Quyết định 1662/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, thay thế và bãi bỏ thuộc phạm vi giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn
Số hiệu: 1662/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Hoàng Ngọc Đường
Ngày ban hành: 09/10/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1662/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 09 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ VÀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số: 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số: 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số: 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;

Căn cứ Thông tư liên tịch số: 24/2010/TT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số: 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số: 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

Căn cứ Thông tư số: 04/2013/BLĐTBXH ngày 01/3/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số: 32/2010/TT-BLĐTBXH của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 348/TTr-STP ngày 23 tháng 9 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 03 thủ tục hành chính mới ban hành, 02 thủ tục hành chính thay thế và 04 thủ tục hành chính được bãi bỏ thuộc phạm vi giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn (Phụ lục chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Hoàng Ngọc Đường

 

PHẦN I. DANH MỤC TTHC MỚI BAN HÀNH, TTHC THAY THẾ VÀ TTHC BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1662/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn)

TT

Tên TTHC

Trang

A. Thủ tục hành chính mới ban hành

 

I. Lĩnh vực Quản lý lao động việc làm

 

1

Xác nhận Chưa đăng ký Bảo hiểm thất nghiệp

 

2

Xác nhận chuyển hưởng Bảo hiểm thất nghiệp

 

3

Thông báo tình hình tìm kiếm việc làm hàng tháng

 

B. Thủ tục hành chính thay thế

 

I. Lĩnh vực Bảo trợ xã hội

 

1

Quyết định tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (TT Điều dưỡng NCC và BTXH tỉnh).

Thay thế thủ tục: Quyết định tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và người già cô đơn không nơi nương tựa vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (TT Điều dưỡng NCC và BTXH tỉnh)

 

2

Quyết định tiếp nhận người già cô đơn không nơi nương tựa vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (TT Điều dưỡng NCC và BTXH tỉnh)

Thay thế thủ tục: Quyết định tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và người già cô đơn không nơi nương tựa vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (TT Điều dưỡng NCC và BTXH tỉnh)

 

C. Thủ tục hành chính bãi bỏ

 

I. Lĩnh vực Quản lý lao động việc làm

 

1

Cấp sổ lao động cho người lao động

 

2

Xác nhận đăng ký thỏa ước lao động tập thể

 

3

Tiếp nhận đăng ký thang lương, bảng lương doanh nghiệp

 

4

Thừa nhận quy chế trả lương doanh nghiệp nhà nước

 

 

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CÁC TTHC THUỘC PHẠM VI GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH

I. Lĩnh vực Quản lý lao động việc làm

1. Xác nhận chưa đăng ký Bảo hiểm thất nghiệp

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người lao động đến Trung tâm Giới thiệu việc làm (GTVL) nơi người lao động đã làm việc trước khi bị mất việc làm để xác nhận chưa đăng ký thất nghiệp với Trung tâm GTVL;

+ Bước 2: Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao động đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có trách nhiệm xem xét và xác nhận việc chưa đăng ký thất nghiệp cho người lao động. (Trung tâm Giới thiệu việc làm chỉ cấp duy nhất 01 bản xác nhận cho người lao động, người lao động phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn bản xác nhận);

Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính, các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm.

- Thành phần hồ sơ:

+ Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và xuất trình chứng minh thư nhân dân;

+ Đơn xác nhận chưa đăng ký thất nghiệp (theo mẫu).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận được hồ sơ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Trung tâm Giới thiệu việc làm.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Giới thiệu việc làm.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Đơn xác nhận chưa đăng ký thất nghiệp (Mẫu 1a)

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số: 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;

+ Thông tư số: 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;

+ Thông tư số: 04/2013/BLĐTBXH ngày 01/3/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số: 32/2010/TT-BLĐTBXH của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

 

Mẫu số 1a: Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN

Về việc chưa đăng ký thất nghiệp

Kính gửi: Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố ……………………

Tên tôi là: …………………………………………………………………….

Sinh ngày………………/………………../…………………….…………….

Số CMND…………… Ngày cấp……../……../……..Nơi cấp …...………….

Số Sổ bảo hiểm xã hội (nếu xác định được số sổ)……….…………………...

Ngày ………./……../…………….. tôi (mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc) ......................................... với đơn vị .............................................. đóng tại…………..…………………….…………..

Tôi chưa đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm………………… và đề nghị quý Trung tâm xác nhận cho tôi là chưa đăng ký thất nghiệp.

Tôi có trách nhiệm bảo quản và nộp bản xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp cho Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đến đăng ký thất nghiệp khi đăng ký thất nghiệp.

