiện Chương trình theo quy định.

b) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn các thủ tục có liên quan trong việc thực hiện giải ngân và thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành liên quan trong việc tổng hợp đề xuất UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn hàng năm thực hiện Chương trình theo quy định.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh y chỉ đạo các cơ quan báo, Đài Phát thanh truyền hình, Đài truyền thanh địa phương thực hiện tuyên truyền Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.

10. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bổ sung nhiệm vụ thực hiện Chương trình OCOP đối với Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

11. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Quản lý đào tạo các ngành nghề liên quan cho các chủ thể tham gia Chương trình.

12. Sở Ngoại vụ

Chủ trì hỗ trợ các sở ngành và địa phương học tập kinh nghiệm, hoạt động quảng bá sản phẩm OCOP và tăng cường hợp tác với các Quốc gia có kinh nghiệm trong triển khai Chương trình OCOP; cung cấp thông tin về các mô hình triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP tại một số Quốc gia trên thế giới.

13. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm.

b) Kiểm tra, giám sát kịp thời xử lý các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

14. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai

Chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, các chi nhánh: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Nai, quỹ tín dụng… tạo thuận lợi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay để tổ chức sản xuất, kinh doanh.

15. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

a) Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, cung cấp dịch vụ cho các tổ hợp tác, hợp tác xã về thông tin, thị trường, xúc tiến thương mại, pháp lý, tài chính, tín dụng, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác; hỗ trợ các nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia OCOP hình thành và phát triển hợp tác xã. Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP.

b) Phối hợp các s, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm.

16. Các tổ chức chính trị - xã hội - ngành nghề

a) Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Chỉ đạo các Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện, cấp cơ sở và các hội viên tích cực tham gia khởi nghiệp OCOP phát triển sản phẩm.

b) Tỉnh đoàn: Chỉ đạo các tổ chức Đoàn Thanh niên từ tỉnh đến cơ sở xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai vận động, hỗ trợ thanh niên ở vùng nông thôn tham gia khởi nghiệp OCOP; thanh niên, sinh viên ở các trường đại học/cao đẳng hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình tham gia OCOP về phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong sản xuất - kinh doanh các sản phẩm OCOP, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại,... tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của các trường.

c) Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hội, hiệp hội khác (UB Mặt trận, Hội Nông dân, Hội Khoa học - kỹ thuật…): Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia; tăng cường vai trò giám sát, phản biện đối với những nội dung liên quan đến Chương trình OCOP.

17. Các trường dạy nghề, trường đại học, cao đẳng trong tỉnh

Tham gia đào tạo các ngành nghề liên quan cho các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP có nhu cầu.

18. Cơ quan tư vấn triển khai Đề án

Tư vấn một số nội dung công việc để triển khai Đề án như: Chu trình OCOP; hình thành và tái cấu trúc HTX/doanh nghiệp; tập huấn; phát triển, nâng cấp và tiếp thị sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; tư vấn quản trị doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch và triển khai các tiểu dự án,... Việc lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện theo quy định hiện hành.

19. UBND thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh, các huyện và UBND các xã, phường và thị trấn

a) Tổ chức hội nghị triển khai chương trình OCOP, nội dung đề án nhằm tuyên truyền về sự cần thiết, ý nghĩa, nội dung, các chủ trương chính sách của Trung ương, địa phương có liên quan Chương trình OCOP đến các tổ chức kinh tế trên địa bàn.

b) Tổ chức lập và phê duyệt các dự án thế mạnh nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn; xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các dự án sau khi dự án được phê duyệt.

c) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ hàng năm từ ngân sách để thực hiện đề án/dự án gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phân bổ hàng năm.

d) Huy động/phân bổ/điều chỉnh các nguồn lực thực hiện trong phạm vi của mình. Sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, vốn khoa học công nghệ, khuyến công, khuyến nông, ngân sách địa phương và lồng ghép các nguồn khác để triển khai thực hiện Chương trình OCOP tại địa phương.

đ) Chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên công tác tuyên truyền về OCOP trên địa bàn.

e) Tổ chức cuộc thi đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp huyện để chọn sản phẩm thi đánh giá và xếp hạng cấp tỉnh.

g) Định kỳ 06 tháng và hàng năm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện đề án/dự án về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương.

 Trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương gửi văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành tỉnh: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Ngoại vụ, Ngân hàng Nhà nước, Liên minh Hợp tác xã, Hội Phụ nữ, Đoàn TNCSHCM, Chi cục Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Chánh

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC SẢN PHẨM HIỆN CÓ DỰ KIẾN LỰA CHỌN HOÀN THIỆN, NÂNG CẤP TRONG CHƯƠNG TRÌNH OCOP GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 05/6/2019 của UBND tỉnh)

STT

Huyện/ thành phố/thị xã

Xã/phường

Tên sản phẩm

Chủ thể tham gia sản xuất

1

Biên Hòa

Tam Hòa

Giò chả

Công ty TNHH Trung Đồng

2

Thống Nhất

Rau mầm

Rau mầm Hoàng Tố Anh

3

Tân Mai

Cá các loại

HTX Thủy sản sinh thái

4

An Hòa

Rượu

HTX rượu Bến Gỗ

5

Tân Hiệp

Sản phẩm Mây Tre lá, Lục bình

HTX Hiệp lực Mây Tre

6

Tân Phong

Sản phẩm Mây Tre lá, Lục bình

THT Mây Tre Tân Phong

7

Trảng Dài

Đông trùng hạ thảo

Trang trại Đông Trùng hạ Thảo

8

Quyết Thắng

Bột ngũ cốc

Công ty TNHH Cát Thủy

9

Nhơn Trạch

Long Tân

Bột Sen dinh dưỡng

Cơ sở chế biến hạt sen Trường Phát

10

Vĩnh Thanh

Cốm dẹp

Cơ sở sản xuất xuất cốm dẹp Long Phượng

11

Vĩnh Thanh

Tôm thẻ trắng

THT nuôi trồng thủy sản

12

Vĩnh Thanh

Khô bò

Hộ kinh doanh Nguyễn Thụy Hà Vy

13

Vĩnh Thanh

Du lịch sinh thái

Công ty TNHH MTV du lịch sinh thái Hương Đồng

14

Phú Hữu

Sản phẩm gia dụng từ nhựa

 DN Hưng Thịnh Phát (Nguyễn Lệ Nhung)

15

Long Thành 

Lộc An

Sữa tươi

Trang trại Bò sữa Năm Trí

16

Long Phước

Rau

THT Rau an toàn Long Phước

17

An Phước

Du lịch sinh thái

Công ty TNHH MTV Hoa Đệ Nhất

18

Bình Sơn

Du lịch sinh thái vườn

Hộ KD Đỗ Thị Minh Thơm

19

Bình Sơn

Sầu riêng

Hộ kinh doanh sx Trần Anh Tùng

20

Tân Hiệp

Du lịch sinh thái

DN tư nhân Nông trại cuộc sống xanh

21

Lộc An

Nấm rơm

HTX Nông nghiệp xanh

22

Vĩnh Cửu

Bình Lợi

Bưởi da xanh

HTX DV NN Bình Lợi

23

Hiếu Liêm

Rượu nhung hươu, nai

Công ty cổ phần Sơn An - Hà Tĩnh

24

Phú Lý

Cam, Quýt

HTX SX- NN-TM-DV Bình Minh

25

Vĩnh Tân

Rau ăn quả, rau ăn lá

THT Rau an toàn Vĩnh Tân

26

Trị An

Hoa Lan

Vườn hoa lan (Đặng Ngọc Tiến - Ấp1-Trị An)

