Quyết định 1676/QĐ-BTP năm 2008 phê duyệt kế hoạch triển khai Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 28/5/2008 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Số hiệu: | 1676/QĐ-BTP | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Đinh Trung Tụng |
Ngày ban hành: | 03/09/2008 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, hợp tác xã, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1676/QĐ-BTP |
Hà Nội, ngày 3 tháng 9 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Định kỳ hàng quý Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện Kế hoạch./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
TRIỂN KHAI NGHỊ ĐỊNH SỐ 66/2008/NĐ-CP NGÀY 28/5/2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1676 /QĐ-BTP ngày3/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Thực hiện Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 66), Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị định số 66 của Chính Phủ, bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành Nghị định số 66.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành.
- Phổ biến, tuyên truyền nội dung Nghị định số 66 tới các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức đại diện doanh nghiệp và các doanh nghiệp những nội dung cơ bản của Nghị định số 66.
- Bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp tới cán bộ làm công tác pháp chế tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức đại diện doanh nghiệp.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc phạm vi, chức năng nhiệm vụ của Bộ Tư pháp.
1. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị định
1.1. Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí nhà nước cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Xây dựng Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí nhà nước cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được quy định tại khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 66.
- Cơ quan, đơn vị thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
+ Cơ quan, đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Vụ Kế hoạch tài chính, Văn phòng Bộ Tư pháp.
- Lộ trình thực hiện:
+ Họp liên ngành cấp chuyên viên để trao đổi về nội dung và kế hoạch xây dựng Thông tư: tháng 8/2008.
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Tài chính tổ chức khảo sát, nghiên cứu chuẩn bị dự thảo Thông tư: tháng 9/2008.
+ Xây dựng Thông tư liên tịch và trình xin ý kiến lãnh đạo Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính: tháng 10/2008.
+ Tổng hợp ý kiến, hoàn thiện dự thảo, báo cáo Lãnh đạo Bộ: tháng 10/2008.
+ Trình Bộ trưởng xem xét, quyết định: tháng 11/2008.
1.2. Thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định chế độ, chính sách cán bộ đối với người làm công tác pháp chế tại các Bộ và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Xây dựng Thông tư quy định chế độ, chính sách cán bộ đối với người làm công tác pháp chế tại các Bộ và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại khoản 3 Điều 15 của Nghị định số 66.
- Cơ quan, đơn vị thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ.
+ Cơ quan, đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Lộ trình thực hiện:
+ Họp liên ngành cấp chuyên viên để trao đổi về nội dung và kế hoạch xây dựng Thông tư: tháng 8/2008.
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức khảo sát, nghiên cứu chuẩn bị dự thảo Thông tư: tháng 9/2008.
+ Trình xin ý kiến lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: tháng 10/2008.
+ Tổng hợp ý kiến, hoàn thiện dự thảo, báo cáo Lãnh đạo Bộ: tháng 10/2008.
+ Trình Bộ trưởng xem xét, quyết định: tháng 11/2008.
2. Xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 của Nghị định số 66.
- Cơ quan, đơn vị thực hiện:
+ Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp.
+ Đơn vị, cơ quan phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Tư pháp.
- Lập kế hoạch xây dựng chương trình: tháng 8/2008.
- Tổ chức xây dựng chương trình: tháng 9/2008.
- Lấy ý kiến bằng văn bản Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính và các cơ quan, tổ chức có liên quan: cuối tháng 9 đầu tháng 10/2008.
- Tổng hợp ý kiến, trình Lãnh đạo Bộ dự thảo Chương trình: tháng 10/2008.
- Trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành: tháng 11/2008.
Nghị định số 66 quy định trách nhiệm của các bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, do đó, công tác tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo tính khả thi của Nghị định.
- Về nội dung tập huấn:
+ Những nội dung cơ bản của Nghị định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
+ Các hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
+ Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc TW, các Sở chuyên ngành;
+ Huy động, bố trí nguồn lực thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
+ Trao đổi về kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Đối tượng tập huấn:
+ Khối các cơ quan Trung ương: đại diện pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, các Tập đoàn, Tổng Công ty.
+ Khối các cơ quan địa phương: đại diện Uỷ ban nhân dân các tỉnh, các sở chuyên ngành, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp tại địa phương.
- Địa điểm: các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thời gian dự kiến: 2008 - 2009.
- Về công tác tổ chức:
+ Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế.
+ Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch tài chính và Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp.
4. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật
4.1. Mục đích, yêu cầu:
Tuyên truyền, phổ biến Nghị định tới các cán bộ, công chức các cơ quan ở Trung ương và địa phương, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh về những nội dung cơ bản của Nghị định số 66.
4.2. Các hoạt động cụ thể
4.2.1. Tổ chức giới thiệu, trao đổi về nội dung Nghị định số 66:
- Đơn vị chủ trì: Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp
- Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và các đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: trong năm 2008, 2009.
Tuyên truyền, phổ biến về Nghị định tại các chương trình, các buổi tập huấn về các chuyên đề pháp luật của Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp tại Hà Nội và Văn phòng đại diện Câu lạc bộ trên cả nước.
4.2.2. Chuẩn bị phát hành số chuyên đề của Tạp chí Dân chủ và pháp luật về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Đơn vị chủ trì: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
- Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và các đơn vị liên quan.
- Thời gian phát hành tháng: 1/2009.
4.2.3. Chuẩn bị đề cương giới thiệu Nghị định số 66
- Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật
- Đơn vị phối hợp: Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và các đơn vị liên quan.
- Thời gian phát hành: tháng 9/2008.
4.2.4. Củng cố và nâng cấp Trang Thông tin hỏi đáp và tư vấn pháp luật trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (http://hoidap.moj.gov.vn).
- Đơn vị chủ trì: Trung tâm Tin học
- Đơn vị phối hợp: Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và các đơn vị liên quan.
Giao cho Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế thành lập 01 bộ phận kiêm nhiệm thường xuyên phối hợp với Trung tâm Tin học biên tập và cập nhật thông tin, nội dung cho Trang thông tin.
- Thời gian: tháng 9/2008.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
1. Tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Đơn vị chủ trì: Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch tài chính.
- Thời gian thực hiện:
+ Hàng năm, trước 30 tháng 11 hàng năm, tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.
+ Trước 30 tháng 12 hàng năm, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Trách nhiệm của các đơn vị
- Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế là đơn vị thường trực giúp Bộ trưởng theo dõi và triển khai Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, Vụ có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị liên quan, các Sở Tư pháp nhằm triển khai hiệu quả các hoạt động.
- Văn phòng Bộ Tư pháp, Vụ Kế hoạch tài chính có trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí dự phòng trong ngân sách Bộ trong năm 2008 và bố trí trong dự toán chi thường xuyên trong các năm tiếp theo của ngân sách Bộ để triển khai Kế hoạch này.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có vướng mắc, phát sinh, đề nghị các cơ quan, đơn vị gửi văn bản về Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Nghị định 66/2008/NĐ-CP về việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Ban hành: 28/05/2008 | Cập nhật: 02/06/2008
Nghị định 62/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp Ban hành: 06/06/2003 | Cập nhật: 14/03/2013