 

 

Ngày ……….tháng………năm…….
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

2. Xác nhận chuyển hưởng Bảo hiểm thất nghiệp

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Người lao động tới nộp đơn đề nghị chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;

+ Bước 2: Trung tâm Giới thiệu việc làm xem xét hồ sơ và có trách nhiệm giới thiệu chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và ra thông báo bằng văn bản với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động đó.

Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính, các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm.

- Thành phần hồ sơ:

+ Bản sao hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và xuất trình chứng minh thư;

+ Bản đăng ký thất nghiệp, quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

+ Đơn đề nghị chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận được hồ sơ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Trung tâm Giới thiệu việc làm.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Giới thiệu việc làm.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu hành chính.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp. (Mẫu số 11: Ban hành kèm theo Thông tư số: 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số: 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;

+ Thông tư số: 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định:127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;

+ Thông tư số: 04/2013/BLĐTBXH ngày 01/3/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số: 32/2010/TT-BLĐTBXH của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NƠI HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

(Chuyển hưởng trong trường hợp đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp)

Kính gửi: Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/ thành phố..................

Tên tôi là: ...................................... sinh ngày ……/……../……......

Số CMND .................................... Ngày cấp ……../……./....................

Nơi cấp:...................................................................................................

Hiện cư trú tại: ........................................................................................

Số Sổ bảo hiểm xã hội:............. ............................................................................

Hiện nay, tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số..../QĐ-LĐTBXH ngày .../...../..... của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố.......................................................................

Tôi đã hưởng trợ cấp thất nghiệp (số tháng): .........................tháng

Nhưng vì lý do.........................................................tôi xin đề nghị quý Trung tâm chuyển để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho tôi về Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố............................để tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp.

Nơi đề nghị đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại nơi chuyển đến:................

Tôi xin chân thành cám ơn./.

 

 

...., ngày ..... tháng ..... năm .......

Người đề nghị

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

3. Thông báo tình hình tìm kiếm việc làm hàng tháng

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người thất nghiệp phải trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thông báo về việc tìm kiếm việc làm;

+ Bước 2: Ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm của từng người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp do Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định;

Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính, các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm

- Thành phần hồ sơ: Phiếu thông tin về việc thông báo tìm kiếm việc làm (theo mẫu)

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận được hồ sơ (lịch ra thông báo sẽ theo hẹn của Trung tâm)

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Trung tâm Giới thiệu việc làm.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Giới thiệu việc làm.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;

+ Thông tư số: 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;

+ Thông tư số: 04/2013/BLĐTBXH ngày 01/3/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số: 32/2010/TT-BLĐTBXH của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

 

Mẫu số 25: Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2013/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số: 32/2010/TT-BLĐTBXH

(Dấu treo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

THÔNG TIN VỀ VIỆC THÔNG BÁO TÌM KIẾM VIỆC LÀM

Kính gửi: Ông/Bà ……………………….

Ông/bà: …………………………………………………………………….

Số CMND ………Ngày cấp……../….…./……..…Nơi cấp:……..…………

Hiện cư trú tại:………………………………………………………….

Được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Quyết định số……/QĐ-LĐTBXH ngày ……. tháng ……. năm…………..do Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố ……………………..ban hành.

Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố.........thông báo cho ông (bà) ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể như sau:

STT

Ngày, tháng thông báo

Thông tin về việc thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng

Xác nhận của TTGTVL

(Chữ ký của cán bộ tiếp nhận thông báo)

Ghi chú

Đã thông báo

Chưa thông báo

1

……/…../.... đến ngày..../..../...

 

 

 

 

2

….…/…../.... đến ngày..../..../...

 

 

 

 

3

….…/….../.... đến ngày..../..../...

 

 

 

 

4

……/……/.... đến ngày..../..../...

 

 

 

 

5

……/……/.... đến ngày..../..../...

 

 

 

 

6

……/……/.... đến ngày..../..../...

 

 

 

 

7

……/……/.... đến ngày..../..../...

 

 

 

 

8

……/……/.... đến ngày..../..../...

 

 

 

 

9

……/……/.... đến ngày..../..../...

 

 

 

 

10

……/……/.... đến ngày..../..../...

 

 

 

 

11

……/……/.... đến ngày..../..../...

 

 

 

 

12

……/……/.... đến ngày..../..../...

 

 

 

 

Ghi chú:

1. Nếu ngày này hằng tháng ông (bà) không đi thông báo thì sẽ bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng kế tiếp theo quy định.

2. Khi đến Trung tâm Giới thiệu việc làm để thông báo ông (bà) phải mang theo chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh (giấy phép lái xe, thẻ đảng viên, hộ chiếu,...) và bản thông tin này để cán bộ Trung tâm xác nhận về việc thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng của ông (bà).

 

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ

I. Lĩnh vực Bảo trợ xã hội

1. Quyết định tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội (Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh).