27

Trị An

Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái trại Ngựa

28

Trảng Bom 

Hưng Thịnh

Thanh Long

THT Thanh Long ruột đỏ (ấp Hưng Bình)

29

Trung Hòa

Ca cao

THT cây Ca cao (p An Bình)

30

Bàu Hàm

Bưởi da xanh

HTX Bưởi Trường Phát

31

Sông Trầu

Nấm ăn

Hộ KD Nguyễn Khắc Hải

32

Tây Hòa

Bưởi da xanh

THT cây Bưởi Tây Hòa

33

Sông Thao

Bưởi da xanh

THT cây Bưởi da xanh

34

Thanh Bình

Chuối

THT cây Chuối ấp Trường An

35

Thanh Bình

Tiêu hạt

THT cây Tiêu ấp Trường An

36

Đông Hòa

Hạt điều rang

THT cây Điều

37

Bình Minh

Thủ công mỹ nghệ từ gỗ

Cơ sở gỗ mỹ nghệ Nguyễn Thành Nhân

38

Bình Minh

Thủ công mỹ nghệ từ gỗ

Cơ sở Nguyễn Thị Kim Liên

39

Bình Minh

Thủ công mỹ nghệ từ gỗ

Cơ sở Trần Văn Hội

40

Bình Minh

Bột Sắn dây

Hộ tư nhân Nguyễn Văn Linh

41

Hố Nai 3

Gỗ nội thất

Công ty TNHH TM Kiến Phúc

42

Hố Nai 3

Gỗ nội thất

Cơ sở Nguyễn Văn Bá

43

Quảng Tiến

Đá điêu khắc

Cơ sở Nguyễn Tâm (p Quảng Biên)

44

Thống Nhất 

Gia Tân 1

Bánh phở khô

Cơ sở Nguyễn Thị Trang

45

Gia Tân 2

Bánh phở khô

Hộ tư nhân Vương Ngọc Hoàng

46

Gia Tân 2

Thịt Heo

HTX Môi trường xanh - xã Gia Tân 2

47

Hưng Lộc

Bưởi da xanh

THT cây Bưởi Hưng Lộc

48

Gia Tân 3

Thịt Heo

THT Chăn nuôi Heo p Gia Yên

49

Xã Lộ 25

Hạt Điều rang muối

Cơ sở Nguyễn Thị Tươi

50

Gia Tân 3

Nấm mèo khô

Công ty TNHH Thế giới dinh dưỡng

51

Gia Tân 3

Giò chả

Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Trang

52

Long Khánh

Bảo Quang

Bưởi da xanh

THT Bưởi bảo Quang

53

Bảo Quang

Mít

THT Mít Bảo Quang

54

Bảo Quang

Nấm các loại

THT Nấm Bàu Cối

55

Bảo Quang

Rau

HTX Rau Bảo Quang

56

Bảo Quang

Tiêu hạt

HTX Tiêu Bảo Quang

57

Xuân Lập

Sầu riêng

HTX NN TM DV Xuân Lập

58

Xuân Lập

Trứng gà thương phẩm

Công ty TNHH Vương Huỳnh

59

Hàng Gòn

Sầu riêng

HTX DVNN Xuân Thanh

60

Bàu Trâm

Nấm mèo

THT Nấm mèo Bàu Trâm

61

Bàu Trâm

Thịt Heo

Công ty TNHH Thy Thọ

62

Bàu Trâm

Dược liệu Đinh lăng

Công ty TNHH Dược phẩm dược liệu Bình Hòa

63

Xuân Tân

Trà Khổ qua rừng

Công ty TNHH Khổ qua rừng Hiệp Vân

64

Xuân Tân

Viên nén Đinh lăng

Cơ sở Hòa Thuận Đường

65

Suối Tre

Tương các loại

Cơ sở Hoa Sen, xã Suối Tre

66

Bàu Sen

Sản phẩm Mây, Tre, Lục bình

Công ty TNHH MTV Hiền Tú

67

Xuân An

Nấm mèo thái sợi

Hộ Hoàng Thị Ngọc Dung

68

Xuân Thanh

Nấm mèo

HTX NN DV TTCN Long Khánh

69

Phú Bình

Gỗ nội thất

Cơ sở Minh Phát CNC

70

Xuân Hòa

Gỗ nội thất

HTX Sinh vật cảnh Long Khánh

71

Cẩm Mỹ

Xuân Mỹ

Bưởi da xanh

HTX TM DV NN Quyết Tiến

72

Sông Nhạn

Chôm chôm

THT cây Chôm chôm

73

Sông Nhạn

Sầu riêng

Tổ hợp tác cây Sầu riêng

74

Xuân Bảo

Chôm chôm

THT cây Chôm chôm

75

Bảo Bình

Sầu riêng

THT Sầu riêng ấp Lò Than

76

Bảo Bình

THT Bơ ấp Lò Than

77

Bảo Bình

Tiêu hạt

THT trồng trọt cây Tiêu Tân Hòa

78

Long Giao

Sầu riêng

THT Sầu riêng ấp Hoàn Quân Long Giao

79

Nhân Nghĩa

Sầu riêng

HTX DV ĐT PT NN Xanh

80

Xuân Bảo

Chôm chôm

THT cây Chôm chôm Xuân Bảo

81

Xuân Bảo

Sầu riêng

HTX TMDVNN Xuân Bảo

82

Xuân Bảo

HTX TMDVNN Xuân Bảo

83

Xuân Đường

Sầu riêng

THT Sầu riêng Bưng A ấp 1

84

Xuân Đường

Măng tre tươi

THT Măng tre ấp 1

85

Xuân Quế

Sầu riêng

THT cây Sầu riêng ấp 1

86

Xuân Quế

Cà phê rang xay

HTX TMDVNN Xuân Quế

87

Sông Ray

Cà phê bột

Cơ sở Cà phê bột Ngọc Mai Đại Lâm

88

Sông Ray

Cá các loại

HTX TM DV NN Sông Ray

89

Sông Ray

Gỗ nội thất

Cơ sở trang trí nội thất Thái Cường

90

Xuân Tây

Điều rang muối, bơ

Cơ sở Đỗ Thị Quỳ

91

Xuân Tây

Trứng gà tươi

Cơ sở Ngọc Linh (Đàm Thị Đam, ấp 5)

92

Xuân Tây

Rượu Đinh lăng

HTX DVNN Tâm An

93

Xuân Tây

Cao Đinh lăng

HTX DVNN Tâm An

94

Xuân Đông

Rau an toàn

HTX rau an toàn Xuân Đông

95

Xuân Đông

Tiêu hạt

HTX Nông nghiệp Lâm San

96

Xuân Lộc

Bảo Hòa

Bưởi da xanh

THT cây Bưởi Hòa Bình

97

Bảo Hòa

Chôm chôm

HTX NN TMDV Bảo Hòa

98

Bảo Hòa

Cá rô đồng

THT Thủy sản Bưng Cần

99

Xuân Bắc

Bưởi da xanh

HTX DV NN Suối Đá

100

Xuân Bắc

Xoài

HTX DV NN Đồi Sa Bi

101

Xuân Bắc

Nấm các loại

HTX DVNN TM Nấm Lộc

102

Xuân Hiệp

Bưởi da xanh

HTX TMDVNN Lộc Xuân

103

Xuân Hiệp

Rau

HTX Rau an toàn Lộc Tiến

104

Xuân Định

Sầu riêng

HTX TM DVNN Xuân Định

105

Xuân Định

Chôm chôm

HTX TM DVNN Xuân Định

106

Xuân Định

Chao

Hộ tư nhân Nguyễn Thành Phước

107

Xuân Định

Hạt Điều rang muối

Công ty TNHH Thịnh Tín Đạt

108

Lang Minh

Thanh Long

Hộ tư nhân Anh Dũng

109

Xuân Hưng

Thanh Long

Hộ tư nhân Thái Văn Nam

110

Xuân Hưng

Xoài

HTX Suối Lớn

111

Xuân Phú

Thanh Long

Trang trại Thanh Long Bùi Đình Anh

112

Xuân Phú

Gạo

HTX Xuân Tiến

113

Xuân Phú

Muối ớt trứng

Cty TNHH TMDV SX và Chăn nuôi Thanh Đức

114

Xuân Phú

Trứng gà tươi

Cty TNHH TMDV SX và Chăn nuôi Thanh Đức

115

Suối Cao

Xoài

HTX NN TMDV Bàu Sình

116

Xuân Hòa

Xoài

THT Xoài tổ 18 ấp 2

117

Xuân Hòa

Mũ trôm

Hộ tư nhân Lê Thị Nguyên tổ 14, ấp 3

118

Xuân Hòa

Gỗ nội thất

Công ty TNHH Hồ Sơn Tư

119

Xuân Trường

Cà phê bột

Cơ sở cà phê Phú Sỹ

120

Xuân Trường

Chuối sên đường

Hộ tư nhân Nguyễn Xuân Sơn

121

Xuân Trường

Bánh nhân đậu xanh

Cơ sở Ngọc Sơn (Trần Thị Thu)

122

Xuân Trường

Trà ướp lài

Hộ tư nhân Mai Xuân Khánh

123

Suối Cát

Hạt Điều rang muối

Công ty TNHH MTV Long Gia Trang

124

Xuân Thọ

Tiêu hạt

HTX Tiêu Xuân Thọ

125

Xuân Thọ

Giò chả

Hồ tư nhân Nguyễn Viết Long

126

Xuân Tâm

Nhãn xuồng

HTX Đồng Tiến

127

Xuân Tâm

Sầu riêng

Hộ tư nhân Nguyễn Văn Sinh ấp Suối Đục

128

Xuân Tâm

Chôm chôm

129

Xuân Tâm

130

Xuân Tâm

Bưởi da xanh, Cam

Hộ tư nhân Nguyễn Bá Phúc, ấp 1

131

Xuân Tâm

Cá các loại

HTX Nuôi trồng DB Thủy sản Xuân Tâm

132

Xuân Tâm

Gỗ mỹ nghệ

Hộ KD Phan Khắc Dũng, ấp 6

133

Xuân Thành

Rau

HTX DV NN rau sạch An Sinh, ấp Tân Hợp

134

Định Quán

Phú Hòa

Bột Ca cao

Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức

135

Phú Hòa

Sản phẩm Mây Tre lá, Lục bình

HTX Phú Lâm

136

Túc Trưng

Bưởi

THT ấp 94

137

Phú Ngọc

Mãng cầu hạt lép

THT Lộc Mai

138

Phú Ngọc

Thịt gà thảo mộc

HTX NN Phú Ngọc

139

Phú Ngọc

Trứng gà tươi thảo mộc

HTX NN Phú Ngọc

140

Phú Ngọc

Chế biến cá Lóc bông

Công ty TOH FISH

141

Thanh Sơn

Cam, Quýt

HTX SX NN ấp 7

142

Thanh Sơn

Chuối tươi

HTX DVNN Liên Sơn, ấp 6

143

La Ngà

Xoài

HTX chế biến Xoài xuất khẩu Loan - Hiền

144

La Ngà

Xoài

HTX chế biến Xoài xuất khẩu La Ngà

145

Phú Lợi

Mật ong

THT nuôi Ong mật ấp 6

146

Gia Canh

Mật ong

Cơ sở Nam Phương

147

Suối Nho

Rau

HTX NN Suối Nho

148

Suối Nho

Tiêu hạt

THT Hồ tiêu ấp Chợ

149

Suối Nho

Nấm mèo

THT Nấm mèo ấp 3

150

Phú Túc

Trái cây sấy

Công ty TNHH TM SX Thuận Hương

151

Phú Túc

Bưởi, Quýt

THT Cây có múi Phú Túc

152

Phú Cường

Cá Kìm khô

THT khô cá Kìm sông nước Bích Vân

153

Phú Tân

Cà phê hạt

Công ty TNHH Trần Minh Long

154

Phú Tân

Thịt dê

Hộ tư nhân Đỗ Văn Bắc

155

Tân Phú

Phú Lộc

Bưởi da xanh

HTX Bưởi Phú Lộc

156

Tà Lài

Bưởi da xanh

HTX DVNN Tà Lài

157

Tà Lài

Du lịch cộng đồng

THT Du lịch ấp 4

158

Phú Xuân

Chuối sấy

Hộ Hoàng quốc Thắng

159

Phú Xuân

Rượu nếp

HTX DV Xuân Tiến

160

Phú An

Sầu riêng

HTX DVNN Phú An

161

Phú Điền

Cà phê chồn

Hộ TN Nguyễn Bá Sơn

162

Phú Điền

Gạo

HTX DVNN Đồng Thuận

163

Phú Trung

Gạo

HTX TMDVNN Phú Trung

164

Phú Trung

Trầm hương

Công ty TNHH Trương Thanh Khoan

165

Phú Sơn

Hạt Điều rang muối

Công ty TNHH MTV Quốc Dũng

166

Phú Thịnh

Hạt Điều rang muối

Công ty TNHH MTV Hà Hưng Phú

167

Phú Lập

Mật ong

Hộ Nguyễn Thị Hồng Nhung (Vương Phát)

168

Phú Lâm

Rau

HTX rau an toàn Trúc Lâm

169

Trà Cổ

Tôm càng xanh

THT Thủy sản Trà Cổ

170

Nam Cát Tiên

Du lịch sinh thái

Công ty TNHH Thế giới Hoang Dã

171

Nam Cát Tiên

Du lịch sinh thái

Công ty cổ phần Golden Key

172

Nam Cát Tiên

Du lịch sinh thái

Công ty TNHH MTV Tre xanh

173

Nam Cát Tiên

Du lịch sinh thái

Nhà nghỉ hy vọng xanh

 

PHỤ LỤC II

DỰ KIẾN QUY HOẠCH TRUNG TÂM/ĐIỂM GIỚI THIỆU VÀ BÁN SẢN PHẨM OCOP TẠI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 05/6/2019 của UBND tỉnh)

TT

Huyện, thị xã, thành phố

Điểm OCOP

Trung tâm OCOP cấp tỉnh (tại thành phố Biên Hòa)

1

TP. Biên Hòa

 

01

2

TP. Long Khánh

01

 

3

Huyện Vĩnh Cửu

01

 

4

Huyện Trảng Bom

01

 

5

Huyện Thống Nhất

01

 

6

Huyện Định Quán

01

 

7

Huyện Tân Phú

01

 

8

Huyện Cẩm Mỹ

01

 

9

Huyện Xuân Lộc

01

 

10

Huyện Long Thành

01

 

11

Huyện Nhơn Trạch

01

 

 

Tổng

10

01

 

PHỤ LỤC III

KẾ HOẠCH PHÂN KỲ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN OCOP ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 05/6/2019 của UBND tỉnh)

TT

Hoạt động chính

Thành tiền
(nghìn đồng)