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Đối tượng (gia đình, người giám hộ) nộp hồ sơ cho Ủy ban nhân dân xã; Ủy ban nhân dân xã họp xét và lập đầy đủ hồ sơ gửi Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội;

+ Bước 2: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển đến; xem xét và giải quyết;

+ Bước 3: Trả kết quả cho đối tượng qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp tổ chức đưa đối tượng đến bàn giao tại Trung tâm Bảo trợ xã hội;

Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính, các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ;

+ Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã;

+ Giấy khai sinh đối với trẻ em (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 16 Nghị định: 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch);

+ Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của đối tượng;

+ Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã;

+ Văn bản đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội cấp tỉnh.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

- Tên mẫu đơn, tờ khai:

+ Đơn đề nghị (theo Mẫu số 1);

+ Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã (theo Mẫu số 4).

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số: 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010)

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định: 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

+ Thông tư liên tịch số: 24/2010/TT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số: 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số: 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

 

Mẫu số 1

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số: 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

....................... , ngày     tháng     năm 20

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP XÃ HỘI

Kính gửi:           - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)..................

                        - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố).........

Tỉnh, thành phố.........................................................................

Tên tôi là: ............................................. Nam, nữ............................................

Sinh ngày....................tháng.......................năm ..............................................

Quê quán:........................................................................................................

Hiện có hộ khẩu thường trú tại ....................................................................

Xã (phường, thị trấn) ....................... huyện (quận, thị xã, TP).....................

Tỉnh............................................................................................................

Nêu hoàn cảnh cá nhân, gia đình, dạng đối tượng........................................

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Vậy tôi làm đơn này đề nghị .....................................................................

...........................................................................................................................

 

Xác nhận của Trưởng thôn

xác nhận trường hợp ông (bà)................

nêu trên là đúng đề nghị UBND xã, huyện xem xét cho .........................

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người viết đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Xác nhận và đề nghị của UBND cấp xã

UBND xã................................

Căn cứ hồ sơ và kết quả niêm yết công khai tại Trụ sở UBND xã và thông báo trên các phương tiện thông tin của xã từ ngày.... tháng....năm 20.. đến ngày... tháng.... năm 20...... Đề nghị Chủ tịch UBND huyện xem xét, quyết định.

TM. UBND XÃ

 

Mẫu số 4

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số: 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

BIÊN BẢN

HỌP HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ CẤP XÃ HỘI

Hôm nay, vào hồi .........giờ..........ngày ............tháng...........năm 20..... tại ....................................................................................................................

Chúng tôi, gồm:

1. Ông (bà).............................................Chủ tịch UBND cấp xã

Chủ tịch Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội

2. Ông (bà) .......................... Công chức cấp xã phụ trách công tác LĐTBXH, thường trực Hội đồng;

4. Ông (bà)........................... Trưởng trạm Y tế cấp xã - Thành viên;

5. Ông (bà)........................... Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Thành viên;

6. Ông (bà) ........................... Chủ tịch Hội LH Phụ nữ VN - Thành viên;

7. Ông (bà) .......................... Chủ tịch Đoàn TNCSHCM - Thành viên;

8. Ông (bà) .......................... Chủ tịch Hội Người cao tuổi - Thành viên.

Đã họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào Nhà xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội) để xem xét những nội dung sau:

1. ...............................................................................................................

2. ...............................................................................................................

Hội nghị đã thống nhất một số kết luận sau:

a) Các trường hợp đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào Nhà xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội):

1. ...............................................................................................................

2. ...............................................................................................................

b) Các trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào Nhà xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội):

1. ...............................................................................................................

Lý do:........................................................................................................

2. ...............................................................................................................

Lý do:........................................................................................................

Hội nghị nhất trí đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

Hội nghị kết thúc hồi .........giờ......ngày........tháng......năm 20.....

Biên bản này được làm thành 04 bản, gửi UBND huyện 02 bản (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) và lưu tại xã 02 bản.

 

Thư ký Hội đồng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ tịch Hội đồng

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ.

I. Lĩnh vực Quản lý lao động việc làm.

1. Cấp sổ lao động cho người lao động (Bỏ vì Bộ luật Lao động 2012 không quy định).

2. Xác nhận đăng ký thỏa ước lao động tập thể (Bỏ, vì theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012, doanh nghiệp chỉ phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đã ký kết đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội mà không cần phải làm công văn đăng ký).

3. Tiếp nhận đăng ký thang lương, bảng lương doanh nghiệp (Bỏ, vì việc đăng ký thang lương, bảng lương doanh nghiệp được chuyển về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2012 và Nghị định số: 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương).

4. Thừa nhận quy chế trả lương doanh nghiệp nhà nước (Bỏ vì Nghị định: 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương không quy định).

 

 





Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010