Phân theo nguồn vốn

Năm thực hiện

 Vốn NSNN

Vốn đối ứng của chủ thể tham gia

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

 

Tổng kinh phí Đề án

341.047.713

141.947.713

199.100.000

8.251.105

12.443.288

21.936.975

26.547.749

26.868.678

25.755.628

20.144.289

A

Tổng

324.717.445

125.617.445

199.100.000

7.301.863

11.011.760

19.413.253

23.493.583

23.777.591

22.792.591

17.826.804

I

Hội nghị triển khai Đề án OCOP

8.400

8.400

 

8.400

 

 

 

 

 

 

II

Xây dựng hệ thống đối tác OCOP

130.400

130.400

 

130.400

 

 

 

 

 

 

2.1

Tổ chức hội nghị đối tác OCOP

100.000

100.000

 

100.000

 

 

 

 

 

 

2.2

Chi phí thuê chuyên gia OCOP

30.400

30.400

 

30.400

 

 

 

 

 

 

III

Đánh giá thực trạng một số sản phẩm thế mạnh tại các địa phương

197.495

197.495

 

 

197.495

 

 

 

 

 

3.1

Khảo sát hiện trạng, đề xuất chiến lược phát triển một số sản phẩm thế mạnh tại các địa phương

163.595

163.595

 

 

163.595

 

 

 

 

 

3.1.1

Xây dựng bộ công cụ

15.705

15.705

 

 

15.705

 

 

 

 

 

3.1.2

Nghiên cứu, khảo sát tại chỗ

63.320

63.320

 

 

63.320

 

 

 

 

 

3.1.3

Tổng hợp, phân tích, viết báo cáo

84.570

84.570

 

 

84.570

 

 

 

 

 

3.2

Tập huấn phương pháp triển khai đánh giá thực trạng, đề xuất chiến lược phát triển sản phẩm chủ lực cấp huyện

33.900

33.900

 

 

33.900

 

 

 

 

 

IV

Triển khai chu trình OCOP thường niên

24.643.950

24.643.950

 

2.273.857

3.335.075

3.040.817

4.022.131

4.304.011

4.219.011

3.449.049

4.1

Hội nghị giao ban Chương trình OCOP hàng năm (1 lần/năm * 7 năm)

44.100

44.100

 

6.300

6.300

6.300

6.300

6.300

6.300

6.300

4.2

Triển khai theo chu trình OCOP

24.599.850

24.599.850

 

2.267.557

3.328.775

3.034.517

4.015.831

4.297.711

4.212.711

3.442.749

4.2.1

Tuyên truyền

6.768.240

6.768.240

 

988.603

1.992.522

807.617

890.617

807.617

807.617

473.648

a

Xây dựng và tuyên truyền trên website

620.000

620.000

 

100.000

20.000

100.000

100.000

100.000

100.000

100.000

b

Xây dựng, in ấn, phát hành bản tin OCOP

350.000

350.000

 

50.000

50.000

50.000

50.000

50.000

50.000

50.000

c

Tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền Chương trình OCOP (đối tượng là cơ sở sx, nông dân, HTX)

1.172.600

1.172.600

 

 

195.433

195.433

195.433

195.433

195.433

195.433

d

Xây dựng và phát hành Sổ tay Chương trình OCOP

511.270

511.270

 

127.818

383.453

 

 

 

 

 

e

Tuyên truyền trên Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh

1.230.000

1.230.000

 

205.000

205.000

205.000

205.000

205.000

205.000

 

f

Phát hành Tờ rơi

773.810

773.810

 

128.968

128.968

128.968

128.968

128.968

128.968

 

g

Phát hành cuốn Hỏi - Đáp về Chương trình OCOP

511.270

511.270

 

127.818

383.453

 

 

 

 

 

h

Xây dựng bảng Pano tuyên truyền OCOP

830.000

830.000

 

249.000

498.000

 

83.000

 

 

 

k

Hội thi tìm hiểu OCOP

769.290

769.290

 

 

128.215

128.215

128.215

128.215

128.215

128.215

4.2.2

Tập huấn chu trình, biểu mẫu OCOP, bộ tiêu chí cho các chủ thể tham gia OCOP

1.379.840

1.379.840

 

197.120

197.120

197.120

197.120

197.120

197.120

197.120

4.2.3

Nhận ý tưởng sản phẩm

270.270

270.270

 

32.104

32.104

39.111

42.614

42.614

42.614

39.111

4.2.3.1

Cấp tỉnh đi kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận và xét chọn ý tưởng s/phẩm OCOP (OCOP tỉnh)

200.200

200.200

 

28.600

28.600

28.600

28.600

28.600

28.600

28.600

4.2.3.2

Cấp huyện: Tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá, xét chọn và tổng hợp (1 đợt/năm * 7 năm)

70.070

70.070

 

3.504

3.504

10.511

14.014

14.014

14.014

10.511

4.2.4

Nhận kế hoạch kinh doanh

1.339.030

1.339.030

 

66.952

66.952

200.855

267.806

267.806

267.806

200.855

4.2.4.1

Cấp tỉnh hỗ trợ xét chọn kế hoạch kinh doanh (01 đợt/năm * 7 năm)

200.200

200.200

 

10.010

10.010

30.030

40.040

40.040

40.040

30.030

4.2.4.2

Cấp huyện (1 đợt/năm * 7 năm)

1.138.830

1.138.830

 

56.942

56.942

170.825

227.766

227.766

227.766

170.825

a

Tiếp nhận, hướng dẫn, đánh giá sơ bộ, tổng hợp,…

70.070

70.070

 

3.504

3.504

10.511

14.014

14.014

14.014

10.511

b

Họp đánh giá, xét chọn

1.068.760

1.068.760

 

53.438

53.438

160.314

213.752

213.752

213.752

160.314

4.2.5

Triển khai kế hoạch kinh doanh (cộng đồng chủ động triển khai; OCOP tỉnh, huyện, tư vấn hỗ trợ)

874.700

874.700

 

148.700

121.000

121.000

121.000

121.000

121.000

121.000

a

Hỗ trợ triển khai kế hoạch kinh doanh (OCOP tỉnh)

200.200

200.200

 

28.600

28.600

28.600

28.600

28.600

28.600

28.600

b

Thuê chuyên gia Trung ương hỗ trợ

27.700

27.700

 

27.700

 

 

 

 

 

 

c

Thuê chuyên gia phía Nam hỗ trợ

646.800

646.800

 

92.400

92.400

92.400

92.400

92.400

92.400

92.400

4.2.6

Đánh giá và xếp hạng sản phẩm

3.910.770

3.910.770

 

195.539

195.539

586.616

782.154

782.154

782.154

586.616

4.2.6.1

Đánh giá và xếp hạng sản phẩm của cấp huyện (1 đợt/năm * 7 năm)

1.729.044

1.729.044

 

252.724

227.024

233.755

255.170

255.170

255.170

250.030

a

OCOP tỉnh, tư vấn hỗ trợ

542.474

542.474

 

83.214

57.514

64.245

85.660

85.660

85.660

80.520

a1

OCOP tỉnh

247.390

247.390

 

28.600

28.600

30.030

40.040

40.040

40.040

40.040

a2

Thuê chuyên gia Trung ương hỗ trợ

44.975

44.975

 

25.700

 

3.855

5.140

5.140

5.140

 

a3

Thuê chuyên gia phía Nam hỗ trợ

250.109

250.109

 

28.914

28.914

30.360

40.480

40.480

40.480

40.480

b

Cấp huyện tự đánh giá và xếp hạng sản phẩm

1.186.570

1.186.570

 

169.510

169.510

169.510

169.510

169.510

169.510

169.510

b1

Hướng dẫn làm hồ sơ dự thi

70.070

70.070

 

10.010

10.010

10.010

10.010

10.010

10.010

10.010

b2

Thi cấp huyện

1.078.000

1.078.000

 

154.000

154.000

154.000

154.000

154.000

154.000

154.000

b3

Chuyển kết quả lên tỉnh

38.500

38.500

 

5.500

5.500

5.500

5.500

5.500

5.500

5.500

4.2.6.2

Đánh giá và xếp hạng cấp tỉnh

2.295.900

2.295.900

 

160.713

160.713

229.590

367.344

459.180

459.180

459.180

a

Tổ chức cuộc thi

454.900

454.900

 

22.745

22.745

68.235

90.980

90.980

90.980

68.235

a1

Họp Ban tổ chức Hội thi (01 ngày)

2.700

2.700

 

135

135

405

405

540

540

540

a2

Họp Hội đồng đánh giá (01 ngày)

9.450

9.450

 

473

473

1.418

1.418

1.890

1.890

1.890

a3

Tiếp nhận sản phẩm (02 ngày)

147.000

147.000

 

7.350

7.350

22.050

22.050

29.400

29.400

29.400

a4

Tổ chức chấm thi (06 ngày)

51.450

51.450

 

2.573

2.573

7.718

7.718

10.290

10.290

10.290

a5

Bồi dưỡng chấm thi sản phẩm

244.300

244.300

 

12.215

12.215

36.645

36.645

48.860

48.860

48.860

b

Kiểm định test sản phẩm OCOP

1.673.000

1.673.000

 

83.650

83.650

250.950

334.600

334.600

334.600

250.950

c

Công bố kết quả cuộc thi

168.000

168.000

 

8.400

8.400

25.200

33.600

33.600

33.600

25.200

4.2.7

Xúc tiến thương mại

10.057.000

10.057.000

 

638.540

723.540

1.082.200

1.714.520

2.079.400

1.994.400

1.824.400

a

Tổ chức hội chợ OCOP thường niên

3.120.000

3.120.000

 

218.400

218.400

312.000

499.200

624.000

624.000

624.000

b

Đoàn xúc tiến trong nước, Quốc tế

1.950.000

1.950.000

 

136.500

136.500

195.000

312.000

390.000

390.000

390.000

c

Hỗ trợ quảng bá trên truyền thông đại chúng

4.052.000

4.052.000

 

283.640

283.640

405.200

648.320

810.400

810.400

810.400

d

Cơ sở hạ tầng: Hỗ trợ xây dựng/nâng cấp TT/điểm bán hàng OCOP

935.000

935.000

 

 

85.000

170.000

255.000

255.000

170.000

 

V

Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực

2.742.300

2.742.300

 

167.499

757.482

336.428

378.295

380.423

380.423

341.748

5.1

Tập huấn xây dựng, triển khai kế hoạch kinh doanh

550.200

550.200

 

78.600

78.600

78.600

78.600

78.600

78.600

78.600

5.1.1

Công tác tổ chức

108.500

108.500

 

15.500

15.500

15.500

15.500

15.500

15.500

15.500

5.1.2

Hỗ trợ cho học viên không hưởng lương

332.500

332.500

 

16.625

16.625

49.875

66.500

66.500

66.500

49.875

5.1.3

Xây dựng chương trình huấn luyện và mời giảng viên

9.300

9.300

 

3.100

3.100

3.100

 

 

 

 

5.1.4

Biên soạn tài liệu

18.000

18.000

 

9.000

9.000

 

 

 

 

 

5.1.5

Chi cho giảng viên

81.900

81.900

 

11.700

11.700

11.700

11.700

11.700

11.700

11.700

5.2

Tập huấn phát triển sản phẩm

576.100

576.100

 

37.474

37.474

83.170

108.412

110.540

110.540

88.490

5.2.1

Công tác tổ chức

108.500

108.500

 

5.425

5.425

16.275

21.700

21.700

21.700

16.275

5.2.2

Hỗ trợ cho học viên không hưởng lương

332.500

332.500

 

16.625

16.625

49.875

66.500

66.500

66.500

49.875

5.2.3

Xây dựng chương trình huấn luyện và mời giảng viên

21.700

21.700

 

1.519

1.519

2.170

3.472

4.340

4.340

4.340

5.2.4

Biên soạn tài liệu

31.500

31.500

 

2.205

2.205

3.150

5.040

6.300

6.300

6.300

5.2.5

Chi cho giảng viên

81.900

81.900

 

11.700

11.700

11.700

11.700

11.700

11.700

11.700

5.3

Tập huấn kỹ năng bán hàng/thương mại điện tử

576.100

576.100

 

51.425

51.425

84.675

101.300

101.300

101.300

84.675

5.3.1

Công tác tổ chức

108.500

108.500

 

15.500

15.500

15.500

15.500

15.500

15.500

15.500

5.3.2

Hỗ trợ cho học viên không hưởng lương

332.500

332.500

 

16.625

16.625

49.875

66.500

66.500

66.500

49.875

5.3.3

Xây dựng chương trình huấn luyện và mời giảng viên

21.700

21.700

 

3.100

3.100

3.100

3.100

3.100

3.100

3.100

5.3.4

Biên soạn tài liệu

31.500

31.500

 

4.500

4.500

4.500

4.500

4.500

4.500

4.500

5.3.5

Chi cho giảng viên

81.900

81.900

 

11.700

11.700

11.700

11.700

11.700

11.700

11.700

5.4

Tập huấn cho đội ngũ cán bộ tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP

539.900

539.900

 

 

89.983

89.983

89.983

89.983

89.983

89.983

a

Công tác tổ chức

282.000

282.000

 

 

47.000

47.000

47.000

47.000

47.000

47.000

b

Thuê giảng viên (03 người)

257.900

257.900

 

 

42.983

42.983

42.983

42.983

42.983

42.983

5.5

Đào tạo CEO

500.000

500.000

 

 

500.000

 

 

 

 

 

VI

Phát triển sản phẩm

292.950.000

93.850.000

199.100.000

4.122.500

5.922.500

15.367.500

18.590.000

18.590.000

17.690.000

13.567.500

6.1

Nâng cấp, phát triển sản phẩm

247.350.000

82.450.000

164.900.000

4.122.500

4.122.500

12.367.500

16.490.000

16.490.000

16.490.000

12.367.500

6.2

Xây dựng các dự án thế mạnh của nông nghiệp và nông thôn cấp tỉnh (hỗ trợ kinh phí tư vấn xây dựng đề án)

19.200.000

4.800.000

14.400.000

 

1.200.000

1.800.000

900.000

900.000

0

0

6.2.1

Dự án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, làng văn hóa liên kết chuỗi giá trị

6.000.000

1.500.000

4.500.000

 

600.000

900.000

 

 

 

 

6.2.2

Dự án thanh niên, phụ nữ khởi nghiệp OCOP

13.200.000

3.300.000

9.900.000

 

600.000

900.000

900.000

900.000

 

 

6.3

Xây dựng các dự án thế mạnh sản phẩm cấp huyện (hỗ trợ kinh phí xây dựng dự án)

26.400.000

6.600.000

19.800.000

 

600.000

1.200.000

1.200.000

1.200.000

1.200.000

1.200.000

VII

Phát triển tổ chức kinh tế

231.000

231.000

 

11.550

11.550

34.650

46.200

46.200

46.200

34.650

 

Chỉ đạo điểm về tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP (cán bộ quản lý OCOP tỉnh)

231.000

231.000

 

11.550

11.550

34.650

46.200

46.200

46.200

34.650

VIII

Học hỏi kinh nghiệm triển khai Chương trình OCOP

800.000

800.000

 

200.000

400.000

200.000

 

 

 

 

8.1

Trong nước (tại các tỉnh tiêu biểu trong công tác triển khai Chương trình OCOP)

400.000

400.000

 

200.000

 

200.000

 

 

 

 

8.2

Quốc tế (OTOP Thái Lan)

400.000

400.000

 

 

400.000

 

 

 

 

 

IX

Giám sát, đánh giá, tổng kết thực hiện Chương trình OCOP

3.013.900

3.013.900

 

387.657

387.657

433.857

456.957

456.957

456.957

433.857

9.1

Cán bộ quản lý OCOP cấp tỉnh đi giám sát, đánh giá, sơ kết bài học kinh nghiệm

462.000

462.000

 

23.100

23.100

69.300

92.400

92.400

92.400

69.300

9.2

Hội nghị đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình OCOP (hàng năm) cấp tỉnh, cấp huyện

2.551.900

2.551.900

 

364.557

364.557

364.557

364.557

364.557

364.557

364.557

9.2.1

Tổ chức hội nghị đánh giá, sơ kết, tổng kết (cấp tỉnh)

158.900

158.900

 

22.700

22.700

22.700

22.700

22.700

22.700

22.700

9.2.2

Tổ chức hội nghị đánh giá, sơ kết, tổng kết (cấp huyện)

1.771.000

1.771.000

 

253.000

253.000

253.000

253.000

253.000

253.000

253.000

9.2.3

Tổ chức hội thảo đánh giá về thực hiện OCOP

622.000

622.000

 

88.857

88.857

88.857

88.857

88.857

88.857

88.857

 

+ Đi lại (địa phương - TP Biên Hòa)

0

-

 

 

 

 

 

 

 

 

B

Chi phí quản lý chung (3%)

3.768.523

3.768.523

 

219.056

330.353

582.398

704.807

713.328

683.778

534.804

C

Dự phòng (10%)

12.561.745

12.561.745

 

730.186

1.101.176

1.941.325

2.349.358

2.377.759

2.279.259

1.782.680

 

PHỤ LỤC IV

KẾ HOẠCH PHÂN CẤP THỰC HIỆN KINH PHÍ ĐỀ ÁN OCOP ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 05/6/2019 của UBND tỉnh)

TT

Hoạt động chính

Thành tiền
(nghìn đồng)

Tổng thành tiền theo nguồn ngân sách

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

 

Tổng kinh phí Đề án

141.947.713

129.781.602

12.166.111

7.937.697

421.234

10.119.722

1.099.234

19.827.592

2.051.881

24.355.685

2.183.266

24.816.305

2.183.266

23.799.305

2.183.266

18.925.295

2.043.963

A

Tổng

125.617.445

114.850.975

10.766.470

7.024.511

372.774

8.955.506

972.774

17.546.542

1.815.824

21.553.704

1.932.094

21.961.332

1.932.094

21.061.332

1.932.094

16.748.049

1.808.817

I

Hội nghị triển khai Đề án OCOP

8.400

8.400

 

8.400

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Xây dựng hệ thống đối tác OCOP

130.400

130400

 

130.400

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Tổ chức hội nghị đối tác OCOP

100.000

100.000

 

100.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Chi phí thuê chuyên gia OCOP

30.400

30.400

 

30.400

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Đánh giá thực trạng một số sản phẩm thế mạnh tại các địa phương

197.495

197.495

 

 

 

197.495

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Khảo sát hiện trạng, đề xuất chiến lược phát triển một số sản phẩm thế mạnh tại các địa phương

163.595

163.595

 

 

 

163.595

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1.1

Xây dựng bộ công cụ

15.705

15.705

 

 

 

15.705

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1.2

Nghiên cứu, khảo sát tại chỗ

63.320

63.320

 

 

 

63.320

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1.3

Tổng hợp, phân tích, viết báo cáo

84.570

84.570

 

 

 

84.570

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Tập huấn phương pháp triển khai đánh giá thực trạng, đề xuất chiến lược phát triển sản phẩm chủ lực cấp huyện

33.900

33.900

 

 

 

33.900

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Triển khai chu trình OCOP thường niên

24.643.950

22.248.480

2.395.470

2.216.411

119.774

2.188.711

119.774

2.626.631

362.824

3.502.471

479.094

3.904.751

479.094

3.904.751

479.094

3.904.751

355.817

4.1

Hội nghị giao ban Chương trình OCOP hàng năm (1 lần/năm * 7 năm)

44.100

44.100

 

6.300

 

6.300

 

6.300

 

6.300

 

6.300

 

6.300

 

6.300

 

4.2

Triển khai theo chu trình OCOP

24.599.850

22.204.380

2.395.470

2.210.111

119.774

2.182.411

119.774

2.620.331

362.824

3.496.171

479.094

3.898.451

479.094

3.898.451

479.094

3.898.451

355.817

4.2.1

Tuyên truyền

6.768.240

6.768.240

 

966.891

 

966.891

 

966.891

 

966.891

 

966.891

 

966.891

 

966.891

 

a

Xây dựng và tuyên truyền trên website

620.000

620.000

 

100.000

 

20.000

 

100.000

 

100.000

 

100.000

 

100.000

 

100.000

 

b

Xây dựng, in ấn, phát hành bản tin OCOP

350.000

350.000

 

50.000

 

50.000

 

50.000

 

50.000

 

50.000

 

50.000

 

50.000

 

c

Tổ chức lớp tập huấn tuyên truyền Chương trình OCOP (đối tượng là cơ sở sx, nông dân, HTX)

1.172.600

1.172.600

 

 

 

195.433

 

195.433

 

195.433

 

195.433

 

195.434

 

195.434

 

d

Xây dựng và phát hành Sổ tay chương trình OCOP

511.270

511.270

 

127.818

 

383.453

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

e

Tuyên truyền trên Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh

1.230.000

1.230.000

 

205.000

 

205.000

 

205.000

 

205.000

 

205.000

 

205.000

 

 

 

f

Phát hành Tờ rơi

773.810

773.810

 

128.968

 

128.968

 

128.968

 

128.968

 

128.968

 

128.968

 

 

 

g

Phát hành cuối Hỏi - Đáp về Chương trình OCOP

511.270

511.270

 

127.818

 

383.453

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

h

Xây dựng bảng Pano tuyên truyền OCOP

830.000

830.000

 

249.000

 

498.000

 

 

 

83.000

 

 

 

 

 

 

 

k

Hội thi tìm hiểu OCOP

769.290

769.290

 

 

 

128.215

 

128.215

 

128.215

 

128.215

 

128.215

 

128.215

 

4.2.2

Tập huấn chu trình, biểu mẫu OCO, bộ tiêu chí cho các chủ thể tham gia OCOP

1.379.840

1.379.840

 

197.120

 

197.120

 

197.120

 

197.120

 

197.120

 

197.120

 

197.120

 

4.2.3

Nhận ý tưởng sản phẩm

270.270

200.200

70.070

28.600

3.504

28.600

3.504

28.600

14.014

28.600

14.014

28.600

14.014

28.600

14.014

28.600

7.007

4.2.3.1

Cấp tỉnh đi kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận và xét chọn ý tưởng s/phẩm OCOP (01 đợt/năm * 7 năm)

200.200

200.200

 

28.600

 

28.600

 

28.600

 

28.600

 

28.600

 

28.600

 

28.600

 

4.2.3.2

Cấp huyện: Tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá, xét chọn và tổng hợp (1 đợt/năm * 7 năm)

70.070

 

70.070

 

3.504

 

3.504

 

14.014

 

14.014

 

14.014

 

14.014

 

7.007

4.2.4

Nhận kế hoạch kinh doanh

1.339.030

200.200

1.138.830

28.600

56.942

28.600

56.942

28.600

170.825

28.600

227.766

28.600

227.766

28.600

227.766

28.600

170.825

4.2.4.1

Cấp tỉnh hỗ trợ xét chọn kế hoạch kinh doanh (01 đợt/năm * 7 năm)

200.200

200.200

 

28.600

 

28.600

 

28.600

 

28.600

 

28.600

 

28.600

 

28.600

 

4.2.4.2

Cấp huyện (1 đợt/năm * 7 năm)

1.138.830

 

1.138.830

 

56.942

 

56.942

 

170.825

 

227.766

 

227.766

 

227.766

 

170.825

 

Tài liệu

63.525

63.525

 

 

 

 

 

12.705

 

16.940

 

16.940

 

16.940

 

 

 

4.2.5

Triển khai kế hoạch kinh doanh (cộng đồng chủ động triển khai; OCOP tỉnh, huyện, tư vấn hỗ trợ)

874.700

874.700

 

148.700

 

121.000

 

121.000

 

121.000

 

121.000

 

121.000

 

121.000

 

a

Hỗ trợ triển khai kế hoạch kinh doanh (OCOP tỉnh)

200.200

200.200

 

28.600

 

28.600

 

28.600

 

28.600

 

28.600

 

28.600

 

28.600

 

b

Thuê giảng viên Trung ương hỗ trợ

27.700

27.700

 

27.700

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Thuê giảng viên phía Nam hỗ trợ

646.800

646.800

 

92.400

 

92.400

 

92.400

 

92.400

 

92.400

 

92.400

 

92.400

 

4.2.6

Đánh giá và xếp hạng sản phẩm

3.910.770

2.724.200

1.186.570

136.210

59.329

136.210

59.329

272.420

177.986

544.840

237.314

544.840

237.314

544.840

237.314

544.840

177.986

4.2.6.1

Đánh giá và xếp hạng sản phẩm của cấp huyện (1 đợt/năm * 7 năm)

1.614.870

1.614.870

 

80.744

 

80.744

 

242.231

 

322.974

 

322.974

 

322.974

 

242.231

 

a

OCOP tỉnh, tư vấn hỗ trợ

428.300

428.300

 

21.415

 

21.415

 

64.245

 

85.660

 

85.660

 

85.660

 

64.245

 

a1

OCOP tỉnh

200.200

200.200

 

10.010

 

10.010

 

30.030

 

40.040

 

40.040

 

40.040

 

30.030

 

a2

Thuê chuyên gia Trung ương hỗ trợ

25.700

25.700

 

25.700

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a3

Thuê chuyên gia phía Nam hỗ trợ

202.400

202.400

 

10.010

 

12.210

 

30.030

 

40.040

 

40.040

 

40.040

 

30.030

 

b

Cấp huyện tự đánh giá và xếp hạng sản phẩm

1.186.570

 

1.186.570

 

59.329

 

59.329

 

177.986

 

237.314

 

237.314

 

237.314

 

177.986

b1

Hướng dẫn làm hồ sơ dự thi

70.070

 

70.070

 

10.010

 

10.010

 

10.010

 

10.010

 

10.010

 

10.010

 

10.010

b2

Thi cấp huyện

1.078.000

 

1.078.000

 

154.000

 

154.000

 

154.000

 

154.000

 

154.000

 

154.000

 

154.000

b3

Chuyển kết quả lên tỉnh

38.500

 

38.500

 

5.500

 

5.500

 

5.500

 

5.500

 

5.500

 

5.500

 

5.500

4.2.6.2

Đánh giá và xếp hạng cấp tỉnh

2.295.900

2.295.900

 

160.713

 

160.713

 

229.590

 

367.344

 

459.180

 

459.180

 

459.180

 

a

Tổ chức cuộc thi

454.900

454.900

 

22.745

 

22.745

 

68.235

 

90.980

 

90.980

 

90.980

 

68.235

 

a1

Họp Ban Tổ chức Hội thi (01 ngày)

2.700

2.700

 

189

 

189

 

350

 

480

 

480

 

480

 

532

 

a2

Họp Hội đồng đánh giá (01 ngày)

9.450

9.450

 

473

 

473

 

1.418

 

1.418

 

1.890

 

1.890

 

1.890

 

a3

Tiếp nhận sản phẩm (02 ngày)

147.000

147.000

 

7.350

 

7.350

 

14.700

 

22.050

 

36.750

 

29.400

 

29.400

 

a4

Tổ chức chấm thi (06 ngày)

51.450

51.450

 

2.573

 

2.573

 

5.145

 

10.290

 

10.290

 

10.290

 

10.290

 

a5

Bồi dưỡng chấm thi sản phẩm

244.300

244.300

 

12.215

 

12.215

 

36.645

 

36.645

 

48.860

 

48.860

 

48.860

 

b

Kiểm định test sản phẩm OCOP

1.673.000

1.673.000

 

83.650

 

83.650

 

250.950

 

334.600

 

334.600

 

334.600

 

250.950

 

c

Công bố kết quả cuộc thi

168.000

168.000

 

8.400

 

8.400

 

25.200

 

33.600

 

33.600

 

33.600

 

25.200

 

4.2.7

Xúc tiến thương mại

10.057.000

10.057.000

 

703.990

 

703.990

 

1.005.700

 

1.609.120

 

2.011.400

 

2.011.400

 

2.011.400

 

a

Tổ chức hội chợ OCOP thường niên

3.120.000

3.120.000

 

218.400

 

218.400

 

312.000

 

499.200

 

624.000

 

624.000

 

624.000

 

b

Đoàn xúc tiến trong nước, Quốc tế

1.950.000

1.950.000

 

136.500

 

136.500

 

195.000

 

312.000

 

390.000

 

390.000

 

390.000

 

c

Hỗ trợ quảng bá trên truyền thông đại chúng

4.052.000

4.052.000

 

283.640

 

283.640

 

405.200

 

648.320

 

810.400

 

810.400

 

810.400

 

d

Cơ sở hạ tầng: Hỗ trợ xây dựng/nâng cấp TT/điểm bán hàng OCOP

935.000

935.000

 

 

 

85.000

 

170.000

 

255.000

 

255.000

 

170.000

 

 

 

V

Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực

2.742.300

2.742.300

0

200.592

0

700.592

0

336.903

0

411.075

0

416.423

0

416.423

 

260.290

 

5.1

Tập huấn xây dựng, triển khai kế hoạch kinh doanh

550.200

550.200

 

35.661

 

35.661

 

80.580

 

104.268

 

105.360

 

105.360

 

83.310

 

5.1.1

Công tác tổ chức

108.500

108.500

 

5.425

 

5.425

 

16.275

 

21.700

 

21.700

 

21.700

 

16.275

 

5.1.2

Hỗ trợ cho học viên không hưởng lương

332.500

332.500

 

16.625

 

16.625

 

49.875

 

66.500

 

66.500

 

66.500

 

49.875

 

5.1.3

Xây dựng chương trình huấn luyện và mời giảng viên

9.300

9.300

 

651

 

651

 

930

 

1.488

 

1.860

 

1.860

 

1.860

 

5.1.4

Biên soạn tài liệu

18.000

18.000

 

1.260

 

1.260

 

1.800

 

2.880

 

3.600

 

3.600

 

3.600

 

5.1.5

Chi cho giảng viên

81.900

81.900

 

11.700

 

11.700

 

11.700

 

11.700

 

11.700

 

11.700

 

11.700

 

5.2

Tập huấn phát triển sản phẩm

576.100

576.100

 

37.474

 

37.474

 

83.170

 

108.412

 

110.540

 

110.540

 

88.490

 

5.2.1

Công tác tổ chức

108.500

108.500

 

5.425

 

5.425

 

16.275

 

21.700

 

21.700

 

21.700

 

16.275

 

5.2.2

Hỗ trợ cho học viên không hưởng lương

332.500

332.500

 

16.625

 

16.625

 

49.875

 

66.500

 

66.500

 

66.500

 

49.875

 

5.2.3

Xây dựng chương trình huấn luyện và mời giảng viên

21.700

21.700

 

1.519

 

1.519

 

2.170

 

3.472

 

4.340

 

4.340

 

4.340

 

5.2.4

Biên soạn tài liệu

31.500

31.500

 

2.205

 

2.205

 

3.150

 

5.040

 

6.300

 

6.300

 

6.300

 

5.2.5

Chi cho giảng viên

81.900

81.900

 

11.700

 

11.700

 

11.700

 

11.700

 

11.700

 

11.700

 

11.700

 

5.3

Tập huấn kỹ năng bán hàng/thương mại điện tử

576.100

576.100

 

37.474

 

37.474

 

83.170

 

108.412

 

110.540

 

110.540

 

88.490

 

5.3.1

Công tác tổ chức

108.500

108.500

 

5.425

 

5.425

 

16.275

 

21.700

 

21.700

 

21.700

 

16.275

 

5.3.2

Hỗ trợ cho học viên không hưởng lương

332.500

332.500

 

16.625

 

16.625

 

49.875

 

66.500

 

66.500

 

66.500

 

49.875

 

5.3.3

Xây dựng chương trình huấn luyện và mời giảng viên

21.700

21.700

 

1.519

 

1.519

 

2.170

 

3.472

 

4.340

 

4.340

 

4.340

 

5.3.4

Biên soạn tài liệu

31.500

31.500

 

2.205

 

2.205

 

3.150

 

5.040

 

6.300

 

6.300

 

6.300

 

5.3.5

Chi cho giảng viên

81.900

81.900

 

11.700

 

11.700

 

11.700

 

11.700

 

11.700

 

11.700

 

11.700

 

5.4

Tập huấn cho đội ngũ cán bộ tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP

539.900

539.900

 

89.983

 

89.983

 

89.983

 

89.983

 

89.983

 

89.983

 

 

 

a

Công tác tổ chức

282.000

282.000

 

47.000

 

47.000

 

47.000

 

47.000

 

47.000

 

47.000

 

 

 

b

Thuê giảng viên (03 người)

257.900

257.900

 

42.983

 

42.983

 

42.983

 

42.983

 

42.983

 

42.983

 

 

 

5.5

Đào tạo CEO

500.000

500.000

 

 

 

500.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Phát triển sản phẩm

93.850.000

87.250.000

6.600.000

4.122.500

0

5.322.500

600.000

14.167.500

1.200.000

17.390.000

1.200.000

17.390.000

1.200.000

16.490.000

1.200.000

12.367.500

1.200.000

6.1

Nâng cấp, phát triển sản phẩm

82.450.000

82.450.000

 

4.122.500

 

4.122.500

 

12.367.500

 

16.490.000

 

16.490.000

 

16.490.000

 

12.367.500

 

6.2

Xây dựng các dự án thế mạnh của nông nghiệp và nông thôn cấp tỉnh (hỗ trợ kinh phí tư vấn xây dựng đề án)

4.800.000

4.800.000

 

 

 

1.200.000

 

1.800.000

 

900.000

 

900.000

 

0

 

0

 

6.2.1

Dự án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, làng văn hóa liên kết chuỗi giá trị

1.500.000

1.500.000

 

 

 

600.000

 

900.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.2.2

Dự án thanh niên, phụ nữ khởi nghiệp OCOP

3.300.000

3.300.000

 

 

 

600.000

 

900.000

 

900.000

 

900.000

 

 

 

 

 

6.3

Xây dựng các dự án thế mạnh sản phẩm cấp huyện (hỗ trợ kinh phí xây dựng dự án)

6.600.000

 

6.600.000

 

 

 

600.000

 

1.200.000

 

1.200.000

 

1.200.000

 

1.200.000

 

1.200.000

VII

Phát triển tổ chức kinh tế

231.000

231.000

 

11.550

 

11.550

 

34.650

 

46.200

 

46.200

 

46.200

 

34.650

 

 

Chỉ đạo điểm về tổ chức sản xuất sản phẩm OCOP (cán bộ quản lý OCOP tỉnh)

231.000

231.000

 

11.550

 

11.550

 

34.650

 

46.200

 

46.200

 

46.200

 

34.650

 

VIII

Học hỏi kinh nghiệm triển khai Chương trình OCOP

800.000

800.000

 

200.000

 

400.000

 

200.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.1

Trong nước (tại các tỉnh tiêu biểu trong công tác triển khai Chương trình OCOP)

400.000

400.000

 

200.000

 

 

 

200.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.2

Quốc tế (OTOP Thái Lan)

400.000

400.000

 

 

 

400.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IX

Giám sát, đánh giá, tổng kết thực hiện Chương trình OCOP

3.013.900

1.242.900

1.771.000

134.657

253.000

134.657

253.000

180.857

253.000

203.957

253.000

203.957

253.000

203.957

253.000

180.857

253.000

9.1

Cán bộ quản lý OCOP cấp tỉnh đi giám sát, đánh giá, sơ kết bài học kinh nghiệm

462.000

462.000

 

23.100

 

23.100

 

69.300

 

92.400

 

92.400

 

92.400

 

69.300

 

9.2

Hội nghị đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình OCOP (hàng năm) cấp tỉnh, cấp huyện

2.551.900

780.900

1.771.000

111.557

253.000

111.557

253.000

111.557

253.000

111.557

253.000

111.557

253.000

111.557

253.000

111.557

253.000

9.2.1

Tổ chức hội nghị đánh giá, sơ kết, tổng kết (cấp tỉnh)

158.900

158.900

 

22.700

 

22.700

 

22.700

 

22.700

 

22.700

 

22.700

 

22.700

 

9.2.2

Tổ chức hội nghị đánh giá, sơ kết, tổng kết (cấp huyện)

1.771.000

 

1.771.000

 

253.000

 

253.000

 

253.000

 

253.000

 

253.000

 

253.000

 

253.000

9.2.3

Tổ chức hội thảo đánh giá về thực hiện OCOP

622.000

622.000

 

88.857

 

88.857

 

88.857

 

88.857

 

88.857

 

88.857

 

88.857

 

B

Chi phí quản lý chung (3%)

3.768.523

3.445.529

322.994

210.735

11.183

268.665

29.183

526.396

54.475

646.611

57.963

658.840

57.963

631.840

57.963

502.441

54.265

C

Dự phòng (10%)

12.561.745

11.485.098

1.076.647

702.451

37.277

895.551

97.277

1.754.654

181.582

2.155.370

193.209

2.196.133

193.209

2.106.133

193.209

1.674.805

180.882